Kiến Thức

Tổng hợp các kiến thức, chia sẻ quan điểm, lời khuyên về digital marketing, internet marketing được sưu tầm

Tư vấn dịch vụ Website

Ai cũng sẽ đồng ý rằng trong thời đại ngày nay, mỗi doanh nghiệp nên có một trang web để giới thiệu, quảng bá về mình với khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, việc chạy theo phong trào đôi khi làm cho website không còn ý nghĩa phục vụ công tác quảng bá, kinh doanh của doanh nghiệp mà đúng hơn là để cho “oách” với nhau trong giới kinh doanh mà thôi.

Nhiều công ty chuyên thiết kế website cho biết, trung bình khoảng 2 – 3 năm là doanh nghiệp “đập” website để xây lại cái mới. Chức năng thì lui tới cũng thế thôi, chỉ khác cái là chuyển qua chuyển lại giữa ngôn ngữ .PHP và .NET với cái giao diện mới. Vậy là phải mất từ 15 – 20 triệu đồng để có được cái giao diện mới, sau đó phải mất công chuyển dữ liệu cũ sang trang web mới. Có thể nói, chi chừng đó tiền đối với một doanh nghiệp là “chuyện nhỏ” nhưng phải “lao tâm khổ tứ” cho cái vụ web thì không đáng chút nào.

Anh B. – Giám đốc Công ty M.B cho biết: Nhiều doanh nghiệp yêu cầu thiết kế trang web cho công ty như là một vật trang trí chứ không phải một công cụ hỗ trợ kinh doanh. Đầu năm 2007, có doanh nghiệp đặt hàng chúng tôi thiết kế trang web tự động thay đổi giao diện theo 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, trong khi doanh nghiệp này chuyên sản xuất kinh doanh về thực phẩm chứ không phải thời trang. Chúng tôi thử báo giá 6.000USD, ai ngờ họ đồng ý và có thể giá đó mới “xứng tầm” thương hiệu của công ty này.

Để sử dụng website doanh nghiệp đạt hiệu quả, trước hết hãy xác định website doanh nghiệp không phải là một trang tin tức xã hội mà chỉ phục vụ cho nội bộ công ty, khách hàng, đối tác và những ai quan tâm đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình. Đây cũng sẽ là kênh marketing quan trọng nếu doanh nghiệp biết tự tổ chức. Chẳng hạn, website của một công ty in bao bì nếu có được những bài viết chuyên môn về kỹ thuật in bao bì; phân tích, so sánh các công nghệ in và giá cả trên thị trường thì đó là nguồn tin có giá trị cho các tờ báo, trang tin điện tử và khách hàng, đối tác của mình tham khảo và dẫn chứng. Lúc đó thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông; đồng thời chứng minh được với khách hàng, đối tác về năng lực in ấn bao bì của mình. Đây cũng sẽ là những thông tin giúp nhân viên công ty hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà họ đang làm, bởi không phải nhân viên nào cũng có đủ kiến thức về chuyên môn khi trao đổi với bạn bè đồng nghiệp hay tư vấn cho khách hàng.

Những khoản lãng phí không đáng

Có không ít khoản lãng phí đến mức không thể ngờ tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Chỉ làm một phép tính nhỏ, các chủ doanh nghiệp sẽ thấy ngay mình đang lãng phí như thế nào và ở mức nào.

Thứ nhất là thuê cả một server với băng thông không giới hạn lưu lượng chỉ để chạy một trang web có dung lượng chưa đầy 500MB, phục vụ trung bình 100 lượt truy cập mỗi ngày. Đó là trường hợp của Công ty N.B.T tại TP.HCM. Anh N. – Giám đốc công ty này cho biết, theo tư vấn của nhân viên phụ trách IT, công ty đã thuê luôn một server chạy riêng cho website và e-mail công ty để đảm bảo tính bảo mật và tốc độ đường truyền. Vậy là mỗi năm ngốn mất gần 40 triệu đồng thuê server và gần 50 triệu đồng tiền lương cho nhân viên bảo mật, trong khi website chỉ giới thiệu, cập nhật các sản phẩm và tin tức nội bộ. Chưa kể hơn 15 triệu đồng tiền thuê thiết kế trang web. Anh N. còn cho biết thêm là sau khi cho nhân viên IT này nghỉ việc vì đã để tình trạng website và e-mail của công ty bị lỗi liên tục, đã phát hiện trên cái server này chứa đến hơn 20 website của doanh nghiệp… từ trên trời rơi xuống. Oái oăm hơn, bản thân trang web được “bung” từ một template miễn phí của Joomla!

