Khách hàng luôn là thượng đế!

Khách hàng luôn là thượng đế!

“Khách hàng luôn là thượng đế” – nguyên tắc đơn giản ai cũng biết nhưng chẳng mấy ai làm được đến nơi đến chốn.

Mới đây, việc Giám đốc điều hành Nguyễn Hải Ninh của The Coffee Housse cho rằng doanh nghiệp trong ngành này nên làm mọi thứ vì hạnh phúc của khách hàng đang làm dấy lên tranh cãi xung quanh vấn đề này.

Trên thực tế, bí quyết coi khách hàng là thượng đế không hề mới mẻ mà đã được áp dụng thành công trong nhiều ngành trên thế giới. Ví dụ tiêu biểu trong đó là Nordstrom, chuỗi bán lẻ của Mỹ được thành lập từ năm 1901 bởi John W NordStrom.

Hiện chuỗi cửa hàng này đang có 349 chi nhánh hoạt động tại Mỹ, Puerto Rico và Canada. Trong những năm vừa qua, bất chấp sự giảm tốc của các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn như Walmart hay Target, NordStrom vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng 9,2% doanh số trong quý II/2015.

Doanh số của NordStrom đã tăng từ 9 tỷ USD lên 14 tỷ USD trong khoảng 2009-2014 và cổ phiếu của hãng đã tăng 120% chỉ trong 5 năm đồng thời được nhiều tổ chức tài chính như Deutsche Bank đánh giá cao.

Đặt khách hàng lên trên hết

Việc coi khách hàng là thượng đế vốn đã được nhiều công ty áp dụng trong chiến lược kinh doanh của mình nhưng hiếm có công ty nào thực hiện được tốt như NordStrom. Bằng chứng là công ty thường xuyên đứng trong top 3 thương hiệu được khách hàng hài lòng nhất theo khảo sát của Luxury Institute.

Tất cả các nhân viên của NordStrom đều biết một quy tắc được ghi trong sách hướng dẫn, đó là tự động đánh giá để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho hãng.

Theo đó, không có một quy tắc cứng nhắc nào được ghi trong sách hướng dẫn nhân viên của NordStrom, thay vào đó các nhân viên sẽ phải linh động đánh giá tình hình nhằm đảm bảo khách hàng nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

Ví dụ như NordStrom giao hàng một đôi giày 200 USD cho khách nhưng gói hàng bị bỏ lại dưới trời mưa ngoài cửa khiến chúng bị hỏng. Mặc dù lỗi không thuộc về NordStrom mà là công ty vận chuyển, nhưng hãng sẵn sàng giao một đôi giày mới cho khách trong vòng 45 phút nếu bị phàn nàn.

Một ví dụ khác là khi khách hàng đến một gian hàng thời trang của NordStrom để tìm một đôi giày, nhân viên sẽ mang ra khoảng 6 đôi tương tự để họ lựa chọn dù vị khách đó chỉ cần 1 đôi.

Thậm chí, một nguyên tắc nữa khá phổ biến tại NordStrom là chấp nhận bất cứ gói hàng trả lại nào của khách mà không được chất vấn và điều này khiến ngày càng nhiều người ưa thích mua sắm tại chuỗi bán lẻ này.

Rõ ràng, NordStrom đã có sự kết hợp vô cùng nhuần nhuyễn giữa tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng lẫn sự tự giác của nhân viên trong việc duy trì tiêu chuẩn đó. Để đạt được thành công đó, NordStrom không chỉ có sự khắt khe trong việc đào tạo nhân viên mà còn cả trong khâu tuyển dụng.

Theo đó, công ty chỉ tuyển dụng những nhân viên có tính cách nhẫn nại, tốt bụng, kiên trì và đủ sức chiều được những yêu cầu khó khăn từ phía khách hàng. Đây là điểm khá đặc biệt của một hãng trong ngành bán lẻ, vốn cần nhiều lao động phổ thông theo truyền thống.

