Cuộc sống vốn dĩ là sự chuyển động không ngừng. Thế giới marketing cũng vậy. Khi người dùng thay đổi hành vi, thói quen… bạn cũng cần thay đổi! Vậy, lúc nào bạn cần thay đổi, bạn cần làm gì để thay đổi? Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về cách thay đổi chiến lược content marketing nhé.
KHI NÀO BẠN CẦN THAY ĐỔI
Có rất nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết được mức độ hiệu quả của chiến lược nội dung. Nếu bạn không đạt được mục tiêu ban đầu, chắn chắn là các chỉ số dưới đây đang “gặp vấn đề” cực lớn.
Thứ hạng tìm kiếm sụt giảm
Trước tiên, hãy kiểm tra thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm. Nếu thứ hạng của trang đã giảm, chắc chắn bạn đang gặp vấn đề rồi đấy. Không chỉ vậy, việc thứ hạng trang giảm sẽ ảnh hưởng đến lượng traffic tự nhiên”. Nếu thứ hạng tìm kiếm giảm, chắc chắn lượng traffic cũng giảm theo.
Ít bình luận và ít tương tác
Tương tác là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ thành công của một nội dung. Bạn có thể đánh giá mức độ tương tác dựa trên số lượt bình luận, thảo luận, chia sẻ và phản hồi. Nếu tương tác giảm, nghĩa là những nội dung đó KHÔNG ĐÁNG để mọi người tương tác. Vậy thì, tại sao bạn cần làm tiếp nhỉ?
Tỉ lệ chuyển đổi thấp
Quá dễ để nhìn thấy con số này: Hãy nhìn vào kết quả của TỪNG nội dung đưa lên. Mọi người có hành động (mua hàng, click vào link, đăng ký tham gia sự kiện…) sau khi đọc nội dung đó không? Nếu có, bạn đang làm rất tốt. Nếu không, chắc hẳn bạn đã làm thiếu điều gì đó rồi.
Mức độ cạnh tranh tăng
Mức độ cạnh tranh được coi là yếu tố tác động từ bên ngoài. Nếu xuất hiện thêm đối thủ mới, chắc chắn bạn sẽ cần “chiến đấu”, đổi mới liên tục để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tiếp tục sống sót trong “cuộc chơi” này. Tuy nhiên, yếu tố này không ảnh hưởng quá nhiều, trừ khi doanh nghiệp của bạn rất lớn, và đối thủ mới cũng lớn như vậy.
Ok, vậy là bạn đã có 4 dấu hiệu để nhận biết khi nào cần thay đổi chiến lược nội dung. Nếu có ít nhất 2 trong 4 dấu hiệu trên, bạn hãy tự nhìn lại mình, và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi.
THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO
Trước tiên, hãy nhận thức về sự thay đổi
Đừng cố gắng đi vào chi tiết từ đầu. Hãy bắt đầu bằng việc nhận thức về sự thay đổi, suy nghĩ về sự thay đổi đó. Hãy tự hỏi mình những câu như: Bạn sẽ thay đổi cái gì, Cái đó có thể cải thiện kết quả không… Sau đó , bắt đầu vào hành động cụ thể cũng không muộn.
Tìm những Angles* mới
Đặt dưới góc nhìn của công chúng mục tiêu, nếu đọc mãi những angles cũ, bạn có chán không? Chắc chắn là có rồi. Vì thế, hãy thường xuyên thổi những “luồng gió mới”, thêm các angles thú vị để công chúng mục tiêu không cảm thấy nhàm chán.
Đừng quên là những angles đó PHẢI liên quan đến lĩnh vực của bạn đó nha. Nếu không, chính thương hiệu của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
*Angle: Khía cạnh khai thác xung quanh một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp nào đó
Hãy đi chậm nhưng đi dài và bền sức
Đừng vì bạn đang bị “bối rối” mà cố gắng thay đổi tất cả mọi thứ trong cùng một lúc. Thay vào đó, hãy thay đổi dần dần, thay đổi từ những thứ nho nhỏ. Mỗi lần như vậy, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của từng thay đổi đến kết quả chung.
Mà, bạn cũng không muốn công chúng mục tiêu “sốc nhiệt” phải không?
Liên tục đo lường, phân tích TẤT CẢ mọi thứ
ĐO LƯỜNG có thể cho bạn biết TẤT CẢ những gì bạn nên biết. Dữ liệu là con át chủ bài trong đo lường. Nếu không có dữ liệu, làm sao bạn biết rằng bạn đang thay đổi HIỆU QUẢ được?
Hãy ghi lại tất cả dữ liệu, từ những con số nhỏ nhất như: Mức độ tương tác tăng thêm bao nhiêu, bạn đang dùng angles gì… Nếu những con số đó tích cực, thì hãy duy trì chiến lược của bạn để tiếp tục có những con số như vậy. Nếu không, hãy thay đổi như gợi ý trên.
Vậy là sau khi đọc được bài này, bạn đã hiểu cách đánh giá chiến lược của mình rồi. Bạn không cần thay đổi hàng tuần hay hàng tháng, thay đổi 1 hoặc 2 lần một năm là ok. Có thể, ban đầu bạn cảm thấy không quen, hoặc hơi bỡ ngỡ một chút. Điều đó là bình thường. Quan trọng là, bạn đã nhận ra, và biết cách thay đổi chúng. Just do it now!
Nguồn: MediaZ