Thứ hai là yêu cầu thiết kế trang web với quá nhiều chức năng, trong khi bản thân doanh nghiệp chỉ có nhu cầu sử dụng với các chức năng cơ bản như: tin tức, giới thiệu sản phẩm, câu hỏi thường gặp, liên hệ, webmail… Trường hợp này xảy ra tại một trung tâm đào tạo nghề ở TP.HCM, khi trung tâm này quyết định kí hợp đồng thuê thiết kế trang web với giá 1.800USD. Thế nhưng khi đưa vào vận hành, không đủ nhân sự để có thể sử dụng được 50% chức năng của trang web này. Ông N.H.A – Giám đốc trung tâm hối tiếc: Nếu biết trước thế này thì chúng tôi đã không phải mất quá nhiều tiền đến vậy. Nào tốn tiền thiết kế, thuê server, trả lương nhân viên mà chẳng mang lại được lợi ích gì nhiều.

Thứ ba là không lượng hóa được khối lượng công việc của nhân viên. Đây là điều hết sức lãng phí đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Một công ty kinh doanh về thương mại điện tử đã phải thuê hẳn hai nhân viên IT (một phần cứng, một phần mềm) để lo bảo mật server và website, trong khi phí thuê bảo mật server của các công ty cho thuê server chỉ tốn có 49USD/tháng. Chưa hết, công ty này còn tuyển 5 nhân viên cập nhật thông tin cho 15 chuyên mục của website. Tính ra mỗi nhân viên cập nhật được khoảng 30 tin tức mỗi ngày. Tất nhiên với chừng đó dung lượng, mỗi nhân viên chỉ cần khoảng 2 giờ đồng hồ để khai thác và đưa lên.

Tóm lại, nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ tính toán đúng thì trung bình chỉ cần bỏ ra 5 -10 triệu đồng là có thể sở hữu được một trang web cần thiết và duy trì hoạt động mỗi năm mất khoảng 1 triệu đồng tiền thuê hosting. Còn thông tin thì giao cho các phòng ban tự đưa lên, họ sẽ chủ động hơn trong công việc và giảm được một số công đoạn cần thiết.

Đầu tư quảng cáo trên Google hay Facebook ?

Bạn đang tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng nhưng giữa Quảng cáo trên Google (Google Ads) và Quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), đâu là cách đầu tư tốt hơn? Gần như ngày nào chúng tôi cũng nhận được câu hỏi này. Bằng kinh nghiệm sau việc chi tiêu hơn 1 triệu USD cho cả hai hệ thống quảng cáo, tôi mạn phép chia sẻ phương pháp tiếp cận của chúng tôi cho mỗi hệ thống này.

Google và Facebook được coi là hai ông lớn chiếm thị phần lớn nhất trong mảnh đất quảng cáo màu mỡ tại Việt Nam

1. FACEBOOK – Hình thức quảng cáo truyền miệng

Cách thức quảng cáo tốt nhất luôn luôn là truyền miệng. Bởi lẽ chúng ta thường tin tưởng vào nhận xét của bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp của mình. Ví dụ như có một nhà hàng Ý mới mở ở ngay góc phố và họ nói rằng họ có món lasagna ngon nhất. Nhưng nhà hàng Ý nào mà chẳng nói vậy! Tuy nhiên sẽ rất khác nếu chính bạn bè và đồng nghiệp của bạn nói rằng lasagna ở đó là loại tuyêt vời nhất mà họ đã từng ăn. Rất có thể bạn sẽ gọi cho nhà hàng đó và đặt chỗ ngay lập tức.

Điều này, ít nhất là trên lí thuyết, lí giải tại sao Facebook Ads lại nắm giữ nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp trung bình như vậy. Khi ai đó nhận xét về một bài đăng trên trang Facebook của công ty bạn, bạn bè của người đó cũng sẽ có cơ hội đọc được bài đăng này. Việc này chẳng khác nào việc người đó nói với tất cả bạn bè của họ rằng họ thích thú với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

ảnh

“Hàng xóm” tin dùng dịch vụ, liệu bạn có nên cân nhắc?

