Tự động hóa xây dựng nội dung

Việc tự động hóa quy trình xây dựng nội dung cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang sử dụng con dao 2 lưỡi, vì không có một công cụ nào nào có thể tự tạo được nội dung theo tính ngẫu hứng, hoặc đúng chủ đích (không tính việc copy y nguyên nội dung).

 

Ở đây mình sẽ đưa ra các công cụ có thể giúp chúng ta giải quyết việc rút ngắn các quy trình xây dựng nội dung trên các kênh online:

1) Đầu tiên cần xác định chúng ta có bao nhiêu kênh cần tự động hóa quy trình xây dựng nội dung, ví dụ:

– 5 WEBSITE WORDPRESS
– 2 WEBSITE WORDPRESS.COM
– 2 WEBSITE TUMBLR.COM
– 2 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 5 FANPAGE FACEBOOK
– 5 WEBSITE BLOGGER
– 1 WEBSITE (TỰ CODE, CÓ FEED, RSS)
– (CÁC MÃ NGUỒN MỞ KHÁC)

* Lưu ý là tất cả các website/page này chúng ta đều đang sở hữu.

2) Xác định nguồn tin gốc để tự đổng đẩy nội dung mới lên các kênh online khác, ví dụ:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 TUMBLR -> 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 WORDPRESS.COM

– 5 WEBSITE (NGUỒN NGOÀI) -> 5 WEBSITE WORDPRESS -> 3 WEBSITE BLOGGER -> 2 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE WORDPRESS -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE (TỰ CODE) -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

* Sau khi vạch ra được các luồng tự động hóa quy trình xây dựng nội dung như thế này, chúng ta sẽ có các nguồn tin chính mà chúng ta phải xây dựng (hoặc người khác xây dựng), và chúng ta sẽ tập trung xây dựng nội dung ở các nguồn đó:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 1 WEBSITE WORDPRESS
– 1 WEBSITE (TỰ CODE)

* Các website nguồn ngoài là của người khác xây dựng nên, ví dụ vnxpress.net, 24h.com.vn,… mà có bài nào mới là site mình tự động lấy về. Cái này thường sẽ có 2 dạng:

– Lấy toàn bộ dữ liệu về site mình.
– Hiển thị toàn bộ dữ liệu của người khác về site mình.

(Vì 2 vấn đề này phức tạp hơn, đụng đến code, nên mình sẽ để dành cho 1 post khác.)

3) Các công cụ và dịch vụ hỗ trợ tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung:

– http://ifttt.com/ : Dịch vụ trung gian giữa 2 website, có nhiệm vụ đẩy nội dung tự động theo cấu hình tự tạo từ kênh này sang kênh kia.

– http://hootsuite.com/ : Công cụ quản lý và tự động đăng nội dung lên Social Media hiệu quả

– http://dlvr.it/ : Dịch vụ thu nhập RSS feed và đẩy lên các mạng xã hội

– NextScripts: Social Networks Auto-Poster : Plugin WP hỗ trợ đẩy nội dung từ WordPress lên các mạng xã hội tùy chọn.

(Ngoài ra còn khá nhiều, nhưng mình nghĩ nhiều đây là đủ với những người low tech như mình  )

* Ứng dụng:

– Với nguồn gốc là Facebook cá nhân, ta có thể sử dụng: ifttt.com
– Với nguồn gốc là Website WordPress, ta có thể sử dụng: ifttt.com hoặc Plugin Social Networks Auto-Poster.
– Với nguồn gốc là Website (tự code), ta vẫn có thể sử dụng ifttt.com hoặc dlvr.it
– Với việc quản lý nhiều page, mạng xã hội, ta có thể sử dụng: hootsuite.com

(Để đảm bảo nội dung chất lượng thì hãy để chế độ publish là draft, rồi tự mình vào kiểm duyệt.)

Tóm lại là dù có tự động đến đâu thì vẫn cần có bàn tay con người đụng vào, trên đây mình đưa ra một số cách tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung các kênh online, nó sẽ giúp mọi người:

– TIẾT KIỆM ĐƯỢC THỜI GIAN
– TIẾT KIỆM ĐƯỢC CÔNG SỨC

KEYWORD – Chìa khóa của thành công !

Bạn đang làm SEO/AdWords/Facebook Ads/Youtube Marketing chứ ? Có bao giờ bạn thắc mắc việc Keyword của mình lên được TOP của Seach Engine rồi mà hiệu quả doanh thu vẫn không có tiến triển gì chưa ?

Có bao giờ bạn thắc mắc về việc đã đầu tư khá nhiều tiền cho quảng cáo tuy nhiên bạn không hề thấy hiệu quả trong kinh doanh của bạn tăng lên ?

Có bao giờ bạn thắc mắc về việc Video của bạn được up lên nhưng chẳng có lượt tìm kiếm nào, chả ai biết đến, mặc dù nó rất hay ?

Và bạn sẽ còn nhiều thắc mắc nữa, khi mà bạn đã làm, đã xong, mà lại chẳng thấy hiệu quả mang lại !

Bỏ qua các yếu tố về trang đích, về sản phẩm, về thương hiệu (vì ở đây mình sẽ mặc định là nó đang tốt, chí ít là có một khởi đầu tốt), thì có 1 yếu tố rất quan trọng, mang tính sống còn đối với việc chúng ta làm tiếp thị trực tuyến.

