Blog

Blog. trang tin tổng hợp tin hot, sự kiện nóng, xu hướng về internet marketing trong 24 giờ

Bạn đã hiểu đúng về Customer Insight?

Bạn đã hiểu đúng về Customer Insight?

Sự thật ngầm hiểu (Insight) trong tiếng Hy Lạp cổ còn có nghĩa là Epiphany. Từ này để chỉ sự xuất hiện của chúa Jesu đối với các tín đồ theo đạo Thiên chúa giáo. Đó là sự xuất hiện thiêng liêng, được mong chờ và không phải ai cũng có may mắn được nhìn thấy.

Insight giống như “chỗ ngứa” trên cơ thể. Tìm insight giống như gãi ngứa. Khi đã gãi đúng, chỉ cần nhè nhẹ nhè nhẹ thôi là đủ để khách phê. Ngược lại, sai insight thì cũng như nước trôi lông vịt. Trừ khi có tiền tấn để tạo ra lối mòn nhận thức, việc đấm cấu véo thô bạo chỉ làm cho khách hàng khó chịu thêm.

Insight (sự thật ngầm hiểu) không phải là data (dữ liệu), không phải information (thông tin), không phải common sense (sự thật hiển nhiên). Bản thân tên gọi “sự thật ngầm hiểu” đã phản ánh bản chất của khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn này rồi. Một nửa Insight là “sự thật”. Nó là suy nghĩ là cảm nhận là mong muốn đang diễn ra trong suy nghĩ của khách hàng. Nửa còn lại của insight là “ngầm hiểu”. Nó là những gì đằng sau những câu cảm thán, những cái gật đầu hay lắc đầu của khách hàng. Doanh nghiệp phải decode (giải mã) nó. Vấn đề là doanh nghiệp cần có những người được huấn luyện để giải mã. Ông David Ogilvy ví von rằng thiếu sự thấu hiểu khách hàng giống như trong quân sự một vị tướng dẫn quân ra trận nhưng không biết phải đánh nhau với ai.

Chúng ta cùng phân tích những ví dụ khá điển hình về sức mạnh to lớn khi thương hiệu phát hiện và tối ưu hoá được sự thật ngầm hiểu trong hoạt động truyền thông thương hiệu của họ.

Với sứ mệnh mang đến niềm vui và nguồn dinh dưỡng lành cho mọi gia đình, Fami đã từng bước phát triển, trở thành người dẫn đầu thị trường sữa đậu nành cũng như chiếm trọn trái tim của nhiều gia đình Việt trong một vài năm gần đây. Là một sản phẩm dành cho cả gia đình với phân khúc khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ cho đến người lớn tuổi, Fami đã tìm và khai thác được một sự thật ngầm hiểu đắt giá, phù hợp với mọi đối tượng trong nhóm khách hàng mục tiêu.

“Gia đình” luôn là điều mà mỗi con người luôn mang trong tim với một ý nghĩa đặc biệt của riêng mình. Nó gắn với những câu chuyện và kỉ niệm sâu sắc dễ chạm đến trái tim con người. Tuy vậy, những lời yêu thương lại không dễ nói ra, do ngại ngùng hoặc do cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không có thời gian lắng lại để nghĩ về những giá trị thiêng liêng đó.

Khai thác sự thật ngầm hiểu này, Fami đã kích hoạt chiến dịch “Nhà là nơi”, nhằm khuyến khích mọi người chia sẻ suy nghĩ của mình về mái ấm. Qua đó, Fami củng cố định vị về một thương hiệu dành cho gia đình, luôn trân trọng và nâng niu những giá trị truyền thống, nhất là trong cuộc sống hiện đại.

Nhà là nơi

Chiến dịch “Nhà là nơi…” – Fami.

Chiến dịch 360 độ với ý tưởng lớn “Nhà là nơi” đã được triển khai trên mọi phương tiện truyền thông từ TVC, báo chí đến mạng xã hội và website, thu hút được sự chú ý và tương tác với hơn 22.000 định nghĩa “Nhà là nơi” và hơn 3 triệu lượt xem MV. Bên cạnh đó, Ngày gia đình Việt Nam 28.06 cũng trở thành một dịp đặc biệt được thương hiệu sử dụng để chắp cánh cho ý tưởng này.

Một ví dụ khác về sự thay đổi và tác động rất lớn khi thương hiệu “bấm huyệt” được insight sâu thẳm trong suy nghĩ của người tiêu dùng là thương hiệu kẹo Snickers.

Đứng trước thách thức về việc thương hiệu không có một liên tưởng cụ thể trong tâm trí khách hàng, Snickers sử dụng chiến lược gắn hình ảnh thương hiệu với một dịp hay một khoảng thời gian nhất định, qua đó nhắc nhở khách hàng về lý do và thời điểm họ nên thưởng thức Snickers.

Từ sự quan sát và nghiên cứu tâm lý đối tượng khách hàng mục tiêu, Snickers phát hiện ra rằng mỗi chúng ta, dù ít hay nhiều, cũng đều trải qua những lúc cư xử không thực sự là chính mình. Khi đó, hành động của chúng ta không chịu điều khiển bởi tâm trí mà bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực như cáu giận hay bực bội. Và khi đói bụng, con người rất dễ rơi vào những trạng thái cảm xúc đó.

Snickers

“You are not you when you’re hungry” – Snickers.

Dựa vào sự thật ngầm hiểu này, Snickers đã sử dụng khoảnh khắc “không-là-chính-mình” để xây dựng liên tưởng thương hiệu. Sau 12 tuần tung ra chiến dịch “You are not you when you’re hungry”, số lượng Snickers bán ra đã vượt 705,000 thanh so với năm trước và doanh số của một vài kênh bán hàng đã tăng trưởng hai chữ số.

Gia đình của Fami và khoảnh khắc “không là chính mình” Snickers chính là những “chỗ ngứa” mà các thương hiệu này đã khôn ngoan “gãi” nhẹ vào. Kết luận này ảnh hưởng vô cùng lớn đến series các hành động tiếp theo trong công tác xây dựng thương hiệu và marketing. Chỉ một kết luận này thôi nhưng là kết quả của rất nhiều kiến thức, kỹ năng và nhạy cảm làm nghề của những kẻ làm nghề săn tìm “Sự thật ngầm hiểu”. Khi chứng kiến những câu chuyện thực tế như thế này và nhiều câu chuyện tương tự khác, tôi tự hỏi doanh nghiệp sẽ làm những gì và đi đến đâu nếu họ có kết luận chưa chuẩn về sự ngầm hiểu khách hàng thực sự có.

Vì thực tế đã chứng minh rằng nhiều thương hiệu đã lầm đường lạc lối chỉ vì một kết luận sai về customer insight.

Nguồn: BrandDance

Truyền thông bóp méo: Mối nguy hại khôn lường

Truyền thông bóp méo: Mối nguy hại khôn lường

Người tiêu dùng Việt Nam chắc không xa lạ gì với những câu chuyện nước mắm thời gian gần đây, nhưng trên thực tế những trường hợp về truyền thông bóp méo sự thật đã và đang diễn ra vô cùng phổ biến trên thế giới.

New Balance

Thương hiệu giày New Balance của Reebok đã gặp phải một phen khốn đốn sau cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Câu chuyện nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là sự thật.

Mọi chuyện bắt đầu khi phòng truyền thông của New Balance đăng dòng viết “Tổng thống Barack Obama không nghe thấy tiếng nói của chúng tôi. Thành thật mà nói, chúng tôi cảm thấy Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới là người đang đi đúng hướng” trên trang mạng xã hội của hãng.

Mặc dù người phát ngôn của New Balance đã giải thích rằng câu trên chỉ mang tính chất ủng hộ quan điểm chống hiệp định thương mại TPP của tỷ phú Trump nhưng giới truyền thông và mạng xã hội lại cho rằng hãng giày này có quan điểm bài ngoại.

Kết quả là vào ngày 17/11 vừa qua, mạng xã hội Twitter tràn ngập những hình ảnh người tiêu dùng đốt, ném, phá hủy các sản phẩm New Balance với mục địch biểu tình chống chủ nghĩa bài ngoại.

Cũng vào ngày 17/11, những thông tin, bình luận tiêu cực về New Balance tràn ngập truyền thông và các mạng xã hội. Tỷ lệ bình luận tiêu cực về hãng chiếm tới 78%, mức tăng 75% so với trước đó. Trong khi đó, số chủ đề bình luận về New Balance cũng tăng 100% và phá kỷ lục từ đầu năm đến nay về tốc độ lan truyền hình ảnh của hãng trên truyền thông.

Tuy nhiên, có lẽ công ty chủ quản của New Balance là Reebok không mấy vui khi thương hiệu của hãng bị lan truyền theo kiểu này. Vì vậy, hãng đã có chiến lược khá thông minh là gửi tặng giày miễn phí cho tất cả những người đã đốt phá sản phẩm họ mua của hãng để biểu tình.

Chiến lược kiểm soát thiệt hại hiệu quả này của Reebok không chỉ làm giảm cơn giận dữ của người tiêu dùng mà còn khiến mọi người bàn tán nhiều hơn về thương hiệu New Balance.

