Bí quyết đặt tên thương hiệu thành công

Sức mạnh của một thương hiệu nằm ở chỗ tên thương hiệu đó có nằm trong tâm trí của khách hàng hay không. Còn một tên thương hiệu không hay và khó nhớ sẽ không thể đọng lại trong trí nhớ của người tiêu thụ. Với một tên thương hiệu hay, Công ty của bạn cũng sẽ dễ dàng đi đến thành công hơn.

Điều đó không hẳn có nghĩa là một tên thương hiệu không hay lại làm cho Công ty đó không thành công. Trên thực tế có nhiều trường hợp như vậy. Khi khách hàng mua được một sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì tên thương hiệu cũng không quan trọng lắm! Hyundai là một ví dụ, tập đoàn công nghiệp này đã rất phát triển ở thị trường Mỹ, nhưng hiếm khi nào bạn nghe thấy ai đó nói: “Tôi vừa mới mua một chiếc xe mới của hãng Hyundai”

Ngắn gọn

Nhìn chung, tên thương hiệu càng ngắn càng tốt ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF. Điều này lại càng chứng minh được trong thời đại thông tin ngày nay. Càng ngày càng có nhiều khách hàng và những đối tác trên tên thương hiệu của Công ty bạn trên các website, vì vậy, tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng đánh đúng tên thương hiệu của bạn trên mạng intemet.

Đơn giản

Không có nghĩa là ngắn. Sự đơn giản ở đây là cấu trúc chữ cái trong tên thương hiệu của bạn. Một tên đơn giản là sử dụng các chữ cái và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Schwab là một tên thương hiệu ngắn gồm 6 chữ cái, nhưng đó không phải là một cái tên đơn giản vì 6 chữ cái này sắp xếp theo một trật tự rất khó đánh vần. Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ cái. Vì vậy, hầu hết mọi người đều đánh vần được tên này. Một số tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như : Coca – cola, Nissan, Google, Hennessy.

Gợi mở đến sản phẩm

Một tên thương hiệu mang đặc điểm của sản phẩm chưa chắc đã mạnh bằng một tên thương hiệu thích hợp. một tên thương hiệu gợi mở đến sản phẩm sẽ giúp khách hàng xác định được tôn chỉ của mục đích thương hiệu.

Một cách để đặt được điều này là rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Skil (lụa – muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanil – la) có tên thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Ví dụ như: “ Curves” (Những đường cong – là chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho chị em phụ nữ), Roller Blade (Trục lăn trên đất – là thương hiệu của sản phẩm ván trượt pa – tanh), Palm (lòng bàn tay cũng là những thương hiệu của những sản phẩm di động và các thiết bị điện tử cầm tay), Play Station (Sân ga trò chơi – tên thương hiệu của một trò chơi điện tử). Một tên thương hiệu độc đáo thường đi theo một số nguyên tắc như: ngắn gọn, đơn giản và dễ đọc. Một số thương hiệu rất độc đáo và thành công như: Lexus, Xerox, Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s.

Lặp âm đầu

Khi trẻ em đọc chữ là chúng đang ghi lại bằng âm thanh những biểu tượng, hình ảnh được thể hiện trên những chữ cái và từ ngữ đó – những thứ được ghi lại trong não của chúng. Bộ não trẻ làm việc với âm thanh của từ ngữ chứ không phải với hình ảnh của chúng. Điều đó giải thích tại sao âm thanh của những tên thương hiệu quan trọng hơn nhiều so với hình ảnh của thương hiệu đó, và tại sao những chữ in hoa vui mắt không tạo nên những thương hiệu thành công. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng, ví dụ như Uunkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose…

Dễ đọc

Phương pháp truyền miệng là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất để xây dựng một tên thương hiệu. Những người bạn, gia đình, những người hàng xóm, những đồng nghiệp nói cho bạn về một thương hiệu mới sẽ có sức mạnh hơn là bạn xem những quảng cáo về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Một tên thương hiệu khó phát âm sẽ là một thảm họa cho sản phẩm đó. Những tên thương hiệu dễ đọc và thành công như: Target, Subway, Polo, ipod, Wonderbra. Trong khi đó lại có những tên thương hiệu rất khó đọc như: Chipolte, Isaac Mizrahi, Hoechst, Dasani, HSBC.

Dễ đánh vần

Một tên thương hiệu dễ đọc thường dễ đánh vần. Nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Khi tên thương hiệu kết hợp giữa những chữ cái và con số hay thêm vào những biểu tượng có thể làm cho tên thương hiệu khó đánh vần. Trong thời đại Internet ngày nay, nếu khách hàng không đánh vần được thương hiệu của bạn thì họ rất khó có thể vào trang web của bạn. Các cổng internet thì quên mất việc chuyển thư đi khi địa chỉ của thương hiệu đó bị đánh sai. Những tên thương hiệu dễ đánh vần và thành công như Target, Amazon, Om Navy. Ngược lại những tên thương hiệu như Daewoo, Hyundai, Abercrombie & Fitch lại rất khó đánh vần.

Gây shock

Những tên thương hiệu thành công nhất thường có những yếu tố gây shock hay ngạc nhiên. Một tên thương hiệu gây shock thường được chú ý và được nhớ đền. Tất nhiên, bạn phải cẩn thận không để tên thương hiệu của mình shock đến nỗi gây khó chịu tho khách hàng. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thề kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật) Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).

