Tag Archives: chiến lược

Bài học thương hiệu qua chiến thắng của Trump

Các bạn đều đã biết rằng Donald Trump đã chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ một cách bất ngờ. Giới truyền thông và các cuộc thăm dò đã một lần nữa không xác nhận đúng cảm xúc thật sự của cuộc bầu cử Mỹ.

Nếu như chúng ta có thể học được gì từ kết quả đầy kinh ngạc này thì đó chính là độ nhận biết và điểm khác biệt trong chính trị cũng quan trọng giống như khi làm thương hiệu vậy.

Tôi cho rằng giới truyền thông đã không nắm bắt được sự giận dữ của phần lớn cử tri Mỹ, chính là cảm giác bị bỏ rơi trong những kế hoạch phục hồi kinh tế, cảm giác bị phản bội bởi những hiệp ước thương mại mà họ xem đó là những mối đe doạ cho công việc của mình, và thấy mình không được tôn trọng bởi chính quyền Washington, Phố Wall và hệ thống truyền thông chính thống.

Chiến thắng của ông Trump là một ví dụ nổi bật về khả năng thống trị truyền thông xã hội lẫn truyền thông truyền thống. Cũng như nhiều thương hiệu biểu tượng đã tạo nên sức mạnh của mình từ những mâu thuẫn sâu sắc tồn tại trong nền văn hóa, ông Trump cũng đã làm như vậy. Vào tháng 7/2016, Kantar Millward Brown đã đánh giá vị trí hai ứng cử viên Tổng thống và thấy rằng mối quan tâm lớn trong những người ủng hộ ông Trump là mối đe doạ từ những người nhập cư ảnh hưởng tới giá trị văn hóa Mỹ cũng như quy mô của chính phủ.

Buổi tranh luận trực tiếp giữa ông Trump và bà Clinton, là một trường hợp đối đầu của một người không có nền tảng chính trị và người có nền tảng chính trị từ trước. Sự nổi bật không còn là một lợi thế bởi vì bà Clinton được xem là chiếm ưu thế còn ông Trump lại xuất hiện với sự khác biệt. Khi các ứng cử viên như Cruz và Sander bị loại khỏi cuộc bầu cử, ông Trump trở thành một sự lựa chọn chống lại định kiến trước đó. Và trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, ý kiến cho rằng ông Trump sẽ làm giới hạn vai trò của chính phủ bỗng tăng gấp đôi. Người dân tìm kiếm lối thoát cho sự thất vọng của họ đối với chính phủ bằng cách bầu chọn cho một người ‘bên ngoài’.

Tuy nhiên, ngoài những vấn đề về sự chia rẽ văn hoá, thì ông Trump chiến thắng vì 3 lí do sau:

1. Ông Trump biết rõ đối tượng của mình, ông ấy biết người ủng hộ của mình quan tâm điều gì và thuyết trình về điều họ muốn, khai thác sự căng thẳng trong văn hóa và làm rõ thông điệp của mình để thu hút niềm tin cá nhân và quan điểm chính trị của công chúng.

2. Ông ấy làm điều đó trở nên đơn giản vì ông ấy biết rằng ấn tượng đó sẽ trở thành phiếu bầu và dựa vào đó vẽ nên hình ảnh của mình là một ứng cử viên chống lại thể chế, và truyền quan niệm cho rằng ông ấy có thể thay đổi chúng một cách hiệu quả và giới hạn vai trò của chính phủ.

3. Ông Trump hành động như một người chiến thắng. Dựa theo nghiên cứu của Kantar Millward Brown, hình ảnh ông Trump theo trực giác gắn liền với sự tự tin, vì những phát ngôn trực diện của ông trước công chúng. Khi mọi người phản ứng với đề tài này, họ nhận ra rằng bà Clinton cũng rất tự tin, nhưng về trực quan, ông Trump rõ ràng đã chiến thắng. Cần chú ý rằng, cả hai ứng cử viên đều không phải là người được được yêu mến hay được tin tưởng nhiều, vì thế sự liên kết trực quan này rõ ràng là một phần quan trọng giúp ông Trump giành chiến thắng.

