Hãy đặt ra câu hỏi, kế hoạch kinh doanh có thể làm gì cho bạn, thay vì bạn có thể làm gì cho kế hoạch kinh doanh. Những câu hỏi về giá cả, tuyển dụng và các lĩnh vực khác có thể xuất hiện khi việc kinh doanh phát triển.
Một kế hoạch kinh doanh chi tiết và thường xuyên được sửa đổi sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Những câu trả lời này có thể giúp bạn kiểm soát được mục tiêu dài hạn trong tâm trí trong khi vẫn lèo lái công ty hướng theo các mục tiêu ngắn hạn.
Đây là 5 câu hỏi cốt lõi và cách mà một kế hoạch kinh doanh trả lời cho những câu hỏi đó :
1. Giá của tôi có hợp lý không?
Có 2 thành phần cần thiết của giá cả nằm trong kế hoạch kinh doanh của bạn
Xét xem liệu giá cả có đồng hành với những thông điệp của bạn. Nếu bạn tuyên bố cung cấu một sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao, bạn không thể đưa ra một mức giá thấp mà không đi kèm vỡi những mâu thuẫn với những thông điệp tiếp thị. Bạn nên đặt giá theo những giá trị liên quan thứ mà bạn cung cấp, hoặc nguy cơ làm rối loạn thị trường tiềm năng của bạn.
Kế hoạch kinh doanh nên bao gồm cả doanh thu và chi phí trên mỗi sản phẩm nền tảng, chi phí tổng thể trực tiếp và phần vượt quá. Những yếu tố này có thể giúp bạn thiết lập các hạn chế liên quan đến lợi nhuận. Bạn phải trang trải những chi phí, bao gồm các chi phí ngoài các chi phí trực tiếp mua những gì bạn bán, chẳng hạn như yếu tố tiền thuê nhà và lương nhân viên.
2. Tôi có đủ khả năng để tuyển dụng?
Đặc biệt khi bạn đang điều hành một công ty mới, bạn không thể không nghĩ tới việc tuyển dụng thêm vài người có thể giúp bạn với hàng tá công việc phải làm. Chuyện gì xảy ra nếu bạn tuyển thêm một nhân viên kinh doanh ? Hay một quản lý nữa có thể giải quyết được vài vấn đề của bạn?
Quay lạ kế hoạch kinh doanh và quyết định cái gì xảy ra với những kế hoạch nếu bạn thêm vào mức lương và những lợi ích. Đoán xem liệu những bổ sung về sức người có thêm vào doanh thu, hay làm giảm chi phí.
Hoặc có thể bạn nên xem xét tuyển thêm một người làm theo hợp đồng. Hiển nhiên, tuyển dụng một người nào đó gần như là rẻ hơn, nhưng chỉ khi có một cần dài hạn mà biện minh cho thêm các chi phí cố định. Nếu chỉ là ý muốn ngắn hạn thì chi phí đó ko ảnh hưởng mãi mãi đến phần vượt quá.
Dù bằng cách nào, làm việc những con số không thể loại bỏ được sự không chắc chắn, những nó có thể dễ hiểu hơn những yếu tố thay đổi.
3. Tôi có đang thực hiện chiến lược của tôi?
Thử nghiệm sự liên kết chiến lược của bạn : Thực hiện những sự kiện quan trọng, chi tiêu cho hoạt động tiếp thị và phát triển cho sản phẩm hay dịch vụ mới, những chi phí lien quan cho thấy được những ưu tiên được phản ánh trong chiến lược của bạn. Không hiếm những trường hợp chiến lược một đằng nhưng trong thực hiện và chi tiêu thì lại ra một nẻo.
Ví dụ, bạn nói bạn sẽ nhấn mạnh chuyên môn máy tính mở rộng trong chiến lược, nhưng lại trả cho nhân viên dịch vụ dưới giá thị trường. Hoặc bạn nói sẽ tập trung một sản phẩm, nhưng lại bỏ tiền quảng cáo cho sản phẩm khác.
4.Tôi có đủ khả năng để chuyển đi?
Trong một số trường hợp người chủ mới cần chuyển đi để cắt giảm chi phí, hoặc tới một nơi có thể giúp chiếm ưu thế trong kinh doanh. Nếu bạn muốn thay đổi, quay về với những con số cơ bản và phá vỡ các thành phần của kế hoạch kinh doanh.
Ước tính tiền thuê một tháng sẽ là bao nhiêu với chỗ mới, chi phí di chuyển, tu sửa và cả phần doanh thu kinh doanh bị mất đi khi bạn di chuyển.
Sau đó điều chỉnh những dự đoán về doanh thu với những phần được thêm trong kinh doanh hay là phần chi phí có thể được cắt bớt. Nếu trong dài hạn mà không có sự phát triển, có lẽ bạn nên quên chuyện chuyển đi thì hơn.
5. Tôi có đang kìm hãm sự phát triển kinh doanh của chính tôi?
Xem lại kế hoạch kinh doanh và cho sự kiêu căng của bạn một cái nhìn được làm mới. Để tâm đến thị trường mục tiêu và chiến lược, và thêm việc cung cấp kinh doanh của bạn những sự khác biệt đặc biệt. Những thứ mà bạn cung cấp có phù hợp với thị trường? Thông điệp bạn gửi đi có tới đúng những khách hàng tiềm năng của bạn không?
Suy nghĩ về những thứ bạn có thể dễ dàng thêm vào để bán thêm cho mỗi khách hàng? Có những thứ dễ hái mà bạn lại để quên mất? Có thể khách trong nhà hàng của bạn, ví dụ, muốn những chiếc cố, T-Shirt hay những món tráng miệng. Những khách khách hàng sử dụng dịch vụ máy tính của bạn muốn dịch vụ tự động back-up, hay nâng cấp hệ thống.
Giờ hãy nhìn lại marketing. Những thông điệp bạn phát đi đã thay đổi cho phù hợp với thị trường? Kế hoạch truyền thông có điều chỉnh công nghệ, truyền thông và xã hội? Nếu bạn bỏ thêm tiền và thời gian với marketing, doanh thu của bạn có tăng lên?
Kế hoạch kinh doanh không phải là một tờ giấy tĩnh – Nó là một công cụ tốt nhất định hướng kinh doanh của bạn. Trả lời những câu hỏi này một cách định kỳ giúp bạn giữ được kế hoạch dài hạn trong tâm trí và điều chỉnh những bước đi tức thời phù hợp .