Chặn quảng cáo có ngăn chân thương mại điện tử?

Phần mềm chặn quảng cáo ra mắt như một giải pháp dành cho những người tiêu dùng không muốn màn hình của họ lộn xộn bởi các quảng cáo hiển thị. Một chương trình bổ sung hoặc mở rộng của trình duyệt đơn giản có thể loại bỏ các quảng cáo hiển thị và khiến cho trải nghiệm lướt mạng đỡ rối mắt hơn. Phần chặn quảng cáo được giới thiệu lần đầu không ảnh hưởng đến người bán hàng thương mại điện tử nhiều, nhưng các phần mềm phát triển mới hứa hẹn sẽ tạo ra tác động lớn đến ngành này. Lucia Moses từ Digiday đã báo cáo rằng các nhà phát triển phần mềm chặn quảng cáo, các khối óc tài năng đằng sau Adblock Plus, đã chuyển hướng qua việc mua các liên kết từ những trang thương mại điện tử.

Ảnh hưởng Tài Chính của Việc Chặn Quảng Cáo Thương Mại Điện Tử

Người bán hàng thương mại điện tử phụ thuộc vào việc tiếp thị nội dung và mua các liên kết- link để tạo ra doanh thu. Khi phần mở rộng chặn quảng cáo ngăn người tiêu dùng nhìn thấy các liên kết- link này thì người bán sẽ gặp phải những khó khăn về doanh thu. Về cơ bản, phần mềm này làm cho các liên kết thương mại điện tử vô hình với những người đã cài đặt nó vào trình duyệt của họ. Người xem thường chỉ xem nội dung đó, chứ không phải các liên kết có thể đưa họ đến các trang thương mại điện tử của bạn.

Theo trang PageFair, các nhà xuất bản kỹ thuật số đã mất khoảng 22 triệu đô-la Mỹ trong năm 2015 cho các phần mềm chặn quảng cáo. Gần 2 triệu người tiêu dùng sử dụng phần mềm này trên toàn cầu, điều này có nghĩa là nhiều khách hàng tiềm năng của bạn đã cài đặt phần mềm đó.

Các Giải Pháp đối với Công Nghệ Chặn Quảng Cáo

  1. Yêu cầu bên chặn quảng cáo: Nếu bạn muốn dịch vụ đó không ảnh hưởng đến liên kết mua hàng của bạn thì bạn có thể yêu cầu công ty đó hiệu đính các liên kết của bạn và đưa chúng vào danh sách trắng thông qua phần mềm của họ. Tuy nhiên, dịch vụ đó không miễn phí. Trong khi điều này có thể cung cấp một giải pháp khả thi cho các tập đoàn đa quốc gia thì lại không hẳn là khả thi đối với những người bán hàng nhỏ hơn. Nếu bạn có một trang web nhỏ và tự điều hành thì có lẽ bạn không có khả năng bố trí ngân sách của mình để trả cho một chương trình phần mềm chặn quảng cáo.
  2. Hợp tác với Ấn Phẩm: Nhiều ấn phẩm hạn chế quyền truy cập nội dung giữa những người dùng có cài đặt phần mềm chặn quảng cáo. Khi người tiêu dùng đi đến một trang web, họ nhìn thấy một trang splash mời họ lập danh sách trắng trang web đó để đổi lại sẽ xem nội dung của trang. Nếu bạn hợp tác với các trang web như thế này, các liên kết của bạn sẽ được hiển thị vì người tiêu dùng phải tắt phần mềm ngăn chặn của họ để thấy được ấn phẩm đó. Điều này tạo ra một giải pháp trung gian không tốn tiền nhưng đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một chút.

Khi Tất Cả Thất Bại, Hãy Chuyển Sang Chiến Lược Của Bạn

Nếu bạn lo ngại về tác động của phần mềm chặn quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình, hãy cân nhắc việc chuyển sang một chiến lược tiếp thị khác. Ví dụ, bạn cũng có thể tập trung nỗ lực vào việc tiếp thị qua email. Do đây là một hình thức tiếp thị cho phép (miễn là bạn nhận được các địa chỉ đăng ký hợp pháp), bạn không phải lo lắng về việc gây phiền toái các khách hàng tiềm năng hoặc loại bỏ các liên kết của bạn ra khỏi nội dung.