Pepsi

Trong khi New Balance gặp rắc rối với dòng viết của họ trên mạng xã hội thì trường hợp của Pepsi lại khó giải quyết hơn.

Mọi chuyện bắt đầu khi nhiều nguồn tin cho biết CEO Indra Nooyi của hãng đã bảo rằng công ty không muốn làm ăn với những người ủng hộ tỷ phú Trump.

Mặc dù Pepsi đã giải thích rằng CEO Nooyi chỉ muốn đảm bảo sự đoàn kết trong công ty giữa 2 nhóm người ủng hộ bà Hillary Clinton và ông Trump cũng như không có ý định chỉ trích gì, nhưng truyền thông và mạng xã hội lại hiểu hoàn toàn khác.

Ngay lập tức, những bình luận và quan điểm tích cực về Pepsi đã giảm từ 72% trên mạng xuống chỉ còn 4,5% và lượng bài viết nhận định liên quan đến hãng tăng đột biến 50% chỉ qua 1 đêm.

Rõ ràng, sự nguy hại của truyền thông bóp méo có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của cả 1 thương hiệu hay công ty. Nếu đây chỉ là hiểu nhầm đơn thuần thì chuyện sẽ dễ nói, nhưng nếu tình trạng này bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh thì đây quả là điều tai hại.

Trước tình hình này, Facebook đã buộc phải có chính sách nhằm hạn chế những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, qua đó giảm thiểu sự nhận thức sai lệch của người dùng hiện nay.

“Tôi cho rằng quan điểm những thông tin giả, sai sự thật trên Facebook, dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ tổng lượng thông tin cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử bằng cách nào đó là một nhận định quá điên rồ”, CEO Mark Zuckerberg đã phải bào chữa cho việc mạng xã hội tham gia quá nhiều vào cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm nay.

Nguồn: Thời đại

5 xu hướng tiếp thị cần quan tâm 2017

5 xu hướng tiếp thị cần quan tâm 2017

Cùng với các công nghệ mới gồm các thiết bị di động, truyền thông xã hội liên tục vượt xa kỳ vọng của người dùng và tự cạnh tranh để mang lại nhiều tính năng hơn.

Dưới đây là những lưu ý khi xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung và SEO năm 2017.

1. Snap mở ra những cơ hội mới

Snapchat (hay còn gọi là Snap) đã biến đổi kỳ vọng của người dùng và các xu hướng chính trong tiếp thị mạng xã hội, đem lại cái nhìn tập trung vào khoảnh khắc nhiều hơn, tạo điều kiện phát triển các ứng dụng di động tập trung hơn và đặc biệt là đưa “video dọc” thành xu hướng mới.

Đa phần người dùng ít khi xoay điện thoại khi quay video. Snapchat chính là mạng xã hội đầu tiên cung cấp tính năng quay và xem video theo chiều dọc.

Snap vừa giới thiệu kính thực tế ảo, giúp người dùng trải nghiệm những thông tin trực quan từ góc nhìn thứ nhất và đó là cơ hội tiếp thị khổng lồ trong năm 2017.

2. “Lan tỏa” – mong muốn mới của người dùng

Người dùng dần yêu cầu các phương tiện truyền thông xã hội phải đóng vai trò dẫn dắt những trải nghiệm mang tính lan tỏa hơn.

Giờ đây, việc chỉ đăng các trạng thái cảm xúc về một sự kiện nào đó là chưa đủ, bạn cần cho mọi người thấy sự kiện đó thực sự diễn ra như thế nào. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với những công cụ như video trực tiếp, hình ảnh và video 360 độ, thậm chí là những bài đăng thời gian thực.

3. Xuất hiện lĩnh vực truyền thông mới

Trước đây, truyền thông mạng xã hội tồn tại như một phương thức để các cá nhân giao tiếp trực tuyến. Khi các thương hiệu phát triển, nó cũng trở thành cầu nối để giao tiếp và quảng cáo tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông xã hội đang phát triển theo hướng truyền tải thông tin một cách mới mẻ. Một số nền tảng cung cấp dịch vụ khách hàng, tăng tầm quan trọng và tính tương tác trong việc trao đổi giữa thương hiệu và người dùng.

4. Quảng cáo sẽ trở lại thời kỳ “Phục Hưng”

Mức độ hiển thị các kết quả tìm kiếm tự nhiên ngày càng suy giảm, nhưng vẫn có tác dụng khiến các doanh nghiệp phải mua quảng cáo.

Cạnh tranh và áp lực thu hút hoặc duy trì lợi ích cũng buộc các nền tảng mạng xã hội phải lựa chọn các quảng cáo khéo léo và sáng tạo hơn. Khi những yếu tố này kết hợp, quảng cáo trên mạng xã hội sẽ hồi sinh vào năm 2017.

5. Cảm hứng và sáng tạo sẽ trở thành xu thế

Các bài viết thực tế rất được người dùng chú ý, nhưng những bài giàu cảm xúc vẫn được lan tỏa nhiều hơn. Tuy nhiên, những bài viết truyền cảm hứng và sáng tạo mới là đối thủ nặng ký, hứa hẹn thành công trên các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này thúc đẩy việc sàng lọc, loại bỏ những quảng cáo không mấy ấn tượng, đem đến cho người dùng những giá trị thật sự.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Dữ liệu vị trí – “của để dành” của quảng cáo số

Dữ liệu vị trí – “của để dành” của quảng cáo số

Một trong những giải pháp công nghệ được ngành tiếp thị quảng cáo khai thác một cách hữu hiệu trong hoạt động của mình chính là công nghệ định vị vị trí của người sử dụng theo thời gian thực thông qua thiết bị di động.

Một cuộc nghiên cứu của IAB (Interactive Advertising Bureau) tiết lộ rằng 66% số nhà tiếp thị xem hoạt động tiếp thị dựa trên vị trí địa lý (location-based advertising) là tính năng hấp dẫn của nền tảng di động trong năm nay. Nhờ vào tính năng này, khả năng truyền tải thông điệp đến “đúng đối tượng, trong đúng bối cảnh, tại đúng thời điểm” không còn là giấc mơ xa vời với các doanh nghiệp lẫn công ty quảng cáo.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè, bởi bên cạnh tính hấp dẫn không thể chối từ, còn có những điểm hạn chế nơi công nghệ định vị. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn cân nhắc trước khi áp dụng vào các chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp nhất có thể. Theo đó, để thành công, các doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch tiếp thị cần lựa chọn dịch vụ định vị chính xác nhất, kết hợp với việc nghiên cứu thói quen của người tiêu dùng dựa trên dữ liệu vị trí (location data) của họ, sau đó tạo nên những mẫu quảng cáo được cá nhân hóa với mức độ tương tác cao, và cuối cùng luôn phải tỉnh táo cũng như sẵn sàng ứng phó trước mọi chiêu thức gian lận trên thị trường cung cấp dịch vụ định vị.

Lựa chọn công nghệ định vị phù hợp

Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là thành phần cơ bản của tất cả các thiết bị thông minh (smartphone). Công nghệ này sử dụng tín hiệu từ các vệ tinh nhân tạo để xác định tọa độ của một điểm trên mặt đất. Trong cùng một thời điểm, hệ thống phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh mới có thể tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) cũng như theo dõi được sự chuyển động của người sử dụng thiết bị.

Được sử dụng trên toàn thế giới, công nghệ GPS là phương pháp hữu hiệu để định vị các tọa độ ngoài trời. Tuy nhiên, với những không gian trong nhà, mức độ chính xác của quá trình theo dấu dường như không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ví dụ như GPS không thể cho biết liệu một người sử dụng thiết bị di động có vừa mới bước vào một chi nhánh hoặc cửa hàng nào đó của công ty hay không.

Để bổ khuyết, bên cạnh tín hiệu GPS người ta còn có thể theo dấu người sử dụng dựa trên địa chỉ IP của thiết bị di động bất cứ khi nào họ kết nối với mạng Internet. Và như vậy doanh nghiệp có thể theo dấu vị trí khi người sử dụng tham gia vào mạng lưới Wi-Fi tại một không gian trong nhà cụ thể. Đây là cơ hội làm ăn dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Wi-Fi bởi họ sở hữu nguồn dữ liệu chính chủ có giá trị về vị trí của người sử dụng cũng như những thông tin nhận dạng thiết bị liên quan – một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời trong sân chơi tiếp thị dựa trên vị trí địa lý.

Wi-Fi là phương pháp tốt để theo dấu người sử dụng khi họ bước vào một không gian trong nhà – như văn phòng, trung tâm thương mại, quán bar hay quán cà phê… – và kết nối với hệ thống mạng không dây tại đây. Tuy vậy, việc áp dụng nó không hoàn toàn suôn sẻ bởi quyền chủ động thuộc về người sử dụng khi họ quyết định có truy cập hệ thống Wi-Fi này hay không.