Thêm vào đó, việc NordStrom trao quyền tự chủ cho nhân viên cũng là một yếu tố gia tăng năng suất cũng như giữ gìn chất lượng dịch vụ.

Thông thường, chính những quy tắc cứng nhắc về chất lượng của các thương hiệu lại là một trong những nguyên nhân giết chết sự trải nghiệm của khách hàng. Nhiều khách hàng cảm thấy phiền toái, khó chịu khi phải tuân theo những quy định chất lượng của nhãn hàng như chỉ có thể hoàn trả lại sản phẩm trong một số điều kiện nhất định, không có đúng size sản phẩm và phải chờ để lấy, không được nhận khuyến mãi vì phiếu giảm giá đã hết hạn…

Tuy nhiên, NordStrom đào tạo nhân viên theo những kịch bản cực kỳ phức tạp và khó đoán trước nhằm bắt họ linh động ứng biến để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thay vì bị động áp dụng những nguyên tắc cứng nhắc.

Cụ thể, NordStrom không chỉ dơn giản đưa những quy tắc cho các nhân viên và bắt họ học thuộc. Cái mà công ty muốn là những nhân viên của họ tự động suy nghĩ trên phương diện cảm thụ của khách hàng, qua đó tự động tiêu chuẩn hóa cách ứng xử để duy trì chất lượng.

Bài học nhớ đời

Trên thực tế, chính việc đặt khách hàng làm trung tâm đã giúp NordStrom tồn tại được đến ngày nay trước nhiều giông bão cũng như đối thủ trong ngành bán lẻ và hãng đã nhận được bài học đắt giá từ điều này.

Năm 1985, Bruce NordStrom và một số người trong dòng họ nghỉ hưu để trao quyền điều hành lại cho John Whiteare, một quản lý đã làm việc 20 năm cho hãng. Tuy nhiên, cách điều hành của Whitare đi chệch khỏi tiêu chí ban đầu của NordStrom khi xa rời nhân viên và hướng đến những kế hoạch viển vông không thực sự hiệu quả.

Hãng đã chi hàng chục triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo nhưng hiệu quả lại không đến đâu. Vào năm 2000, những người con của dòng họ NordStrom quay trở lại ban điều hành và bắt đầu cải tổ lại văn hóa làm việc của công ty.

Kể từ đây, việc kết nối với cấp dưới, trao cho nhân viên toàn quyền truy cập nhà kho cũng như cùng nhau thảo luận các ý tưởng đã được khôi phục ở NordStrom. Bằng cách này, chất lượng dịch vụ của hãng đã được khôi phục dần cũng như làm thay đổi cách vận hành truyền thống trước đây.

Hơn nữa, NordStrom cũng áp dụng các công nghệ hiện đại để nhân viên có thể truy cập nhà kho tại mọi điểm cũng như sử dụng bán lẻ đa kênh (OCR) để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Theo đó, khách hàng có thể ghi nhớ lại lịch sử mua đồ trên hệ thống và nhận mua sản phẩm tại bất cứ địa điểm nào của NordStrom. Họ cũng có thể kiểm tra kho sản phẩm xem đã còn hàng hay chưa, đặt hàng trước và tương tác với tất cả các chi nhánh của NordStom một cách dễ dàng qua điện thoại hoặc máy tính.

Ngoài ra, NordStrom cũng thiết kế các gian hàng sao cho phù hợp với người tiêu dùng nhất, đem lại những trải nghiệm mới cho khách hàng mà các trang thương mại điện tử không thể đem đến.

Trong khi nhiều chuỗi bán lẻ đang phải lao đao vì sự bùng nổ của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, NordStrom lại cho rằng đây là cơ hội tốt để họ có thể kết hợp bán lẻ truyền thống và hiện đại. Hãng NordStrom đang có tham vọng trở thành nhà bán lẻ đa kênh lớn nhất thế giới và với chất lượng dịch vụ tốt như hiện nay, điều này hoàn toàn có thể trở thành sự thật.

