4 Bước Xây Dựng Một Chiến Dịch Quảng Cáo Hiệu Quả

Hiện nay, công việc Marketing Digital đã trở thành kênh quảng cáo phổ biến chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lên kế hoạch sử dụng kênh Marketing Online bởi nhận thấy được những hiệu quả vượt trội mà kênh quảng cáo này mang lại.

Hơn nữa trong một bối cảnh ngày càng nhiều thông tin và quảng cáo tranh dành sự chú ý rất hạn chế của mỗi Khách Hàng của chúng ta, để xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả là một công việc Không Hề Dễ và cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với một sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.

Nhưng phải bắt đầu từ đâu ???
Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Online Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp ???

cac-buoc-tao-chien-dich-quang-cao-hieu-qua

Để xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả cho một thương hiệu, việc đầu tiên cần phải thực hiện là xác định được mục tiêu của quảng cáo mà chúng ta sẽ triển khai. Một quảng cáo có thể được thực hiện với những chủ đích khác nhau như để tăng doanh số bán hàng, để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn có mặt hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Cá nhân mình đã được học hỏi từ rất nhiều các anh/ chị đi trước trong ngành Marketing Digital về kinh nghiệm làm và xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả, đồng thời cũng là chút kinh nghiệm nho nho sau quá trình học tập và làm việc ở một số đơn vị làm Truyền Thông thì mình nhận thấy việc xây dựng chiến dịch quảng cáo sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau :

Bước 1: Điều Đầu Tiên Là Chúng Ta Phải Xác Định Được Mục Tiêu Của Chiến Dịch Quảng Cáo

Như các bạn đa biết trong Marketing thì mỗi chiến dịch quảng cáo đều có mục tiêu cụ thể khác nhau. Xét về mặt tổng quát mà nói thì mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có 1 trong 4 loại mục tiêu sau:

+ Mục tiêu thông tin: Truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện… đến với đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.

+ Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung quảng cáo.

+ Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên con người, địa danh…

+ Mục tiêu so sánh và tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, công dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Xây Dựng Ngân Sách Cho Chiến Dịch Quảng Cáo

Ngân sách chiến dịch quảng cáo gồm 2 phần:

+ Chi phí thực hiện quảng cáo và lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo.

+ Chi phí thực hiện quảng cáo thường bao gồm: Chi phí thuê các Agency làm quảng cáo, chi phí phương tiện truyền thông, chi phí thuê diễn viên, chi phí đạo cụ, máy móc… Doanh nghiệp cần phải ước tính được lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo (cả trong dài hạn, lẫn ngắn hạn) để biết được có nên tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

xac-dinh-ngan-sach-quang-cao

Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách chiến dịch quảng cáo:

+ Giai đoạn hiện tại của chu kỳ sống của sản phẩm: Ví dụ như 1 sản phẩm đang trong giai đoạn triển khai cần phải có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, nghĩa là doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí lớn cho chiến dịch quảng cáo.

+ Thị phần: Trong hầu hết các trường hợp, thị phần tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo và lợi nhuận thu về, nghĩa là thị phần càng lớn thì chi phí bỏ ra cho quảng cáo càng lớn cũng như là lợi nhuận thu về càng cao.

Bước 3: Xây Dựng Chiến Lược Quảng Cáo

Việc xây dựng chiến lược quảng cáo bao gồm công việc thiết kế thông điệp quảng cáo và lựa chọn phương tiện truyền thông.

+ Thiết kế thông điệp quảng cáo
Thông điệp quảng cáo là yếu tố cốt lõi của chiến dịch quảng cáo. Một chiến dịch quảng cáo cho dù được đầu tư với quy mô rầm rộ bao nhiêu mà thông điệp quảng cáo sơ sài, khó hiểu, gây hiểu nhầm, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, luật pháp đều sẽ trở nên thất bại.

Nội dung thông điệp quảng cáo phần lớn dựa trên mục đích quảng cáo. Nếu quảng cáo nhằm mục đích thông tin, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào nhãn hiệu, hình dáng, công dụng sản phẩm cũng như là cách thức mua sản phẩm. Trong trường hợp quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào lợi ích sản phẩm. Giả sử quảng cáo nhằm vào mục tiêu gợi nhớ, nội dung thông điệp thường chỉ đơn giản là làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm. Đối với quảng cáo với mục tiêu so sánh, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào việc phân tích lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ. Một thông điệp quảng cáo hay sẽ bao gồm các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, xúc tích, ý nghĩa.