Nhưng nhìn chung nếu người ta biết kết hợp hai công nghệ theo dấu Wi-Fi và GPS đúng cách, chúng có thể mang lại những kết quả định vị theo thời gian thực với độ chính xác cao, đồng thời nhà quảng cáo và doanh nghiệp còn xác định được hành vi của người sử dụng – ví dụ như họ đã ở một địa điểm cụ thể trong khoảng thời gian bao lâu dựa trên thời gian họ truy cập Wi-Fi.

Ngoài ra, thị trường còn có giao thức NFC (công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn – Near-Field Communications) và Beacon (bộ cảm biến không dây giúp thu nhận dữ liệu Bluetooth và định vị trên điện thoại di động) – hai trong số các phát kiến thú vị giúp theo dấu vị trí người sử dụng ở một không gian hẹp hơn nhưng cho độ chính xác cao hơn.

Vì còn khá mới mẻ nên cũng còn quá sớm để kết luận khả năng phát triển và mức độ ảnh hưởng của hai công nghệ kể trên đến hoạt động quảng cáo và tiếp thị trong tương lai. Hiện cả hai đều cho thấy khả năng định vị với độ chính xác khá cao nhưng lại đòi hỏi người sử dụng phải cài đặt tính năng hỗ trợ tương ứng trên thiết bị di động. Thêm nữa, công nghệ Beacon chỉ khả thi trong một phạm vi nhất định nơi mạng lưới các điểm thu – phát tín hiệu được thiết lập. Do vậy, việc triển khai trên diện rộng sẽ rất tốn kém với nhiều công ty.

Ngoài ra, giới hạn trong không gian địa lý (khoảng cách giữa hệ thống NFC, iBeacon và thiết bị phải đủ gần để thu – phát sóng) cũng khiến cho công nghệ này không phù hợp với những không gian rộng lớn ngoài trời. Chúng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với các hệ thống Wi-Fi trong nhà để định vị và nhắm đến phân khúc người sử dụng mua sắm ngay tại cửa hàng thực.

Trên tất cả, sự thách thức lớn nhất đối với hoạt động tiếp thị dựa trên vị trí là việc người sử dụng có thể vô hiệu hóa dịch vụ định vị hoặc đơn giản hơn – không mang theo thiết bị di động bên mình. Do đó, công nghệ không phải lúc nào cũng khả dụng trong việc theo dấu người sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

Phác họa người sử dụng

Ngoài lợi ích lớn nhất là xác định vị trí của người sử dụng mục tiêu tại một thời điểm cụ thể, các dữ liệu địa lý còn làm được nhiều hơn thế. Doanh nghiệp có thể dành nhiều thời gian hơn với các phân lớp dữ liệu họ có để xây dựng nên bức tranh hoàn chỉnh về thói quen hằng ngày hay hằng tuần của một người sử dụng cụ thể.

Lấy ví dụ về chuỗi nhà hàng Nandos: họ có thể biết rõ khi nào một thực khách có mặt xung quanh khu vực nhà hàng của mình, tần suất xuất hiện bao nhiêu lần và vào thời điểm nào trong ngày. Đây thực sự là điều hiểu biết có giá trị để nhà quảng cáo xây dựng nên một bức tranh hoạt động thường nhật của người này và từ đó tùy chỉnh phương thức giao tiếp tương ứng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Chẳng hạn, với việc theo dấu vị trí và biết được một người thường hay đi qua những tuyến phố gần khu vực có nhà hàng của Nandos mỗi buổi sáng và buổi chiều muộn trong tuần, doanh nghiệp này phỏng đoán rằng người này làm việc đâu đó gần đây. Như vậy sẽ là không hợp lý nếu Nandos gửi cho họ một phiếu giảm giá hoặc chiết khấu khi ăn tại nhà hàng trong khu vực vào ngày cuối tuần.

Có quy trình xác minh dữ liệu

Kiểm tra quá trình luôn là điều cần thiết, đặc biệt khi dựa trên dữ liệu vị trí của người sử dụng. Cụ thể, bên cạnh việc thường xuyên xác minh xem những đối tượng được theo dấu có phù hợp với mục tiêu của chiến dịch hay không, doanh nghiệp còn phải quan tâm xem liệu công nghệ định vị có cung cấp thông tin chính xác hay không để tránh rơi vào trường hợp như tọa độ tham chiếu không hợp lệ, không chính xác hoặc nằm ngoài khu vực có khả năng tiếp cận… Một số nhà cung cấp dịch vụ có thể làm giả vị trí của người sử dụng để trục lợi, do đó doanh nghiệp phải thực sự thận trọng với các thông tin này.

Những điều thỏa thuận về tiêu chuẩn hiển thị thông tin là khá quan trọng. Ví dụ, tọa độ địa lý của Tháp Rùa ở Hà Nội là 21 độ 1 phút 40,07 giây vĩ Bắc; 105 độ 51 phút 8,15 giây kinh Đông thường được viết theo quy ước quốc tế dưới dạng thập phân là 21,02779N; 105,85226E. Nhiều cơ sở dữ liệu đều sử dụng chuẩn quốc tế này, nên doanh nghiệp cần yêu cầu rõ các thông số cần chính xác đến bao nhiêu chữ số đằng sau dấu thập phân từ các nhà cung cấp. Thông thường phải có ít nhất năm chữ số sau dấu thập phân mới đạt tiêu chuẩn vì lúc đó vị trí của người sử dụng được khoanh vùng chính xác trong bán kính 1m. Dưới mức này, độ chính xác giảm đi đáng kể và thông tin định vị không còn phù hợp cho hoạt động theo dấu vị trí theo thời gian thực (real-time geomarketing). Ví dụ khi chỉ còn ba chữ số sau dấu thập phân, phạm vi định vị người sử dụng mở rộng trên bán kính 100m và độ chính xác giảm đi đáng kể.

Khi làm việc với hàng tỉ thông tin về người sử dụng, có thể sẽ có một số lượng nhất định các tọa độ không đáp ứng được yêu cầu mà doanh nghiệp rất khó để phát hiện. Chính vì vậy các nền tảng xác minh mang tính độc lập sẽ giúp nhận dạng và lọc bỏ khỏi cơ sở dữ liệu bất cứ thông tin vị trí nào được xem là gian lận hoặc không hợp lệ bằng nhiều phương pháp. Ví dụ, nếu tọa độ một người sử dụng được định vị nằm giữa Thái Bình Dương, gần như chắc chắn nhà cung cấp dịch vụ đã sử dụng thủ thuật tự tạo vị trí giả và qua đó vô tình bị phát hiện khi hệ thống xác minh dữ liệu kiểm tra tới.

Sau khi chọn lựa công nghệ định vị phù hợp, doanh nghiệp tiến hành phân tích dữ liệu để nắm chắc hơn hoạt động của người sử dụng, xác minh và lọc bỏ những thông tin không hợp lệ. Và bước cuối cùng, đó là vận dụng kiến thức và sự hiểu biết từ dữ liệu nói trên để tạo nên những mẫu quảng cáo có tính sáng tạo, được cá nhân hóa tương ứng với từng cá nhân, có tính tương tác cao, và cuối cùng thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm dịch vụ, hàng hóa. Khả năng này hoàn toàn nằm trong tầm tay một khi dữ liệu vị trí được vận dụng đúng cách. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhận thức được rằng luôn luôn có sự trao đổi giá trị giữa thương hiệu và người tiêu dùng – trong đó người tiêu dùng chỉ chấp nhận mẫu quảng cáo khi nó được cá nhân hóa cho riêng họ dựa trên từng bối cảnh cụ thể.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nghệ thuật 'chơi đùa' truyền thông của Donald Trump

Nghệ thuật ‘chơi đùa’ truyền thông của Donald Trump

Donald Trump liên tục gây sự chú ý để luôn giữ độ “phủ sóng” trên truyền thông và thậm chí còn chơi khăm họ.

Trong khoảng thời gian chỉ 24 giờ vào tuần này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tạo ra những cơn lốc xoáy cho thấy trước những điều kịch tính mà ông có khả năng mang tới Nhà Trắng.

Ông Trump đã triệu tập hai chục nhà điều hành truyền hình và người dẫn chương trình tin tức đến văn phòng vào ngày 21/11 để trách móc họ là không trung thực. Ông gợi ý chính phủ Anh bổ nhiệm thủ lĩnh Brexit (phong trào đưa Anh rời khỏi EU) Nigel Farage làm đại sứ tại Mỹ. Ông bỏ lời đe dọa truy tố đối thủ Dân chủ Hillary Clinton mặc dù “nhốt bà ta vào tù” từng là một trong những khẩu hiệu vang lên nhiều nhất tại chiến dịch tranh cử của ông.

Sau đó, ngày 22/11, ông Trump có cuộc gặp với New York Times, tờ báo ông từng nhạo báng là “ngày càng lụi tàn”. Thời gian cuộc gặp liên tục bị thay đổi. Trong cuộc gặp, ông dịu giọng về biến đổi khí hậu, bỏ ngỏ ý tưởng rằng con rể mình có thể làm trung gian hòa bình ở Trung Đông, đưa ra nghi ngờ mới về hiệu quả của việc tra tấn nghi phạm khủng bố, chỉ trích đảng viên Cộng hòa từng nghi ngờ ông và vẫn không nói rõ bằng cách nào hay liệu ông có tách mình khỏi đế chế kinh doanh toàn cầu để tránh xung đột lợi ích hay không.

