Tag Archives: marketing

Mô hình 4 Ms trong Marketing (Phần 2)

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 chữ M còn lại trong 4 Ms, mô hình marketing hỗn hợp cho thể kỷ 21, đó là Kênh Truyền thông (Media), và Thông điệp (Message).

Bước 3: Kênh Truyền thông

Một trong những quyết định quan trọng nhất cần phải đưa ra đó là Kênh Truyền thông. Nếu bạn đang chuẩn bị ra mắt một nhãn hàng mới, chắc chắn bạn sẽ chọn PR.

Đó chính xác là cách mà Howard Schultz xây dựng thương hiệu Starbucks. “Rất khó để ra mắt một sản phẩm thông qua việc quảng cáo đến người tiêu dùng,” Schultz cho biết, “bởi người tiêu dùng ngày nay hầu như không bao giờ đế ý đến, khác với ngày xưa.”

Trong 10 năm đầu tiên, Starbucks đã dành 10 triệu đô la cho việc quảng cáo. Và công ty chỉ chạy chiến dịch quảng cáo trên TV đầu tiên sau 26 năm sau khi thành lập.

Rất nhiều nhà quản lý marketing tin tưởng rằng một chiến dịch cần phải được thực hiện thông một loạt các kênh truyền thông. Tôi nghĩ rằng đó là cách tiếp cận sai lầm.

Mỗi phương tiện có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để tối đa hiệu quả, tôi tin rằng một chiến dịch marketing chỉ nên tập trung vào một kênh truyền thông phù hợp nhất với bản thân sản phẩm và dịch vụ đó.

Năm năm trước, trung bình phòng ban marketing đã chi 38% ngân sách quảng cáo vào TV. Năm ngoái, họ cũng chi ra một con số chính xác như vậy cho quảng cáo TV, 38%.

Xu hướng số hoá có phải là một xu hướng hiệu quả không? Điều đó phụ thuộc vào bản thân sản phẩm. Không có một phương tiện nào hoàn toàn phù hợp cho mọi sản phẩm hoặc dịch vụ.

TV hiệu quả nhất với những thương hiệu dành cho đại đa số người tiêu dùng, đặc biệt là những thương hiệu cần giải thích điểm khác biệt của thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.

Quảng cáo tạp chí phù hợp nhất với các thương hiệu sang trọng như đồng hồ và nữ trang.

Radio phù hợp nhất với những thương hiệu có thông điệp mạnh mẽ, đặc biệt là những thông điệp mang âm điệu dễ nghe.

Internet phù hợp nhất với những thương hiệu cung cấp giá trị mới cho người dùng. Ví dụ, những thương hiệu tiên phong phát triển ngành hàng mới. Hơn nữa, những thương hiệu ra mắt trên Internet thường làm hiệu quả với các chiến dịch video, chứ không chỉ các thông điệp chữ.

Bước 4: Thông điệp

Marketing hỗn hợp kết thúc với bước chọn thông điệp. Hi vọng rằng, một ý tưởng được thể hiện trên một phương tiện, dành cho một đối tượng khách hàng.

Điều này có thường xảy ra không? Không hẳn. Vì 4 lý do sau đây.

Hàng hoá (Merchandise) là một hỗn hợp của nhiều sản phẩm và dịch vụ. Lấy ví dụ là bốn hãng sản xuất xe hàng đầu: Ford, Chevrolet, Toyota và Honda. Họ hầu như sản xuất mọi loại xe.

Thị trường (Market). Khi bạn làm tất cả mọi thử dưới một tên thương hiệu duy nhất, thì bạn không có đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn phải thu hút được tất cả mọi người.

Kênh truyền thông (Media). Một thương hiệu với nhiều dòng sản phẩm được thiết kế cho tất cả mọi người hầu hết đều không có một kênh truyền thông cụ thể. Để truyền thông số lượng lớn các dòng sản phẩm, cần số lượng lớn các kênh truyền thông. Và điều này hoàn toàn không hiệu quả.

Thông điệp (Message). Không có gì bất ngờ khi mà những câu slogan của 4 thương hiệu sản xuất xe lớn nhất thế giới không có gì đặc biệt:

  • Ford: “Go further.” (Tiến xa hơn)
  • Chevrolet: “Find new roads.” (Tìm kiếm những cung đường mới)
  • Toyota: “Let’s go places.” (Đi đến mọi nơi)
  • Honda: “The power of dreams.” (Sức mạnh của ước mơ)

Năm ngoái, những hãng này đã chi tổng cộng 2.4 tỉ đô cho quảng cáo. Có lẽ họ nên vận dụng một chút tư duy marketing hỗn hợp.

Mô hình 4 Ms trong Marketing (Phần 1)

56 năm trước, E. Jerome McCarthy đã giới thiệu mô hình 4Ps trong Marketing: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Hệ thống phân phối (Place) và Truyền thông (Promotion).

Ngày nay, Sản phẩm (Product) vẫn đang là xuất phát điểm của hầu hết các chương trình marketing, nhưng 3 Ps còn lại không thực sự hiệu quả lắm. Giá cả có thể được xem là một phần của sản phẩm. Hệ thống phân phối và Truyền thông là những ý tưởng mơ hồ.

Thay cho mô hình 4Ps, một mô hình marketing hỗn hợp cho thể kỷ 21 là 4Ms: Hàng hoá (Merchandise), Thị trường (Market), Kênh Truyền thông (Media), và Thông điệp (Message).

Bước 1: Hàng hóa

Trong vòng 5 thập kỷ kể từ khi McCarthy lần đầu tiên giới thiệu 4Ps, ý tưởng về Marketing đã mở rộng sang nhiều thứ khác nhau bên cạnh sản phẩm: Dịch vụ, Con người, Ý tưởng sáng tạo, Trường phái, Tổ chức, Thành phố, Bang, Quốc gia và hàng ngàn những ý tưởng trừu tượng khác. Tất cả đều nhằm phục vụ cho tư duy và thực thi marketing.