Nguồn: payoneer

3 điều về đánh giá & xếp hạng trên Facebook

Rõ ràng việc tối đa hóa hiệu suất của các chiến dịch trên Facebook là không hề dễ dàng với các nhà tiếp thị truyền thông mạng xã hội hay các nhà quản lý.

Lượng tiếp cận tự nhiên đang trên đà giảm dần, vì thế bạn có thể sẽ phải đầu tư vào các mẫu quảng cáo để có thêm nhiều lượt tiếp cận. Và “tuổi thọ” của các bài viết được viết cẩn thận trên trang của bạn đáng buồn là khá ngắn.

Tuy nhiên, các nhà làm marketing trên Facebook vẫn còn nhiều lý do khác để tiếp tục lạc quan. Khả năng người sử dụng đăng các đánh giá và xếp hạng trên các trang của doanh nghiệp địa phương, ví dụ như đưa ra những cơ hội hấp dẫn cho các công ty với hy vọng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ mạng xã hội.

Hãy cùng đi sâu hơn vào tác động của đánh giá và xếp hạng của Facebook đối với khách hàng và doanh nghiệp – và những gì bạn có thể làm để đáp ứng chiến dịch marketing của bạn.

1. Việc nhận xét trên Facebook đang phát triển nhanh gấp 4 lần so với việc nhận xét trên các trang web khác

Đội nghiên cứu của chúng tôi tại Review Trackers đã phân tích các xu hướng quanh nhiều site nhận xét khác nhau và các kênh nhận phản hồi, bao gồm Yelp, Google, TripAdvisor và Foursquare.

Chúng tôi tập trung từng chi tiết vào số lượng các lời nhận xét và tốc độ nhận xét (tốc độ mà một lời nhận xét được đưa ra) của 250 nhà hàng trong thời kì 6 tháng.

Liên quan tới sự phát triển trong việc đưa ra nhận xét, Facebook đã làm tốt hơn các trang khác, đưa ra lượt nhận xét nhanh gấp 4 lần so với người đứng thứ 2 là TripAdvisor, Google và Yelp lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4.

Điều này có nghĩ rằng người dùng có vẻ thích dùng Facebook hơn so với Yelp. Dĩ nhiên, bạn có thể kích hoạt việc đưa ra việc bình luận và nhận xét trên Facebook. Nếu bạn không thể, bạn phải thay đổi loại trang của bạn thành doanh nghiệp địa phương và thêm thông tin địa chỉ của bạn.

Điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên nỗ lực hơn trong việc lắng nghe mạng xã hội. Hãy phản ứng với việc nhận xét cũng nhanh nhẹn như khi bạn đăng bình luận và tin nhắn cá nhân.

Và cũng đừng lo lắng khách hàng nghĩ gì. Hãy sử dụng việc nhận xét trên Facebook như là một công cụ cho marketing chứng thực.

Nên nhớ rằng: Một trang với hàng ngàn lượt thích hoặc những bài đăng câu like nhiều sẽ không thật sự cần thiết cho việc xây dựng độ tin cậy và sự yêu thích với các khách hàng tiềm năng, tuy nhiên một xếp hạng 5 sao xác thực và làm nổi bật những lời nhận xét từ những gì khách hàng hài lòng lại có thể làm được.

2. Các đánh giá trên Facebook đóng vai trò khá quan trọng đối với việc mua hàng

Nếu càng ngày càng nhiều người đăng các đánh giá lên Facebook, thì cũng sẽ kéo theo đó lượng người đọc đánh giá tăng lên.

Những đánh giá này, cùng với các loại nội dung khác trên Facebook, tác động trực tiếp đến khách hàng thông qua các giai đoạn khác nhau của việc mua hàng.

Dưới đây là một số thống kê thú vị (từ một nghiên cứu của Social Media Link và một báo cáo của AdWeek):

  • Giai đoạn nhận thức: 54% người dùng xem facebook – cùng với các website bán lẻ – là nơi phổ biến nhất để biết thêm về các sản phẩm và thương hiệu mới. Facebook cũng là kênh xã hội mà 62% khách hàng tìm đến để tìm hiểu về các doanh nghiệp địa phương.
  • Giai đoạn xem xét: 80% khách hàng nói rằng họ sẽ muốn mua hàng hơn khi họ thấy các đánh giá tích cực trên trang Facebook của doanh nghiệp. Đối với 41% khách hàng, yếu tố quan trọng nhất để được thu hút tới các trang doanh nghiệp địa phương là sự hiện diện của các đánh giá và xếp hạng.
  • Giai đoạn sau mua hàng: Khoảng 66% người dùng muốn chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ, và ý kiến về việc mua hàng là những người có xu hướng hay chia sẻ trên Facebook. Ngoài ra, sau khi mua hàng, 1 phần 3 người dùng sẽ kết nối với trang doanh nghiệp trên Facebook, trong khi chỉ khoảng 2 trong 10 người sẽ kết nối với doanh nghiệp thông qua website hay cộng đồng của họ.