Nguồn: BrandsVietNam

Cách thu hút và chuyển đổi khách hàng

Cách thu hút và chuyển đổi khách hàng

Không phải mọi khách hàng nào ghé thăm trang web của bạn cung sẵn sàng mua sản phẩm của bạn ngay lập tức. Trong thực tế, cần phải thời gian để xây dựng lòng tin và chứng minh giá trị của bạn.

Sau khi bạn đã thực hiện điều này, bạn có thể đã có một vài khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn.Tuy nhiên, có một chiến lược làm tăng tốc độ phát triển rất hiệu quả. bạn có thể sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và tìm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn mỗi ngày. Một trong những cách tốt nhất là tạo ra một lead magnet (tạm dịch – Nam châm thu hút khách hàng).

Tóm tắt đơn giản thì nó có nghĩa là như vầy, một lead magnet là một lời mời hấp dẫn hứa hẹn một lợi ích vật chất cho nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Nói cách khác, khi bạn sử dụng lead magnet, bạn dụ dỗ khách hàng của mình cho bạn thông tin của họ để đổi lấy những lợi ích mà bạn cung cấp.

Đặc điểm của một lead magnet

Lead magnet tồn tại để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của bạn. Bí quyết để có một tỉ lệ chuyển đổi cao khi sử dụng một lead magnet là “gãi đúng chỗ ngứa” mà không làm họ tiêu tốn một đồng nào cả. Đó là lý do tại sao các quy tắc tổng quát sẽ không được áp dụng ở đây.

Để tạo ra lead magnet của bạn, bạn phải chú ý đến hai yếu tố quan trọng:

  • Tính cách của khách hàng
  • Những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn kinh doanh

Biết tính cách khách hàng của bạn sẽ giúp bạn chỉnh sửa thông điệp của bạn phù hợp hơn với họ. Mặt khác, tiến hành nghiên cứu toàn diện đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn biết được khách hàng quan tâm điều gì và bạn có thể nhắm đến khách hàng của đổi thủ một cách dễ dàng

Các lead magnet tốt nhất

Tùy thuộc vào ngành của bạn hoặc bản chất của kinh doanh của bạn, lead magnet đa dạng sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng. Lead magnet của bạn cần phải bắt mắt, hấp dẫn và tất nhiên là phải có lợi. Nhưng bạn không nên cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Dù sao thì, lead magnet của bạn tồn tại chỉ để giúp bạn chuyển đổi các khách truy cập thành khách hàng tiềm năng mà thôi.

Các cuộc khảo sát với vỏ bọc là một trò chơi cũng là một cách tiếp cận không tồi. Nó khuyến khích khách hàng truy cập trang web để kiểm tra kiến thức, thái độ, tính cách hay thậm chí IQ của họ. Cấu trúc này cho phép bạn có được thông tin liên lạc của họ trong khi họ đang thích thú chơi game.

Nếu cảm thấy khách hàng của bạn đang tìm kiếm những tri thức, dữ liệu và thông tin sâu hơn, hãy cung cấp nó một cách miễn phí. Tùy thuộc vào ngành của bạn mà một báo cáo hữu ích nhưng không đây đủ sẽ có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Nếu bạn có đầu tư vào báo cáo, lưu nó dưới định dạng PDF và cho phép khách hàng tải miễn phí. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho khách truy cập, làm cho tài liệu của bạn hấp dẫn hơn. Sự chu đáo của bạn có thể làm cho họ không ngại ngần mà lựa chọn tham gia vào trang web của bạn.

Công ty phần mềm đã có thành công lớn với việc phát hành phần mềm miễn phí. Ai cũng thích cảm giác nhận được đồ miễn phí cả, và việc cung cấp các phần mềm dùng thử hoặc bản cắt giảm có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Chỉ đơn giản là yêu cầu khách truy cập của bạn đăng ký tham gia trước khi tải về các sản phẩm miễn phí của bạn.