Thay vì gọi là Sản phẩm (Product), có lẽ có một từ phù hợp hơn để chỉ một đối tượng đang được mua bán trên thị trường, gọi là Hàng hoá (Merchandise) – một từ bao hàm hầu hết mọi thứ.

Việc đầu tiên trong bất kì một chương trình marketing là định hình được hàng hoá ở mức độ chi tiết cao. Tên, giá cả, đối thủ cạnh tranh, kích thước, khối lượng, vị trí trong tâm trí khách hàng.

Bước 2: Thị trường

Một trong những lý do chính để sử dụng phương pháp marketing tổng hợp chính là thứ tự các bước. Hầu hết những người làm marketing đều đồng ý rằng, bước 1 là một nghiên cứu chi tiết về tổng thể sản phẩm, dịch vụ, con người và ý tưởng sẽ được đưa ra thị trường.

Bước 2 nhằm xác định thị trường dự định sẽ thống trị. Hầu hết những người làm marketing thường bỏ qua bước này và nhanh chóng chuyển sang Bước 4: Thông điệp (Message).

Đầu năm nay, các trang Automotive News và Advertising Age đã công bố câu chuyện đằng sau những nỗ lực quảng cáo của Nissan. Christian Meunier, phụ trách bán hàng ở thị trường Mỹ, đã chỉ trích rằng thương hiệu Nissan rất mông lung mặc dù đã bỏ ra hàng tỉ đô la quảng cáo.

Vì thế ông đã chỉ đạo 35 đến 40 chuyên gia marketng và truyền thông từ 04 công ty quảng cáo tạo ra những ý tưởng mới trong vòng 2 tuần.

Ý tưởng mà họ phát triển là gì? Những đoạn quảng cáo cho thấy cách mà xe của Nissan giúp người tiêu dùng vượt qua những thách thức mỗi ngày, từ việc vượt qua thời tiết xấu, hoặc thành công trong việc chở con cái đến trường đúng giờ.

Chiến dịch mới tên là “Take on”, nhưng vẫn bao gồm câu slogan của Nissan, “Innovation that excites”.

Nhưng thị trường cho các phương tiện của Nissan là gì? Một thương hiệu bao gồm xe thể thao, SUVa, xe van, xe minivan, xe tải và các phương tiện thương mại. Và, dĩ nhiên, xe điện. Đó là hướng tư duy thường xảy ra: Đi từ Bước 1 đến Bước 4 mà bỏ qua việc xác định thị trường.

Marketing là một trận chiến. Không một chiến binh nào tấn công trên mọi mặt trận. Thay vào đó, chọn một điểm yếu để tấn công sẽ đảm bảo chiến thắng lâu dài. Và đó chính là bản chất của marketing.

Thông thường một công ty sẽ phải thay đổi sản phẩm của mình để có thể bán được trên một thị trường nhất định. Subaru đã từ bỏ mảng phương tiện 2 bánh để tập trung vào mảng phương tiện 4 bánh.

Vì sao Starbuck lại thành công đến vậy? (với doanh thu nội địa là 16 tỉ đô la vào cuối năm ngoái, Starbuck chỉ đứng sau McDonald’s về doanh thu nhà hàng.)

Bạn có thể cho rằng Starbucks đã chiến thắng cuộc chiến cà phê với một loại cà phê ngon hơn. Nhưng đây mới là câu trả lời chính xác. Starbucks tập trung vào thì trường cà phê cao cấp, với mức giá và không gian bán hàng dành cho phân khúc này.

“Fourbucks” (4 đô la), một trong những nickname được sử dụng phổ biến bởi khách hàng, chỉ nhằm để khẳng định vị trí của thương hiệu ở thị trường cao cấp.

Miễn là ngoài thị trường còn có cạnh tranh, thì bạn không thể thu hút tất cả mọi người một cách hiệu quả như Nissan đã nỗ lực để thực hiện. Bước 2: Thị trường là cực kì quan trọng. Hãy chọn một phân khúc và một thị trường để tập trung.

Nguồn: BrandsVietNam

Chi phí đo lường quảng cáo mỗi lần nhấp chuột

Trong một loạt tài liệu mới trong sách trắng xuất bản bởi một hiệp hội thương mại quảng cáo hàng đầu, các marketers được khuyên nên áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn trong cách đo lường và không nên quá dựa vào chi phí mỗi lần nhấp chuột (cost per ad click) để đánh giá sự thành công của chiến dịch.

Sách trắng của ngành marketing từ cục quảng cáo tương tác Singapore (CQCTT SGP) đã báo động một thực tế rằng các phương pháp phân tích trong môi trường kỹ thuật số vẫn chưa bắt kịp được sự tiên tiến của các nền tảng quảng cáo trực tuyến, cho dù lượng ngân sách quảng cáo khổng lồ đang được chi ra.

Tài liệu đã chỉ ra một thực tế phũ phàng: ‘Các nhà tiếp thị (markerter) đang không sử dụng những thông tin chiều sâu có sẵn quanh họ trong một kỷ nguyên mà họ đang bị kiểm soát kỹ lưỡng hơn trong việc làm phân định rõ ràng các khoản chi tiêu quảng cáo.’

Một khía cạnh báo động hơn nữa mà sách trắng nêu bật ra là có rất nhiều nhà tiếp thị ở khu vực Đông Nam Á nhận thức được hiệu suất kém của họ nhưng dường như không thể hiện một hành động gì để cải thiện. Trên thực tế, một bản báo cáo của eConsultancy đã thấy rằng 54% của các phòng marketing trong doanh nghiệp tại Singapore đánh giá khả năng đo lường lợi tức đầu tư trên mạng truyền thông xã hội là ‘Kém hiệu quả’ trong khi chỉ có 11% tự đánh giá mình là ‘Tốt’.