Việc thành công trên mạng xã hội đòi hỏi khả năng biết lắng nghe; chứ không phải chỉ là xem ai là người “nói to nhất”.

Trong bối cảnh đó, các nhà làm tiếp thị trên Facebook nên nhận ra rằng mạng xã hội không chỉ là một nền tảng đem lại khả năng hiển thị, tương tác và tiếp cận. Nó còn là một nguồn thông tin về các phản hồi của khách hàng cực đáng giá – loại dữ liệu bạn cần để đánh giá tình cảm của khách hàng với thương hiệu và kết nối với khách hàng để mua bán hàng.

3. Facebook cũng có một tính năng tìm kiếm địa phương, và nó dựa trên các đánh giá và xếp hạng

Yelp và Google là những công cụ tìm kiếm ưu tiên điển hình của các nhà làm Marketing, nhưng Facebook sẽ sớm tham gia và danh sách này. Năm ngoái, Mạng xã hội này âm thầm mở ra một tính năng tìm kiếm địa phương gọi là Professional Services, ứng dụng này đã cho phép người dùng có một khả năng tìm kiếm những doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất trong một vùng địa lý nhất định.

Kết quả tìm kiếm được xác định bởi các điểm xếp hạng và đánh giá. Như Yelp và Google, Professional Services của Facebook lập ra một danh sách những doanh nghiệp địa phương hàng đầu thông qua số lượng mở rộng các danh mục, từ thợ sửa ống nước và các salon làm đẹp đến các công ty bảo hiểm và các tổ chức làm sự kiện đám cưới.

Trên trang kết quả tìm kiếm, người dùng có thể thêm các bộ lọc dựa vào các danh mục doanh nghiệp nhỏ.

Mặc dù nó vẫn chưa phát triển như Yelp (Professional Services chỉ có bản dùng trên máy tính), nhưng tính năng tìm kiếm địa phương của Facebook này có thể giúp các nhà làm marketing thật sự tận dụng được các đánh giá và xếp hạng để có các lượt tiếp cận tự nhiên.

Nó cũng cung cấp cho bạn thêm một lý do để thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Facebook và cải thiện mức độ tìm kiếm liên quan của thương hiệu bạn trên mạng xã hội. Việc xếp hạng đầu trên Professional Services cũng là một cơ hội quảng cáo đáng giá như các cơ hội khác – và bạn lại không cần trả tiền nữa chứ.

Với một sự hiểu biết tốt hơn về việc xếp hạng và đánh giá ảnh hưởng như thế nào đến hành vi khách hàng và danh tiếng thương hiệu, nhà làm Marketing có thể quản lý các chiến dịch và chiến lược hiệu quả hơn – và cũng cung cấp được thêm kinh nghiệm phong phú, hấp dẫn hơn cho người dùng trên Facebook.

Nguồn: Digitalk

Bí quyết tiếp thị nội dung của Netflix

Không chỉ dẫn đầu công cuộc cách mạng nền công nghiệp giải trí, Netflix còn đi tiên phong trong việc sáng tạo cách tiếp thị nội dung (content marketing) mới mẻ và độc đáo cho mỗi chương trình của mình.

Khởi đầu từ một công ty cho thuê đĩa DVD, giờ đây Netflix đã trở thành một trong những trang web về streaming phổ biến hàng đầu thế giới, thống trị internet và tấn công ngành công nghiệp giải trí như một cơn bão. (Thuật ngữ streaming chỉ việc dữ liệu được nén và truyền liên tục, người dùng web không phải chờ tải tập tin về mà có thể xem ngay).

