Tag Archives: thương hiệu

Ba bài học từ “Ngày thứ Sáu đen tối”

Ba bài học từ “Ngày thứ Sáu đen tối”

Theo báo cáo mới đây từ Công ty Adobe, dịp mua sắm Black Friday (Ngày thứ Sáu đen tối) vào cuối tháng 11 vừa qua ở Mỹ đã mang về cho các nhà bán lẻ như Amazon, Walmart, Target, eBay… doanh số kỷ lục đạt 3,05 tỉ USD, tăng 11,3% so với dịp Black Friday năm 2015.

Ở nước ta, theo công bố của Bộ Công thương, trong dịp mua sắm Online Friday 2016 được tổ chức vào đầu tháng 12 vừa qua, mức doanh thu của hơn 3.000 đơn vị tham gia sự kiện là khoảng 644 tỉ đồng với trên 540.000 đơn hàng được thực hiện.

Đặt qua một bên sự phát triển của điện thoại thông minh, thương mại điện tử… những yếu tố mới đã giúp việc mua sắm ngày nay trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, thì sự thành công của Black Friday hay Online Friday, còn mang đến cho các doanh nghiệp những bài học giá trị trong việc xây dựng các chiến lược tiếp thị, bán hàng… trong bối cảnh các dịp lễ tết quan trọng ở nước ta đang tới gần.

Gắn thói quen của người dùng vào thương hiệu

Có khá nhiều giả thiết về nguồn gốc hình thành Black Friday. Theo đó, giả thiết đầu tiên cho rằng, Black Friday bắt nguồn từ các cửa hàng ở Mỹ, khi họ thường thu về lợi nhuận lớn sau ngày Lễ Tạ ơn do mọi người đổ xô đi mua sắm cho dịp lễ hội cuối năm.

Trong khi giả thiết thứ hai lại miêu tả Black Friday xuất hiện từ những năm 1950, khi cảnh sát ở thành phố Philadelphia sử dụng cụm từ này để ám chỉ lượng người khổng lồ từ các địa phương tràn vào thành phố để mua sắm sau ngày Lễ Tạ ơn và tạo nên một cuộc hỗn loạn không thể kiểm soát.

Dù theo giả thiết nào thì cũng có chung một dữ kiện quan trọng của Black Friday, đó là việc ghi nhận sự lặp lại thói quen mua sắm ngay sau dịp Lễ Tạ ơn của người Mỹ.

Theo công ty truyền thông Bloom Ads, ở bất cứ đâu, người tiêu dùng đều có những thói quen lặp đi lặp lại. Vì thế, nếu thương hiệu muốn tạo ra những chiến lược phát triển hiệu quả, họ phải gắn được thói quen của người dùng vào chiến lược của mình, giống như tạo ra “tiếng trống báo hiệu tan giờ học”.

Cụ thể nhất cho sự thành công trong việc gắn thương hiệu vào thói quen của khách hàng, có thể kể đến việc tạo ra News Feed (bảng tin) của Facebook. Năm 2006, Facebook đưa News Feed vào thử nghiệm với mục tiêu tạo ra thói quen lướt Facebook (đọc thông tin trên News Feed) từ thói quen cập nhật tin tức hằng ngày của mọi người.

Sau đó, Facebook đã mất tới 4 năm (2006-2010) mới hoàn thành các tính năng của News Feed và chính thức được cấp bằng sáng chế US patent 7669123 về những khía cạnh độc quyền khác nhau trên News Feed.

Chỉ tính riêng năm 2016, Facebook thực hiện hàng loạt thay đổi thuật toán, từ việc hạn chế hiển thị tương tác với quảng cáo của bạn bè (tháng 4/2016), hạn chế tin tức quảng cáo (6/2016), đến hạn chế tin tức giả mạo (11/2016)… Tất cả đều nhằm mục tiêu tối ưu hóa News Feed, biến nơi này thành địa điểm cung cấp mọi thông tin cần thiết cho người dùng.

Nếu thương hiệu muốn tạo ra những chiến lược phát triển hiệu quả, họ phải gắn được thói quen của người dùng vào chiến lược của mình, giống như tạo ra “tiếng trống báo hiệu tan giờ học”.

Cũng trong một khảo sát gần đây của Công ty Pew Research Center trên 4.654 người trưởng thành ở Mỹ, thì 62% trong số này có thói quen thường xuyên cập nhật mọi thông tin hằng ngày qua Facebook.

Hai công cụ kích thích mua sắm phổ biến

Đặc điểm nổi bật thứ hai trong các dịp Black Friday là luôn có sự giảm giá (mức giảm giá từ 30 – 80%) và một mốc thời gian cụ thể cho sự giảm giá đó (Black Friday ở Mỹ năm nay chỉ diễn ra trong một ngày 25/11/2016).