Giải pháp? Áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn và rời xa cách đo lường chi phí mỗi lần nhấp chuột. Khuyến nghị từ CQCTT SGP vọng lại niềm tin cho Decision Lab, công ty nghiên cứu thị trường hiện diện ở khu vực Đông Nam Á, với sứ mệnh mang tính nhanh chóng, kết nối và hỗ trợ quyết định cho các doanh nghiệp quảng cáo.

Nhà sáng lập Decision Lab, ông Aske nói:

“Trong thời đại mà ngân sách chi cho quảng cáo kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết, các nhà tiếp thị bắt buộc phải thực sự hiểu tỷ lệ hoàn vốn khi đầu tư vào chiến dịch của mình. Các nhà tiếp thị thành công nhất hiện nay đang sử dụng cách đầu tư và phân tích khác, họ không đầu tư vào tỉ lệ nhấp chuột và điều này thực sự lý giải vì sao khuyến nghị doanh nghiệp thận trọng hơn với các phương pháp đo lường truyền thống.”

Để cho các nhà tiếp thị để hiểu rõ hơn về hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số của họ, CQCTT SGP phát hành hướng dẫn về đo lường sự hiệu quả trong từng lĩnh vực của quảng cáo kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á: tiếp thị nội dung, tiếp thị di động, truyền thông xã hội và video kỹ thuật số.

Trên tất cả các lĩnh vực, các nhà tiếp thị được kêu gọi đặt trọng tâm nhiều hơn và nhìn xa hơn tới việc xem xét hành vi chuyển đổi thiết bị chéo và làm thế nào để biến nó phù hợp hơn với mục tiêu tiếp thị và kinh doanh, hơn là tập trung vào các số liệu thiết bị duy nhất như tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi.

Họ cũng khuyến cáo rằng những mục tiêu và chiến lược cần được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu suất tối ưu, trong khi bất kỳ biểu báo cáo nào cũng phải có khả năng cung cấp những thông tin chiều sâu có thể hành động được ngay.

Ông Aske bổ sung thêm:

“Tài liệu sách trắng cung cấp các hướng dẫn quan trọng cho các nhà tiếp thị khu vực Đông Nam Á vào thời điểm mà nó thực sự cần thiết. Tại Decision Lab, chúng tôi tự hào đưa ra những nghiên cứu nhanh chóng, kết nối, mang tính hỗ trợ quyết định và phân tích chiến dịch quảng cáo trên cả các phương pháp đo lường nhấp chuột hiện tại. Để thiết lập một sự hiểu biết thấu đáo về các chiến dịch kỹ thuật số của của khách hàng, chúng tôi giúp họ đo lường tất cả mọi khía cạnh từ tỷ lệ tiếp cận nhóm mục tiêu (in-target group reach), tần suất xem (frequency), mức độ tiếp cận (affinity) và target rating point (TRP), đến việc xác định một người có tiếp xúc với quảng cáo trực tuyến hay không và sau khi xem xong quảng cáo thái độ hành vi của họ thay đổi như thế nào so với những người không tiếp xúc.”

Nguồn: BrandsVietNam

Đừng chỉ theo dõi “click”, mà hãy đo lường những gì liên quan

APAC đang trên đà phát triển trở thành thị trường quảng cáo digital hàng đầu thế giới trong năm nay và thậm chí có khả năng vượt qua Mỹ về Ngân sách Quảng cáo Digital.

Đồng thời cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng xoay quanh vấn đề: Liệu rằng các thương hiệu có đang đo lường chính xác hiệu quả Ngân sách Quảng cáo trên Digital và tối đa hóa Ngân sách này.

Trong dịp nói chuyện với Steven Feiner, cựu nhân viên Google, hiện đang là Thành viên sang lập kiêm Giám đốc điều hành công ty A Better Florist, ông cho rằng những thách thức đối với marketing là hiểu hết được hiệu quả của Digital Marketing và tập trung vào việc tăng khả năng chuyển đổi Doanh thu (Conversion).

Feiner thành lập A Better Florist vào năm ngoái tại Singapore với mục đích giúp cho việc mua hoa đơn giản và nhanh hơn thông qua kênh bán hàng trực tuyến, đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng quy trình phải chú trọng vào dữ liệu thu thập được. Ông cho biết nhiều công ty đã bị ám ảnh với việc đo lường tất cả mọi thứ và lúc nào cũng đòi hỏi độ chính xác 100%.

“Điều quan trong nhất, chúng ta đo lường chính xác đến đâu cũng không có ý nghĩa gì nếu không ai quan tâm. Thay vào đó, chúng ta phải có nhận thức rộng hơn và các bên liên quan phải có cùng một định hướng và chung một mục tiêu” ông nói.

Ông nhấn mạnh rằng đó là vấn đề chuyển đổi cho cả một tổ chức và mục tiêu chính là phải có định hướng đúng đắn ngay từ khi bắt đầu.

“Nếu sếp của bạn không hiểu những gì hiện đang xảy ra mà bạn lại còn làm mọi thứ phức tạp hơn rất nhiều thì kết quả sẽ đi đến đâu?”

Trong khi năng lực thực hiện digital ở khu vực này đang được cải thiện mỗi ngày thì Feiner cho rằng đa số chúng ta vẫn chưa đạt đến mức phát triển đó, đặc biệt là trong các công ty lớn, quan trọng là làm sao giữ cho việc thực hiện digital thật sự đơn giản từ khi bắt đầu.

Đừng cầm đèn chạy trước ô tô!

Feiner nói rằng có rất nhiều công cụ để đo lường hiệu quả và thường chúng ta dễ dàng quên mất điều gì là quan trọng đối với Doanh nghiệp của mình, những gì có thể đo lường được và không đo lường được. Ông nói mọi người thường sẽ đo lường lượng “click” đầu tiên cho mỗi chiến dịch quảng cáo của họ.

“Mọi người không nên đo lường lượng “click” nữa”, ông nói. Chúng tôi không bao giờ đo lường “click”.