Donald Trump chào đám đông tập trung ở sảnh tòa nhà của New York Times ngày 22/11. Ảnh: Reuters.

Chào mừng đến với thế giới của Trump, một bộ phim kịch tính không có hồi kết, trong đó diễn viên đi từ tranh cãi này đến tranh cãi khác với một loạt bài đăng trên Twitter và những bình luận bột phát với giới truyền thông, Philip Rucker, nhà bình luận của Washington Post, viết.

Điều này có thể trở thành điều thường ngày ở Washington khi tỷ phú dọn vào Nhà Trắng. “Ông ấy giống như nhân vật trong tiểu thuyết”, Sam Nunberg, một cựu cố vấn của ông Trump nói. “Người Mỹ chưa từng có một ông trùm – một doanh nhân thành công, nổi tiếng, hiểu rõ báo lá cải và truyền thông và kiếm lợi ích từ họ”, Nunberg nói.

Sean Wilentz, một nhà sử học về tổng thống tại Đại học Princeton, nói rằng “sự náo động như chương trình thực tế” mà ông Trump mang đến là nổi bật và chưa có tiền lệ. “Chưa hề có tổng thống đắc cử chứ đừng nói đến tổng thống lại mang đến nhiều sự kịch tính như ông Trump”, ông nói. “5 cuộc khủng hoảng trong một ngày – và còn nhiều đợt sóng khác sắp tới”.

Qua hơn 4 thập kỷ trên thương trường, ông Trump là người phá vỡ quy tắc khó thể đoán trước và có phần ranh mãnh. Ông thích kể lại việc mình từng là cậu học trò hư, việc ông thuyết phục được các ngân hàng giữ quyền kiểm soát của ông với đế chế casino ngay cả sau khi công ty hứng chịu một loạt vụ phá sản.

“Cứ được truyền thông chú ý là tốt”, luật sư Roy Cohn, người từng cố vấn cho ông Trump, đã nói. Ông Trump khắc sâu lời khuyên đó, cung cấp cho phóng viên một nguồn tin tức ổn định những câu chuyện về cuộc sống “dân chơi”, phong cách kinh doanh nổi loạn, lập trường gây tranh cãi và các thị phi khác. Năm 1990, khi các báo lá cải liên tục đưa tin về cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ của ông Trump, tỷ phú nói rằng: “Buổi biểu diễn là của Trump và ở đâu cũng cháy vé”.

Ông Trump đã được quảng cáo miễn phí, với tần suất xuất hiện trên truyền thông có giá trị tương đương 5,2 tỷ USD.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump dường như không quá khó chịu hay lúng túng khi bị báo chí “bóc mẽ” rằng ông đưa ra các quan điểm mâu thuẫn với chính mình về các vấn đề như phá thai hay chiến tranh Iraq. “Ai quan tâm đến điều tôi nói 10 năm trước đây?”, ông hỏi trong một cuộc phỏng vấn tháng 6 với Washington Post. “Chẳng ai, ngoại trừ các anh”, tỷ phú nói.

Ông Trump đã giải thích rằng khi ông nói chuyện với đám đông tại các cuộc vận động, ông thường không nhìn xuống phía khán giả mà nhìn vào các máy quay truyền hình, kiểm tra xem đèn đỏ trên các máy quay có sáng không, tức là lời nói của ông có được phát sóng trên truyền hình hay không.

“Tôi sẽ nói điều gì đó mới để giữ cho đèn đỏ đó sáng mãi”, ông Trump nói – và nếu điều đó mâu thuẫn với những gì ông đã nói hàng năm hoặc thậm chí vài tuần trước, điều đó cũng không quan trọng bằng việc giữ cho đèn đỏ không tắt, Rucker nhận xét.

Chơi khăm

Ben Smith, tổng biên tập của BuzzFeed, hồi đầu năm chỉ ra rằng tài khoản Twitter của ông Trump không chỉ như một cái loa lớn truyền trực tiếp tiếng nói của ông đến người theo dõi (tỷ phú có 13 triệu người theo dõi trên Twitter vào ngày bầu cử), mà nó cũng là nguồn cung cấp kịch bản cho các bản tin trên truyền hình. Ông Trump sẽ tweet những lời công kích mới vào sáng sớm, và ngay vào đầu giờ làm việc, biên tập viên sẽ biến nó thành tin tức nóng nhất trong ngày, theo Guardian.

Theo một nghiên cứu của mediaQuant, ông Trump đã được quảng cáo miễn phí, với tần suất xuất hiện trên truyền thông có giá trị tương đương 5,2 tỷ USD. Đổi lại, các kênh truyền hình cáp cũng được hưởng lượng người xem lớn.

“Tôi hy vọng rằng có cuộc kiểm tra nội bộ tại các hãng tin và truyền hình cáp đã quảng cáo miễn phí tương đương hàng tỷ USD cho Donald Trump, nhưng vẫn thường coi nhẹ các tuyên bố gây sốc của ông ấy”, John Weaver, chiến lược gia trưởng cho đối thủ của ông Trump trong vòng bầu cử sơ bộ, John Kasich, nói. “Ông ấy đã bị nhiều hãng truyền thông đánh giá thấp”.

Tài khoản Twitter của ông Trump không chỉ như một cái loa lớn truyền trực tiếp tiếng nói của ông đến người theo dõi mà nó còn là nguồn cung cấp kịch bản cho các bản tin trên truyền hình. Ảnh: Mark Humphrey / AP.

Ngày 16/9, khi là ứng viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng hòa, ông Trump đã “lùa” các phóng viên chính trị đến một cuộc họp báo bằng cách hứa hẹn rằng sẽ đưa ra tuyên bố – được nhiều người đoán là lời xin lỗi – về việc nghi ngờ nơi sinh của Tổng thống Obama.

Sự kiện này diễn ra tại bưu điện trên Đại lộ Pennsylvania mà ông Trump lúc đó vừa mới cải tạo thành một khách sạn sang trọng. Sau 26 phút diễn ra họp báo, ông mới nói đến chủ đề chính. Ông thừa nhận Tổng thống Obama sinh ra ở Mỹ nhưng lại quay sang đổ lỗi cho Hillary Clinton rằng bà mới là người đầu tiên khởi xướng tin đồn.

Vậy là sau gần nửa giờ quảng cáo miễn phí, không chỉ cho chiến dịch tranh cử mà còn cả khách sạn mới, ông Trump đưa ra một tuyên bố 30 giây với lời buộc tội chống lại đối thủ của mình. John King, nhà báo của CNN, than thở: “Chúng ta lại bị chơi khăm một lần nữa”.

Mỗi giai đoạn trong sự nghiệp của ông Trump đều gắn với mối quan hệ lên bổng xuống trầm với truyền thông, từ những lời khen nồng nhiệt, sự ngạc nhiên trước thành công của ông cho đến những tin tức về bê bối và thất bại trong sự nghiệp. Mỗi chương của cuộc đời ông Trump dẫn đến câu hỏi rằng phía dưới những sự khoe khoang và nghệ thuật tự quảng cáo, con người thật sự của ông như thế nào.

Chính ông Trump cũng thường nói rằng ông bối rối trước câu hỏi đó. Ông nói ông chỉ đơn giản là một doanh nhân và mục đích của ông là giành chiến thắng. Con đường đến chiến thắng là phải nghiền nát đối thủ, đáp trả những “kẻ thua cuộc” chỉ trích ông, và nói những gì cần để đưa ông đến đích, Rucker viết.

Nguồn: VnExpress

Thực tế ảo – tương lai mới của quảng cáo

Thực tế ảo – tương lai mới của quảng cáo

Ngành quảng cáo trực tuyến chỉ ra rằng khách hàng đang có xu hướng muốn thấy những quảng cáo có sự tương tác chân thật hơn nữa – tất nhiên là chúng cũng phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh.

Một báo cáo mới từ Interactive Advertising Bureau (IAB) cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực mới về quảng cáo thực tế ảo, mặc cho một vài nhà maketer cho rằng công nghệ này không hề dành cho marketing.

Thông qua hàng tá cuộc phỏng vấn nhóm tập trung trong ngành truyền thông và quảng cáo cũng như những công ty công nghệ, báo cáo đã đạt được kết luận đáng kể.

Anna Bager, SVP về mobile và video của IAB cho biết: “Chủ đề này càng lúc càng trở nên quan trọng và rộng mở hơn. Chúng ta phải nghiên cứu thật nghiêm túc vì nó là một thế giới thị giác hoàn toàn mới mẻ.”

Báo cáo cho thấy các project thực tế ảo rất thành công của các kênh truyền thông như the New York Times, Vice và Fox Sports đã mở đường cho các cơ hội tài trợ, quảng cáo sản phẩm và quảng các tương tác.

Ảnh: Benjamin Torode / Getty Images.