Theo hai chuyên gia tâm lý học người Mỹ, James Mourey và Laura Brannon, “bất cứ thời điểm nào, chúng ta đều có sự chú ý nhất định khi nhìn thấy cơ hội tạo ra một thương vụ béo bở, một hợp đồng có lợi cho bản thân, hoặc một điều gì đó sắp hết hạn, như việc nhìn thấy giảm giá hay thời hạn khuyến mãi sắp kết thúc”.

Tuy nhiên, do hai công cụ này thường xuyên bị lạm dụng quá đà, nên đã tạo ra sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Ngày nay, việc giảm giá hay hạn chế cơ hội mua sắm chỉ có thể tạo ra sự chú ý đơn thuần cho khách hàng. Khi áp dụng hai công cụ này, doanh nghiệp cần phải làm nhiều thứ ấn tượng và cụ thể hơn, tạo ra động lực và sức hút, để từ đó tác động đến hành vi của khách hàng. Chẳng hạn, với những mặt hàng có giá trị không cao, có thể giúp khách hàng biết được giá trị thật của sản phẩm từ trước, thông qua nhiều cách khác nhau như dùng thử, tặng miễn phí…

Tâm lý đám đông và điểm bùng phát

Điểm đặc trưng thứ ba trong các dịp Black Friday, đó là sự “cuồng loạn” của đám đông. Là cảnh tượng hàng trăm người xếp hàng chờ đợi, rồi chen lấn, xô đẩy tại các cửa hàng truyền thống của Walmart, Target… hay hàng ngàn lượt truy cập mỗi giờ liên tục được các trang thương mại điện tử như Amazon, eBay… công bố.

Việc con người thường bị tác động bởi hành vi của cộng đồng, được lý giải bởi tâm lý đám đông, đã là một điều không quá xa lạ. Tuy nhiên, làm sao để thương hiệu tạo ra sự bùng nổ này, thì lại không dễ thực hiện.

Theo Malcolm Gladwell, tác giả quyển Điểm bùng phát, bất cứ một cơn sốt hay một đám đông hỗn loạn nào đều luôn bắt đầu từ một nhóm người cụ thể. Đây là nhóm người thiểu số, có cá tính, tiếng nói riêng và có sự kết dính cao với cộng đồng. Chính các tác động qua lại của nhóm người này với quần thể, sau một khoảng thời gian, sẽ tạo nên “cơn sốt”.

Và lại là Facebook, một lần nữa, đã áp dụng thành công phương pháp này để tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới. Ban đầu chỉ tập trung vào đối tượng sinh viên và học sinh, Mark Zuckerberg cùng đội ngũ của mình đã biến Facebook thành thứ không thể thiếu cho sinh viên, bắt đầu từ sinh viên ở Đại học Harvard, cho đến sinh viên các trường đại học khác tại khu vực Boston, nhóm Ivy League, Đại học Stanford… Để rồi sau đó, thông qua sự tác động của “nhóm người cụ thể” này với cộng đồng, mà cơn sốt Facebook bắt đầu bùng nổ thành một làn sóng lan tới tất cả những ai từ 13 tuổi trở lên trên toàn thế giới như ngày nay.

6 bước ra mắt thương hiệu mới thông qua PR

6 bước ra mắt thương hiệu mới thông qua PR

Trong quá khứ, hầu hết các thương hiệu đều bắt đầu với một chiến dịch quảng cáo hoành tráng. Trong môi trường các phương tiện truyền thông hiện nay, thì đó không phải là ý hay.

Quảng cáo hiện nay quá đắt đỏ và không được tin tưởng cho lắm, đặc biệt là khi được một thương hiệu mới sử dụng. Đó là lí do vì sao mà hầu hết các thương hiệu thành công hiện nay đều bắt đầu với các bài PR.

Thương hiệu như Google, Facebook, Snapchat và Twitter.

Tuy nhiên, khởi đầu một thương hiệu mới với phương pháp PR lại dấy lên nhiều nghi vấn. Nếu không có bất cứ quảng cáo nào, thì nhìn chung việc bắt đầu nên thay đổi như thế nào? Nếu không có một công ty quảng cáo nào tham gia vào, thì ai sẽ là người lên kế hoạch định vị thương hiệu?

Để kích thích bạn suy nghĩ về những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác nữa, sau đây là 6 bước có bản khởi đầu bằng PR:

1. Rò rỉ thông tin

Thông thường, một chương trình PR thường bắt đầu với một sự rò rỉ thông tin với các nhà báo và biên tập viên quan trọng. Các trang báo mạng thường là những mục tiêu ưa thích.

