Chiêu tiếp thị làm mê lòng người

Một chiến dịch tiếp thị thành công cần phải hội đủ 3 yếu tố quan trọng là lôi cuốn, cung cấp thông tin và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.
Áp lực của việc thiết kế thành công một chiến lược tiếp thị có thể rất cao. Điều đáng buồn là không phải lúc nào cũng chiến dịch tiếp thị cũng thành công như mong đợi. Thế nhưng, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng cải thiện cơ hội thành công bằng cách áp dụng quy tắc đơn giản.

Một chiến dịch tiếp thị thành công cần phải hội đủ 3 yếu tố quan trọng là lôi cuốn, cung cấp thông tin và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.Cuộc sống ngày nay khiến chúng ta trở nên bận rộn hơn bao giờ hết đến nỗi chẳng còn bao nhiêu thời gian dành cho bản thân. Chúng ta trở nên mệt mỏi. Chúng ta phải tận dụng từng giây phút một, nào là giải quyết các nhu cầu thiết yếu hằng ngày, đối mặt với tiếng ồn và tình trạng tắc nghẽn giao thông. Một chiến dịch tiếp thị phải được thiết kế thật lôi cuốn mới có thể thu hút được sự chú ý và làm chúng ta không bị nhầm lẫn với hàng ngàn mẫu quảng cáo mỗi ngày vẫn đập vào mắt trong lúc chúng ta lái xe, đi xe buýt, xem tivi, mua sắm, truy cập mạng, đọc báo hay nghe đài.

Khi bán bất kỳ sản phẩm nào cho bất kỳ ai và ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, hãy luôn tự hỏi bản thân: “Mẩu quảng cáo, brochure, pano quảng cáo, việc thiết kế trưng bày, quảng cáo trên đài… có tạo được sự lôi cuốn, cung cấp thông tin giá trị và khiến khách hàng phải dừng bất cứ chuyện gì đang làm để đặt mua sản phẩm hay dịch vụ của mình?”.

Về cơ bản, nhiệm vụ của các chuyên gia tiếp thị là lôi cuốn đối tượng khách hàng tiềm năng, khiến họ chú ý đến thông điệp sản phẩm hay dịch vụ của mình hơn là của đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều chiến dịch tiếp thị thất bại trong việc tạo được sự chú ý đó và tệ hơn nữa là chúng không có khả năng thuyết phục để thu hút sự phản hồi của khách hàng.

Mục tiêu chính của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào cũng là thu hút sự chú ý và nhận được phản hồi từ khách hàng. Chỉ riêng tại Mỹ, ngành công nghiệp tiếp thị tiêu tốn 35 tỷ đô la mỗi tháng cho việc này.

Liệu có người nào sẽ bị thu hút nếu lại thấy thêm một mẫu quảng cáo bánh hamburger; hoặc một bức ảnh nữa về cặp vợ chồng trung niên đẹp đôi, tay trong tay đi dạo bên bờ biển vắng để quảng cáo cho một công ty dịch vụ tài chính; hoặc lại một mẩu quảng cáo xe hơi nữa đăng ảnh chiếc xe bóng loáng một mình trên con đường ngoằn nghèo, dưới trời đổ mưa tại Monument Valley?

Vậy làm cách nào để bạn có thể phá vỡ sự nhàm chán và tạo ấn tượng bất ngờ, khiến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến có thể phân biệt ngay thương hiệu sản phẩm và đáp ứng những gì bạn chào mời? Làm thế nào để thực hiện được điều này?Hãy tham khảo những chiến dịch tiếp thị quảng cáo xuất sắc dưới đây, tất cả đều thể hiện sức mạnh của sự kết hợp ba yếu tố: lôi cuốn, cung cấp thông tin giá trị, và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.