Nhưng ngoài quảng cáo truyền thống, vẫn có rất nhiều tiềm năng ứng dụng khác nếu các maketer có những ý tưởng đột phá. Những showroom tự động cho bất động sản, brochure “tự trải nghiệm” cho du lịch, những cửa hàng ảo cho thương mại trực tuyến,… là những ý tưởng có thể áp dụng công nghệ thực tế ảo hoặc tăng tính chân thật cho trải nghiệm người dùng.

Những nội dung quảng cáo không cần ngôn từ mà chỉ cần tên thương hiệu hỗ trợ, có thể xóa nhòa ranh giới giữa quảng cáo truyền thống và kênh của người tiêu dùng.

Bager cho biết: “Nó không nhất thiết chỉ là về việc quảng cáo, nó giúp các công ty truyền thông tạo ra nội dung tuyệt vời hoặc cụ thể dành cho khách hàng. Đó mới là lợi ích lớn hơn của công nghệ này.”

Tất nhiên, vẫn có nhược điểm mà các thương hiệu nên cân nhắc với loại công nghệ mới mẻ này. Thực tế ảo còn khá đắc tiền trong khi khách hàng thường có kì vọng cao. Nếu trải nghiệm không thỏa mãn ngay giây phút đầu tiên, họ chắc chắn sẽ mất hứng ngay. Một số vấn đề chủ quan khác như các hội chứng liên quan đến chuyển động (ví dụ như chứng sợ độ cao, sợ không gian hẹp, …) hoặc các quan niệm xã hội cần những tư duy cởi mở.

Ảnh: Glenn Chapman / AFP / Getty Images.

Với các vấn đề đã nêu, các nỗ lực của thương hiệu cần được đặc biệt thực hiện một cách khéo léo và tôn trọng người dùng thì mới đạt hiệu quả. Những thương hiệu chỉ xem công nghệ này như một chiêu thức PR hoặc xem thường trải nghiệm người dùng sẽ khó đạt được hiệu quả lâu dài cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Dù vậy, phần lớn chuyên gia được khảo sát đều lạc quan về ứng dụng công nghệ thực tế ảo có thể làm được nhiều điều hơn chỉ là một xu hướng nhất thời. Khảo sát của IAB cho biết bộ phận digital tech của Madison Avenue đang rất chú trọng việc ứng dụng công nghệ này.

“Các kênh truyền thông rất hứng thú với công nghệ này, các thương hiệu thậm chí còn tham gia mạnh hơn. Có thể nói, lĩnh vực này thực sự thu hút, và trên thực tế, đã có những thành quả cụ thể rồi đấy” – Bager cho biết.

Nguồn: RGB.vn

Người tiêu dùng quay lưng với thanh toán trực tuyến

Người tiêu dùng quay lưng với thanh toán trực tuyến

Tuy giao dịch mua bán online ngày càng tăng mạnh nhưng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam vẫn phát triển chậm, nhất là ở phân khúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phần lớn khách hàng không quan tâm, thích phương thức COD (nhận hàng mới trả tiền).

Qua thống kê vừa được Bizweb thực hiện với hơn 23.000 chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là các chủ website đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb.vn, chỉ có 7,6% website tích hợp thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán – một tỷ lệ rất thấp so với tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam.

Thanh toán trực tuyến trên website bán hàng giúp người bán tận dụng được công nghệ số vào vận hành kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực nhân sự, tài chính đồng thời cho phép người tiêu dùng chỉ cần click chuột ngay trên chính nơi mua để hoàn tất đơn hàng nhanh chóng.

Người tiêu dùng quay lưng với thanh toán trực tuyến

Tuy nhiên, phần lớn khách hàng chỉ thích phương thức COD (nhận hàng mới trả tiền), không mấy quan tâm tới thanh toán trực tuyến. Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, thanh toán trực tuyến rất tiện lợi, nhưng do thói quen của khách hàng, không còn cách nào khác ngoài việc chiều theo ý họ.

Ông Nguyễn Hữu Sơn, chủ website Shoptienich.com.vn cho hay, 99% khách hàng của shop thích giao hàng rồi mới thanh toán để yên tâm hơn khi mua hàng online.

Còn chủ website Munsstuff.com nhận định, việc tích hợp các cổng thanh toán vào website chỉ phục vụ một lượng rất nhỏ khách hàng đã có thói quen này, còn hầu hết chỉ thích COD hoặc cùng lắm sử dụng chuyển khoản ngân hàng.

Theo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2015, tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thẻ thanh toán là 16%, hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ chiếm 4% doanh nghiệp sử dụng.

Khảo sát khác trong năm 2015 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng cho thấy, tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến mới dừng lại ở con số 17%.

Một trong những cản trở lớn nhất là do thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, việc sử dụng thẻ trong thanh toán chưa được phổ biến, nhiều người chưa có kiến thức về thanh toán online, lo ngại bảo mật…

Trong tổng số 7,6% website bán hàng tích hợp thanh toán trực tuyến nói trên, có gần 50% đang tích hợp cổng Ngân Lượng, tiếp đến là Bảo Kim (32%), Paypal (30%), Napas (23%), các cổng thanh toán khác chỉ chiếm trên 5%.

Đáng chú ý, thống kê của Bizweb còn cho thấy, trong tổng số 7,6% website bán hàng tích hợp thanh toán trực tuyến nói trên, có gần 50% đang tích hợp cổng Ngân Lượng, tiếp đến là Bảo Kim (32%), Paypal (30%), Napas (23%), các cổng thanh toán khác chỉ chiếm trên 5%.

Có rất nhiều lựa chọn cổng thanh toán để tích hợp cho website bán hàng nhưng việc đa dạng cổng thanh toán lại không phải là giải pháp được nhiều chủ shop nghĩ tới.

Bizweb đánh giá, hơn 90% trong tổng số các website có tích hợp cổng thanh toán trực tuyến chỉ lựa chọn 1 đến 2 cổng thanh toán cho web của mình.

“Càng tích hợp nhiều cổng thanh toán càng khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn cái nào tốt hơn, tin cậy hơn để rồi cuối cùng họ lại quay về chọn cách an toàn nhất là COD. Vì thế, tốt nhất chỉ nên tích hợp 1 hoặc 2 cổng thanh toán”, ông Nguyễn Thanh Hải, chủ website Shop.chichbong.com nhận định.

Nguồn: ICT News

Thích vị Pepsi nhưng lại chọn Coca-Cola

Thích vị Pepsi nhưng lại chọn Coca-Cola

Hơn một nửa số người được hỏi khẳng định họ thích vị của Pepsi hơn Coca-Cola. Đây quả thực là một điều tuyệt vời phải không? Vậy là Pepsi có cơ hội đánh bại Coca-Cola trên toàn thế giới. Nhưng không. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Vào năm 1975, vụ Watergate vẫn còn khiến nước Mỹ bàng hoàng. Margaret Thatcher được bầu làm lãnh đạo đảng bảo thủ ở Vương Quốc Anh. Tivi màu bắt đầu xuất hiện ở Australia. Ca sĩ nhạc rock Bruce Springsteen cho ra đời album Born to run. Và các vị lãnh đạo của công ty Pepsi cho ra đời một chiến dịch quảng cáo rầm rộ mang tên Thách thức Pepsi (Pepsi Challenge).

Thích vị Pepsi nhưng lại chọn Coca-Cola

Chiến dịch này như thế nào? Rất đơn giản, hàng trăm đại lý của Pepsi dựng bàn ghế ở các khu trung tâm thương mại và siêu thị trên khắp thế giới, phát hai cốc nước ngọt miễn phí cho tất cả mọi người đi qua và tò mò dừng lại xem. Một cốc đựng Pepsi, còn cốc còn lại là Coca-Cola. Câu hỏi đặt ra là họ thích vị của cốc nước ngọt nào hơn. Nếu kết quả thu về khả quan như họ hi vọng thì Pepsi có khả năng đánh bại được vị thế độc tôn trong ngành nước ngọt mà Coca-Cola đang chiếm giữ.

Khi phòng tiếp thị của công ty công bố kết quả, lãnh đạo của Pepsi đã rất hài lòng nhưng lại cũng vô cùng bối rối. Hơn một nửa số người được hỏi khẳng định họ thích vị của Pepsi hơn Coca-Cola. Đây quả thực là một điều tuyệt vời phải không? Vậy là Pepsi có cơ hội đánh bại Coca-Cola trên toàn thế giới. Nhưng không. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Trong cuốn sách Trong chớp mắt (Blink), Malcolm Gladwell đã đưa ra một phần lý giải, Pepsi Challenge chỉ là một cuộc thử nghiệm nhanh (Sip Test) hoặc cái mà ngành công nghiệp soda gọi là “Bài test tập trung” (Central Location Test-CLT). Tác giả cho biết Nguyên Giám đốc phát triển sản phẩm mới của Pepsi, Carol Dollard, đã lý giải khác biệt giữa thử nhanh một cốc với việc uống cả lon nước ngọt.

Trong một bài thử nhanh, người ta có xu hướng thích sản phẩm có vị ngọt hơn (trong trường hợp này là Pepsi) nhưng khi họ phải uống cả một lon, thì họ luôn có xu hướng lo ngại về nguy cơ tăng lượng đường trong máu. Đó là lý do tại sao, theo Gladwell, Pepsi thắng thế khi cho khách hàng nếm thử sản phẩm nhưng Coca-Cola vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường.

