3 xu hướng định hình lại tiêu dùng hàng cao cấp

Đầu năm 2016, Pepsi đã công bố kế hoạch giới thiệu Kola House, một quán bar sang trọng ở Meatpacking District – Manhattan (Mỹ). Quán bar sẽ có một “thực đơn món được chế biến hoàn toàn thủ công” dựa trên hạt cola và một người phụ trách thực đơn cocktail luôn sẵn sàng phục vụ các loại thức uống đặc biệt.

Những mong đợi của người tiêu dùng hàng cao cấp sẽ thay đổi rất nhanh. Chúng ta đều biết rằng, nói đến hàng cao cấp không còn đơn giản là siêu xe, túi xách hàng hiệu và kỳ nghỉ đắt tiền.

Sự giàu có tăng lên và các phong cách sống mới, thú vị trở nên khả thi nhờ sự kết nối toàn cầu đã góp phần thay đổi bộ mặt của tiêu dùng hàng cao cấp. Về bản chất, hàng cao cấp luôn thuộc về địa vị hay vị thế xã hội.

Nhưng một khi đã có quá nhiều “đại gia” thì kết quả ra sao? Địa vị sẽ trở nên ít thuộc về “cái tôi có” mà nghiêng về “cái tôi là”: chẳng hạn, là phẩm giá, là tính sáng tạo hay gu thẩm mỹ… Đó là những giá trị vô hình hơn là vật chất. Đây cũng là cơ hội cho những nhãn hàng có thể thấu hiểu và chuyển tải được tư duy mới về tính cao cấp.

Sau đây là những xu hướng đang biến đổi “Tương lai của hàng cao cấp” trong năm 2017 và xa hơn nữa…

Tôi tinh túy

Khi mà sự tìm kiếm địa vị nghiêng về hướng “tôi là ai” thì sứ mệnh trở thành đơn giản: trở thành một tôi tốt hơn hay trở về với chính mình. Các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tiên tiến sẽ kết hợp cả sự tự thể hiện bản thân và sự tận hưởng hàng cao cấp. Những khách hàng này đang tìm cái tôi tinh túy, với họ, cuộc sống là theo đuổi liên tục sự hoàn hảo của cá nhân.

Mandarin Oriental Barcelona

Những người tự thể hiện bản thân thích chạy marathon. Người tìm kiếm địa vị có những kỳ nghỉ xa hoa. Còn người đi tìm “Tôi tinh túy”? Họ kết hợp cả hai.

Đầu năm 2016, Mandarin Oriental Barcelona giới thiệu hai chương trình dành cho những người tham dự Barcelona Marathon. Chương trình Marathon Package của khách sạn này bao gồm phòng nghỉ 3 đêm, huấn luyện viên riêng, áo T-shirt chạy marathon, 2 lần trị liệu spa; gói Get Ready gồm chương trình huấn luyện 5 ngày kết hợp với dịch vụ của một bệnh viện thể thao địa phương. Giá trọn gói là 2.025 EUR dành cho 2 người.

Samsung & de GRISOGONO

Ra mắt tại Baselworld vào tháng 3/2016, Samsung Gear S2 của de GRISOGONO là một phiên bản giới hạn đồng hồ thông minh sang trọng, tác phẩm từ sự hợp tác của Samsung với thương hiệu trang sức sang trọng của Thụy Sĩ là de GRISOGONO, giá bán 15.000 USD.

Được tích hợp các tính năng của Gear S2, chiếc đồng hồ này có thể theo dõi mức độ hoạt động, nhịp tim và đếm bước. Bạn chỉ có thể xem đồng hồ khi đặt hẹn tư vấn tại cửa hàng của de GRISOGONO.

V.I.D. (Very Important Data) – Dữ liệu cá nhân rất quan trọng

Người tiêu dùng được kết nối khắp thế giới đều biết rằng các thương hiệu đang sử dụng (hay lạm dụng?) dữ liệu cá nhân của họ: địa điểm, lịch sử mua sắm, ưu tiên truyền thông và còn nhiều hơn nữa. Đội quân hacker thích điều này – và một ngày nào đó có thể làm điều tương tự!

Một hình thức của “luxury” trong thời đại của dữ liệu cá nhân đó là bảo vệ sự toàn vẹn và an toàn của dữ liệu cá nhân. Và dĩ nhiên, nếu dữ liệu cá nhân của bạn càng đáng giá thì nhu cầu kiểm soát an toàn càng lớn.