Khi Steve Jobs còn sống, ông ấy có 3 nguồn yêu thích để tuồn thông tin: Walt Mossberg của tờ The Wall Street Journal, David Pogue của tờ Thời báo New York và Ed Baig của USA Ngày nay. Thông tin về Iphone đã bị rò rĩ với truyền thông hàng tháng trước khi mà nó được giới thiệu ra thị trường và đã thu hút một lượng lớn các câu chuyện truyền thông.

Nhưng tại sao một công ty lại làm như vậy? Chẳng phải nó sẽ giúp các công ty đối thủ phát triển sản phẩm mới của riêng họ hay sao?

Tất nhiên sự thể sẽ như thế. Tuy nhiên, chẳng có thương hiệu lớn nào trở nên thành công trong một lĩnh vực nếu không có sự cạnh tranh. Điều tuyệt nhất đã xảy đến với Coca-Cola chính là Pepsi-Cola. Kì lạ hơn nữa, Coke đã từng kiện Pepsi vì vi phạm bản quyền. Họ muốn Pepsi-Cola phải gỡ bỏ chữ “cola” ra khỏi tên thương hiệu của nó. Họ muốn sở hữu hạng mục cola.

Chả phải là ý kiến hay. Càng nhiều có nhiều đối thủ trong một lĩnh vực, thì lĩnh vực đó sẽ càng lớn. Sự cạnh tranh tạo ra sự chú ý khổng lồ của khách hàng và sẽ tạo tiền đề cho rất nhiều hoạt động PR.

Quảng cáo thì lại khác. Một chương trình quảng cáo thì bắt đầu như cuộc tổng tấn công quang trọng. Nó thường được giữ như một bí mật hàng đầu cho đến ngày nó khởi động. Hãy lấy Google làm ví dụ. Hãng đã mở một cuộc họp báo vào ngày 4 tháng 10 để giới thiệu chiếc smartphone mới nhất của hãng, the Pixel.

Ngay ngày hôm sau, Thời báo New York đã cho đăng một bài ở trang 3 về chiếc điện thoại này. Trong cùng số báo đó là 8 trang kèm theo về Google, 2 trang báo để quảng cáo, cùng 1 trang quảng cáo rời.

Thật là một sự lãng phí. Sau khi đã đọc bài về smartphone trên Thời báo New York, chả ai thèm đọc tiếp 8 trang kèm theo khi nó chỉ có 113 chữ – thông tin được cung cấp cũng không nhiều nhặn gì cho cam. Hơn nữa, chúng còn quảng bá thêm 3 sản phẩm nữa của Google: Daydream View, Google Home và Google Wifi.

Sẽ tốt hơn nếu họ để bài PR về chạy thêm vài tháng nữa trước khi bắt đầu chương trình quảng cáo. Thay vào đó, các bài quảng cáo sẽ tập trung sự thành công của buổi ra mắt (Không có gì thành công như thành công).

2. Xây dựng từ từ

Một chương trình PR sẽ hé lộ từ từ như một bông hoa đang nở. Công ty phải giành đủ thời gian để tạo đà cho PR.

Đó là lý do mà PR thường bắt đầu trước khi chi tiết về sản phẩm hay dịch vụ mới được quyết định. Hãy nhớ rằng bạn không giới thiệu chi tiết về sản phẩm mới, mà là một ý tưởng mới. Nó thu hút sự chú ý của truyền thông hơn như vậy.

Quảng cáo thì lại khác. Một chương trình quảng cáo thường bắt đầu với một “Vụ Nổ Lớn”. Do người tiêu dùng thường hay bỏ qua thông điệp của quảng cáo, một quảng cáo mới phải thật táo báo để vượt ra khỏi lằn ranh “sự ồn ào”.

3. Hãy tập hợp các đồng minh lại

Tại sao phải đi một mình khi mà bạn có thể có được sự giúp đỡ để truyền tải thông điệp của bạn. Sự phát triển từ từ của một chương trình PR cho bạn đủ thời gian để tìm đồng minh phù hợp.

Hơn nữa, việc được biết đến rộng rãi thông thường sẽ thu hút được các đối tác. Iphone được rộng rãi biết đến trước khi được ra mắt, đã giúp Apple thu hút nhiều công ty sẵn lòng cung cấp các ứng dụng điện thoại cho họ. Trong trường hợp của các sản phẩm ăn uống, thì nó sẽ giúp tìm được các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của các thương hiệu mới trong lĩnh vực này.

Quảng cáo thì lại khác. Với một sự bắt đầu hoành tráng, thường thì sẽ không đủ thời gian để tìm kiếm đồng minh. Đồng thời, các đồng minh quảng cáo thường chia rẽ vì vấn đề ai phải trả cho phần nào.

