Tag Archives: content

Tự động hóa xây dựng nội dung

Việc tự động hóa quy trình xây dựng nội dung cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang sử dụng con dao 2 lưỡi, vì không có một công cụ nào nào có thể tự tạo được nội dung theo tính ngẫu hứng, hoặc đúng chủ đích (không tính việc copy y nguyên nội dung).

 

Ở đây mình sẽ đưa ra các công cụ có thể giúp chúng ta giải quyết việc rút ngắn các quy trình xây dựng nội dung trên các kênh online:

1) Đầu tiên cần xác định chúng ta có bao nhiêu kênh cần tự động hóa quy trình xây dựng nội dung, ví dụ:

– 5 WEBSITE WORDPRESS
– 2 WEBSITE WORDPRESS.COM
– 2 WEBSITE TUMBLR.COM
– 2 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 5 FANPAGE FACEBOOK
– 5 WEBSITE BLOGGER
– 1 WEBSITE (TỰ CODE, CÓ FEED, RSS)
– (CÁC MÃ NGUỒN MỞ KHÁC)

* Lưu ý là tất cả các website/page này chúng ta đều đang sở hữu.

2) Xác định nguồn tin gốc để tự đổng đẩy nội dung mới lên các kênh online khác, ví dụ:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 TUMBLR -> 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 WORDPRESS.COM

– 5 WEBSITE (NGUỒN NGOÀI) -> 5 WEBSITE WORDPRESS -> 3 WEBSITE BLOGGER -> 2 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE WORDPRESS -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE (TỰ CODE) -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

* Sau khi vạch ra được các luồng tự động hóa quy trình xây dựng nội dung như thế này, chúng ta sẽ có các nguồn tin chính mà chúng ta phải xây dựng (hoặc người khác xây dựng), và chúng ta sẽ tập trung xây dựng nội dung ở các nguồn đó:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 1 WEBSITE WORDPRESS
– 1 WEBSITE (TỰ CODE)

* Các website nguồn ngoài là của người khác xây dựng nên, ví dụ vnxpress.net, 24h.com.vn,… mà có bài nào mới là site mình tự động lấy về. Cái này thường sẽ có 2 dạng:

– Lấy toàn bộ dữ liệu về site mình.
– Hiển thị toàn bộ dữ liệu của người khác về site mình.

(Vì 2 vấn đề này phức tạp hơn, đụng đến code, nên mình sẽ để dành cho 1 post khác.)

3) Các công cụ và dịch vụ hỗ trợ tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung:

– http://ifttt.com/ : Dịch vụ trung gian giữa 2 website, có nhiệm vụ đẩy nội dung tự động theo cấu hình tự tạo từ kênh này sang kênh kia.

– http://hootsuite.com/ : Công cụ quản lý và tự động đăng nội dung lên Social Media hiệu quả

– http://dlvr.it/ : Dịch vụ thu nhập RSS feed và đẩy lên các mạng xã hội

– NextScripts: Social Networks Auto-Poster : Plugin WP hỗ trợ đẩy nội dung từ WordPress lên các mạng xã hội tùy chọn.

(Ngoài ra còn khá nhiều, nhưng mình nghĩ nhiều đây là đủ với những người low tech như mình  )

* Ứng dụng:

– Với nguồn gốc là Facebook cá nhân, ta có thể sử dụng: ifttt.com
– Với nguồn gốc là Website WordPress, ta có thể sử dụng: ifttt.com hoặc Plugin Social Networks Auto-Poster.
– Với nguồn gốc là Website (tự code), ta vẫn có thể sử dụng ifttt.com hoặc dlvr.it
– Với việc quản lý nhiều page, mạng xã hội, ta có thể sử dụng: hootsuite.com

(Để đảm bảo nội dung chất lượng thì hãy để chế độ publish là draft, rồi tự mình vào kiểm duyệt.)