“Click”, “Impression” hoặc lượt “View” không phải là một số liệu quan trọng,”. Feiner lập luận rằng điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là khả năng chuyển thành Doanh số (Conversion), và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình mua hàng của khách hàng.

“Chúng ta phải thiết lập mục tiêu cho những yếu tố ảnh hưởng đối với mỗi kênh truyền thông để có thể có quyết định phù hợp nhất”, ông nói. A Better Florist sử dụng Mixpanel để đo lường mỗi “Conversion” và mỗi platform trong thực tế.

Về việc xây dựng “Mô hình trên những yếu tố ảnh hưởng”, A Better Florist tập trung vào Mô hình U-shaped, trong đó họ tăng trọng số đối với những tương tác đầu và cuối, và trọng số trong quá trình tương tác sẽ thấp hơn.

Feiner cho rằng U-Shaped là phương thức tốt nhất trong thương mại điện tử để áp dụng trên diện rộng nhưng nhiều tổ chức vẫn sử dụng những mô hình click đầu và cuối mặc dù đã lỗi thời chủ yếu bởi vì nó đơn giản và đòi hỏi nỗ lực ít hơn nhằm có được lượng “Visits” và “Lead Conversion”.

Cách thức này có vẻ phổ biến nhưng về lâu dài thì sẽ có một vấn đề lớn trong việc xây dựng giá trị bền vững cũng như giữ được khách hàng lâu dài

“Nếu chúng ta chỉ tập trung vào một điều gì đó giống như first-click và last-click thì chúng ta chỉ mới kể chưa đến một nửa câu chuyện,” ông nói.

“Nếu tôi chỉ bán hoa cho khách hàng thì đó sẽ hoàn toàn là một thất bại. Tôi hứng thú tìm hiểu vì sao khách hàng tìm đến chúng tôi và làm sao giữ họ về lâu dài.”

Hướng tới việc hiểu biết giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value) là vô cùng cần thiết và nó sẽ giúp A Florist Better biết được họ cần chi trả bao nhiêu tiền để có được mỗi khách hàng.

“Với một mức giá nhất định thì sẽ có số lượng người dùng tương ứng. Đến cuối cùng thì bạn cần biết bạn có thể trả bao nhiêu tiền để đạt được một khách hàng dựa trên khả năng kinh tế của công ty. Chúng tôi sẽ có được một khách hàng nếu LTV (Lifetime Value) của chúng tôi đủ cao để sau khi đầu tư (nhằm có được khách hàng đó) chúng tôi vẫn có lợi nhuận.”

Feiner cho biết các công ty bán hàng trực tuyến đang làm rất tốt về mặt này. Ông nhắc đến Rocket Group như ví dụ cụ thể, những thương hiệu Zalora và Lazada dẫn đầu trong việc tìm hiểu khách hàng của họ và xác định những yếu tố gì để đo lường cả về Online và Offline.

Đối với Feiner, một khi bạn thiết lập được nền tảng cơ bản và tổ chức bạn đồng thuận với những gì cần phải được đo lường, bạn có thể phát triển dần dần dựa trên việc biết được mức độ phù hợp giữa các biến giá trị, khách hàng với khả năng đo lường trực tuyến.

“Tại A Better Florist, lợi ích của một tổ chức nhỏ là chúng tôi có sự đồng nhất hơn về khả năng làm digital. Vì vậy mọi chuyện cũng trở nên dễ dàng hơn để cùng bàn về các bước tiếp theo”.

“Đó là câu hỏi giúp mở ra giá trị. Đầu tiên, bạn phải hiểu chính xác ý nghĩa của từng giá trị về lâu dài. Chúng ta tập trung vào lợi nhuận nhưng chúng ta chỉ tăng trưởng khi mà chúng ta biết vận dụng những yếu tố ảnh hưởng và khả năng phân tích những yếu tố này.

R3 Việt Nam
Thứ 2 (17/10/2016)
Nguồn: Marketing Interactive

Làm quảng cáo hiệu quả trong thời đại của “sự tức thì”

Chúng ta đang sống trong thời đại của sự tức thì, khi mà những phản hồi gần như là ngay lập tức.

Khi đăng một post trên Facebook hoặc Instagram, chúng ta sẽ thấy buồn nếu không ai “like” hoặc “share” tin đó ngay lập tức. Nhưng social media có tính năng phản hồi ngay lập tức không có nghĩa là cách chúng ta trả lời phải thay đổi, hoặc là các nội dung được chia sẻ phải được tạo ra trong khoảng thời gian ngắn hơn và ít công sức hơn. Có khi còn ngược lại.

The Warc 100 đã cho thấy sự gắn kết trên mạng xã hội là một xu hướng đang phát triển và khẳng định rằng: “Social media đã nâng vị trí của mình lên thành phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất với 80% chiến dịch marketing The Warc 100 đề cập đã sử dụng social media theo nhiều cách”.

Nhìn vào vấn đề này, rất dễ cho rằng tất cả chiến dịch đều cần tới mạng xã hội để có hiệu quả. Cái suy nghĩ này – theo tôi – cũng tệ như việc cứ nghĩ rằng chiến dịch thành công đều bắt đầu bằng một TVC hay. Thay vì bắt đầu với việc sử dụng phương tiện truyền thông nào, các chiến dịch hiệu quả nên bắt đầu với vấn đềhành vi người tiêu dùng họ cần thay đổi là gì. Một khi động cơ thay đổi được phát hiện, chiến dịch có thể được xây dựng xung quanh đó để thúc đẩy hành vi mong muốn.

Sự sáng tạo trong quảng cáo đã từng giống như nghệ thuật (bạn biết đó là quảng cáo hay chỉ khi bạn xem nó), nhưng bây giờ quảng cáo giống với ngành kiến trúc hơn, nó được làm theo một mục đích nhất định (bạn biết chiến dịch đó hay khi nó có hiệu quả như dự tính). Đó là điều hiển nhiên, vì bạn phải biết quảng cáo được thực hiện để đạt được mục tiêu gì, và bạn phải có những dữ liệu nhất định để đánh giá chiến dịch thành công thế nào.