2. FACEBOOK hướng tới sở thích và hành vi của người dùng

Mỗi khi đăng trạng thái (status) về bộ phim yêu thích hay buổi hòa nhạc mà ta từng tham dự, hoặc iPhone 6 chúng ta hằng mơ ước, hay tất cả sự việc khác trong cuộc sống, chúng ta nghĩ đó chỉ đơn thuần là một cách giữ liên lạc với bạn bè, trong khi Facebook lại lấy đó làm “dữ liệu” của họ. Trên thực tế, đây không phải là điều gì quá xấu xa. Ở nhiều góc độ, đó còn là niềm là mơ ước của nhiều nhà kinh doanh. Giả sử bạn có một tổ chức phi lợi nhuận như Spay & Neuter, và bạn muốn có càng nhiều fan càng tốt để cuối cùng họ sẽ trở thành những nhà tài trợ cho bạn. Bạn có thể nhằm vào những người yêu chó, mèo theo một mã vùng cụ thể. Sau đó, phân loại chi tiết hơn để lựa chọn ra những người yêu chó, mèo gần đây đã ủng hộ trong vùng của bạn. Nếu ở địa vị một người kinh doanh như bạn, đây chắc hẳn là những nguồn khách hàng tuyệt vời.

3. GOOGLE luôn có câu trả lời


Với hơn 5 tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google là nơi mà ai ai cũng tìm đến để có được câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Vì vậy, những doanh nghiệp liên kết với Google phải tìm cách để xuất hiện trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Hơn cả Bách khoa toàn thư, Google trở thành lựa chọn đầu tiên khi muốn tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kể cả một lời khuyên!

ảnh

Hơn cả Bách khoa toàn thư, Google trở thành lựa chọn đầu tiên khi muốn tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kể cả một lời khuyên!

Hai mươi năm về trước, việc này dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thầu, bạn sẽ đặt cho website mình mức tín nhiệm loại AAA vì nó sẽ giúp bạn xuất hiện đầu tiên trên các Trang Vàng. Nhưng các Trang Vàng hiện nay không còn phổ biến nữa, vì vậy một chiến lược khác cần được đặt ra để tìm nguồn khách hàng tiềm năng mới.

Chiến lược này được gọi là Search Engine Marketing (SEM). Theo SEM, có 2 dạng truyền thông là Pay-Per-Click (PPC) và Search Engine Optimization (SEO). Mỗi loại đều hiển thị thông tin doanh nghiệp ở ngay kết quả tìm kiếm đầu tiên nhưng theo những cách riêng. Tuy nhiên, để so sánh hiệu quả giữa 2 hệ thống quảng cáo Facebook và Google, tôi sẽ chỉ tập trung vào Google AdWords (PPC).

4. GOOGLE hướng đến nhu cầu của người dùng

Giả sử bạn là một luật sư đang bị chấn thương, và công cụ quảng cáo bạn đang sử dụng là PPC. Vậy quảng cáo của bạn chỉ được hiển thị khi ai đó tìm kiếm cụm từ “luật sư” hoặc “tai nạn xe đạp” hoặc “chó cắn”, hay bất kỳ cụm từ nào liên quan. Nếu ai đó tìm kiếm những từ ngẫu nhiên như “guitar” hay “TV màn hình phẳng”, quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện. Trong khi đó, những quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, hoặc báo chí cho phép tiếp cận tới tất cả mọi người, bất kể họ có sẵn mối quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Nói cách khác, với Google Ads, đối tượng mà sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn chính là những người thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hơn nữa, quảng cáo thông thường chưa bao giờ tính toán được tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI*) một cách trực tiếp như vậy.
* ROI: Return on Investment

5. Vậy GOOGLE ADS và FACEBOOK ADS, đâu là kẻ thắng người thua?


Nói một cách đơn giản thì Facebook Ads nhằm vào sở thích và hành vi của khách hàng tiềm năng. Nhưng điều này không có nghĩa là họ đang, hoặc sẽ nghĩ đến việc mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mặt khác, Google hướng đến người tiêu dùng đang thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn trong thời gian thực. Truyền thông Facebook giống như cuộc chạy đua đường trường, và nhận được một “Like” trên fanpage mới chỉ là bước đầu tiên. Sau đó, bạn phải đăng bài mới mỗi ngày, bởi vì chỉ có 15% lượng người theo dõi fanpage của bạn có cơ hội đọc được một bài đăng bất kì mà thôi. Tiếp nữa, bạn liên tục phải làm mới những chiến thuật tiếp cận khách hàng. Đến bước này, bạn sẽ “có cơ may” xây dựng được lòng tin từ phía họ. Và rồi dần dần bạn sẽ thấy sự chuyển biến. Còn Google sẽ dẫn khách hàng tới bước cuối cùng ngay khi họ đã quan tâm về sản phẩm của bạn.

Thông thường, PPC ads tốn kém hơn so với Facebook ads. Nhưng khi so sánh với lượng thời gian mà bạn phải dẫn dắt người theo dõi Facebook của bạn đến với các kênh bán hàng, Google rõ ràng là một lựa chọn sáng suốt hơn cả.

6. Có nên xếp FACEBOOK ADS vào lãng quên?

Hoàn toàn không. Thay vào đó bạn nên ưu tiên chi tiêu cho việc tiếp thị. Nếu bạn đang cần tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng, hãy đầu tư vào Google PPC và SEO. Sau đó, một khi công cụ Google của bạn đã được tối ưu hóa thì hãy xem xét đến chiến lược quảng cáo trên Facebook.

Tin tặc Anh Quốc mở công ty khởi nghiệp SEO

Gary McKinnon từng được biết đến hồi năm 2002 với vụ đột nhập vào máy tính quân đội Mỹ, nay ông mở công ty về SEO.

Tin tặc Gary McKinnon vừa cho cộng đồng hacker biết rằng ông sẽ chuyển hướng sang làm chuyên gia tìm kiếm trực tuyến, sau sự kiện ông tấn công vào các máy tính quân đội Mỹ vào năm 2002 để tìm bằng chứng về UFO.

Ông McKinnton sinh ra tại Glasgow, vừa mở một công ty tư vấn tên là Small SEO, chuyên can thiệp vào các trang web nhằm nâng kết quả tìm kiếm lên vị trí cao hơn trong các công cụ tìm kiếm, là quy trình mà mọi người quen gọi là SEO (search engine optimization). Trên trang web của mình, McKinnon tiếp thị rằng với 20 năm kinh nghiệm về CNTT, ông sẽ tính phí 40 bảng Anh mỗi giờ để làm SEO nếu khách hàng có nhu cầu. Hiện ông có được vài khách hàng ban đầu thông qua công ty Small SEO, có thể kể đến như công ty luật Kaim Todner, dịch vụ đào tạo GMAT Tutor London, salon tóc The Hair Safari ở Oxfordshire, Anh và công ty sản xuất thiết bị chặn cửa Jamm Products.

Hồi tháng 10/2012, việc dẫn độ tin tặc này sang Mỹ được huỷ bỏ và ông vẫn được lưu trú tại Anh Quốc với lý do là ông đang bị triệu chứng bệnh Asperger (một loại của chứng tự kỷ), theo luật sau khi có các báo cáo y khoa chỉ ra rằng ông có dấu hiệu tự tử.

Hồi tháng 11/2012, McKinnon được thông báo rằng ông sẽ không phải đối diện với bất kỳ cáo buộc nào tại Anh Quốc và ông có thể sử dụng máy tính trở lại.

Khi nói về việc kinh doanh mới này, McKinnon viết trên trang web của ông: “Mục tiêu của tôi là cung cấp dịch vụ SEO chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Mọi khách hàng của tôi cần có được kết quả đầu bảng khi người dùng gõ vào các từ khoá chính.”

Nếu McKinnon bị dẫn độ tới Mỹ và bị kết tội, có thể sẽ chịu mức phạt đến 800.000 USD vì tổn hại đến máy tính quân đội Mỹ và có thể phải đi tù đến 60 năm.

Theo BBC, McKinnon vẫn tại ngoại, điều này có nghĩa là ông không thể đi đâu ra khỏi biên giới Anh Quốc được.

Nguồn: Computerworld

SEO là gì?

Nếu là webmaster, hẳn không ít lần bạn đã từng nghe đến SEO, nghề SEO, dịch vụ SEO. Vậy, SEO là gì ?

SEO là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.

SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.

Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.

SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.

Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.

Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.

page1

 

Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?

  • ItemGoogle sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.

Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?

  • Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.
  • Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.

Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm?

  • Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống.
  • Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.
  • Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn. Ảnh và video cần được đính kèm với các từ khóa liên quan để được công cụ tìm kiếm tìm thấy.

Liệu việc quá phụ thuộc vào một công cụ tìm kiếm có quá nguy hiểm không?

  • Mạo hiểm hơn là việc khi mà các công cụ tìm kiếm sửa đổi các tiêu chuẩn tìm kiếm của mình, giống như việc trang GoCompare đã phát hiện ra trong năm nay. Trang web so sánh giá bảo hiểm xe hơi chỉ trong một đêm đã rớt khỏi trang kết quả số 1 xuống trang số 7 với từ “bảo hiểm xe hơi”, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
  • Có ý kiến cho rằng Google đã phạt GoCompare vì nghi ngờ hành động mua các đường link – một hành động mà Google luôn phản đối.

Khái niệm Digital Marketing

Kỹ Thuật Số đến từ những hình thức đơn giản như lưu trữ (nhạc số, ảnh số, phim số) đến những phương tiện truyền thông phức tạp như internet, điện thoại di động.

Khi các phương tiện này đi vào cuộc sống con người như một phần không thể thiếu, Digital Marketing ra đời. Ban đầu, ngành này được mang tên Electronic Marketing với những cụm từ quen thuộc như E-commerce, E-marketing vào những năm 2004 – 2006.

e-marketing vs digital marketingSo sánh số lượng tìm kiếm của nguời dùng từ  Insights for Search

e-marketing vs digital marketing 2011Sau đó, cụm từ Digital Marketing dần trở phổ biến hơn.

3. Khái niệm Digital Marketing


1. “Digital Marketing is the use of Internet as a medium for marketing and communication” – Asia Digital Marketing Association

Tiếp thị số là việc sử dụng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông

Đặc điểm phương tiện truyền thông của Digital Marketing

Digital Media = Traditional Media

  • Measurable (có khả năng đo lường)
  • Targetable (nhắm đúng khách hàng mục tiêu)
  • Optimize able ( có thể tối ưu)
  • Addressable (xác định)
  • Interactively (có tính tương tác)
  • Relevancy ( tính liên quan)
  • Viral able (có khả năng phát tán)
  • Accountable

2. “Digital Marketing is the practice of promoting products and services using database-driven online distribution channels to reach consumers in a timely, relevant, personal and cost-effective manner” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.

Tiếp thị số là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý.

Chỉ một kênh của Digital là mạng xã hội Twitter đã giúp Dell bán được 1 triệu usd vào năm 2009. Rất nhiều các thương hiệu mạnh đang bán hàng trên mạng xã hội.

3. Digital marketing’ describes the management and execution of marketing using electronic media such as the web, e-mail, interactive TV, wireless media in conjunction with digital data about customers characterstics and behaviour. – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing

Tiếp thị số là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.

Các công cụ căn bản của Digital Marketing

  • Online advertising (Quảng cáo trực tuyến)
  • Email marketing (Tiếp thị qua email)
  • SEM – Search engine marketing ( Paid listing – quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, tại Việt Nam rất phổ biến với Google Adwords)
  • SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm)
  • Online PR (PR trực tuyến)
  • Mobile marketing (Tiếp thị qua điện thoại di động)
  • Social Media

Các công cụ Digital Marketing vẫn đang tiếp tục phát triển và mở rộng

Digital Marketing có 3 đặc điểm : 

  • Sử dụng phương tiện kỹ thuật số
  • Tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số
  • Tương tác được với khách hàng.

Những sai lầm đối với doanh nghiệp bán hàng trực tuyến

Kinh doanh trực tuyến tuy mang đến rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, có thể ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp cũng như lợi nhuận kinh doanh của bạn. Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn nên tránh nếu muốn nâng cao doanh thu bán hàng online:

Điều 1: Không thường xuyên chăm chút hình ảnh

Cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu, khách sẽ không ở lại trên site đủ lâu để tiến hành mua bán nếu hình ảnh minh họa lỗi thời, kém hấp dẫn. Vì vậy, hãy luôn bảo đảm website của bạn tươi mới, nhiều hình ảnh đẹp để có thể nhận được nhiều sự chú ý từ phía khách hàng. Bạn cũng nên chú trọng đến màu sắc hình ảnh, phải sáng và rõ nét, đồng thời sản phẩm nên được minh họa dưới nhiều góc độ và có thể phóng to vào từng chi tiết. Bạn có thể học tập các website lớn khác cách họ trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