Lưu ý: Thông điệp quảng cáo luôn phải:
Phù hợp với luật pháp tại quốc gia quảng bá
Phù hợp với văn hóa tại quốc gia quảng bá
Phù hợp với tôn giáo tại quốc gia quảng bá
Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, logo, nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác.

+ Lựa chọn phương tiện truyền thông:
Việc lựa chọn phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một chiếc dịch quảng cáo, bao gồm: lựa chọn loại phương tiện truyền thông; độ bao phủ, độ thường xuyên của quảng cáo trên phương tiện truyền thông; thời gian xuất hiện quảng cáo trên phương tiện truyền thông.

lua-chon-phuong-tien-truyen-thong-hieu-qua

  • Lựa chọn loại phương tiện truyền thông: Có rất nhiều loại phương tiện truyền thông (tham khảo phía dưới), tuy nhiên, việc lựa chọn loại nào sẽ dựa trên hành vi khách hàng mục tiêu. Dĩ nhiên, doanh nghiệp có thể chọn hết tất cả loại hình phương tiện truyền thông nhưng sẽ rất tốn kém và dẫn đến thua lỗ. Vì vậy tùy vào Sản Phẩm & Dịch Vụ, phân khúc đối tượng người dùng và khách hàng tiềm năng mà bạn muốn làm Truyền Thông Quảng Cáo đến họ. Ví dụ nếu khách hàng là những bà nội trợ thì nên chọn TV, nếu khách hàng là các bạn trẻ sinh viên hay dân văn phòng thì nên chọn Internet như Banner Quảng Cáo, Báo Điện Tử, Forum, SEO, Facebook Fanpage, Google Adword…
  • Lựa chọn độ bao phủ, độ thường xuyên của quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Phụ thuộc vào mức độ rầm rộ trong phần xác định mục tiêu quảng cáo
  • Lựa chọn thời gian xuất hiện quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Căn cứ vào hành vi của khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu xem Các Kênh Truyền Thông mà bạn áp dụng vào những khung giờ nào, lướt web vào thời điểm nào,… Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo nếu việc lựa chọn phương tiện truyền thông được tối ưu hóa.

Bước 4: Kiểm Tra Đo Lường & Đánh Giá Trong Quá Trình Chạy Và Sau Chiến Dịch

Doanh nghiệp cần phải theo dõi quá trình chạy chiến dịch quảng cáo để có thể có hành động kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố như trục trặc kỹ thuật, sai thời điểm, thời lượng quảng cáo, khách hàng phản ánh và khiếu nại về quảng cáo…

do-luong-hieu-qua-truyen-thong-va-quang-cao

Việc đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí:
+ Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tò mò, kích thích, phản đối, thờ ơ, ức chế…
+ Doanh thu sản phẩm: tăng nhẹ, tăng đột biến, không tăng không giảm, giảm nhẹ, giảm mạnh.
Về mặt lý thuyết, một chiến dịch quảng cáo thành công phải được sự ủng hộ của khách hàng mục tiêu cũng như cải thiện doanh số sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo nếu không phải là người trong cuộc bởi tiêu chí đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách như thời gian, mục đích quảng cáo…

Chúc Các Bạn Thành Công !!!

Moderators tại Cộng đồng iSocial : Nguyễn Xuân Vũ

Nội dung xây dựng lòng tin khách hàng

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều tất yếu khi bạn kinh doanh. Vậy chúng ta có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.

Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá. Dưới đây là một số cách làm nội dung, có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ.

  1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu

Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó. VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

  1. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty

Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng…hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm. Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

  1. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng

Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này. Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

  1. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia

Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng. Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen…

  1. Nguồn gốc xuất xứ

Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

  1. Testimonial (cảm nhận khách hàng)

Dùng khách hàng  nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn. Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage…

  1. Tư vấn trực tiếp

Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ. Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

  1. Chính sách bảo hành & hoàn tiền

Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

  1. Tài trợ cho hoạt động xã hội

Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

  1. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc…sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

  1. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác

Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được. Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

  1. Case studies

Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời…

  1. Cho dùng thử

Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ. Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

Kiều Thắng 8/2016