Tất nhiên, tất cả đều là những nhận thức muộn màng. Tôi không mong thức dậy trong một thực tế khác. Chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra và cũng đều có những bài học cho tất cả mọi chuyện. Nhưng bạn nghĩ thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam

Lời khuyên đáng giá của Steve Jobs

Chạy theo mọi cơ hội có thể giết chết doanh nghiệp của bạn. Tại sao?

Sau khi Nike công bố Mark Parker trở thành CEO của công ty này vào năm 2006, một trong những việc đầu tiên mà Parker làm là gọi cho CEO của Apple Steve Jobs để xin lời khuyên.

Tại thời điểm này, Nike đang nỗ lực đưa chiến lược kỹ thuật số vào hàng trăm ngàn sản phẩm của mình. Steve Jobs đã nói một điều khiến Parker “tóm lấy” ngay: “Nike tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên thế giới, những sản phẩm hấp dẫn. Nhưng Nike cũng có nhiều sản phẩm tào lao. Nên dẹp mấy thứ tào lao và tập trung vào những sản phẩm tốt”.

“Ông ấy hoàn toàn đúng”, Parker đồng ý. “Chúng tôi cần phải tinh lọc”. Và thay vì lao vào một dòng sản phẩm khác về công nghệ, Nike đã tập trung vào sở trường của họ đồng thời hợp tác với Apple. Kết quả là chiến dịch Nike+ trở thành một trong những chiến dịch thành công nhất từ trước tới nay của Nike.

Mark Parker và Steve Jobs ở buổi công bố sự hợp tác của Nike và Apple ngày 23/05/2006. Ảnh: Mike Ehrmann / WireImage / Gigaom.

Steve Jobs không chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên; ông từng sống với trải nghiệm này. Jobs bị sa thải khỏi Apple nhưng trở lại lúc hãng này đang lúng túng trong khó khăn vào năm 1997. Mệnh lệnh đầu tiên của ông ngày trở về? Tinh lọc.

Cho đến cuối năm đó, Steve Jobs đã loại bỏ 70% sản phẩm của Apple. Chỉ một năm sau, công ty đi từ chỗ thua lỗ 1,04 tỉ USD đến mức lợi nhuận 309 triệu USD. Jobs đã nhận ra rằng Apple bị sao nhãng bởi những cơ hội. Cơ hội thì vô tội nhưng chúng ta cũng thường quên rằng những cam kết đi cùng cơ hội chính là năng lượng, thời gian và tiền.

Tại sao chỉ tập trung vào một thứ lại là điều khó khăn? Thế giới ngày nay dạy chúng ta đuổi theo cơ hội. Phải tham gia cuộc họp đó. Cần dự sự kiện kia. Tâm lý của chúng ta buộc chúng ta hành động như thế. Nỗi sợ bị bỏ lại phía sau là rất mạnh mẽ. Chúng ta không muốn ai đó chớp mất cơ hội của chúng ta.

Nói rằng phải đóng cửa trước cơ hội để xây dựng điều lớn lao dường như là nghịch lý nhưng từ chối chúng để đổi lấy sự tập trung là điều cần làm, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay. Với quá nhiều cửa xả lũ trên internet, chúng ta dường như ngập lụt trong các lựa chọn và thông tin trong khi não của chúng ta chỉ muốn điều gì đó đơn giản.

Tạo dựng một điều gì đó trở thành xuất sắc là điều hiếm thấy. Nhưng thế giới ưu ái sự hiếm thấy.

Vì thế, nếu bạn chạm vào thông điệp đơn giản, bạn sẽ nổi bật. Apple dưới thời Steve Jobs trải qua ba năm đầu tiên chỉ với một sản phẩm duy nhất: Apple 1. Chỉ sau khi sản phẩm đầu tiên này trở nên xuất chúng, Apple mới tiếp tục tiến lên với cái mới.

Tạo dựng một điều gì đó trở thành xuất sắc là điều hiếm thấy. Nhưng thế giới ưu ái sự hiếm thấy. Chúng ta tìm kiếm giải pháp tốt nhất và bằng cách tập trung vào phạm vi hẹp, bạn sẽ có thời gian để làm nên một sản phẩm có thể giải quyết được một vấn đề thật xuất sắc.