Đến thời điểm hiện tại, nhà cung cấp toàn cầu về phim và chương trình truyền hình streaming này đang sở hữu đến 81 triệu thuê bao từ 190 quốc gia. Gần đây, Netflix đẩy mạnh tấn công vào thị trường châu Á với loạt chương trình dành riêng cho khán giả khu vực này. Điển hình là chương trình sắp ra mắt tại Ấn Độ dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Sacred Games của Vikram Chandra.

Netflix có khả năng sớm trở thành cái tên phổ biến trong từng hộ gia đình trên toàn châu Á với số thuê bao ước tính khoảng 9 triệu vào năm 2020 (theo báo cáo của Media Partners). Bí quyết của họ là đây:

Dám khác biệt

Trong một buổi phỏng vấn hồi cuối tháng Tư với Hollywood Reporter, ông Ted Sarandos – Giám đốc nội dung của Netflix đã chia sẻ: “Với các nguyên tắc cơ bản của truyền hình, tôi có một sự tôn trọng sâu sắc, thậm chí với cả những gì thuộc về truyền thống, nhưng sùng bái thì không”.

Thái độ mạnh dạn thách thức những quy ước cũ này được phản ánh nhiều trong mô hình truyền tải nội dung của Netflix. Trong một cuộc khảo sát năm 2013 tại 16 thị trường, Netflix nhận thấy có đến 73% người xem trực tuyến thích xem một chương trình hàng giờ liên tục (binge-watch) và hầu như không say mê ngay từ tập đầu tiên. Trong khi các trang web streaming khác chỉ ra từng tập một mỗi tuần, thì Netflix quyết định phá vỡ quy chuẩn đó bằng cách phát sóng toàn bộ chương trình một lúc.

Bằng cách làm đó, Netflix cho phép người xem hoàn toàn kiểm soát cách xem cũng như thời gian thưởng thức các chương trình mà họ mong muốn. Thậm chí, điều này còn khiến Netflix trở nên linh hoạt và đổi mới hơn trong cách phát sóng.

Ông Sarandos nhấn mạnh: “Nếu viết về nó thì đầu tiên hãy coi nó là một bộ phim dài 13 giờ. Chúng ta không cần tóm tắt. Chúng ta cũng không cần mấy tình tiết hồi hộp cuối mỗi tập. Bạn có thể viết hoàn toàn khác đi bởi tập tiếp theo sẽ được chiếu ngay lập tức”.

Sáng tạo mang lại giá trị

Ngoài việc khác biệt, Netflix còn tự hào về sự độc nhất vô nhị. Từ Lilyhammer – sê-ri đầu tiên của riêng mình cho đến loạt phim mới nhất – Jessica Jones, Netflix đã tạo ra hàng nghìn thước phim nguyên bản và chuẩn bị tung ra thêm 600 giờ phim như thế nữa trong năm nay.

Thay vì xào nấu lại các nội dung cũ, Netflix sáng tạo nội dung hoàn toàn mới và theo hướng độc quyền. Chính điều này đã khiến Hãng trở nên khác biệt trong hàng tá các trang web về video streaming. Bạn không thể xem sê-ri Orange Is The New Back hoặc Daredevil trên bất cứ trang nào khác ngoài Netflix.

Loạt phim đầu tiên được phát sóng rộng rãi do Netflix sản xuất là House of Cards. Và nó đã thành công đến mức trở thành biểu tượng tiên phong cho một mô hình phân phối nội dung mới, mở đường cho chiến lược kinh doanh của hãng và thiết lập phong cách sản xuất những chương trình tiếp theo.

Ted Sarandos (phải) – Giám đốc nội dung và CEO Reed Hastings của Netflix.

Nội dung là vua

Với nỗ lực cải thiện hệ thống giới thiệu phim, được gọi là Cinematch của mình, Netflix ra mắt Netflix Prize vào năm 2009. Đây là cuộc thi mở rộng nhằm tìm ra thuật toán lọc tốt nhất, dựa theo xu hướng xem yêu thích của khán giả mà dự đoán xếp hạng của người dùng. Giải thưởng cho người thắng cuộc là 1 triệu đô la. Kiến thức chính là sức mạnh, và cùng với nó, Netflix có thể tùy chỉnh và giới thiệu nội dung đến khán giả một cách chính xác hơn.

Tuy nhiên, những câu chuyện mới là điều thật sự chiếm được cảm tình của khán giả, chứ không phải số liệu. Ngoài lượt xem và xếp hạng, nội dung chính là vua. Netflix luôn chú trọng điều này và tiếp tục ưu tiên chất lượng nội dung hơn là số lượng.

Tập trung vào cá nhân, coi khán giả là bạn

Từ chiến lược kinh doanh và mô hình định giá đến việc truyền tải và sáng tạo chiến lược tiếp thị nội dung, Netflix luôn tập trung vào các cá nhân. Netflix nâng sự cá nhân hóa lên một bước mới khi tạo ra đến 10 đoạn phim quảng cáo khác nhau cho sê-ri House of Cards. Mỗi quảng cáo là một trọng tâm riêng. Cái thì đề cao các nhân vật nữ, cái thì đi sâu vào chính trị. Tùy vào sở thích và lịch sử theo dõi chương trình, mỗi khi một người xem nào đó truy cập vào trang web của Netflix thì lại xuất hiện một đoạn quảng cáo khác nhau.

Điều đó cho thấy, cốt lõi trong thành công của Netflix là sự cởi mở và cam kết lắng nghe khán giả. Netflix ưu tiên xây dựng mối quan hệ lâu dài với người xem, biết chính xác cần kể câu chuyện nào, vào khi nào và với ai.

Qua khảo sát, Netflix biết được khán giả mong muốn điều gì và đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ, hãng cho phép một tài khoản bao gồm đến năm hồ sơ cá nhân. Nhưng cho dù có dùng chung tài khoản, thì chương trình yêu thích hoặc lịch sử xem của bạn cũng sẽ không bị lẫn lộn do chương trình đã được cá nhân hóa. Điều này đặc biệt quan trọng, vì 2/3 người sử dụng Netflix dùng chung tài khoản.

Tiếp thị có ý nghĩa và sáng tạo

Sức hấp dẫn mà Netflix tạo dựng xung quanh các chương trình của mình là có thật. Netflix tránh xa cách quảng cáo tiếp thị thông thường là tạo ra những ồn ào nhất thời. Thay vào đó, hãng sáng tạo các ý tưởng tiếp thị của mình theo cách ý nghĩa và phù hợp hơn. Ví dụ điển hình là quảng cáo về Orange is the New Black mà Netflix cho chạy trên The New York Times vào năm 2014.

Netflix cá nhân hóa chương trình yêu thích hoặc lịch sử xem của từng người, dù họ dùng chung tài khoản.

Đó là một bài báo dài 1.500 từ về việc giam giữ nữ từ nhân ở Mỹ, với cả hình ảnh, video, biểu đồ và âm thanh. Bằng cách kết hợp tiếp thị và báo chí, Netflix không đơn thuần là giải trí, mà nó làm nổi bật việc cần thiết phải có một cuộc nói chuyện về việc đấu tranh của các tù nhân nữ.

Netflix cũng nhắm đến việc mang những nội dung mà hãng sản xuất ra ngoài đời thực cho khán giả trải nghiệm. Tại Singapore, nơi mà sê-ri Orange is a New Black cực kỳ nổi tiếng, Netflix đã biến nhà hàng OverEasy thành quán ăn lấy bối cảnh trại cải tạo Litchfield. Quán này phục vụ các món do bếp trưởng nối tiếng người Singapore Bjorn Shen nấu. Đây là có lẽ là nhà hàng đầu tiên phát triển theo hướng này.

Bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào

Netflix cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong thế giới mà yếu tố di động là tiên quyết. Đó cũng là lý do mà hãng luôn cung cấp các dịch vụ streaming vô cùng linh hoạt và tương thích với tất cả các thiết bị. Bằng việc kết hợp nội dung số cả ở nhà lẫn lúc ra ngoài, Hãng đã thu hút thêm được một lượng lớn khán giả có nhu cầu tìm kiếm sự di động cho các nhu cầu giải trí của mình.

Netflix là một công ty phát triển nhanh và nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như cách thức phục vụ họ. Hãng không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn là trải nghiệm. Vừa là một hãng giải trí nhưng cũng đồng thời là nhà tiếp thị nội dung, Netflix không chỉ giành được sự chú ý của khán giả trên toàn thế giới, mà quan trọng hơn là chiếm được trái tim của họ.

Netflix đã thực sự thay đổi cách chúng ta nhìn nhận tiếp thị nội dung từ xưa đến nay.

Nguồn: DoanhnhanSaiGon