Năm 2003, tiến sĩ Read Montague, Giám đốc phòng thí nghiệm thần kinh hình ảnh con người, Trường Y Khoa Baylor College ở Houston đã quyết định kiểm chứng lại kết quả của chiến dịch ở mức độ sâu hơn.

Đầu tiên, ông hỏi những người tình nguyện xem họ thích Coca-Cola hay Pepsi hơn. Kết quả gần như chuẩn xác với những gì người ta thu được từ thử nghiệm gốc trước đây, hơn một nửa bỏ phiếu cho Pepsi. Não bộ của họ cũng vậy. Phần hạch hạch trong não bộ những người tham gia đều hoạt động tích cực, đây là vùng não bộ bị kích thích khi chúng ta nếm được mùi vị gây cảm giác thích thú.

Thật hấp dẫn nhưng đó chưa phải là tất cả. Tiến sĩ Montague đã thực hiện giai đoạn 2 của thử nghiệm. Ông quyết định cho tất cả đối tượng tham gia thử nghiệm biết trước là họ sẽ uống Pepsi hay Coca-Cola. Kết quả là: 75% người được hỏi khẳng định họ thích Coca-Cola hơn.

Một thương hiệu gắn kết chúng ta về mặt cảm xúc sẽ luôn chiến thắng ở mọi thời điểm.

Bên cạnh hoạt động của vùng hạch hạnh nhân, dòng máu còn chảy qua phần vỏ não dưới trán, nơi chịu trách nhiệm xử lý suy nghĩ ở cấp độ cao hơn và nhận thức ở cấp độ sâu sắc hơn. Hai khu vực của não bộ đã tham gia vào cuộc chiến thầm lặng giữa lý trí và cảm tính. Trong cuộc giằng co ấy, xúc cảm đã nổi lên đè bẹp câu trả lời lý trí nghiêng về Pepsi. Đó chính là khoảnh khắc Coca-Cola giành chiến thắng.

Tất cả các yếu tố tích cực liên quan đến sản phẩm Coca-Cola của đối tượng tham gia thử nghiệm (lịch sử hình thành, logo, màu sắc, thiết kế, mùi vị, tuổi thơ, kỷ niệm với Coca-Cola, quảng cáo,…) đã đánh bại lý trí và ý thích hương vị Pepsi của họ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì các cảm xúc chính là cách mà bộ não chúng ta giải mã giá trị sự vật. Một thương hiệu gắn kết chúng ta về mặt cảm xúc sẽ luôn chiến thắng ở mọi thời điểm.

Một lần nữa, kết quả thu được cho thấy tác động khủng khiếp từ cảm xúc đối với mỗi quyết định đưa ra hàng ngày. Như George Loewenstein, một nhà kinh tế học hành vi của Đại học Carnegie Mellon khẳng định: “Hầu hết bộ não của chúng ta được điều khiển bởi một quá trình tự động, bởi suy nghĩ cân nhắc có chủ tâm. Rất nhiều điều xảy ra trong não bộ hoàn toàn cảm tính, không thể nhận thức được”.

Nguồn: Trí thức trẻ

Chiến dịch Marketing chạm vào trái tim khách hàng

Chiến dịch Marketing chạm vào trái tim khách hàng

“Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến.”

Content Marketing thành công là tạo được kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Đó không chỉ đơn giản là tạo ra nội dung và đưa cho họ xem, mà nội dung đó phải thực sự giá trị, phục vụ nhu cầu của khách hàng và chạm đến những cảm xúc yếu mềm nhất của họ. Các nhãn hàng có thể dễ dàng tạo được những nội dung kiểu này nếu tận dụng được sự đồng cảm.

Theo Tiến sĩ Brené Brown: “Đồng cảm là cùng cảm nhận với mọi người. Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến”. Đó là lý do tại sao những Content Marketing dựa trên sự đồng cảm là chiến lược đầy quyền lực cho cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C.

Nếu bạn chưa chắc chắn về ý nghĩa của nó thì hãy cùng xem những chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm ở nhiều phương diện khác nhau.

1. Lush

Kiểu nội dung: Video

Với khẩu hiệu: Mỹ phẩm tươi được làm thủ công (Fresh, handmade cosmetics), Lush là một thương hiệu làm đẹp nổi tiếng với các sản phẩm từ thiên nhiên. Quả thật vậy, chúng ta thấy rõ ràng điều này trong loạt video “Chúng được làm thế nào (How it’s made)” – nơi mà người xem được đến sau hậu trường để chứng kiến quy trình sản xuất những sản phẩm nổi tiếng của họ.

Mỗi tập phim đặc tả một hoạt động thực tế của nhân viên Lush hoạt động trong “gian bếp”, thuật lại từng bước họ làm ra mỗi sản phẩm. Người xem cảm nhận được đúng chất “lush” – tươi mới trong từng thành phần: giỏ chanh tươi, những nắm trà và muối tinh khiết hòa quyện cùng nhau. Đó quả thật là những hình ảnh vừa thú vị vừa mang tính giáo dục.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng luôn muốn mua được những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, họ quan tâm về thành phần tươi mới, hữu cơ trong mỹ phẩm và Lush đã hiểu được điều đó. Đoạn video màu sắc tươi sáng, được quay cận cảnh và đặc tả này chắc chắn đã có thể xóa tan lo lắng cho những khách hàng khó tính. Mang họ vào trong nhà máy và cho họ xem mọi quá trình, với những khuôn mặt “người thật giá thật”, là con dấu đảm bảo hữu hiệu nhất để khuyến khích họ an tâm tiếp tục mua các sản phẩm của Lush.

2. LinkedIn

Kiểu nội dung: Ebook

Giải pháp Marketing của Linkedln là động viên các nhà tiếp thị phát triển các đối tượng khán giả, tạo ra nhiều nội dung hiệu quả qua việc tận dụng Linkedln để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Đội ngũ phát triển của Linkedln đã tạo ra nhiều nội dung với chủ đề đa dạng trên blog phục vụ cho tất cả các đối tượng làm Marketing khác nhau.

Cuốn ebook 27 trang Native Advertising: What It Is. How to Do It (Quảng cáo tự nhiên: Khái niệm và cách làm) cung cấp rất nhiều thông tin về khía cạnh này, nó trở thành 1 trong những dịch vụ tiếp thị doanh nghiệp đặc biệt của Linkedln.

Ebook của Linkedln.

Cuốn ebook bao gồm các mẹo, số liệu thống kê, phân tích sâu sắc vào nhiều loại hình quảng cáo tự nhiên, các chiến lược, và lợi ích của chúng.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Một trong những chủ đề Content Marketing dựa trên sự đồng cảm vô cùng hiệu quả đó chính là giáo dục. Linkedln muốn trao quyền cho khán giả để tự làm công việc của mình tốt hơn (bằng cách sử dụng công cụ của họ). Thông qua các dịch vụ như thế này, khách hàng biết rằng họ có thể tin tưởng Linkedln như một sự chỉ dẫn đúng đắn, và LinkedIn có thể tiếp tục cung cấp các giải pháp thông qua việc bán sản phẩm của họ. Đó chính là một nước đi mà 2 bên cùng có lợi.

3. Home Depot

Kiểu nội dung: Infographic

Home Depot là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhà ở và sân vườn, phục vụ cho tất cả các đối tượng từ công nhân xây dựng đến các nhà làm vườn tại gia. Nói cách khác, đối tượng khách hàng của họ là các nguồn nhân khẩu học khác nhau.

Hướng đến các sản phẩm tự làm thủ công, tiếp thị của Home Depot tập trung vào thông điệp sản phẩm của họ có thể giúp bạn làm gì (chứ không đơn thuần là họ có những gì). Infographic Grow a Living Salad Bowl (Trồng một Tô Salad sống) hướng dẫn người tiêu dùng tự trồng rau của chính mình, cung cấp thông tin về phương pháp, thời điểm rau sinh trưởng tốt nhất và những công cụ họ cần, với yếu tố thương hiệu được giảm xuống tối thiểu.

Xem đầy đủ infographic này tại đây.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng luôn muốn tự mình trồng được một vườn rau cho gia đình, nhưng họ cần được giúp đỡ về thông tin và cần được động viên khuyến khích. Infographic này có tác dụng rất lớn để thúc đẩy hành động này.

4. Dove

Kiểu nội dung: Bài đăng Instagram

Dove là 1 thương hiệu làm đẹp rất thành công trong việc tạo ra một không khí rất tích cực, thân thiện và tràn ngập tình yêu cho người hâm mộ trên các phương tiện truyền thông xã hội của mình. Hầu hết bài đăng trên Instagram của Dove đều hướng đến khích lệ các cô gái yêu thương bản thân mình nhiều hơn, các thông điệp và tương tác của họ cũng đều được tạo ra để truyền tải cảm hứng này.

“Hãy ngưỡng mộ vẻ đẹp của người khác mà không cần băn khoăn về vẻ đẹp của chính mình.”