Một khi mà năng lượng và nguồn lực của công ty bạn bị kéo mỏng ra, bạn không thể giải quyết vấn đề ở mức độ cao. Bạn không có được sự chú tâm để tạo nên điều gì đó “đủ tốt”.

Nhưng hiện có quá nhiều sự cạnh tranh để chúng ta có thể bình tâm tạo dựng được điều gì đó độc đáo và đủ tốt. Có thể chúng ta vẫn bị hấp dẫn bởi các cơ hội mỗi ngày, nhưng hãy học được tầm quan trọng của việc tập trung vào những cơ hội phù hợp. Một gợi ý có thể giúp bạn làm được điều này là lập một danh sách “No List” và hằng ngày viết ra cơ hội hấp dẫn mà chúng ta quyết nói không. Chẳng hạn, “No List” cho quý này là: – Không có dự án đặc biệt, mới; – Không sự kiện; – Không tham gia làm diễn giả. Bắt đầu quá nhiều thứ cùng lúc không giúp cho mọi thứ tiến triển nhanh hơn. Thay vào đó, trước tiên nên tập trung vào hoàn thiện một thứ.

Trước khi bạn bước tiếp, hãy làm cho mọi người thật sự muốn điều mà bạn đang mang lại. Khi đó mới là lúc cân nhắc hành động tiếp theo.

Nguồn: BrandsVietNam

Bài học từ thành công của Google

Năm 1998, Google từng đặt ra nhiệm vụ lớn: trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới. Mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, Google vẫn trở thành lãnh đạo trong ngành công nghiệp tìm kiếm với cách sử dụng dễ dàng, thiết kế trang đầu rất “sạch sẽ”, đơn giản và hiển thị chính xác những gì mọi người muốn.

Bài học rút ra được từ thành công của Google là gì?

Chúng ta thường có nhiều mục tiêu và chúng có thể sẽ mâu thuẫn với nhau, chẳng hạn như ca hát và làm mộc, bạn vẫn có thể làm cả hai – chỉ cần không cùng một lúc. Trong trường hợp của Google, họ bắt đầu bằng cách tập trung hoàn toàn vào mục tiêu trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới. Mãi cho đến sáu năm sau đó, gã khổng lồ tìm kiếm mới “trình làng” Gmail – hệ thống email của họ.

Nếu bạn muốn thành công, hãy tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất. Một khi hoàn thành bước 1, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo. Đơn giản hóa mục tiêu sẽ thu về kết quả ngoài mong đợi.

Tập trung ít mục tiêu thay vì “đa nhiệm”

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có thể thấy thiết kế của Google trông cực kỳ cơ bản. Nó gần như “trắng toát” với một thanh tìm kiếm ở trung tâm. Nhưng bên dưới thiết kế chẳng có gì nổi bật ấy là rất nhiều kế hoạch, hệ thống.

Nếu bạn muốn thành công, hãy tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất.

Google từng phải nói không với rất nhiều lời đề nghị, bao gồm cả nhân viên, người sử dụng và khách hàng. Các kỹ sư thường xuyên mang lại những ý tưởng về cách cải thiện trang phía trước. Điều tra người dùng cũng cho thấy, họ muốn có nhiều kết quả hơn hiện trên mỗi trang.

Tuy nhiên, Google kiên quyết rằng việc đưa thêm nhiều lựa chọn sẽ mang đến một số hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như thời gian tải lâu hơn và giảm sự hài lòng của người dùng. Vì vậy, ông lớn tìm kiếm đã quyết định đặt ra hạn chế chặt chẽ về những gì có thể và không thể thêm vào.

Bất cứ khi nào một kỹ sư đưa ra một tính năng mới, nó sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt, được thử nghiệm trên các trang tìm kiếm nâng cao và được đánh giá dựa trên tiêu chí dễ dàng sử dụng. Mục tiêu của Google là loại bỏ những thứ phức tạp không cần thiết.

Trong một “biển” đối thủ cạnh tranh, Google đã lựa chọn đúng con đường, hiển thị tìm kiếm ít hơn cho người sử dụng thay vì hiển thị nhiều.