 

Mẫu quảng cáo kêu gọi trợ giúp ấn tượng

Nếu phải chọn mẩu quảng cáo mà tôi thích nhất, tôi sẽ chọn mẩu quảng cáo của Sir Ernest Shackleton, nhà thám hiểm địa cực nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Năm 1933, Shackleton cho đăng một mẩu quảng cáo ngắn gọn trên nhiều tờ báo ở London để tìm người tình nguyện đi cùng ông trong chuyến thám hiểm Nam Cực sắp tới. Ông hy vọng sẽ có khoảng 50 đến 75 người viết thư đến tìm hiểu thông tin. Cuối cùng mẫu quảng cáo của ông đã thu hút năm nghìn lá thư phản hồi:
“Tuyển nam cho chuyến đi mạo hiểm. Lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn. Có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công. – Sir Ernest ShackletonMẫu quảng cáo chỉ gói gọi trong 37 từ trên đã hội tụ đủ ba yếu tố để thành công: lôi cuốn, cung cấp thông tin, lời kêu gọi thuyết phục để thu hút sự phản hồi. Không cần phải thêm một từ nào nữa.Những ngày đầu tiên của tạp chí PlayboyVào đầu những năm 1950, khi mới lên 5-6 tuổi, tôi không thể nào hình dung được công việc của cha tôi đang làm là gì. Bản thân cha tôi cũng khá mơ hồ về công việc của mình. Mãi sau, tôi mới biết rằng lúc đó ông đang viết những bức thư quảng cáo đầu tiên cho tạp chí Playboy của Hugh Hefner, một tạp chí còn rất mới và vô cùng chật vật mỗi lần xuất bản.

Những lá thư này sau đó được gửi đến các độc giả nam theo danh sách khách hàng đang đặt mua dài hạn các tờ tạp chí dành cho nam giới khác – điều này dĩ nhiên không có gì khó hiểu. Điều hơi khác biệt chính là cách mà cha tôi viết những lá thư này… với tư cách là nàng thỏ Playboy Bunny. Mỗi bức thư đều đính kèm một bức ảnh của nàng thỏ trong bộ trang phục Bunny. Bức ảnh không chỉ xuất hiện trên bức thư mà trong tờ bướm quảng cáo kèm theo của công ty đều có đăng thêm các bức ảnh khác nhau của nàng Thỏ cũng như bạn bè của nàng. Thậm chí chữ ký cũng là của nàng Thỏ Playboy Bunny.Do đó, hàng triệu nam giới Mỹ nhận được các bức thư từ “Nàng Thỏ Playboy Bunny thật”, miêu tả những đặc điểm nổi bật của tờ tạp chí Playboy lúc đó: tiểu thuyết hấp dẫn, bình luận về xã hội, và tất nhiên là không thiếu những bức ảnh gợi cảm của nàng Thỏ Playboy và bạn bè của cô. Cách tiếp cận đầy sức lôi cuốn này đã gặt hái kết quả thành công hơn nhiều so với việc Hugh hoặc các biên tập nam khác viết những lá thư đó với bút danh của mình.
Vì sao phải quảng cáo?