“Tôi tốt bụng, nhẫn nại và nhiệt huyết, cám ơn vì tôi được là chính mình.”

Không chỉ chia sẻ những thông điệp tuyệt đẹp, các bài đăng này thường giao một chút “bài tập” thực hành yêu thương bản thân cho người xem thực hiện. Đó có thể là gắn thẻ một người bạn, viết 1 đoạn nhật kí, Dove đang sử dụng Instagram để truyền cảm hứng cho hành động.

“Chia sẻ với mọi người: Tôi thấy hạnh phúc khi…”

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Những bài viết của Dove nhắc nhở khách hàng thường xuyên về giá trị của họ, cũng như cách để chủ động nhận ra giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như những người xung quanh. Đây không chỉ là chiến thuật xây dựng quan hệ của Dove, nó còn thật sự mang đến lợi ích tích cực cho người xem. Một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (2013) cho thấy tâm thái tự khẳng định tích cực cho bản thân giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong điều kiện căng thẳng. Đây là một phương pháp tiếp cận vừa chân thành vừa khoa học nhằm mang lại sinh khí vào trong cuộc sống hàng ngày của người xem.

5. Extra

Kiểu nội dung: Website tương tác

Chúng ta đã từng gặp nhiều quảng cáo kẹo cao su dựa trên mô típ: cuộc gặp gỡ nóng bỏng, buổi hẹn hò lãng mạn, Extra cũng dựa phát triển nội dung của mình trên ý tưởng này. Họ nhận ra rằng kẹo cao su là một phần hàng ngày của cuộc sống, một sản phẩm có vẻ bình thường, nhưng sự có mặt khắp nơi của nó đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc của con người. Do đó các chiến dịch #givextragetextra (trao extra nhận extra) là để nhớ về những giây phút ấy – một chuyến đi câu thú vị, những cuộc chơi với bạn bè… bằng những nét vẽ nghệ thuật.

Chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm của Extra.

Trang web tương tác này khuyến khích người dùng gửi lên hình ảnh những khoảnh khắc hàng ngày đáng nhớ của họ, chúng sẽ biến thành những bản vẽ phác thảo, và thậm chí được xuất hiện trên nắp trong bao bì Extra.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Kẹo cao su thường gắn với ý nghĩa giúp tăng cường sự thân mật, giúp hơi thở tươi mát để con người gần nhau hơn. Trong thế giới công nghệ, những khoảnh khắc hàng ngày của sự thân mật thường bị bỏ qua, chiến dịch này đã giúp người dùng thêm trân trọng và hào hứng kỷ niệm những giờ phút tươi đẹp ấy bên người thân. Extra đang giúp khách hàng sống một cuộc sống hoàn thiện hơn.

6. Microsoft

Kiểu nội dung: Infographic tương tác

Giải pháp bảo mật của Microsoft là giữ an toàn cho dữ liệu người dùng. Mục tiêu sau đó chính là giáo dục và giải thích lý do tại sao sản phẩm của họ quan trọng. Thế nhưng rõ ràng bảo mật dữ liệu không phải là một chủ đề đủ sức hấp dẫn- chưa kể rất nhiều thương hiệu đang hàng ngày nói về điều này.

Microsoft đã tạo ra một bước ngoặt mới – một trang tương tác mang tên Anatomy of a Data Breach (Phân tích một vụ đánh cắp dữ liệu). Trang này giải thích các vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua một ống kính mới và thú vị: các vụ xâm phạm bảo mật.

“Chi phí cho mỗi thông tin bị rò rỉ là $154, bạn có nhận ra nguy cơ này trước khi quá muộn?”

Người xem được đứng dưới góc nhìn của các hacker, được hướng dẫn các bước xâm phạm dữ liệu và chính xác cách mà chúng bị đánh cắp. Qua các số liệu thống kê đưa ra, thông điệp của thương hiệu trở nên cực kì rõ ràng.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Chúng ta đều biết xâm phạm dữ liệu là mối nguy hại lớn, nhưng không phải ai cũng có những ý niệm chính xác về lí do nó xảy ra. Bằng infographic chứa những câu chuyện thú vị và dữ liệu trực quan, Microsoft khiến vấn đề này trở nên chân thật và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Thông qua tương tác này, khách hàng thấy được thiếu sót của họ và cách để bảo vệ mình.

7. Michael’s

Kiểu nội dung: Blog

Michael’s là thương hiệu lâu đời cung cấp các sản phẩm thủ công và dạy nghề, nhưng trang blog The Glue String (Dây keo dán) mới thực sự giúp họ hòa mình vào thế giới của khán giả với nhiều nội dung đa dạng.

Bài viết trên Blog của Michael’s.

Những bài viết như “12 cách để lưu giữ băng dính Washi” (băng dính nhiều màu sắc nguồn gốc Nhật Bản – T/N) nghe qua thì có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng với những người đam mê thủ công thì đây chính là những gì liên quan mật thiết nhất đến cuộc sống của họ.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Làm thủ công là một sở thích rất thú vị, nhưng ai cũng có những lần bối rối với thú vui này. Việc cung cấp miễn phí những hướng dẫn, mẹo vặt giúp khán giả có thể làm tốt hơn và ít đau đầu hơn. Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng sẽ hào hứng chia sẻ những bài viết này, giúp Michael’s tiếp cận được với nhiều người hơn.

8. JetBlue

Kiểu nội dung: Video

JetBlue là một thương hiệu nổi tiếng với dịch vụ khách hàng cực kì hài hước và độc đáo. Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ này thường hướng đến những nội dung tiếp thị về thế giới trên phi trường.

Video Flight Etiquette (Nghi thức bay) mang màu sắc hài hước nói về những vấn đề ai cũng có thể gặp phải khi đi du lịch: quá háo hức lên máy bay, gặp người ngồi cạnh nói quá nhiều… Sử dụng một hướng dẫn “tương phản” How NOT to – Cách để KHÔNG… (trở nên quá thoải mái) họ đã thể hiện được tiếng nói thương hiệu của mình.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Rất nhiều tình huống xảy ra trong kỳ bay có thể biến kì chuyến đi của bạn biến thành thảm họa. Đoạn phim giúp bạn “cứu chữa” những khó khăn này bằng sự thấu hiểu và mang tính giáo dục cao.

9. J.Crew

Kiểu nội dung: Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan

J.Crew là một thương hiệu quần áo thời thượng, luôn tiếp thị dựa trên lối sống con người và mang thời trang của họ vào trong bối cảnh đó.

Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan của J.Crew.

Bài viết là sự thể hiện tuyệt vời của ý tưởng này. Thiết kế là phần một phần chính trong công việc của họ và cũng hoàn toàn tự nhiên nếu nó được đưa ra trước công chúng. Qua những thiết kế này để đưa ra mẹo, thủ thuật sử dụng, minh họa, chú thích và cuối cùng dẫn đến sản phẩm của mình.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng muốn thông qua thời trang để thể hiện cá tính của mình. Thương hiệu đã hướng dẫn họ có thêm nhiều lựa chọn, thêm nhiều phong cách thông qua chính sản phẩm của mình.

Bạn đã sẵn sàng đi theo hướng này?

Tiếp cận nội dung theo cách đặt khách hàng, mong muốn, nhu cầu và mơ ước của họ lên trên bản thân mình là một cách thông minh để phát triển thương hiệu. Bằng cách đó bạn nói với khách hàng của mình rằng bạn quan tâm tới họ hơn hết thảy. Khách hàng sẽ muốn được làm việc cùng (B2B) và ủng hộ (B2C) công ty, nhân vật họ thích, hãy nắm bắt điều đó!

Nguồn: BrandsVietNam

22 Quy luật bất biến của Bán hàng - Phần 1

22 Quy luật bất biến của Bán hàng – Phần 1

Đối với Marketing thì chúng ta có 22 Quy luật bất biến của marketing. Thương hiệu thì có 22 quy luật bất biến của thương hiệu và nay là 22 Quy luật bất biến của sale.

Quy luật 1: Quy luật khách hàng ngại từ chối

Nhân viên bán hàng tạo ân tình hay quan hệ nào đó khiến khách hàng mua hàng của bạn vì nể nang và ủng hộ.

Kỹ thuật này nhân viên bán hàng thường tập chung thân quen với khách hàng trước – hay áp dụng với chăm sóc khách hàng Spa hay bất động sản thậm chí Bảo hiểm hoặc Thẻ tín dụng…

Quy luật 2- “Được voi đòi Hai bà Trưng” hay “Sói thò 1 chân vào cửa”

Làm cho khách hàng chấp nhận một điều nhỏ nhặt nào đó và sau đó nâng dần lên thành lời hứa sẽ mua hàng của bạn.

Kỹ thuật này rất hay áp dụng cho telesales như mời tham gia VIP member khách sạn hay các Seminar hội thảo chốt sales…

22 Quy luật bất biến của Bán hàng - Phần 1

Quy luật 3: Khách luôn muốn chiều chuộng

Khách hàng ai cũng thích nịnh đầm và nghe những lời nói có cánh: Đặc biệt là 2 nhóm người với nhóm 1 là những VIP (đại gia) nhiều tiền nên rất hay khó tính và soi mói và 2 là nhóm nghèo rớt (nhóm teen) lần đầu được phục vụ như Vua nên cảm thấy sung sướng khi được chăm sóc ân cần.