Video hướng dẫn cũng có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn lên gấp 5 lần. Một số công nghệ cho phép bạn quay lại màn hình của bạn, khiến cho việc tạo ra một video hướng dẫn chi tiết trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các bài hường dẫn là cách để có được sự chú ý của khách hàng và giúp họ hiểu thêm được quá trình bạn taọ ra sản phẩm hoặc việc sử dụng sản phẩm của bạn đơn giản đến mức nào .

Webinar (Hội thảo trực tuyến), cũng mang lại hiệu quả cao và hiện đang khá phổ biến. Thường xuyên tổ chức hội thảo là một cách tuyệt vời để khuyến khích khách truy cập của bạn để tìm hiểu thêm về công ty, sản phẩm/dịch vụ của bạn và thậm chí cả văn hóa doanh nghiệp của bạn. Bí quyết để thành công của webinar là để tránh làm nó hoàn toàn giống như một màn quảng cáo. Trong thực tế, bạn phải cung cấp các lợi ích trước khi yêu cầu sự cam kết của khách hàng.

Thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến có thể đạt được các kết quả cao nếu sử dụng các voucher giảm giá – nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa. Chỉ có duy nhất một vấn đề. Nếu bạn tiếp tục cung cấp việc giảm giá liên tục ngày này qua tháng nọ, bạn sẽ thực sự mất đi khách hàng của mình khi họ nhận ra giá quảng cáo của bạn là giá thực tế. Người tiêu dùng ngày nay rất dày dạn kinh nghiệm để ứng phó với những âm mưu bán hàng như “chỉ một lần duy nhất”.

Tối ưu hóa tiêu đề

Bạn chỉ có tối đa là vài giây để thu hút sự chú ý, do đó, không có gì ngạc nhiên khi tiêu đề của bạn là yếu tố quan trọng nhất.

Một khi bạn đã quyết định sử dung loại lead magnet nào thì đây là thời gian để tập trung vào việc tối ưu hóa nó để tăng tỉ lệ chuyển đổi. Bạn chỉ có tối đa là vài giây để thu hút sự chú ý, do đó, không có gì ngạc nhiên khi tiêu đề của bạn là yếu tố quan trọng nhất.

Tiêu đề phải giống như là đang trực tiếp đối thoại trực tiếp với khách hàng của bạn. Đôi mắt của họ luôn tìm kiếm những những lời kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn . Họ sẽ càng dễ dàng tham gia đăng ký nêu bạn có đủ các yếu tố sau:

  • Cụ thể. Cung cấp một lợi ích cụ thể để khách hàng có thể nhận thức một cách nhanh chóng
  • Chỉ hứa hẹn một điều. Người truy cập đang tìm kiếm lợi ích. Và việc của bạn là đảm bảo rằng lời hứa hẹn đó phải thật rõ ràng và cụ thể.
  • Đừng hà tiện. Mặc dù bạn không thiết lập một giá trị tiền tệ nào cho lead magnet của bạn thì nó cũng không nên trông như rẻ tiền. Bạn nên dành thời gian và nỗ lực để nó nhìn tự tế một chút.
  • Cung cấp những giá trị. Nếu bạn chỉ ho họ thấy vẻ bề ngoài bắt măt thì có thể bạn vẫn có được thông tin của khách hàng. Nhưng nếu bạn không giữ được lời hứa thì tỉ lệ rời bỏ sẽ rất là cao đấy. Bạn sẽ đánh mất tất cả khách hàng tiềm năng mà bạn đã cực khổ kiếm đươc. Hay tệ hơn là bạn sẽ tổn hại đến uy tín của mình và sẽ có rất ít người theo dõi bạn trong tương lai.

Nguồn: BrandsVietNam