Hầu hết mọi người đều tin rằng việc quảng cáo chủ yếu là để tung sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, để xây dựng nhận biết thương hiệu và để thu hút khách hàng. Thật ra, những mục tiêu này đều đúng cả, tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì ý nghĩa của việc quảng cáo chưa được trọn vẹn. Sau đây là 6 lý do chính yếu cho việc quảng cáo, tuy vậy không phải lý do nào cũng dễ nhận biết:
– Tạo động lực thúc đẩy cho “đội quân” của bạn: Việc quảng cáo có khả năng tạo động lực thúc đẩy nhân viên của bạn và nếu được thực hiện hiệu quả nhân viên sẽ cảm thấy tự hào về công ty và bản thân họ. Những mẫu quảng cáo mới nên được đem ra xem xét nội bộ trong các cuộc họp nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự phấn khích và nhân viên sau đó sẽ thảo luận với gia đình và bạn bè của họ về chiến dịch quảng cáo. Nhớ thông báo cho nhân viên biết khi nào mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện và trên phương tiện truyền thông nào.
– Nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ: Bạn cần gửi thông điệp này tới khách hàng để họ thấy được rằng quả không sai lầm khi chọn công ty bạn làm đối tác kinh doanh – một ý tưởng mà khách hàng sẽ chẳng bao giờ tự thân nghĩ đến. Qua việc tăng cường nhận thức cũng như củng cố trí nhớ của khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu công ty, việc quảng cáo khuyến khích khách hàng hỗ trợ thêm cho chiến dịch quảng cáo của ban. Hầu hết những mối kinh doanh “mới” có được nhờ quảng cáo là từ khách hàng hiện tại của bạn.
– Có thêm khách hàng mới: Ai cũng muốn có thêm nhiều khách hàng, nhưng những khách hàng tiềm năng này cần được trang bị thêm thông tin. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ website hoặc số điện thoại phải được in rõ ràng và dễ nhìn thấy. Bạn cũng cần nói rõ khách hàng có thể phản hồi trên phương tiện nào hoặc hướng dẫn chính xác cách thức và địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt ra thời hạn cụ thể.
– Tuyển dụng nhân tài của đối thủ cạnh tranh: Nếu nhân sự từ đối thủ cạnh tranh liên hệ và hỏi bạn về cơ hội việc làm sau khi xem mẫu quảng cáo của công ty, bạn biết rằng mình đã thành công. Ngay cả khi họ không đề cập gì đến mẫu quảng cáo, bạn vẫn có thể biết được đó là lý do chính đã thu hút và khiến họ liên hệ với bạn.
– Tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty: Các phương tiện truyền thông cũng sẽ theo dõi mẫu quảng cáo của bạn. Rất có thể phóng viên sẽ đề nghị phỏng vấn bạn sau khi chiến dịch quảng cáo bắt đầu. Hãy tận dụng cơ hội này và tỏ ra cộng tác với họ. Điều này tương tự như việc bạn làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về những điều tốt đẹp của công ty mình qua chiến dịch quảng cáo.
– Xây dựng thương hiệu: Một điều rất đơn giản là càng nhiều người biết đến công ty bạn càng tốt.

Kiểu hỗn hợp kênh truyền thông và tại chúng không hiệu quả

Khi quảng cáo trực tuyến gia tăng, nó chắc chắn ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay, các marketer gặp nhiều thử thách trong việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật phức tạp – từ tìm kiếm cho đến việc kết hợp công cụ quảng cáo và hơn thế – nhằm đạt được các kết quả mong đợi. Mỗi kênh có các nguyên tắc, mục tiêu và phương pháp quản lý riêng nhằm đạt được sự nhịp nhàng.

Cho dù, trên lý thuyết, mỗi kênh có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khi chúng cùng hoạt động trong một môi trường chung.
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Nguy hiểm hơn, các kết quả chắc chắn đạt được có thể bị bỏ lỡ bởi cái nhìn thiếu bao quát.
Tạo ra một hỗn hợp phù hợp từ các kênh đơn lẻ không đủ để tối đa hóa những cơ hội mà các kênh đem lại; đúng hơn, các nhà quảng cáo cần có một lý thuyết tiếp cận và xây dựng các nguyên tắc riêng cho mỗi kênh.
Nhưng với quá nhiều kênh và quá nhiều nguyên tắc, một nhà quảng cáo nên bắt đầu từ đâu?

Dự báo khó khăn và thoát khỏi xung đột.

Để cảm nhận được điều gì bạn đang làm đúng, điều gì bạn đang làm quá tốt, tháo gỡ những xung đột và loại bỏ những hoạt động vô ích. Bạn có thể nhận thấy vài điều bạn muốn thay đổi. Chẳng hạn, có thể bạn đang tập trung vào nhiều kênh trên mức độ cần thiết nhằm thu hút khách hàng, trong khi đối thủ của bạn sử dụng ít kênh hơn.

Điểm bắt đầu: Hãy nhìn vào những gì đối thủ của bạn sẵn sàng chi để có một khách hàng. Chi phí mục tiêu tương quan của bạn như thế nào? Bạn có một kênh, ở đó bạn trả 5 USD để có một khách hàng, trong khi đối thủ của bạn là 7 USD? Nếu vậy, bạn có biết tại sao không?

Nếu bạn đang hoạt động với một kênh, thay vì rộng hơn. Bạn có thể nhận thấy chi phí để đạt tới mục tiêu của bạn không tối ưu cho toàn bộ chiến dịch.