Chính vì thế mà các quán ăn phục vụ tốt luôn đông khách – Chúng ta thấy mấy năm nay mới có kiểu vào quán ăn mà thấy từ bảo vệ đến đầu bếp cúi rạp người mồm hô: Sa ma sê chứ ngày trước vài ăn mà ngồi 15 phút không thấy ai ra hỏi ăn gì!

Các khách sạn 5 sao hay Vé Business Hàng không vẫn được nhiều VIP thích chọn để chi tiêu dù giá mắc gấp 10 lần bên ngoài chỉ vì muốn được chiều chuộng là như vậy.

Quy luật 4: Quy luật xếp hạng đẳng cấp

Sale sẽ thuyết phục khách hàng rằng nếu khách hàng không dùng sản phẩm đó thì khách hàng sẽ không thuộc về một Level mà khách hàng đang mơ ước vươn tới.

Ví dụ như các sản phẩm Biệt thự cao cấp, đồ sang trọng hay như Iphone đời mới chẳng hạn – hầu hết các bạn gái trẻ tuy không có tiền nhưng sợ rằng nếu mình không dùng loại đó e rằng sẽ bị mất mặt khi đi chơi với bạn bè hay bạn trai mới.

Khi tư vấn mua xe ô tô cho 1 cán bộ , sau khi hỏi han về lý do mua xe và từ ban đầu chỉ là định mua Mẹc loại C giá 1.5 tỷ VND thì vị Sale đó đã bán được 1 con xe giá 2.5 tỷ mặc dù khách hàng phải vay Ngân hàng.

Quy luật 5: Đầu tư 1 lần cho trót

Sale sẽ thuyết phục khách hàng rằng nếu đã mua sản phẩm để cho người thân yêu quý hay vun đắp cho tổ ấm gia đình….. thì nên đầu tư vào 1 sản phẩm đáng giá chứ không nên mua 1 sản phẩm mau hỏng.

Chúng ta thấy ngay ở các Vùng quê – ngày xưa thường các thương hiệu Tivi nổi tiếng của Nhật Bản rất bán chạy – giải thích nguyên nhân là các gia đình nghèo thường được các nhân viên bán TV tư vấn là nên mua loại tốt cho nó bền – mặc dù đắt – và tâm lý thôi đã mua thì nên mua loại tốt nhất cho ăn chắc.

Ngay cả những Doanh nghiệp VN khi gọi thầu cũng bị thuyết phục bởi tâm lý như vậy, họ bị các Agency tên tuổi thuyết phục dễ dàng bởi kỹ thuật Đầu tư cho trót như thế mặc dù sự thật thì để phủ hợp với SME – các freelance có thể làm tốt hơn.

Quy luật 6: Tâm lý muốn tự thưởng cho nỗ lực bản thân

Khách hàng bị sale moi móc thông tin về những quá trình làm việc vất vả, cam go hay cuộc sống trải qua nhiều thăng trầm (thật ra hầu như ai cũng cảm thấy thế) sau đó gợi ý là ngày nay thành công rồi – nên tự thưởng cho những gì mình đã đạt được, lúc đó khách hàng rưng rức cảm động và chi đậm để tự thưởng cho chính họ.

Cách bán Biệt thự cao cấp, xe sang, Nghỉ dưỡng sang trọng, món ăn ngon, điện thoại hay đồ trang sức cao cấp… đều có thể dùng kỹ thuật này để thuyết phục.

Quy luật 7: Hàng thích dùng thử một sản phẩm mới lạ với giá tiền trong “Khung thử”

Ở Việt Nam có 3 loại khung thử là dưới 399k, dưới 999K và dưới 2,999k dành cho 3 phân khúc khác nhau. Bạn có thể tự nghiệm xem “Khung thử hàng” của mình là mức nào.

Khung thử là gì? Là mức chi tiêu mà bạn không mấy khi quan tâm về giá. Tức là bạn sẵn sàng mua nó ngay nếu thấy nó mới lạ và độc đáo.

Vì quy luật này nên Facebook ads đang đầy rẫy các sản phẩm độc lạ nhập từ 1688 về bán ở VN trong khung giá này và họ bán rất chạy. Hiện đa số các sản phẩm bán vãng lai trên facebook đều định giá trong Khung thử này và nếu bạn target chuẩn thì bán hàng rất tốt.

Chính vì thế các sản phẩm đắt tiền khó bán luôn CHẺ sản phẩm xuống dưới mức giá “Khung Thử” nhằm cho khách hàng dính bẫy này. Ví dụ như Bán Biệt Thự giá 20 tỷ thì chẻ ra thành gói Ở thử nhà Biệt thự 1 đêm giá chỉ có 2.999.000 VND.

Khi bạn bán sản phẩm Triệt lông vĩnh viễn giá 12 triệu thì khó bán nên Break ra thành giá triệt thử 1 lần trị giá 399K.

Quy luật 8: Khách hàng sẽ muốn mua nếu được chứng minh rằng họ đang mua với giá hời thậm chí mặc dù sản phẩm đó không có ích gì cho họ

Tận dụng tâm lý này nên chúng ta thấy ở VN đâu đâu cũng giảm giá tẹt ga, thanh lý, dọn kho, sales off và nếu không giảm giá thì khách hàng sẽ lại không muốn mua hàng.

Tuy nhiên giảm giá luôn là 1 sai lầm của bán hàng. Để chứng minh là khách hàng đang mua với giá hời thì phương pháp giảm giá tràn lan sẽ khiến khách hàng cảm thấy sự giảm giá đó là ảo mà không hề giảm thật.

Cách để tạo ra sự hời này luôn phải kèm theo kỹ thuật : Tạo ra lý do giảm giá hoặc kỹ thuật thay giảm bằng quà tặng giá trị và đặc biệt là thuật khan hiếm : giá hời này chỉ xảy ra với duy nhất khách hàng đó hoặc thời điểm hay số lượng đó.

Những kỹ thuật tạo ra sự Hời:

1. Các lý do giảm giá từ sự kiện như Black Friday hay Online Friday hoặc các sự kiện bất chợt.
2. Các lý do giảm giá do lỗi nhỏ.
3. Các lý do giảm giá do thu hồi vốn.
4. Sự khan hiếm cho một số trường hợp
5. Trợ giá hay quà từ hãng.
6. Lý do sản phẩm hay cửa hàng mới khai trương.
7. Lý do hời do được giá buôn gốc

Quy luật 9: Quy luật về So sánh tạo niềm tin tức thời

Tâm lý khách hàng sẽ mua hàng nếu khách hàng được chứng kiến demo sự so sánh về tính năng tác dụng hiệu quả của sản phẩm mình đem bán. Colgate khi quảng cáo kem đánh răng của họ đã gõ thìa inox lên 2 mô hình răng và 1 bên bị bể vỏ là dùng loại kem khác và 1 bên dùng Colgate thì hoàn toàn cứng chắc.

So sánh có hiệu quả cực lớn để Upsale: nâng cao giá trị đơn hàng trên 1 khách hàng.

Khi bán căn hộ cũng vậy, ban đầu khách định mua căn 73m2 nhưng khi được dẫn đi xem nhà mẫu và nghe sales phân tích so sánh thực tế thì khách đã cắn răng mua căn 95m2 mặc dù họ đang phải vay ngân hàng.

Trong kỹ thuật Chim mồi : áp dụng một sản phẩm làm mồi để làm so sánh đã làm doanh số đơn hàng lớn tăng vọt so với đơn hàng nhỏ. Chúng ta hãy xem thuật Chim mồi + So sánh như nào nhé:

Khóa học Marketing : 5 triệu vnd
Khóa học 22 quy luật sales : 2 triệu
Khóa học Marketing + Khóa học 22 quy luật sales: 5 triệu.

Khi chạy quảng cáo với nội dung trên thì 80% đã mua khóa học Marketing + Sales và nếu bỏ đi Khóa thứ 3 này thì rõ ràng hầu hết chỉ mua khóa học rẻ nhất.

Một ví dụ khác

Khi bán phần mềm CRM cho khách hàng tôi đề: Miễn phí và loại có phí là 100k và 500k 1 tháng mà không có bảng so sánh tính năng bằng visual thì 98% dùng miễn phí và 2% đăng ký loại 100k.

Tôi liền đổi sang việc trước khi đăng ký miễn phí phải qua xem bảng so sánh giá và tính năng trước.

Miễn phí : 3 tính năng
200k 1 tháng : 6 tính năng
500k 1 tháng : 100 tính năng.

Sau khi làm bảng so sánh để khách đăng ký thì lạ kỳ 23% đã mua loại 500k 1 tháng, 1% mua loại 100K và 76% là đăng ký miễn phí. Các bạn thấy sự diệu kỳ của kỹ thuật so sánh để Upsale hay chưa?

(Hết phần 1)

Nguồn: BrandsVietNam