Những ảnh hưởng bị giảm bớt

Mọi người thường tin, càng nhiều sẽ càng tốt. Nhiều chức năng, tính năng, tiện ích thì sẽ tốt hơn. Nhưng có vẻ, tất cả đang phức tạp hóa mọi thứ. Thay vì làm một cái gì đó dễ dàng hay thuận tiện hơn, chúng ta lại quá “đa nhiệm”. Và chính sự đa nhiệm này đã đánh lạc hướng mọi người khỏi mục tiêu ban đầu.

Ảnh: Paul Sawers / VentureBeat.

Chúng ta đang nói về việc giảm bớt ảnh hưởng. Nó thường xảy ra khi con người đặt ra mục tiêu để thu về kết quả cụ thể, nhưng việc bổ sung các yếu tố không cần thiết làm loãng hiệu quả mong muốn. Khi có nhiều hoạt động khiến chúng ta phải chú ý, năng lượng bị chia nhỏ và tiến độ, thành quả bị giảm sút.

Làm thế nào để đơn giản hóa và thu lại nhiều hơn?

Chúng ta có xu hướng “nhồi nhét” nhiều hoạt động vào cuộc sống vì nghĩ, nhiều lựa chọn hơn sẽ hạnh phúc và an toàn hơn. Nhưng thực tế, đưa ra mục tiêu dài hạn để tập trung và thay thế bởi những điều đơn giản mới là lựa chọn đúng đắn.

Thật không dễ dàng để đơn giản hóa. Hãy suy nghĩ kỹ càng về những điều cần thiết và không cần thiết để dành thời gian quý báu vào những mục tiêu quan trọng.

Khái niệm này được áp dụng cho nhiều khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như:

Giải thích một khái niệm: Đơn giản hóa những lời nói và chỉ nhắc tới những gì cần thiết.

Tạo một sản phẩm: Hạn chế tính năng, chỉ cho vào những tính năng cần thiết, người dùng sẽ dễ sử dụng hơn, làm tăng sự hài lòng.

Quyết định những hoạt động để làm: Chỉ tập trung vào các hoạt động giúp bạn đi đúng hướng, làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu.

Nguồn: BrandsVietNam

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

EDLP

Chiến lược giá EDLP sẽ luôn duy trì giá thấp cho hầu hết các sản phẩm, ít khi thực hiện khuyến mãi giảm giá. Các nhà bán lẻ theo chiến lược EDLP phải tập trung tạo dựng sự tín nhiệm của khách hàng đối với phương châm giá rẻ của mình.

HI-LO

Các nhà bản lẻ theo chiến lược Hi-Lo thường có giá bình quân cao hơn EDLP (nguyên nhân của chữ Hi trong Hi-Lo), trong khi đó thường xuyên thực hiện các chiến dịch khuyến mãi (thường là hàng tuần) có mức giảm giá rất lớn (giá thấp hơn EDLP, nguyên nhân của chữ Lo trong Hi-Lo) cho một số sản phẩm.

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

Chiến lược giá bán của các nhà bán lẻ

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam thì hầu hết các nhà bán lẻ (retailers) sử dụng chiến lược hỗn hợp do vấn đề cạnh tranh giành thị trường trong giai đoạn bùng nổ hiện nay. Đơn cử một trường hợp dễ thấy, Metro C&C là một trong những tập đoàn bán lẻ đi theo hướng EDLP. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn thấy các chương trình khuyến mãi (promotion) xuất hiện tại đây. Thực chất, đó là cuộc oanh tạc tự do của các nhà cung cấp (suppliers) chứ bản thân Metro không đầu tư vào khuyến mãi. Một trường hợp khác, Big C hiện tại có vẻ thiên về khuyến mãi nhưng thật ra cũng là cuộc đua của các nhà cung cấp. Bản chất chiến lược của Big C toàn cầu (thuộc tập đoàn bán lẻ Casino) là EDLP, với công cụ cực kỳ lợi hại là các nhãn riêng (private-labels) được marketing rất bài bản giúp nâng cao hình ảnh EDLP của Big C.