Tóm lại là dù có tự động đến đâu thì vẫn cần có bàn tay con người đụng vào, trên đây mình đưa ra một số cách tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung các kênh online, nó sẽ giúp mọi người:

– TIẾT KIỆM ĐƯỢC THỜI GIAN
– TIẾT KIỆM ĐƯỢC CÔNG SỨC

10 công cụ ít-người-biết để tạo ra nội dung nổi bật

Bất cứ ai sở hữu website đều biết rằng quá trình này mất nhiều thời gian thế nào, từ việc tạo dựng, rồi vận hành, rồi cập nhật, thay đổi, đăng tải nội dung & hình ảnh, theo dõi các mạng xã hội kết nối với website đó. Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề là, thứ duy nhất mà người dùng quan tâm, đó là NỘI DUNG. Chắc chắn đó là công cụ cạnh tranh hoàn hảo nhất của bạn.

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, bạn cần một chút mẹo vặt, không phải vì mọi thứ quá tệ, mà còn bởi vì “luôn có những thứ để khiến mọi việc tốt hơn”. Bạn đã là người tạo ra website đó, nhưng đôi lúc, dường như mọi thứ đang “quay lưng” lại với bạn, và phá huỷ những gì mà bạn tạo ra. Bạn gọi những thứ đó là “kẻ huỷ diệt” (mặc dù, đôi lúc cũng là do lỗi của bạn), do bị chặn, do mất tập trung, sự vật vã khổ sở để hạn chế công việc của bạn, và danh sách chụp ảnh dài vô tận…

Dưới đây là những công cụ ít-người-biết (nhưng chắc chắn rất chất lượng) để giúp bạn xây dựng những nội dung hấp dẫn hơn.

  1. Bubbl Bubbl.us

Nếu như bạn không thể brainstorm với một cái bút, một tờ giấy và một cốc trà, có lẽ bạn sẽ muốn ngồi “tự kỷ” cùng Bubbl.us đấy. Đây là một công cụ giúp bạn xây dựng các bảng biểu, hình ảnh số liệu và các thành phần khác liên quan đến đồ hoạ, để giúp bạn “bật ra” ý tưởng, sắp xếp các ý gọn gàng hơn.

Nếu thích note lại mọi ý tưởng, và thêm hình vẽ, màu sắc cho ý tưởng, thì Bubbl là một công cụ hoàn hảo
Nếu thích note lại mọi ý tưởng, và thêm hình vẽ, màu sắc cho ý tưởng, thì Bubbl là một công cụ hoàn hảo

Bubble.us được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu “sơ đồ tư duy”. Có thể, bạn cảm thấy “sơ đồ” là một thứ gì đó quá xa xôi hay phức tạp, nhưng Bubble.us lại không hề như vậy, bởi tất cả mọi thứ đều khiến người dùng cảm thấy thân thiện và dễ tương tác.

  1. Omniwriter OmmWriter

Tôi biết rất nhiều blogger gặp vấn đề này “Không thể tập trung khi đang viết một cái gì đó”, bởi vì, bạn cần phải online để nghiên cứu thông tin trên Internet, mà bạn biết rồi đấy, Internet là “mẹ đẻ” của tất cả những việc khiến bạn mất tập trung.

Không giống như quy trình xây dựng nội dung thông thường, OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung, bằng cách tuỳ chọn bản nhạc bạn thích, chọn 1 khung nền phù hợp, để bạn dễ dàng tập trung lâu hơn.

OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung
OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung

Hơn thế nữa, OmmWriter có rất nhiều phím tắt cho người dùng. Mỗi phím tắt tương ứng với một âm thanh nào đó thú vị (có lẽ, đây là điểm thú vị nhất của OmmWriter khiến tôi thấy hứng thú)

  1. EduGeeks EduGeeksClub

Đôi lúc, để cải thiện chất lượng nội dung bài viết, bạn cần một công cụ chuyên nghiệp để cải thiện chất lượng nội dung bài viết. Vậy tại sao bạn lại sử dụng EduGeeksClub – một trang web cung cấp dịch vụ chỉnh sửa bài viết, và những dịch vụ này do NGƯỜI thực hiện, không phải một phần mềm nào.

cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung của bạn.
EduGeeks cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung.