Tôi tin rằng một lý do làm social media trở nên phổ biến là bởi công tác kiểm tra rất dễ dàng. Nếu người dùng đủ quan tâm khi thảo luận về chiến dịch của bạn, thì ít ra bạn biết rằng chiến dịch đã có hiệu quả trên phương diện nào đó. Điều buồn cười là đây không phải là vấn đề gì mới. Người dùng luôn nói về những quảng cáo mà họ gắn kết. Theo Bảng phân tích hành vi digital của Millward Brown cho thấy, cũng giống việc bán hàng, giữa trí nhớ thương hiệu trong quảng cáo và mức độ một chiến dịch kích thích thảo luận trên mạng xã hội có một mối liên hệ mạnh mẽ.

Vì thế được thảo luận nhiều có thể là một chỉ số hàng đầu để đo sự thành công, đặc biệt là những ngành hàng ít được nói đến. Nhưng đối với ngành hàng được thảo luận nhiều như ngành hàng điện máy hoặc xe hơi thì sẽ phải đo nhiều yếu tố hơn nữa vì nhiều người sẽ bắt đầu tìm kiếm về thương hiệu, chứ không chỉ trò chuyện về nó.

Tất cả dẫn tôi về vấn đề chính, đó là không có phương pháp duy nhất trong marketing. Cả serie “Volvo Truck Live Test” từng làm mưa làm gió ở các giải thưởng Marketing đã chứng minh rằng chiến dịch viral trên social media có thể thành công thậm chí với những ngành ít được thảo luận nhiều, nhưng thành công đó sẽ không có được nếu thiếu những insight thực sự, sự sáng tạo và làm việc cần mẫn. Và càng nhiều marketer gia nhập vào xu hướng thương hiệu trên mạng xã hội thì tiêu chuẩn thành công sẽ càng cao hơn.

Bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam

Bốn khái niệm chính trong Marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960,[1] mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

dimaco-051016-001

4P là một khái niệm trong marketing, đó là:

Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,…

Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng…

Việc phối hợp 4P trong một chiến lược duy nhất để đạt thành công trong marketing được gọi là marketing hỗn hợp.

Với nhân tố Sản phẩm, doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, cho dù đó là sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến.

Để sản phẩm có thể bán tốt nhất, chiến lược về Giá cả cũng là vô cùng quan trọng. Giá rẻ không hẳn là giá tốt (có những sản phẩm; đặc biệt đồ hiệu phải bán với giá cao mới có thể xâm nhập thị trường). Nếu điều kiện cho phép, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành chiến lược “giá hớt váng sữa” để thu lợi tối đa. Diễn biến về giá cũng có thể là công cụ tốt để doanh nghiệp vừa gặt hái lợi nhuận tối đa, vừa cạnh tranh tốt nhất trên thị trường.

Kênh phân phối cũng được xem là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong marketing. Địa điểm thích hợp và địa điểm tối ưu luôn được tìm kiếm và cân nhắc.

Việc Khuếch trương được hoạch định ngay từ trước khi tung sản phẩm. Các hoạt động khuếch trương phổ biến được sử dụng gồm các chiến dịch quảng cáo, PR, roadshow, tài trợ…

Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý)… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.

Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.

Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng “tiêu hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng.

Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.

Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

Nội dung xây dựng lòng tin khách hàng

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều tất yếu khi bạn kinh doanh. Vậy chúng ta có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.

Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá. Dưới đây là một số cách làm nội dung, có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ.

  1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu

Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó. VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

  1. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty

Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng…hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm. Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

  1. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng

Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này. Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

  1. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia

Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng. Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen…

  1. Nguồn gốc xuất xứ

Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

  1. Testimonial (cảm nhận khách hàng)

Dùng khách hàng  nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn. Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage…

  1. Tư vấn trực tiếp

Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ. Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

  1. Chính sách bảo hành & hoàn tiền

Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

  1. Tài trợ cho hoạt động xã hội

Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

  1. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc…sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

  1. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác

Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được. Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

  1. Case studies

Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời…

  1. Cho dùng thử

Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ. Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

Kiều Thắng 8/2016

 

Hãy cho người tiêu dùng lý do để tin

Tìm được lý do để khách hàng tin tưởng, thông điệp mang tính đột phá và độc đáo so với đối thủ, thương hiệu sẽ nắm được cơ hội rất lớn để chinh phục khách hàng.

Các thương hiệu mỗi ngày đều cố gắng truyền tải rất nhiều thông điệp tới khách hàng của mình. Nhưng các thương hiệu đó đã thật sự đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm câu trả lời cho câu hỏi: làm sao để họ tin? Thực tế thị trường đã chứng minh một điều rất rõ ràng: hãy cho người tiêu dùng lý do để tin bạn, khi đó họ sẽ chọn bạn.

Bắt đầu từ thấu hiểu khách hàng

Sản phẩm sữa của Vinamilk quảng cáo là giúp tăng chiều cao. Sản phẩm sữa tắm của Dove là giúp dưỡng ẩm da… Tôi có nên tin? Đó là hàng loạt những câu hỏi mà người tiêu dùng đặt ra khi tiếp cận những thông tin quảng cáo từ thương hiệu.

Nhiệm vụ của một người làm marketing luôn gắn với việc thay đổi thái độ và hành vi của khách hàng.