Ngược lại, các tay chơi trong nước dường như có vẻ yếu thế hơn như Saigon Coop hiện đang chủ yếu theo hướng khuyến mãi (promotion). Lý do cho sự chọn lựa này dễ dàng thấy được là việc thực hiện khuyến mãi đơn giản và ít tốn kém bằng cách đẩy cho nhà cung cấp làm. Thêm vào đó, quyền lực bên mua (purchasing power) chưa đủ lớn để tạo áp lực buộc các nhà cung cấp giảm giá bán (listing price) cộng với năng lực về xây dựng phát triển các nhãn riêng (private labels) còn khá là hạn chế nên những nhà bán lẻ nội địa chưa thể thực hiện được chiến lược hỗn hợp giữa EDLP và Hi-Lo. Hiện nay, Saigon Coop cũng đã tiến hành với một số sản phẩm dệt may và thực phẩm chế biến.

Phần lớn các nhà bán lẻ còn lại phối hợp EDLP và Hi-Lo để tạo ra một chiến lược giá hỗn hợp cho dù vẫn theo định hướng một trong 2 chiến lược nêu trên.

Sự lựa chọn của khách hàng

Trong khi cùng được nhìn nhận như là những phương thức giúp tiết kiệm tiền khi mua sắm, vẫn có những ý kiến trái ngược nhau giữa các khách hàng về việc liệu phương cách nào giúp tiết kiệm được nhiều tiền bạc hơn:
– 60% khách hàng lựa chọn các cửa hàng thực hiện EDLP.
– 40% khách hang lựa chọn các cửa hàng thực hiện Hi-Lo.

Những lý do đằng sau sự lựa chọn của khách hàng

Những động cơ của việc ưu tiên lựa chọn EDLP của khách hàng bao gồm sự hạn chế về ngân sách chi tiêu gia đình, các chương trình khuyến mãi không phải khi nào cũng đánh trúng nhu cầu của họ; và trên hết những khách hàng khôn ngoan luôn tin rằng những cửa hàng chuyên tập trung vào khuyến mãi (Hi-Lo) thường có giá cả bình quân cao hơn nếu tính trên tổng hóa đơn mua hàng.

Những khách hàng ưa thích khuyến mãi (Hi-Lo) thường bị cuốn hút bởi những giá trị/ khoản tiết kiệm trước mắt, ngay lập tức. Trong khi một số khách hàng xem khuyến mãi như là một cơ hội để mua hàng giá rẻ sử dụng dần hoặc để dùng thử sản phẩm mới thì số khác lại tin rằng khuyến mãi sẽ đem đến nhiều giá trị hơn là EDLP nếu họ biết cách săn tìm khuyến mãi.

Theo như tham khảo nghiên cứu thị trường tại Anh cho thấy:

Như vậy, có thể thấy rằng người tiêu dùng ngày nay rất nhạy bén trong vấn đề giá cả, vì thế cả hai chiến lược EDLP và Hi-Lo mà những nhà bán lẻ áp dụng đều để tâm đến giá dù bằng cách này hay cách khác để thu hút những vị “thượng đế” ngày càng có nhiều sự lựa chọn này. Ngoài ra, để giành được lợi thế cạnh tranh, các nhà bán lẻ cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề khác như: phân loại ngành hàng (categorization), chất lượng dịch vụ (quality of service) và những dịch vụ giải trí tại siêu thị, trung tâm mua sắm(retailtainment)…

Nguồn: BrandsVietNam

Tại sao nhiều trang thương mại điện tử 'chết yểu'

Tại sao nhiều trang thương mại điện tử ‘chết yểu’

Mô hình kinh doanh, chiến lược và khả năng tài chính là những bài toán lớn mà các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử đều gặp phải.

Một số website thương mại điện tử mô hình B2C (giao dịch trực tuyến giữa nhà cung cấp với khách hàng) có tên tuổi như Beyeu, 4eva, Deca và một số trang khác thời gian qua đã lần lượt đóng cửa, dù người quản lý và nhà đầu tư đã “tận tình cứu chữa” bằng cách chi tiền quảng cáo. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến những “cái chết yểu” này. Continue reading “Tại sao nhiều trang thương mại điện tử ‘chết yểu’” »