Trang web này thật sự rất hữu ích và thậm chí, còn cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung của bạn.

  1. CoSchedule CoSchedule Headline Analyzer

Headline Analyzer là một công cụ rất thú vị, cho phép bạn kiểm tra tiêu đề của bài viết, bài báo, bản tin. Ứng dụng này cho phép bạn kiểm tra chính tả, mức độ đọc hiểu, cũng như cấu trúc tiêu đề… Sau đó, ứng dụng này sẽ “chấm điểm” tiêu đề của bạn theo thang điểm từ 0 đến 100, cùng với một vài gợi ý và bí kíp để bạn sửa tiêu đề đó.

Một điều rất đặc biệt đó là Headline Analyzer có thể biết được chính xác kiểu tiêu đề mà bạn đang dùng, và sau đó, hệ thống sẽ lưu vào danh sách cho những lần sử dụng tiếp theo.

  1. Impactbnd– Blog Title Generator

Nếu bạn bị bí ý tưởng, không nghĩ ra tiêu đề bài viết, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất “loạn lạc”. Đặc biệt, đó là lúc bạn đang bị sếp dồn deadline, dồn dập giao việc, thì không-thể-nghĩ-ra-một-cái-tiêu-đề cũng khiến bạn áp lực muốn nổ tung. Đó là lý do tại sao mà Impactbnd Blog Title Generator ra đời.

Impactbnd Blog Title Generator thay bạn "nghĩ ra" một cái tiêu đề hoàn hảo trong lúc sếp dồn deadlines
Impactbnd Blog Title Generator thay bạn “nghĩ ra” một cái tiêu đề hoàn hảo trong lúc sếp dồn deadlines

Tất cả những gì bạn cần làm đó là nhập vào từ khoá vào, sau đó, ứng dụng sẽ đưa ra một loạt các gợi ý về từng phần trong tiêu đề đó, giúp bạn xác định được cách xây dựng một tiêu đề bằng cách chèn thêm các từ khoá phù hợp. Vì vậy, thay vì tự động tạo những tiêu đề mang tính ngẫu nhiên, Impactbnd cho phép bạn tạo từng phần của tiêu đề. Đó chính là điểm cộng lớn nhất cho Impactbnd.

  1. Hemingway Hemingway App

Ứng dụng này được xây dựng để chỉnh sửa nội dung bài viết bằng cách tăng mức độ mạch lạc của bài viết, khiến câu từ trở nên đơn giản hơn, thay thế những câu và từ phức tạp bằng những câu từ đơn giản, sử dụng câu chủ động & bị động xen kẽ ra sao… Chắc chắn, bài viết của bạn sẽ trở nên dễ hiểu và có trọng tâm hơn.

Hemingway cho phép bạn tạo ra những bài viết chất lượng hơn bằng cách chỉnh sửa ngữ pháp, độ mạch lạc của bài viết
Hemingway cho phép bạn tạo ra những bài viết chất lượng hơn bằng cách chỉnh sửa ngữ pháp, độ mạch lạc của bài viết
  1. Grammarly Grammarly

Grammarly là công cụ online tuyệt vời để kiểm tra ngữ pháp online, và tạo cảm giác “người viết” hơn là “máy viết”. Tuy nhiên, Grammarly còn hơn cả một công cụ kiểm tra ngữ pháp thông thường. Công cụ này kiểm tra ngữ pháp với độ chính xác cao, và còn kiểm tra lỗi đạo văn.

Không chỉ đơn giản là chỉnh sửa ngữ pháp, Grammarly còn kiểm tra lỗi đạo văn, đồng thời đưa ra những đề xuất để khắc phục lần sau
Không chỉ đơn giản là chỉnh sửa ngữ pháp, Grammarly còn kiểm tra lỗi đạo văn, đồng thời đưa ra những đề xuất để bạn khắc phục lần sau

Bên cạnh đó, Grammarly cung cấp cho bạn một bản nhận xét chi tiết, bao gồm lỗi dùng từ và một vài đề xuất để khắc phục những lỗi đó. Grammarly là một Tiện ích hoạt động trên Google Chrome và có thể được sử dụng trên WordPress hoặc CMS.