Tư nhân hóa

Tư nhân hóa tên thương hiệu là lấy tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm. Và họ là những người có lợi nhất trong bí quyết này, vì đó là một hình thức PR xây dựng thương hiệu mà ở đó cung việc PR sẽ liên hệ trực hấp đến thương hiệu.

Nguồn: BrandsVietNam

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

EDLP

Chiến lược giá EDLP sẽ luôn duy trì giá thấp cho hầu hết các sản phẩm, ít khi thực hiện khuyến mãi giảm giá. Các nhà bán lẻ theo chiến lược EDLP phải tập trung tạo dựng sự tín nhiệm của khách hàng đối với phương châm giá rẻ của mình.

HI-LO

Các nhà bản lẻ theo chiến lược Hi-Lo thường có giá bình quân cao hơn EDLP (nguyên nhân của chữ Hi trong Hi-Lo), trong khi đó thường xuyên thực hiện các chiến dịch khuyến mãi (thường là hàng tuần) có mức giảm giá rất lớn (giá thấp hơn EDLP, nguyên nhân của chữ Lo trong Hi-Lo) cho một số sản phẩm.

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam thì hầu hết các nhà bán lẻ (retailers) sử dụng chiến lược hỗn hợp do vấn đề cạnh tranh giành thị trường trong giai đoạn bùng nổ hiện nay. Đơn cử một trường hợp dễ thấy, Metro C&C là một trong những tập đoàn bán lẻ đi theo hướng EDLP. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn thấy các chương trình khuyến mãi (promotion) xuất hiện tại đây. Thực chất, đó là cuộc oanh tạc tự do của các nhà cung cấp (suppliers) chứ bản thân Metro không đầu tư vào khuyến mãi. Một trường hợp khác, Big C hiện tại có vẻ thiên về khuyến mãi nhưng thật ra cũng là cuộc đua của các nhà cung cấp. Bản chất chiến lược của Big C toàn cầu (thuộc tập đoàn bán lẻ Casino) là EDLP, với công cụ cực kỳ lợi hại là các nhãn riêng (private-labels) được marketing rất bài bản giúp nâng cao hình ảnh EDLP của Big C.

Ngược lại, các tay chơi trong nước dường như có vẻ yếu thế hơn như Saigon Coop hiện đang chủ yếu theo hướng khuyến mãi (promotion). Lý do cho sự chọn lựa này dễ dàng thấy được là việc thực hiện khuyến mãi đơn giản và ít tốn kém bằng cách đẩy cho nhà cung cấp làm. Thêm vào đó, quyền lực bên mua (purchasing power) chưa đủ lớn để tạo áp lực buộc các nhà cung cấp giảm giá bán (listing price) cộng với năng lực về xây dựng phát triển các nhãn riêng (private labels) còn khá là hạn chế nên những nhà bán lẻ nội địa chưa thể thực hiện được chiến lược hỗn hợp giữa EDLP và Hi-Lo. Hiện nay, Saigon Coop cũng đã tiến hành với một số sản phẩm dệt may và thực phẩm chế biến.

Phần lớn các nhà bán lẻ còn lại phối hợp EDLP và Hi-Lo để tạo ra một chiến lược giá hỗn hợp cho dù vẫn theo định hướng một trong 2 chiến lược nêu trên.

Sự lựa chọn của khách hàng

Trong khi cùng được nhìn nhận như là những phương thức giúp tiết kiệm tiền khi mua sắm, vẫn có những ý kiến trái ngược nhau giữa các khách hàng về việc liệu phương cách nào giúp tiết kiệm được nhiều tiền bạc hơn:
– 60% khách hàng lựa chọn các cửa hàng thực hiện EDLP.
– 40% khách hang lựa chọn các cửa hàng thực hiện Hi-Lo.

Những lý do đằng sau sự lựa chọn của khách hàng

Những động cơ của việc ưu tiên lựa chọn EDLP của khách hàng bao gồm sự hạn chế về ngân sách chi tiêu gia đình, các chương trình khuyến mãi không phải khi nào cũng đánh trúng nhu cầu của họ; và trên hết những khách hàng khôn ngoan luôn tin rằng những cửa hàng chuyên tập trung vào khuyến mãi (Hi-Lo) thường có giá cả bình quân cao hơn nếu tính trên tổng hóa đơn mua hàng.

Những khách hàng ưa thích khuyến mãi (Hi-Lo) thường bị cuốn hút bởi những giá trị/ khoản tiết kiệm trước mắt, ngay lập tức. Trong khi một số khách hàng xem khuyến mãi như là một cơ hội để mua hàng giá rẻ sử dụng dần hoặc để dùng thử sản phẩm mới thì số khác lại tin rằng khuyến mãi sẽ đem đến nhiều giá trị hơn là EDLP nếu họ biết cách săn tìm khuyến mãi.

Theo như tham khảo nghiên cứu thị trường tại Anh cho thấy:

Như vậy, có thể thấy rằng người tiêu dùng ngày nay rất nhạy bén trong vấn đề giá cả, vì thế cả hai chiến lược EDLP và Hi-Lo mà những nhà bán lẻ áp dụng đều để tâm đến giá dù bằng cách này hay cách khác để thu hút những vị “thượng đế” ngày càng có nhiều sự lựa chọn này. Ngoài ra, để giành được lợi thế cạnh tranh, các nhà bán lẻ cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề khác như: phân loại ngành hàng (categorization), chất lượng dịch vụ (quality of service) và những dịch vụ giải trí tại siêu thị, trung tâm mua sắm(retailtainment)…

Nguồn: BrandsVietNam