Trong marketing, “lý do để tin ” (Reason-to-believe) được hiểu là những yếu tố giúp giải đáp lý do vì sao khách hàng nên tin vào tính năng sản phẩm của thương hiệu. Đây là điểm nhấn vô cùng quan trọng để thâm nhập vào nhận thức của công chúng. “Lý do để tin” giành một vị trí then chốt trong xây dựng chiến lược truyền thông của thương hiệu. Theo ông Nguyễn Quang Hiệp, Giám đốc Nhãn hàng Công ty CALOFIC: “Việc xác định “lý do để tin” được thực hiện ngay từ khâu định vị thương hiệu, cụ thể là sau khi xác định được tính năng sản phẩm chủ đạo. Ví dụ, với nước rửa chén Sunlight, đó là đánh bay vết dầu mỡ cứng đầu. Lý do để tin là: “chiết xuất từ 100 trái chanh” và “nước rửa chén dạng đặc, sệt” để người tiêu dùng tin tưởng vào tính vượt trội về tẩy rửa của Sunlight”.

Cũng theo chuyên gia này, để tìm được những lý do phù hợp tạo niềm tin cho người tiêu dùng, việc thấu hiểu những nhận thức sẵn có của khách hàng được coi là điểm quan trọng nhất. Lấy dẫn chứng với trường hợp Sunlight. Trong các sản phẩm nước rửa chén, nhận thức mặc định của người tiêu dùng thì phàm đã là nước rửa chén phải đặc, sệt (khi rót chất lỏng chảy xuống từ từ, chứ không phải trôi tuột ào ào) nên hầu hết các thương hiệu đưa nước rửa chén ra thị trường đều làm theo dạng đặc, sệt… Mặc dù ở góc độ chuyên môn, nước ở dạng đặc, sệt hay loãng không liên quan đến tính năng tẩy rửa.

Cũng tương tự như vậy, các dòng sữa tắm Johnson’s Baby cố tình sử dụng gam màu nhạt là một “lý do để tin” đánh vào nhận thức thường trực của khách hàng: màu sắc nhạt nghĩa là không có nhiều hóa chất tẩy rửa và các dòng sữa tắm này sẽ phù hợp cho làn da nhạy cảm của bé.

Từ trải nghiệm của mình trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, vị chuyên gia đến từ công ty sở hữu thương hiệu Neptune nhấn mạnh, để hiểu được nhận thức của khách hàng nhằm tạo ra lý do để họ tin vào sản phẩm, thương hiệu cần phải thực hiện những nghiên cứu thị trường liên quan đến thái độ, hành vi khách hàng qua phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân trực tiếp. “Trong quá trình phỏng vấn, hãy lặp đi, lặp lại câu hỏi “Vì sao?” cho đến khi tìm được đáp án mà bản thân marketer đánh giá bằng trực quan là hợp lý”, ông Hiệp chia sẻ.

Việc xác định ‘lý do để tin’ được thực hiện ngay từ khâu định vị thương hiệu.

Tuy nhiên, có một thực tế là không phải tất cả những thông tin mà thương hiệu quảng bá đều nằm trong vùng nhận thức có sẵn của khách hàng. Đặc biệt với những nhãn hàng mới sẽ có rất nhiều những yếu tố như: hoạt chất, thành phần của sản phẩm… nằm ngoài nền tảng kiến thức và niềm tin của khách hàng. Ông Hiệp cho biết, trong trường hợp này, thương hiệu cần nỗ lực hướng dẫn khách hàng để tạo ra những nhận thức mới. Việc làm này có thể sẽ mất nhiều công sức hơn so với việc lựa chọn truyền thông trên nền kiến thức có sẵn. Mặc dù vậy, giá trị dẫn dắt người tiêu dùng cũng vô cùng lớn, bởi đó là cơ hội để thương hiệu dễ dàng trở thành thương hiệu hàng đầu trong tâm trí khách hàng về dòng sản phẩm đó.

Cũng có nhiều thương hiệu đã thành công với việc xây dựng nhận thức mới cho khách hàng. Ông Hiệp lấy ví dụ: trước đây, Collagen là một chất rất mới mẻ với phụ nữ Việt, nhưng các hãng mỹ phẩm liên tục truyền thông xây dựng nhận thức cho khách hàng, Collagen như là một loại “thần dược” cho da: dưỡng ẩm, chống lão hóa. Và bây giờ ai cũng tin rằng, Collagen có công dụng như thế. Cũng tương tự như vậy, DHA được các hãng sữa bột xây dựng nhận thức cho khách hàng là một loại chất giúp trẻ “thông minh”, đây luôn được coi là một thuộc tính nghe rất cao cấp, được mọi bậc phụ huynh yêu thích và đánh giá cao nên các loại sữa bột chứa DHA thường bán chạy với giá rất cao.

Thực tế, nhiệm vụ của một người làm marketing luôn gắn với việc thay đổi thái độ và hành vi của khách hàng. Theo ông Hiệp, thay đổi thái độ thường khó hơn thay đổi hành vi. Do đó, việc kiến tạo một “lý do để tin” mới nhằm thay đổi thái độ của khách hàng không phải dễ dàng, trừ khi nó gắn liền với một sự kiện có thể gây sốc, khiến họ sực tỉnh. Vụ nước tương từ đậu nành chứa 3-MCPD làm mọi người trở nên sợ hãi, thay đổi thái độ, tìm mua những loại có “lý do để tin” là không chứa 3-MCPD là một ví dụ, vị chuyên gia này lấy dẫn chứng.

Việc xây dựng nền tảng cảm xúc của khách hàng là điều mà thương hiệu không nên bỏ qua trong quá trình truyền thông, tương tác với khách hàng.

Sau khi đã chọn được “lý do để tin”, trước khi đầu tư ngân sách triển khai các hoạt động marketing, doanh nghiệp vẫn cần đánh giá lại tính xác thực của “lý do để tin” thông qua những phương pháp như phỏng vấn nhóm. Chuyên gia này lưu ý, “lý do để tin” luôn xuất phát từ nhận thức của khách hàng, nhưng những người làm marketing cũng cần sử dụng trực giác của mình để đánh giá chính xác kết quả của nghiên cứu thị trường. Bởi, đôi khi phỏng vấn nhóm không đem lại hiệu quả như mong muốn, do khách hàng trả lời không thật lòng hoặc trả lời chiếu lệ…

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kiểm định những giả thiết về “lý do để tin” mà mình cảm thấy có thể sẽ phù hợp (ví dụ, hàng made in US, hay sữa rửa mặt chứa than hoạt tính) xem thực sự nó có quan trọng với khách hàng hay không. Nếu không thì cần nghĩ ra những lý do khác hoặc đào sâu hơn nữa suy nghĩ của khách hàng. Đó là những thủ thuật để kiểm định.