  1. Write App WriteApp

Một công cụ khác cho phép bạn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền. Bạn có thể truy cập tất cả các công cụ chỉnh sửa mà bạn cần. Thêm vào đó, bạn còn có thể lưu và đăng tải những nội dung bạn viết, cũng như tạo nội dung, phân loại và chia sẻ các chú thích. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng công cụ này ở chế độ Toàn Màn Hình để đạt được hiệu quả công việc lớn nhất.

Nếu muốn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền, hãy chọn Write App
Nếu muốn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền, hãy chọn Write App
  1. Power Thesaurus Power Thesaurus
giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups là 2 điểm cộng lớn của Power Thesaurus
giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups là 2 điểm cộng lớn của Power Thesaurus

Power Thesaurus tương tự với nhiều website từ điển khác mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Vậy điều gì khiến Power Thesarus trở nên thật sự khác biệt? Đó chính là giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups. Một điểm cộng khác chính là đội ngũ của Power Thesaurus rất chịu khó cập nhật các xu hướng ngôn ngữ mới để phục vụ người dùng.

  1. Stay Focused Stay Focused
10
StayFocusd giúp bạn tập trung hơn để làm việc

Nếu bạn sử dụng Google Chrome, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chống lại các “cám dỗ” trên các website. Vậy, ứng dụng này giúp được gì? Ứng dụng này cho phép bạn tập trung hơn, “tránh xa” các tiện ích mở rộng trên trình duyệt (những tiện ích này làm hạn chế khả năng truy cập vào các website của bạn, bởi chúng đặt ra giới hạn thời gian truy cập) Khi hết thời gian, bạn không thể truy cập vào các trang đó trong thời gian còn lại của ngày. Tiện ích này nằm trong danh sách mặc định của các website, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tuỳ chỉnh thêm / bớt website tuỳ ý.

Bây giờ, bạn đã được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết để xây dựng nội dung mà bạn thích, những nội dung có thể thu hút, tạo cảm hứng cho những người xung quanh. Hãy bắt đầu ngay thôi.

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn: Smart Insights

Bí quyết tiếp thị nội dung của Netflix

Không chỉ dẫn đầu công cuộc cách mạng nền công nghiệp giải trí, Netflix còn đi tiên phong trong việc sáng tạo cách tiếp thị nội dung (content marketing) mới mẻ và độc đáo cho mỗi chương trình của mình.

Khởi đầu từ một công ty cho thuê đĩa DVD, giờ đây Netflix đã trở thành một trong những trang web về streaming phổ biến hàng đầu thế giới, thống trị internet và tấn công ngành công nghiệp giải trí như một cơn bão. (Thuật ngữ streaming chỉ việc dữ liệu được nén và truyền liên tục, người dùng web không phải chờ tải tập tin về mà có thể xem ngay).

Đến thời điểm hiện tại, nhà cung cấp toàn cầu về phim và chương trình truyền hình streaming này đang sở hữu đến 81 triệu thuê bao từ 190 quốc gia. Gần đây, Netflix đẩy mạnh tấn công vào thị trường châu Á với loạt chương trình dành riêng cho khán giả khu vực này. Điển hình là chương trình sắp ra mắt tại Ấn Độ dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Sacred Games của Vikram Chandra.

Netflix có khả năng sớm trở thành cái tên phổ biến trong từng hộ gia đình trên toàn châu Á với số thuê bao ước tính khoảng 9 triệu vào năm 2020 (theo báo cáo của Media Partners). Bí quyết của họ là đây:

Dám khác biệt

Trong một buổi phỏng vấn hồi cuối tháng Tư với Hollywood Reporter, ông Ted Sarandos – Giám đốc nội dung của Netflix đã chia sẻ: “Với các nguyên tắc cơ bản của truyền hình, tôi có một sự tôn trọng sâu sắc, thậm chí với cả những gì thuộc về truyền thống, nhưng sùng bái thì không”.