Quản lý chi phí hiệu quả hơn

Với việc sử dụng cùng một lúc nhiều kênh, chi phí tăng lên nhanh chóng, điều này tạo ra thử thách lớn đối với các marketer, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mà mỗi đồng bỏ ra cần có sự cân nhắc. Nhìn vào chi phí cho mỗi kênh là cách tốt nhất để có được sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn và kiểm soát tốt chi phí, trong khi vẫn đạt được những kết quả như mong đợi.

Điểm bắt đầu: Lùi một bước và xem lại mục tiêu của bạn, và mỗi kênh có thể hỗ trợ các mục tiêu đó như thế nào. Đo lường mức độ ảnh hưởng, chi phí của các hoạt động cả trên thực tại và kế hoạch. Sử dụng các kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như giám sát, báo cáo, quản lý gia tăng giá trị sống của khách hàng, rà soát chiến dịch tới đánh giá hiệu quả đầu tư và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

Kiểm tra, tối ưu hóa và kiểm tra lại lần nữa giữa các kênh.

Sự chênh lệch lớn dần trong kiểm tra có thể ảnh hưởng lớn tới ROI của một chiến dịch đơn lẻ và cũng có thể được áp dụng toàn bộ chiến dịch marketing đa kênh. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy một điều thông qua hoạt động kiểm tra, đó là khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng tích cực hơn khi bạn “giảm dollars” so với “giảm %”. Những kết quả này có thể cũng được sử dụng tới xác định, đâu là điểm bắt đầu để cải thiện các kênh khác.

Điểm bắt đầu: Kiểm tra sáng tạo, những thứ bạn cung cấp cho khách hàng, những sắp xếp, và thực hiện điều này thường xuyên ở mức có thể, và đừng bao giờ để thứ gì đó vào cột “mất”. Khi bạn tạo ra những tiến bộ dựa vào kết quả kiểm tra mỗi kênh và tối đa chúng, hãy xem lại những thứ không hiệu quả trước đó, đặc biệt khi bạn đang xem xét sự khác nhau giữa các kênh. Bạn không bao giờ biết – thứ gì đó không hiệu quả trước khi bắt đầu một sự kết hợp mới.

Gắn kết đội ngũ trong và ngoài

Trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt là một chiến dịch đa kênh, đảm bảo mọi người có sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thậm chí chỉ cần một ai đó mất kết nối, có thể một cơ hội lớn đã bị bỏ qua. Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông bao cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực, kết quả là mất lưu lượng, sai lầm này có thể sẽ không bao giờ phục hồi được, nó chẳng khác gì một trải nghiệm tồi tệ.

Điểm bắt đầu: Kết hợp mọi thành viên trong đội và những người liên quan trong thảo luận ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Giữ cho đường truyền thông tin luôn mở khi có thay đổi phát sinh.

Dự báo những thay đổi của ngành.

Không gian ảo của thế giới trực tuyến đã xóa bỏ hoàn toàn những giới hạn của truyền thông truyền thống. Những từ khóa trước đây liên kết với thương hiệu của bạn thì hiện tại chỉ là một trò chơi công khai cho đối thủ cạnh tranh, những từ đó có thể hướng sự truy cập ra khỏi website của bạn và trược tiếp tới website của đối thủ. Những thay đổi gần đây cho Google chỉ bao gồm những thứ phức tạp, có ảnh hưởng đáng kế đến ROI của marketers và sự kết hợp các kênh của họ.

Điểm bắt đầu: Lập bảng kê người giám sát và bảo vệ thương hiệu của bạn, cũng như cách thức môi trường mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đó. Ví dụ, những mở rộng của Google đã ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiềm. Và nó cùng từng thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu,  điều này sẽ quyết định bạn có thể gia tăng những liên kết hữu ích hay không – hoặc trao lợi nhuận cho đối thủ của bạn.
Nếu bạn không có một thương hiệu có thể phân biệt, hãy nhận dạng các chiến lược có thể bảo vệ bạn, chẳng hạn như tập trung vào phát triển công việc kinh doanh hiện tại, liên kết…
Hãy nhớ rằng đây chính là những điều giúp cho các kênh của bạn được tối ưu hóa và gắn kết. Hãy để hỗn hợp marketing của bạn dẫn bạn đến cấp độ mới của sự hiệu quả và hợp tác dẫn đến thành công dài hạn.