Bulgari – Ứng dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong “két sắt Thụy Sĩ”

Tháng 7/2016, thương hiệu trang sức cao cấp của Ý Bulgari hợp tác với WISeKey (công ty hàng đầu về thẩm định và an toàn cung cấp các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân) để phát triển một ứng dụng mang lại sự an toàn khi thanh toán trên điện thoại di động và bảo vệ các dữ liệu khác trên điện thoại thông minh.

“Bulgari Vault app” có thể bảo vệ mật mã, thông tin ngân hàng, hình ảnh, video và tin nhắn; tất cả được cất giữ trong một “két sắt Thụy Sĩ” an toàn cao, chỉ được mở khóa qua nhiều lớp bảo vệ an ninh. Người dùng sẽ trả phí 53 USD một năm. Ứng dụng này được giới thiệu cùng lúc với đồng hồ thông minh của Bulgari – có các tính năng an toàn dữ liệu tương tự.

Vì một thế giới tốt đẹp hơn

Địa vị từng được định nghĩa bởi số tiền bạn kiếm được. Ngày nay, câu chuyện về vị thế cá nhân không chỉ tập trung vào số tiền mà một người kiếm được mà còn là cách người đó cho đi.

Với giới siêu giàu, từ thiện trở thành câu chuyện của địa vị. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là một ví dụ.

Hàng triệu người tiêu dùng giàu có cảm thấy không thoải mái khi xét đến các khía cạnh tiêu cực của tiêu dùng như môi trường, xã hội và cả sức khỏe của chính họ. Với họ, sang trọng đích thực là gì? Đó là tận hưởng mà không thấy “có tội”. Và điều này thúc đẩy một nhu cầu đang gia tăng với các thương hiệu – kết hợp sự sang trọng và mong muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Diamond Foundry

Các CEO trong lĩnh vực công nghệ và diễn viên Hollywood đã tham gia đầu tư vào một công ty start up chế tạo kim cương trong phòng thí nghiệm. Diamond Foundry, công ty có văn phòng tại San Francisco sử dụng trường nhiệt plasma để tạo nên những viên kim cương tương đồng với kim cương tự nhiên về mặt nguyên tử.

Diamond Foundry đã hoạt động âm thầm trước khi ra mắt chính thức vào thời điểm ngôi sao “Kim cương máu” Leonardo DiCaprio và các nhà sáng lập của Google (Larry Page và Sergey Brin), Twitter (Evan Williams) đầu tư vào công ty này. Thương hiệu start up này cho rằng họ là một sự lựa chọn hợp đạo đức so với kim cương khai thác mỏ, thường liên quan đến các tác động tiêu cực gây cho môi trường và xã hội.

Theo đơn đặt hàng

JetSmarter

Là một dịch vụ theo đơn đặt hàng được xem là “Uber dành cho máy bay riêng”. Tháng 3/2016, công ty start up của Mỹ đã tung ra dịch vụ JetShuttle ở châu Âu, cho phép người sử dụng ứng dụng có thể đặt chỗ trên máy bay riêng với một số lộ trình ở châu Âu, bao gồm London – Nice và London – Geneva. Tháng 6/2016, hãng mở thêm dịch vụ tuyến London – New York. Trước đây, người dùng ứng dụng chỉ có thể bao trọn máy bay để sử dụng riêng.

Tmall

ng dụng cho phép người dùng mua sắm trực tiếp tại các show trình diễn thời trang cao cấp. Văn hóa ứng dụng trực tuyến ngày càng được cắm rễ giữa xã hội tiêu dùng được kết nối. Và các ứng dụng sẽ là con đường tiến tới những nhu cầu sang trọng theo đơn đặt hàng.

Tháng 3/2016, nhà bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc Alibaba đã kết hợp cùng Mei.com tung ra kênh bán hàng nhanh Tmall chuyên về hàng thời trang cao cấp. Sự kiện ra mắt Tmall được truyền trực tiếp thông qua một ứng dụng di động đến hàng triệu người xem và 42 bộ trang phục trong chương trình biểu diễn đều có thể được đặt mua ngay qua ứng dụng này.

Trang phục và phụ kiện giảm giá của hơn 300 thương hiệu thời trang quốc tế cao cấp cũng được bán trong ứng dụng, bao gồm những tên tuổi như Giorgio Armani, Longchamp và Stuart Weitzman.

Nguồn: DoanhnhanSaiGon

64 từ Copywriter không thể bỏ qua

Từ ngữ với copywriter giống như bánh mì với bơ. Từ ngữ là để bán. Từ ngữ cần khơi gợi sự quan tâm của mọi người, làm cho họ tưởng tượng và khiến họ cảm thấy “cái này đáng để trả tiền mua”.

Copywriter không thể chỉ đánh giá dựa trên việc sử dụng từ ngữ chính xác, ngữ pháp, nhịp điều hay sự rõ ràng của ý tưởng – mặc dù tất cả đều rất quan trọng. Để viết được một bài viết tạo ra tương tác, những phản ứng của người đọc… copywriter phải đưa vào từ ngữ mà chúng ta sử dụng những cảm xúc, tình cảm và cả tâm lý.

Dưới đây là 64 từ có thể giúp bạn biến một bài viết bình thường trở thành một bài viết với nhiều sức mạnh hơn và hiệu quả hơn (trong bán hàng).

Những từ này đều có thể được sử dụng trong tất cả các bài viết của bạn.

1. Bạn

Sử dụng từ “bạn” làm người đọc tập trung hơn vào thông điệp của bạn. Sử dụng từ “bạn” nhiều hơn là sử dụng các cụm “chúng tôi”, “của chúng tôi” hay “chúng ta”. “Bạn” là nền tảng của copywriting nhắm tới khách hàng khi biến họ thành trung tâm và nó cũng là cách khiến bài viết có thể giúp chuyển đổi từ “người đọc” sang thành “khách hàng”.

2. Bởi vì

Hãy cho người đọc một lý do để họ làm một điều gì đó, kể cả khi nó không phải là một lý do quá tuyệt vời. Nhưng thật sự là vậy. Ellen Langer, một nhà tâm lý học xã hội và là giáo sư tại Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc nghiên cứu, trong đó thử nghiệm xem mọi người có sẵn sàng để ai đó xếp hàng chen ngang mình không, bằng việc sử dụng những cụm từ khác nhau để thuyết phục. Kết quả là khi có một lý do nào đó được đưa ra (đơn giản như :”Tôi đang rất vội), 90% đã đồng ý người đó được đứng vào hàng chờ.

“Bởi vì” là một cỗ máy. Hãy sử dụng nó trong các tiêu đề, các offers hay calls to action của bạn.

Những từ sử dụng để nói về sự mới mẻ

3. Giới thiệu

4. Chào mừng

5. Độc nhất

6. Công bố/Thông báo

7. Đột phá

8. Đáng kinh ngạc

9. Thú vị

10. Rất ngạc nhiên

Những từ sử dụng để nói về sự độc quyền

11. Đặc biệt

12. Bí mật

13. Ẩn số

14. Chân lý

15. Sự cám dỗ

16. Nghiêm cấm

17. Không bao giờ

18. Tiết lộ/Bật mí

19. Dành riêng cho

20. Giới hạn

Những từ sử dụng để nói về tính cấp thiết

21. Ngay bây giờ

22. Khám phá

23. Mới

24. Kết quả

25. Chỉ (only)

26. Trực tiếp

27. Gấp rút

28. Nhanh chóng

29. Không thể trì hoãn

Những từ sử dụng để trấn an

30. Có thể

31. Đảm bảo

32. Chứng minh

33. Dễ dàng

34. Chăm sóc

35. Đơn giản

36. An toàn

37. Trọn đời

Những từ sử dụng để thể hiện sự chăm sóc

38. Gia đình

39. Tình yêu

40. Trẻ em

41. Thiên đường

42. Giấc mơ

43. Sức khoẻ

Những từ sử dụng để thể hiện tính chất “tiết kiệm”

44. Tiết kiệm

45. Tiền

46. Giá rẻ

47. Nhận được

48. Miễn phí

49. Giảm/hạ giá

50. Món hời

51. Tặng thưởng

52. Chiết khấu

53. Thấp nhất

Những từ sử dụng để thể hiện “nỗi đau”

54. Ghét

55. Thất bại

56. Sợ hãi

57. Lười biếng

58. Nhục nhã

59. Cô đơn

60. Bị từ chối

61. Căng thẳng

62. Ngu ngốc

63. Cảm thấy tội lỗi

Tặng thêm cho bạn một từ nữa: Tưởng tượng (64)

Khi bạn sử dụng một từ như “tưởng tượng”, nó giống như bạn đang mời độc giả của mình có một kỳ nghỉ chớp nhoáng tới nơi vui vẻ và yêu thích của họ. Một nơi mà không có nỗi đau, nỗi buồn, không bực bội hay khó chịu. Một bức tranh hay một viễn cảnh tươi đẹp là loại kịch bản rất tuyệt vời để mở đầu cho một bản copywriting của bạn, hoặc là để cung cấp một giải pháp nào đó mà bạn đang muốn nhắc tới.

Làm thế nào để sử dụng những từ này để bán hàng?

Tôi vừa cung cấp cho các bạn một danh sách các từ có thể sử dụng trong bài viết bán hàng và có thể bạn đang tự hỏi “Tôi phải làm cái quái gì với đống từ này”. Tôi không gợi ý bạn cố gắng dùng mọi từ tôi liệt kê ra đây trong bài viết của mình. Thay vào đó, hãy xem xét từ góc độ “cảm xúc”, xem bạn đang muốn khai thác khía cạnh nào của cảm xúc để tác động tới tâm lý của khách hàng. Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn người đọc cảm thấy, đừng viết chỉ theo cảm hứng hay cảm tính mà hãy phân tích và suy nghĩ thấu đáo, sau đó chọn một từ bạn cho là phù hợp trong số những mục tôi đã gợi ý ở trên.

Hãy để tôi nhấn mạnh thêm một lần nữa bởi vì đó là chìa khoá để gia tăng sức mạnh cho từ ngữ của bạn: Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn ai đó cảm thấy hay những gì bạn muốn họ nghĩ tới, và chọn một từ loại trong số đó.

Hãy tham khảo một vài ví dụ dưới đây của tôi để bạn có thể nhìn thấy rõ hơn những gì tôi muốn nói.

Một lời đề nghị: “Giảm giá này chỉ áp dụng tới nửa đêm ngày thứ 6.”

=>Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn họ cảm thấy có chút lo lắng/sợ hãi (vì có thể bỏ lỡ) và ưu đãi này là một chương trình đặc biệt.

Tôi sẽ viết: “Chương trình giảm giá độc quyền này chỉ kéo dài tới nửa đêm. Hãy đăng ký ngay!”

Call to action: “Tải bản hướng dẫn này và bắt đầu lên kế hoạch cho bữa tiệc sắp tới của bạn!”

=> Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn đảm bảo với họ rằng hướng dẫn này sẽ chỉ cho họ cách để làm việc được với những nhà cung cấp tốt nhất (và dễ dàng nhất).

Tôi sẽ viết: “Tải bản kế hoạch miễn phí này để khám phá 11 bí mật đơn giản trong việc thuê nhà cung cấp mà ai cũng phải lưu giữ.”

Một tiêu đề cho brochure: “Sản phẩm mới của chúng tôi giúp đỡ hàng triệu người”

=> Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn họ cảm nhận được tính chất thú vị của sản phẩm và nó hữu dụng với họ.

Tôi sẽ viết: “Một tiết lộ mới! Bước đột phá thú vị này đang giúp đỡ hàng triệu người… Nó có thể cũng rất cần cho BẠN”

Hãy biến chúng thành ngôn ngữ của bạn

Nếu bạn đang có một tiêu đề, call to action, offer hay một tuyên bố khiến BẠN buồn ngủ. Hãy rà soát lại danh sách nói trên và tự hỏi mình những gì bạn muốn người đọc cảm thấy và thêm thắt những từ có sức mạnh tăng thêm gia vị cho câu chuyện hay một bài viết của mình. Bất kể bạn viết gì, hãy tập trung vào người đọc.

Hãy kiểm tra và so sánh những thay đổi giữa chính những bài viết của mình trước và sau khi đọc bài viết này.

Tất nhiên, nếu bạn có những từ “đắt” của riêng mình, hãy cho tôi biết và tôi sẽ đưa thêm chúng vào danh sách.

Nguồn: brandsvietnam