Vì yêu nên tin

Sau khi xác định được “lý do để tin”, những kết quả này cần phải được truyền thông một cách rõ ràng và đầy đủ đến công chúng. Trong đó, điểm tiếp xúc với khách hàng trực tiếp nhất chính là bao bì. Ông Hiệp nhấn mạnh, bao bì sản phẩm là nơi thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm, vì vậy, “lý do để tin” phải được in ở vị trí nổi bật, khách hàng dễ đọc trên bao bì. Tuy nhiên, trên bao bì lẫn truyền thông thường thể hiện ra “Điểm khác biệt độc nhất” (Discriminator / Unique Selling Point), có thể đó là chức năng sản phẩm. Theo ông Hiệp, nếu đây là một điểm khác biệt độc nhất thì hãy thiết kế thật lớn, thật nổi bật trên bao bì cũng như “hét thật to” trong truyền thông, còn nếu “lý do để tin” chỉ đóng vai phụ thì phải làm ở mức độ khiêm tốn hơn.

Trên thực tế, việc khách hàng chi tiền để mua một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào lý trí mà còn quyết định bởi yếu tố cảm xúc, ví dụ, nhiều lúc chúng ta mua một túi kẹo vì… bao bì đẹp, bắt mắt, nhìn ngon miệng chứ không phải vì đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Đó là lý do mà ngày càng có nhiều thương hiệu tìm cách lôi kéo cảm xúc, sự vô thức nằm sâu trong tiềm thức của khách hàng để họ mua hàng một cách vô tư mà không cần phải có lý do mới yêu. Bạn cứ thử hình dung, một khách hàng cuồng iPhone, nhiều lúc thấy logo của Apple họ có cảm xúc bồi hồi khó tả và sẵn sàng “khẩu chiến” với fan của Samsung nếu họ thấy Apple bị xúc phạm. Trong trường hợp này, cảm xúc, tình yêu của khách hàng với thương hiệu (mà đôi khi chính bản thân khách hàng cũng không lý giải được) lại là lý do rất quan trọng để họ tin vào những gì thương hiệu quảng cáo. Vì vậy, đi kèm với những lý do gắn với đặc tính của sản phẩm, việc xây dựng nền tảng cảm xúc của khách hàng là điều thương hiệu không nên bỏ qua trong quá trình truyền thông, tương tác với khách hàng.

Khách hàng chi tiền để mua một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào lý trí mà còn quyết định bởi yếu tố cảm xúc.

Một thách thức đặt ra đối với các thương hiệu là thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Trước sự tấn công liên tục của vô vàn những thương hiệu, người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo và cảnh giác hơn. Bên cạnh đó, các “lý do để tin” cũng ngày càng được khai thác triệt để, điều này đòi hỏi người làm marketing phải liên tục tìm tòi, khám phá để tìm được lý do khác biệt, độc đáo và đáng tin cậy hơn đối thủ. Xuất phát từ nền nhận thức chung của khách hàng, cũng có những thương hiệu đã rất sáng tạo và đột phá trong việc tạo ra “lý do để tin” mới. Thương hiệu tẩy rửa toilet Duck là một ví dụ. Ông Hiệp chỉ ra rằng, với thiết kế cổ chai dạng cổ vịt, thương hiệu này đã tạo ra một “lý do để tin” rất mạnh, tạo cảm nhận đây là một chuyên gia tẩy rửa toilet, vì dạng cổ chai như vậy có thể tiếp cận mọi ngóc ngách trong bồn cầu.

Việc lựa chọn và khai thác “lý do để tin” phải là một quá trình theo sát, cập nhật phản hồi, nhu cầu thay đổi không ngừng của khách hàng để điều chỉnh công thức sản phẩm đắc dụng và thay đổi phương thức truyền thông phù hợp hoặc thậm chí có thể thay đổi “lý do để tin”. Điều này càng đặc biệt quan trọng ở thị trường Việt Nam, khi thị hiếu khách hàng thay đổi rất nhanh do nhiều yếu tố như: thu nhập ngày càng tăng, đô thị hóa nhanh chóng, độ phủ Internet mở rộng…

Có một chuyên gia marketing đã từng ví von việc thương hiệu chinh phục khách hàng với câu chuyện tình yêu. Cũng giống như quá trình chàng trai chinh phục cô gái, nếu thương hiệu không thể hiện và minh chứng được những điều có thể khiến người tiêu dùng tin tưởng, sẽ rất khó tìm được đường đến với tâm trí và trái tim của khách hàng. Bởi vậy, trước khi nói một điều gì đó với khách hàng, thương hiệu hãy trăn trở với câu hỏi: làm cách nào khách hàng có thể tin tôi?

Nguồn: Brands Vietnam

Nike – Nghệ thuật xây dựng thương hiệu cảm xúc

Thành lập vào thập niên 70 của thế kỉ XX, hiện tại thương hiệu Nike được định giá 22,5 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 18 trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu (Theo Forbes). Sự thành công của Nike không chỉ đến từ chất lượng và kiểu dáng của những đôi giày, mà còn nhờ chiến lược marketing thông minh của Nike sử dụng nghệ thuật xây dựng thương hiệu cảm xúc (emotional branding).
dimaco-090916-002
Nike đã sử dụng hình tượng anh hùng để chinh phục cảm xúc của khách hàng và tác động đến hành vi mua hàng của họ như thế nào?
Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc Là Gì?
Xây dựng thương hiệu cảm xúc là việc xây dựng thương hiệu đánh trực tiếp vào nhu cầu, khát vọng, cái tôi và trạng thái cảm xúc của khách hàng. Mục tiêu của xây dựng thương hiệu cảm xúc là tạo ra mối liên kết bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu bằng cách kích thích cảm xúc của khách hàng.
Khách hàng có xu hướng lựa chọn theo cảm xúc. Về lý mà nói thì suy nghĩ của chúng ta có thể đúng đắn, nhưng thường cảm xúc vẫn chiến thắng. Những thương hiệu thành công biết rằng họ không thể chỉ đánh vào nhu cầu của khách hàng, họ cần phải đánh vào cả nhu cầu, mong muốn và cảm xúc. Những nhãn hàng này luôn chạm đến trái tim của khách hàng, điều mà các nhãn hàng khác không làm được.

Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc. Bất cứ ai cũng có nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng, được công nhận, được thể hiện bản thân. Đó là những nhu cầu bậc cao nhất của con người. Bằng cách đáp ứng những nhu cầu bậc cao này, chúng ta có thể khéo léo quảng bá sản phẩm của mình và chiếm được tình yêu và sự tin tưởng từ khách hàng.Maslow

Nike – Thành Công Vang Dội Khi Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc

Chiến lược thương hiệu của Nike là xây dựng một thương hiệu mạnh nhằm truyền cảm hứng và tạo dựng sự trung thành nồng nhiệt từ khách hàng trên toàn thế giới. Nike đã sử dụng một hình tượng xuyên suốt trong chiến dịch quảng cáo của mình – hình tượng anh hùng. Nike nhận ra khát khao bên trong mỗi người là trở nên tuyệt vời và nổi bật, và đã nhắm vào khát khao đó bằng slogan “Just Do It” (Cứ làm đi), hoặc một slogan khác ít quen thuộc hơn “Strive for Greatness” (Đấu tranh vì những điều tuyệt vời). Chính cảm xúc bên trong đó đã thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của Nike, ngay khi họ không phải vận động viên. Đó là thành công của thương hiệu Nike: mặc dù bán hàng thể thao nhưng lại nhắm đến khách hàng ở tất cả các ngành nghề.

Nike tập trung vào 3 loại khách hàng chính: phụ nữ, vận động viên trẻ tuổi, và những người thích chạy bộ. Khách hàng của Nike có đặc điểm chính là có đôi phần thiếu niềm tin vào bản thân mình. Phụ nữ thường đánh giá là phái yếu hơn trong hoạt động thể dục thể thao, còn những vận động viên trẻ thường có tài năng nhưng chưa có nhiều thành tựu, vẫn phải nỗ lực tập luyện mỗi ngày để trở nên giỏi hơn, mạnh hơn. Do đó, Nike đã tập trung vào việc truyền cảm hứng và khích lệ khách hàng tin tưởng hơn vào bản thân, vào sức mạnh bên trong con người mình. Họ đã xây dựng một thương hiệu cảm xúc gắn liền với sự tự tin, bền bỉ và thông bao giờ bỏ cuộc.

Cách Nike xây dựng hình tượng anh hùng cũng rất đa dạng. Từ một chiến binh trên sân cỏ ở Brazil cho đến những vận động viên cầu lông ở Nhật Bản. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hình tượng này ở Nike, là người anh hùng không chỉ chiến đấu lại những kẻ xấu xa, mà họ còn chiến thắng được kẻ thù nằm bên trong con người họ. Nike đã phác hoạ lên một cuộc chiến giữa hai bản thể bên trong một con người: một bên lười nhác, một bên năng động và khoẻ mạnh. Kẻ xấu ở đây chính là phiên bản lười nhác. Phiên bản năng động phải đấu tranh để chiến thắng căn bệnh lười nhác. Đây chính là điều khó khăn nhất – chiến thắng chính bản thân mình.
Khi xem thông điệp này của Nike, mỗi chúng ta đều phải gật gù vì ai cũng đều từng phải đấu tranh với sự lười nhác của bản thân mình. Nike hiểu được điều này, và tiếp thêm sức mạnh cho người xem để họ có thể đứng lên và tiếp tục chạy, trở nên tuyệt vời hơn, trở thành một người hùng của chính bản thân mình.

Tạm Kết

Mỗi con người đều có một khát khao thầm kín bên trong: trở nên tốt đẹp hơn và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Bằng cách vô cùng khéo léo và tinh tế, Nike đã làm vẽ nên một bức tranh đẹp khi khát khao đó được thoả mãn. Điều đó đã xây dựng được tình cảm bền vững từ phía khách hàng dành cho thương hiệu.

Đằng sau thành công của thương hiệu Nike, không chỉ có câu chuyện về cảm xúc muốn trở thành người hùng. Đây chỉ là một trong những yếu tố nổi bật góp phần vào việc gây dựng tên tuổi toàn cầu của Nike. Tuy vậy, những điều đó, xin phép hẹn các bạn trong một bài viết khác, kể về những câu chuyện khác. Chúc các bạn có thể làm cho khách hàng yêu quý thương hiệu của mình giống như câu chuyện của Nike!

Nguồn: inboundcafe

Xây dựng lòng tin khách hàng

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều tất yếu khi bạn kinh doanh. Vậy chúng ta có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.

dimaco-090916-001

Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá. Dưới đây là một số cách làm nội dung, có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ.

1/ Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu

Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó. VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

2/ Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty

Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng…hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm. Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

3/ Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng

Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này.
Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

4/ Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia

Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng. Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen…

5/ Nguồn gốc xuất xứ

Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

6/ Testimonial (cảm nhận khách hàng)

Dùng khách hàng  nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn. Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage…

7/ Tư vấn trực tiếp

Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ.
Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

8/ Chính sách bảo hành & hoàn tiền

Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

9/ Tài trợ cho hoạt động xã hội

Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

10/ Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc…sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

11/ So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác

Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được.
Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

12/ Case studies

Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.
Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời…

13/ Cho dùng thử

Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ. Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…
Nguồn: Cộng đồng Isocial