Làm quảng cáo hiệu quả trong thời đại của “sự tức thì”

Chúng ta đang sống trong thời đại của sự tức thì, khi mà những phản hồi gần như là ngay lập tức.

Khi đăng một post trên Facebook hoặc Instagram, chúng ta sẽ thấy buồn nếu không ai “like” hoặc “share” tin đó ngay lập tức. Nhưng social media có tính năng phản hồi ngay lập tức không có nghĩa là cách chúng ta trả lời phải thay đổi, hoặc là các nội dung được chia sẻ phải được tạo ra trong khoảng thời gian ngắn hơn và ít công sức hơn. Có khi còn ngược lại.

The Warc 100 đã cho thấy sự gắn kết trên mạng xã hội là một xu hướng đang phát triển và khẳng định rằng: “Social media đã nâng vị trí của mình lên thành phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất với 80% chiến dịch marketing The Warc 100 đề cập đã sử dụng social media theo nhiều cách”.

Nhìn vào vấn đề này, rất dễ cho rằng tất cả chiến dịch đều cần tới mạng xã hội để có hiệu quả. Cái suy nghĩ này – theo tôi – cũng tệ như việc cứ nghĩ rằng chiến dịch thành công đều bắt đầu bằng một TVC hay. Thay vì bắt đầu với việc sử dụng phương tiện truyền thông nào, các chiến dịch hiệu quả nên bắt đầu với vấn đềhành vi người tiêu dùng họ cần thay đổi là gì. Một khi động cơ thay đổi được phát hiện, chiến dịch có thể được xây dựng xung quanh đó để thúc đẩy hành vi mong muốn.

Sự sáng tạo trong quảng cáo đã từng giống như nghệ thuật (bạn biết đó là quảng cáo hay chỉ khi bạn xem nó), nhưng bây giờ quảng cáo giống với ngành kiến trúc hơn, nó được làm theo một mục đích nhất định (bạn biết chiến dịch đó hay khi nó có hiệu quả như dự tính). Đó là điều hiển nhiên, vì bạn phải biết quảng cáo được thực hiện để đạt được mục tiêu gì, và bạn phải có những dữ liệu nhất định để đánh giá chiến dịch thành công thế nào.

Tôi tin rằng một lý do làm social media trở nên phổ biến là bởi công tác kiểm tra rất dễ dàng. Nếu người dùng đủ quan tâm khi thảo luận về chiến dịch của bạn, thì ít ra bạn biết rằng chiến dịch đã có hiệu quả trên phương diện nào đó. Điều buồn cười là đây không phải là vấn đề gì mới. Người dùng luôn nói về những quảng cáo mà họ gắn kết. Theo Bảng phân tích hành vi digital của Millward Brown cho thấy, cũng giống việc bán hàng, giữa trí nhớ thương hiệu trong quảng cáo và mức độ một chiến dịch kích thích thảo luận trên mạng xã hội có một mối liên hệ mạnh mẽ.

Vì thế được thảo luận nhiều có thể là một chỉ số hàng đầu để đo sự thành công, đặc biệt là những ngành hàng ít được nói đến. Nhưng đối với ngành hàng được thảo luận nhiều như ngành hàng điện máy hoặc xe hơi thì sẽ phải đo nhiều yếu tố hơn nữa vì nhiều người sẽ bắt đầu tìm kiếm về thương hiệu, chứ không chỉ trò chuyện về nó.

Tất cả dẫn tôi về vấn đề chính, đó là không có phương pháp duy nhất trong marketing. Cả serie “Volvo Truck Live Test” từng làm mưa làm gió ở các giải thưởng Marketing đã chứng minh rằng chiến dịch viral trên social media có thể thành công thậm chí với những ngành ít được thảo luận nhiều, nhưng thành công đó sẽ không có được nếu thiếu những insight thực sự, sự sáng tạo và làm việc cần mẫn. Và càng nhiều marketer gia nhập vào xu hướng thương hiệu trên mạng xã hội thì tiêu chuẩn thành công sẽ càng cao hơn.

Bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam