3 cách để quảng cáo trực tuyến của bạn thu hút

3 cách để quảng cáo trực tuyến của bạn thu hút

Với những người mới bắt đầu, hãy cân nhắc chỗ đặt quảng cáo bằng quy luật xưa của ngành bất động sản: Vị trí, vị trí và vị trí.

Quảng cáo trên mạng thì chán chết. Và bạn biết lý do vì sao đấy — phần lớn các quảng cáo đều xấu xí và ảnh hưởng đến việc lướt web và rồi chúng còn ảnh hưởng đến cả thời gian tải của các trang web nữa. Người ta dùng mọi cách có thể để ngăn chặn những quảng cáo không liên quan và gây quấy nhiễu: Gần 200 triệu người trên khắp thế giới sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo.

Và kết quả cho các đơn vị phát hành quảng cáo là lỗ lã gần 22 tỷ USD trong doanh thu.

Thế nên, họ phải làm gì bây giờ? Quảng cáo trượt có thể giúp họ. Định dạng khá mới này xuất hiện như một cửa sổ, chạy dọc theo các dòng nội dung thông tin. Khi người dùng kéo chuột xuống để đọc bài viết, quảng cáo chạy theo một cách mượt mà trên màn hình.

Khi những người dùng thiết bị di động được hỏi về quảng cáo trượt, 51% trong số họ trả lời rằng họ có thiện cảm với những thương hiệu sử dụng nó hơn. Thế nên, kết luận cốt yếu và rõ ràng rút ra được là: Vị trí đặt quảng cáo cũng quan trọng không kém (thậm chí còn hơn cả) những yếu tố thẩm mỹ như bản in, màu sắc hoặc thiết kế.

Ảnh: Shutterstock.

Vị trí, vị trí và vị trí

Khi đang cố gắng nâng cao vị thế quảng cáo của mình, hãy nhớ rằng mọi yếu tố của quảng cáo đều phải thỏa mãn sự “gắn kết với nhau”, yếu tố này giúp củng cố yếu tố kia. Bạn sẽ không bao giờ thấy Mercedes mua một vị trí quảng cáo tệ hoặc đại trà, và cũng sẽ không thấy Tesla cho ra đời một quảng cáo mang tính quấy nhiễu cao.

Cả hai thương hiệu đều muốn bán xe hơi giá $100,000, nhưng cả hai cách quảng cáo nêu trên đều không tăng thêm sức thuyết phục cho một khách hàng chịu chi $100,000.

Cách mà doanh nghiệp của bạn quảng cáo là một thông điệp vô cùng rõ ràng người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của bạn. Lúc nào cũng vậy, một quảng cáo tệ ở một chỗ cao cấp luôn cho kết quả tốt hơn một quảng cáo tuyệt vời ở vị trí spam.

Với banner ads: Chúng xuất hiện ở vị trí càng cao thì càng mang lại hiệu quả tốt. Tỷ lệ nhấp chuột vào những quảng cáo nằm ở các vị trí bên trên cao gấp gần bảy lần so với những quảng cáo được đặt ở phía dưới màn hình. Đối với những doanh nghiệp trẻ với nguồn vốn eo hẹp, vấn đề này vô cùng quan trọng và đôi khi nó đáng để đầu tư cho một vị trí ngay tầm mắt người đọc.

Tương tự như vậy, những vị trí quảng cáo tệ sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của người tiêu dùng. Những quảng cáo không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với những quảng cáo mang tính quẫy nhiễu. Mà cụ thể là những quảng cáo đặt giữa bài viết bị đánh giá kém nhất. Lý do? Chúng quấy rầy việc đọc của ngường dùng.

Banner ads xuất hiện ở vị trí càng cao thì càng mang lại hiệu quả tốt.

Thế nên, những thương hiệu quảng cáo theo phong cách ấy không thể tránh khỏi bị những đánh giá tiêu cực, và sụt giảm giá trị thương hiệu của họ trong mắt công chúng.

Không có chỗ cho sự ép buộc

Sự thành công của một chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào việc nó tác động đến người xem như thế nào. Nếu nó quá ép uổng và chiếm hết màn hình của người dùng, nội dung thông điệp có thể sẽ bị lạc mất. Ở Benja, chúng tôi biết được rằng bạn có thể cải thiện trải nghiệm quảng cáo của khách hàng bằng một vài nguyên tắc đơn giản sau đây:

1. Hãy tôn trọng người tiêu dùng

Thời gian người tiêu dùng dành cho một trang web biến động tùy từng người — và tùy từng ngày trong tuần. Người ta cho rằng thời gian trung bình vào khoảng 15 giây hoặc một một phút. Bất kể tình huống của bạn rơi vào điểm nào trong khoảng đó, hãy hiểu rằng thời gian của người xem rất quý giá và nó phải được tôn trọng.

Khách hàng truy cập vào các trang mạng để tìm hiểu về một thông tin gì đó chứ không vì thương hiệu của bạn. Đẩy một quảng cáo lên ngay mặt người ta không chỉ cho thấy sự thiếu tôn trọng mà nó còn thể hiện sự bất cần của bạn đối với trải nghiệm của người dùng. Hãy luôn nhớ điều này trong đầu khi nghĩ đến quảng cáo online của bạn.

Định dạng quảng cáo của chúng ta cho phép người dùng truy cập và hoàn thành giao dịch ngay bên trong quảng cáo. Chúng ta không mang người dùng ra xa khỏi mục đích vốn có của họ khi truy cập trang mạng; và chiến lược đó sẽ cho phép mọi thương hiệu sử dụng nó biến người tiêu dùng thành khách hàng.

Ảnh: Herald Sun / theaustralian.com.au.

2. Hoàn thiện trải nghiệm

Cá nhân hóa là tất cả. Trên thực tế, một phần ba các marketers nói rằng đó chắc chắn là tương lai của marketing. Nhờ những tiến bộ gần đây trong công nghệ kỹ thuật số, một thông điệp có thể được tùy chỉnh cho từng cá nhân một.

Công ty của chúng ta có thể dễ dàng tái tập trung đến những quảng cáo được cá nhân hóa. Tất cả những gì chúng ta cần làm là thêm cookie vào trình duyệt của khách truy cập; sau đó quản cáo sẽ xuất hiện mỗi lần những khách truy cập đó tiến vào vào một trang của nhà cung cấp tái tập trung khác.

Vấn đề, hoặc các vấn đề, là với phương pháp này không tăng thêm giá trị gì cho trải nghiệm của người dùng. Mà chúng còn trở thành những “kẻ bám đuôi”: Bất kể người dùng đi đến đâu, thương hiệu liền đuổi sát theo họ. Thêm nữa, dùng quảng cáo với những khách hàng đã từng mua sản phẩm của bạn sẽ tốt hơn.

Theo đó, thay vì tái tập trung, chúng ta dựa vào những dữ liệu có sẵn khác để tạo ra những nội dung có liên quan. Có lẽ điều thú vị nhất ở đây là phương pháp này không làm tổn hại đến tỷ lệ chuyển đối của chúng ta.

3. Hãy nghĩ đến trải nghiệm khi nhấp chuột

Sau khi nhìn thấy một quảng cáo “giảm 30%”, bạn sẽ khó chịu ra sao nếu mà nhấp vào đó chỉ đưa bạn đến một trang xa lắc so với trang giảm giá. Việc nhảy qua từng trang chẳng làm được gì hơn ngoài trừ cổ vũ người ta rời đi — mặc dù có một sự thật không may rằng phần lớn những quảng cáo thương mại điện tử đều yêu cầu người dùng phải trải qua chừng 10 đến 20 bước để hoàn thành một giao dịch.

Việc cố gắng “bán kèm” trước khi giao dịch được hoàn thành là một cách nhanh chóng để khiến người tiêu dùng quẳng cả giỏ hàng đi một lượt.

Thế nên, hãy chắc rằng những đường links của bạn sẽ dần người dùng đến đúng trang cần thiết. Mục tiêu của bạn là mang họ đến càng gần giao dịch càng tốt, chứ không phải đẩy họ ra xa. Thế nên, gây quấy nhiễu việc mua bán làm chi khi đó là mục đích cuối cùng của bạn?

Lưu ý sau cùng: Nếu bạn cần quảng bá những sản phẩm hoặc dịch vụ khác, hãy làm điều đó sau giao dịch ban đầu. Việc cố gắng “bán kèm” trước khi giao dịch được hoàn thành là một cách nhanh chóng để khiến người tiêu dùng quẳng cả giỏ hàng đi một lượt.

Kết luận

Cũng giống như khi thiết kế sản phẩm và dịch vụ, hãy luôn nghĩ tới khách hàng khi bạn làm quảng cáo. Hãy cân nhắc vị trí của nó và luôn ngẫm lại việc nó sẽ ảnh hưởng đến người dùng như thế nào. Nếu bạn không xâm phạm vào không gian người dùng và không gây cản trở trải nghiệm của họ, bạn đã đi trước nhiều thương hiệu vài bước rồi đấy.

Nguồn: BrandsVietNam

Tiếp thị kỹ thuật số bằng “selfie”

Tiếp thị kỹ thuật số bằng “selfie”

Theo số liệu được công bố vào tháng 11/2016 của Zephoria, một công ty chuyên về digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số), chỉ tính riêng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới là Facebook, mỗi phút có khoảng 510 comment (bình luận) mới được tạo ra, 293.000 status (dòng trạng thái) mới được đăng tải và hơn 136.000 tấm ảnh mới được public (chuyển sang chế độ công khai).

Mỗi ngày, có khoảng 4,75 tỉ nội dung khác nhau (đến từ các bài viết, video, hình ảnh…) được người dùng chia sẻ. Cũng từ năm 2013 đến nay, đã có hơn 16 triệu doanh nghiệp địa phương được thành lập dưới dạng pages trên Facebook.

Giới làm digital marketing vì thế thường nói vui, trong thế giới ảo, nếu bạn không muốn thương hiệu của mình bị lãng quên, hoặc là bạn tạo ra một bình luận lôi cuốn, thì bạn phải hoặc tạo ra thứ gì đó đáng để mọi người bình luận. Theo bà Roopa Dhawan – Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông và Tiếp thị Mindshare tại Việt Nam, có tới 93% nội dung doanh nghiệp truyền tải trong các chiến dịch digital marketing ngày nay nhanh chóng bị chìm nghỉm và không bao giờ tới được khách hàng mục tiêu.

Thế nhưng, bất cứ điều gì cũng có 2 mặt. Bên cạnh việc tạo ra một cuộc chiến thông tin khốc liệt như vậy, mạng xã hội cũng vô tình tạo ra một công cụ, một cách để thương hiệu truyền đạt nội dung đến người dùng vô cùng hiệu quả, đó là marketing bằng… selfie.

Tại sao selfie là một công cụ tiếp thị nội dung hiệu quả?

Selfie chính thức bùng nổ vào năm 2013, thời điểm cụm từ này được từ điển Oxford ghi nhận (ngày 17/11/2013), kèm theo định nghĩa: “Một tấm hình do người dùng tự chụp cho mình, thường được chụp bởi điện thoại thông minh, webcam hay các sản phẩm công nghệ khác… rồi được đăng lên và chia sẻ ở các trang mạng xã hội”.

Theo một khảo sát nhanh từ tổ chức nghiên cứu Pew Research Center trên quy mô 802 người ở nhiều nơi trên thế giới với chủ đề What Teens Post (Giới trẻ đăng tải điều gì), 91% người được hỏi cho biết mình từng đăng hình ảnh selfie lên mạng xã hội.

Riêng với nước ta, hãng nghiên cứu thị trường Q&Me Market Research đã khảo sát 500 người trẻở khắp Việt Nam từ độ tuổi 15 trở lên về vấn đề chụp ảnh selfie, có 64% người trả lời “thích”.

Ngoài ra, nữ giới thường xuyên chụp hình selfie một mình hơn nam giới, tỷ lệ này chênh lệch khoảng 20%. Với mọi người, selfie mang lại cho họ sự tự tin, giúp họ ý thức hơn về giá trị bản thân, cũng như lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ…

Theo một khảo sát của Edelman (công ty được nhận giải thưởng 2016 Global PR Agency of the Year) về mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng, trên quy mô 15.000 người đến từ 12 nước, 90% người tiêu dùng muốn có một mối quan hệ gần gũi và ý nghĩa với thương hiệu mà họ đã sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người dù “muốn có mối quan hệ gần gũi” nhưng lại không thích cảm giác bị lợi dụng.

Cụ thể, vẫn trong khảo sát nói trên, có đến 70% số người cho biết họ không vui khi cảm thấy đang bị lợi dụng, trở thành “trung tâm kiếm tiền” của thương hiệu chứ không hề được gắn kết với thương hiệu.

Chính vì thế, sử dụng selfie, một hình thức marketing “thụ động”, không chỉ thúc đẩy người dùng chủ động tạo nội dung, giúp họ cá nhân hóa những trải nghiệm bản thân, thỏa mãn nhu cầu của mình, mà quan trọng là tránh để họ có cảm giác bị lợi dụng, giúp thương hiệu gắn bó với người tiêu dùng hơn, giúp thông điệp trở nên lan tỏa và gần gũi hơn.

Làm điều đó như thế nào?

Dưới đây là 3 trong số rất nhiều cách được các thương hiệu từng áp dụng và đã thành công:

1. Khách hàng selfie và nhận ưu đãi

Để bắt đầu tạo ra dấu ấn cho mình, SoulCycle, một thương hiệu nổi tiếng với các lớp luyện tập đạp xe trong nhà, đã phát động một chiến dịch xung quanh hashtag #NoMoExcuses.

Chiến dịch này tập trung vào việc khách hàng sẽ selfie và chia sẻ hình ảnh của họ cùng với lời xin lỗi hoặc lý do ngăn cản họ tham gia các buổi tập của SoulCycle dù đã đăng ký. Bên cạnh đó, công ty này còn tạo ra một thư viện trực tuyến, nơi tập hợp tất cả hình selfie của khách hàng, đấu giá chúng và trao cho khách hàng những phần thưởng như các khóa luyện tập miễn phí.

Chỉ trong một tháng, các bộ sưu tập ảnh selfie này đã có gần 50.000 lượt xem, có hơn 5.300 khách hàng mới đăng ký và giúp mỗi chi nhánh của SoulCycle đạt mức tăng trưởng hơn 44%.

2. Tạo ra một nơi khuyến khích mọi người selfie

Giới trẻ thích chụp hình selfie và họ sẽ luôn lùng tìm những địa điểm đẹp, những góc máy ấn tượng để thay đổi diện mạo cho tấm ảnh selfie của họ. Vì vậy, một cách khá đơn giản, hãy tạo cho khách hàng của bạn một địa điểm thật đẹp để họ có thể selfie, như cách mà những trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, khách sạn lớn… thường trang hoàng lung linh mỗi dịp lễ tết.

3. Đưa ra một thông điệp, một cái cớ để selfie

Mạng xã hội là nơi kết nối nhiều mối quan hệ khác nhau của khách hàng, vì vậy, tạo ra một thông điệp cụ thể, gần gũi để khuyến khích mọi người selfie hưởng ứng là một cách khá hữu hiệu.

Năm 2013, Dove thực hiện chiến dịch truyền thông cho nhãn hiệu mỹ phẩm chăm sóc tóc Dove bằng chiến dịch Dove Selfie. Tất nhiên Dove Selfie khuyến khích mọi người selfie, với thông điệp giúp những phụ nữ tự ti về sắc đẹp cảm thấy tự tin và yêu đời hơn.

Với việc kết hợp nhiều công cụ khác như mạng xã hội, app…, Dove Selfie gây được tiếng vang lớn, khi được MMA (Hiệp hội Mobile Marketing thế giới) bình chọn là chiến lược truyền thông sử dụng các công cụ tổng hợp tiêu biểu của Việt Nam 2014, đồng thời được giải bạc MMA ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, chỉ riêng ứng dụng Dove Love Hair cũng đã có hơn 40.000 lượt tải, tiếp cận khoảng 7,9 triệu thành viên Facebook với hơn 4.000 tấm ảnh được chia sẻ…

Nguồn: Doanh nhân Cuối tuần