Thái độ mạnh dạn thách thức những quy ước cũ này được phản ánh nhiều trong mô hình truyền tải nội dung của Netflix. Trong một cuộc khảo sát năm 2013 tại 16 thị trường, Netflix nhận thấy có đến 73% người xem trực tuyến thích xem một chương trình hàng giờ liên tục (binge-watch) và hầu như không say mê ngay từ tập đầu tiên. Trong khi các trang web streaming khác chỉ ra từng tập một mỗi tuần, thì Netflix quyết định phá vỡ quy chuẩn đó bằng cách phát sóng toàn bộ chương trình một lúc.

Bằng cách làm đó, Netflix cho phép người xem hoàn toàn kiểm soát cách xem cũng như thời gian thưởng thức các chương trình mà họ mong muốn. Thậm chí, điều này còn khiến Netflix trở nên linh hoạt và đổi mới hơn trong cách phát sóng.

Ông Sarandos nhấn mạnh: “Nếu viết về nó thì đầu tiên hãy coi nó là một bộ phim dài 13 giờ. Chúng ta không cần tóm tắt. Chúng ta cũng không cần mấy tình tiết hồi hộp cuối mỗi tập. Bạn có thể viết hoàn toàn khác đi bởi tập tiếp theo sẽ được chiếu ngay lập tức”.

Sáng tạo mang lại giá trị

Ngoài việc khác biệt, Netflix còn tự hào về sự độc nhất vô nhị. Từ Lilyhammer – sê-ri đầu tiên của riêng mình cho đến loạt phim mới nhất – Jessica Jones, Netflix đã tạo ra hàng nghìn thước phim nguyên bản và chuẩn bị tung ra thêm 600 giờ phim như thế nữa trong năm nay.

Thay vì xào nấu lại các nội dung cũ, Netflix sáng tạo nội dung hoàn toàn mới và theo hướng độc quyền. Chính điều này đã khiến Hãng trở nên khác biệt trong hàng tá các trang web về video streaming. Bạn không thể xem sê-ri Orange Is The New Back hoặc Daredevil trên bất cứ trang nào khác ngoài Netflix.

Loạt phim đầu tiên được phát sóng rộng rãi do Netflix sản xuất là House of Cards. Và nó đã thành công đến mức trở thành biểu tượng tiên phong cho một mô hình phân phối nội dung mới, mở đường cho chiến lược kinh doanh của hãng và thiết lập phong cách sản xuất những chương trình tiếp theo.

Ted Sarandos (phải) – Giám đốc nội dung và CEO Reed Hastings của Netflix.

Nội dung là vua

Với nỗ lực cải thiện hệ thống giới thiệu phim, được gọi là Cinematch của mình, Netflix ra mắt Netflix Prize vào năm 2009. Đây là cuộc thi mở rộng nhằm tìm ra thuật toán lọc tốt nhất, dựa theo xu hướng xem yêu thích của khán giả mà dự đoán xếp hạng của người dùng. Giải thưởng cho người thắng cuộc là 1 triệu đô la. Kiến thức chính là sức mạnh, và cùng với nó, Netflix có thể tùy chỉnh và giới thiệu nội dung đến khán giả một cách chính xác hơn.

Tuy nhiên, những câu chuyện mới là điều thật sự chiếm được cảm tình của khán giả, chứ không phải số liệu. Ngoài lượt xem và xếp hạng, nội dung chính là vua. Netflix luôn chú trọng điều này và tiếp tục ưu tiên chất lượng nội dung hơn là số lượng.