Điều 2: Thiết kế nghèo nàn

Ngày nay, việc tạo một website bạn có thể tự thực hiện một cách dễ dàng hoặc đơn giản hơn thông qua thuê bộ phận chuyên thiết kế website. Khi thiết kế, chú ý giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải sử dụng nút quay lại nhiều cũng như không phải click nhiều lần để có thể kiểm tra hàng và tiến hành thanh toán. Bạn cũng nên nhớ rằng trang giới thiệu về sản phẩm phải cung cấp đủ thông tin mà khách hàng muốn tìm kiếm; đồng thời những thông tin đó phải được bố trí hợp lí, dễ tiếp cận. Bạn có thể tham khảo thêm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ý kiến của họ về website của bạn. Từ đó, đưa ra hướng cải thiện cho website của bạn thu hút và thân thiện với người dùng hơn.

Điều 3: Tốc độ tải trang chậm

Những hình ảnh minh họa có thể làm cho website của bạn lung linh hơn, nhưng cũng có thể làm giảm tốc độ tải trang. Vì vậy, bạn nên chú tới việc sử dụng hình ảnh khi thiết kế, ưu tiên lựa chọn những hình ảnh không làm chậm tốc độ tải trang, đặc biệt là tránh sử dụng những hình ảnh kích cỡ lớn ở trang chủ. Những khách hàng tiềm năng có thể mất kiên nhẫn tìm hiểu sản phẩm của bạn khi tốc độ tải trang quá chậm.

Điều 4: Cản trở khách hàng mua sắm

Đừng tạo ra những yêu cầu bắt buộc mà khách hàng phải thực hiện để có thể tiến hành mua sản phẩm hoặc đơn thuần là chuyển sang trang khác. Khi thương mại điện tử còn mới phát triển, nhiều nhãn hiệu lớn đã yêu cầu khách hàng của mình phải tạo tài khoản thì mới bỏ sản phẩm vào giỏ hàng được nhưng lý thuyết này đã không còn đúng trong thời đại ngày nay. Bạn nên cho phép khách của mình mua hàng dưới danh nghĩa khách mua hàng bình thưởng rồi hãy đưa ra lý do thuyết phục họ đăng ký tài khoản để nhận được nhiều lợi ích khác.

Điều 5: Không chăm sóc khách hàng tốt

Điều hiển nhiên là bạn sẽ đưa ra thông tin về chính sách mua hàng của bạn bao gồm việc trả lại, thanh toán, vận chuyển và giao hàng ở những vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nhất. Nhưng cũng đừng quên việc đưa ra những cách thức mà khách hàng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Phần mềm chat trực tuyến là một gợi ý tốt cho website của bạn.

Điều 6: Website không đáng tin cậy

Khách hàng của bạn đôi khi chưa thực sự tin tưởng vào website cũng như công việc kinh doanh của bạn nếu như bạn không thể hiện ra. Tăng cường đưa ra những phản hồi, nhận xét tích cực của khách hàng về sản phẩm của bạn. Đồng thời cũng đưa ra cam kết rõ ràng rằng bạn sẽ không để tiết lộ thông tin của khách hàng dù bất kì giá nào. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tiến hành mua bán online trên website của bạn.

Điều 7: Không quan tâm đến mạng xã hội

Trong thời đại ngày nay, bạn không thể thành công với công việc kinh doanh online nếu không áp dụng bất kì một chiến dịch liên quan tới mạng xã hội nào. Kết nối với khách hàng qua mạng xã hội có thể giúp họ nhận thức rõ về thương hiệu đồng thời chứng minh bạn là một đối tác đáng tin cậy. Đồng thời tương tác qua mạng xã hội cũng làm cho khách hàng thoải mái hơn, đôi khi họ còn có thể tiến hành mua sản phẩm ngay trên mạng xã hội.

Tôi hi vọng với việc tránh sa vào những sai lầm trên cùng với tinh thần cố gắng xây dựng một website thân thiện, dễ dàng thu hút và tương tác tốt với người dùng, công việc kinh doanh online của bạn sẽ thành công hơn bao giờ hết.

(dịch từ Ecommerce weekly: 7 Common Mistakes

E-Commerce Businesses Should Avoid!)

 Hương Subiz