Đó là xác định KEYWORD (Từ khóa).

Vậy làm sao để xác định được một Keyword tốt, mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thị quảng cáo ?

I. HIỂU VỀ KEYWORD (TỪ KHÓA)

1. Xác định được đặc tính về sản phẩm dịch vụ mà chúng ta cung cấp.

Ví dụ:

+ Mình cung cấp sản phẩm: Đồ gỗ nội thất.

+ Thị trường: Toàn quốc.

+ Giá: Đắt (đồ cao cấp)+ Thương hiệu: Thạch thất

Dựa vào các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, mình có thể xác định 1 số từ khóa: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ nội thất hà nội, đồ gỗ nội thất cao cấp, đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ thạch thất,… (Chọn càng nhiều càng tốt).

2. Họ có nhu cầu và quan tâm đến điều gì khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này ?Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, người dùng, và tự hỏi, nếu là bạn, bạn có mua sản phẩm này không, nếu mua thì vì sao mua? Và nếu không mua thì vì sao lại không?

Ví dụ với sản phẩm Đồ gỗ nội thất:

+ Nhu cầu mua đồ gỗ chất lượng cao.

+ Nhu cầu mua đồ gỗ tại khu vực Hà Nội.

+ Nhu cầu mua đồ gỗ cao cấp nhưng chi phí không đủ (cần mua hàng khuyến mãi).Với 3 nhu cầu này, mình tiếp tục chọn được 1 số từ khóa: mua đồ gỗ chất lượng cao, mua đồ gỗ cao cấp, mua đồ gỗ hà nội, mua đồ gỗ chất lượng cao hà nội,… (Chọn càng nhiêu càng tốt).

Với 2 bước trên + Việc kết hợp viết các công cụ phía dưới bạn sẽ có 1 danh sách rất nhiều Keyword.

II. BIẾT SỬ DỤNG CÔNG CỤ:

1. Google Trends: http://www.google.com/trends – Công cụ nắm bắt xu hướng người dùng của Google.

Ví dụ: Bạn có thể tìm từ khóa “iphone 5” – bạn sẽ thấy từ khóa này được tím kiếm rất nhiều và đột biến vào tháng 9/2012. Vì lúc đó là lúc iPhone 5 ra đời.

2. Google Suggestion – hay chính là Google Search Box (Gợi ý tìm kiếm của Google)

Google đưa ra các gợi ý liên quan đến cụm từ bạn gõ vào thanh search box trước đó, và các gợi ý đó sẽ được sắp xếp theo độ phổ biến, tức là được tìm kiếm nhiều.

Ví dụ: Bạn có thể tìm từ “iphone 5” trên search box thì nó sẽ ra 1 loạt danh sách từ khóa gợi ý:+ iphone 5s : Nhu cầu tìm kiếm thông tin về iphone 5s+ iphone 5c: Nhu cầu tìm kiếm thông tin về iphone 5c+ iphone 5 gia bao nhieu: Nhu cầu tìm kiếm giá của sản phẩm iphone 5

3. Keyword Planner: http://adwords.google.com/keywordplanner – Công cụ phân tích từ khóa dựa trên các số liệu như lưu lượng tìm kiếm hàng tháng, cạnh tranh,..

___

Với 3 công cụ này bạn có thể xác định được từ khóa nào được tìm kiếm nhiều, và được tìm kiếm bao nhiêu lần trong 1 tháng, và trung bình 1 ngày.

Từ đó bạn có thể dựa vào tỷ lệ chuyển đổi người biết->người mua->mua lại->giới thiệu dựa trên hiệu quả kinh doanh thực tế mà mình đã tính toán trước đó mà chọn từ khóa hợp lý, và mức kỳ vọng không quá ảo…

Ví dụ: Với 1 từ khóa mang có lượt tìm kiếm 10.000 lần 1 tháng (thường sẽ đúng với TOP 1), và tỷ lệ chuyển đổi từ người vào (100) -> người mua (1) là 1%, giả dụ bạn lên được từ khóa TOP 1, thì bạn sẽ có được công thức:

(100 người mua*giá) – (chi phí) = doanh thu kỳ vọng đạt được.

III. XÁC ĐỊNH KEYWORD PHÙ HỢP

Khi đã Hiểu về dịch vụ, sản phẩm của mình, và người dùng của mình họ quan tâm gì đến dịch vụ, sản phẩm này, thì bạn sẽ chọn được Keyword đúng.

Và khi đã BIẾT sử dụng các công cụ hỗ trợ, bạn sẽ biết cách chọn những Keyword phù hợp (Cạnh tranh ít + Lưu lượng truy cập cao -> Doanh thu cao). Bạn có thể sử dụng các mức đo lường: Độ cạnh tranh, lượt tìm kiếm, mức độ ưu tiến chiến dịch… để chọn Keyword nào được ưu tiên “lên sàn” trước.

Và bạn hoàn toàn có thể áp dụng công thức này để làm Facebook Ads (Chọn sở thích người dùng), Youtube Marketing (Chọn Tags Video), AdWords, SEO (Từ khóa phù hợp)…

Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không thực hành luôn, thử kiểm tra xem những Keyword mình làm đã hợp lý chưa, đã mang lại hiệu quả chưa ?

 

Copyright © 2013 – Trung Đức