Tập trung vào cá nhân, coi khán giả là bạn

Từ chiến lược kinh doanh và mô hình định giá đến việc truyền tải và sáng tạo chiến lược tiếp thị nội dung, Netflix luôn tập trung vào các cá nhân. Netflix nâng sự cá nhân hóa lên một bước mới khi tạo ra đến 10 đoạn phim quảng cáo khác nhau cho sê-ri House of Cards. Mỗi quảng cáo là một trọng tâm riêng. Cái thì đề cao các nhân vật nữ, cái thì đi sâu vào chính trị. Tùy vào sở thích và lịch sử theo dõi chương trình, mỗi khi một người xem nào đó truy cập vào trang web của Netflix thì lại xuất hiện một đoạn quảng cáo khác nhau.

Điều đó cho thấy, cốt lõi trong thành công của Netflix là sự cởi mở và cam kết lắng nghe khán giả. Netflix ưu tiên xây dựng mối quan hệ lâu dài với người xem, biết chính xác cần kể câu chuyện nào, vào khi nào và với ai.

Qua khảo sát, Netflix biết được khán giả mong muốn điều gì và đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ, hãng cho phép một tài khoản bao gồm đến năm hồ sơ cá nhân. Nhưng cho dù có dùng chung tài khoản, thì chương trình yêu thích hoặc lịch sử xem của bạn cũng sẽ không bị lẫn lộn do chương trình đã được cá nhân hóa. Điều này đặc biệt quan trọng, vì 2/3 người sử dụng Netflix dùng chung tài khoản.

Tiếp thị có ý nghĩa và sáng tạo

Sức hấp dẫn mà Netflix tạo dựng xung quanh các chương trình của mình là có thật. Netflix tránh xa cách quảng cáo tiếp thị thông thường là tạo ra những ồn ào nhất thời. Thay vào đó, hãng sáng tạo các ý tưởng tiếp thị của mình theo cách ý nghĩa và phù hợp hơn. Ví dụ điển hình là quảng cáo về Orange is the New Black mà Netflix cho chạy trên The New York Times vào năm 2014.

Netflix cá nhân hóa chương trình yêu thích hoặc lịch sử xem của từng người, dù họ dùng chung tài khoản.

Đó là một bài báo dài 1.500 từ về việc giam giữ nữ từ nhân ở Mỹ, với cả hình ảnh, video, biểu đồ và âm thanh. Bằng cách kết hợp tiếp thị và báo chí, Netflix không đơn thuần là giải trí, mà nó làm nổi bật việc cần thiết phải có một cuộc nói chuyện về việc đấu tranh của các tù nhân nữ.

Netflix cũng nhắm đến việc mang những nội dung mà hãng sản xuất ra ngoài đời thực cho khán giả trải nghiệm. Tại Singapore, nơi mà sê-ri Orange is a New Black cực kỳ nổi tiếng, Netflix đã biến nhà hàng OverEasy thành quán ăn lấy bối cảnh trại cải tạo Litchfield. Quán này phục vụ các món do bếp trưởng nối tiếng người Singapore Bjorn Shen nấu. Đây là có lẽ là nhà hàng đầu tiên phát triển theo hướng này.

Bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào

Netflix cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong thế giới mà yếu tố di động là tiên quyết. Đó cũng là lý do mà hãng luôn cung cấp các dịch vụ streaming vô cùng linh hoạt và tương thích với tất cả các thiết bị. Bằng việc kết hợp nội dung số cả ở nhà lẫn lúc ra ngoài, Hãng đã thu hút thêm được một lượng lớn khán giả có nhu cầu tìm kiếm sự di động cho các nhu cầu giải trí của mình.

Netflix là một công ty phát triển nhanh và nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như cách thức phục vụ họ. Hãng không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn là trải nghiệm. Vừa là một hãng giải trí nhưng cũng đồng thời là nhà tiếp thị nội dung, Netflix không chỉ giành được sự chú ý của khán giả trên toàn thế giới, mà quan trọng hơn là chiếm được trái tim của họ.

Netflix đã thực sự thay đổi cách chúng ta nhìn nhận tiếp thị nội dung từ xưa đến nay.

Nguồn: DoanhnhanSaiGon