4. Chỉnh sửa sản phẩm

Phản hồi của khách hàng là một yếu tố quang trọng của một chương trình PR. Với việc bắt đầu PR trước khi sự ra mắt chính thức của sản phẩm, thì các công ty đã có đủ thời gian để điều chỉnh sản phẩm hay giá bán của nó trước khi chính thức được bày bán.

Siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khác thích được tham dự vào sự phát triển của một thương hiệu. Thường thì họ sẽ đề nghị những vấn đề hay ho để bạn có thể hoàn thiện sản phẩm, bao bì, giá cả, và cả chương trình PR.

Quảng cáo thì lại khác. Một khi chiến dịch quảng cáo trọng điểm đã khởi động, thì công ty chả thể làm gì được nữa. Có rất ít phản hồi và không đủ thời gian để thay đổi sản phẩm hay dịch vụ trước khi giới thiệu nó tới khách hàng.

5. Điều chỉnh thông điệp

Phản hồi từ một chương trình PR thường sẽ tạo cơ hội cho công ty điều chỉnh thông điệp thương hiệu để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Truyền thông nhìn vào thông điệp PR của bạn với cương vị là một khách hàng. Sẽ thật nguy hiểm nếu bạn bỏ qua phản hồi này từ các kênh truyền thông.

David Ogilvy đã viết một trong trong những bài quảng cáo nổi tiếng nhất mọi thời đại: “Với vận tốc 60 dặm một giờ, âm thanh lớn nhất mà bạn nghe được từ chiếc Rolls-Royce mới cóng này là tiếng của chiếc đồng hồ điện tử”.

Nhưng ông ấy không viết tiêu đề của nó. Như đã giải thích trong đoạn đầu tiên của bài quảng cáo, nó được viết bởi Biên tập viên kĩ thuật của tạp chí “The Moter”.

Quảng cáo thì lại khác. Một khi đã bắt đầu, thì nó sẽ chẳng thể thay đổi được nữa. Nó quả thực khó khăn, đắt đỏ, và đáng xấu hổ khi cố gắng thay đổi chiến lược và thông điệp giữa chiến dịch quảng cáo.

6. Ra mắt thử nghiệm

Thời gian để PR sản phẩm mới nên kéo dài bao lâu? Nó dựa vào rất nhiều yếu tố. Đó là lý do vì sao mà chúng tôi gợi ý nên có kế hoạch ra mắt thử nghiệm.

Hãy lấy 3 mạng xã hội sau đây làm ví dụ. Friendster ra mắt trên toàn quốc vào năm 2002, Myspace vào năm 2003. Trong khi đó, Facebook ra mắt tại Harvard năm 2004. Facebook nhanh chóng có được 90% sinh viên đại học Harvard và tiếp tục với 8 trường đại học thuộc Ivy League. Và sau đó là tới các sinh viên cao học. Ba năm sau đó, Mark Zuckerberg thông báo rằng Facebook là dành cho tất cả mọi người. Tiêu đề trong số báo ngày 25/5/2007 của Thời báo New York: “Facebook khồng chỉ còn ở trong khuôn viên Đại học”. Năm 2009, Friendster được bán với giá 26 triệu đô-la Mỹ. Năm 2011, Myspace được bán với giá 35 triệu đô-la Mỹ. Và ngày hôm nay, Facebook trị giá 370 triệu đô-la trên thị trường chứng khoán.

Vậy thì, ai có chiến lược marketing tốt hơn?

Quảng cáo thì khác. Một chương trình quảng cáo thì thường gắn liền với tính khả dụng của sản phẩm. Quảng cáo bắt đầu chạy khi sản phẩm đã sẵn sàng để bày bán.

PR vs Quảng cáo

Cách thức mà một thương hiệu bắt đầu với hình thức PR đối nghịch hoàn toàn với cách mà một thương hiệu khởi động với hình thức quảng cáo, về mọi mặt. Và do có rất nhiều công ty thích sử dụng quảng cáo để ra mắt một thương hiệu mới hơn, có lẽ sẽ chẳng có quá nhiều công ty làm theo sáu bước trên. Tuy nhiên, hãy hy vọng là một số ít sẽ sẵn sàng thử.

Nguồn: BrandsVietNam

Bài học thương hiệu qua chiến thắng của Trump

Các bạn đều đã biết rằng Donald Trump đã chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ một cách bất ngờ. Giới truyền thông và các cuộc thăm dò đã một lần nữa không xác nhận đúng cảm xúc thật sự của cuộc bầu cử Mỹ.

Nếu như chúng ta có thể học được gì từ kết quả đầy kinh ngạc này thì đó chính là độ nhận biết và điểm khác biệt trong chính trị cũng quan trọng giống như khi làm thương hiệu vậy.

Tôi cho rằng giới truyền thông đã không nắm bắt được sự giận dữ của phần lớn cử tri Mỹ, chính là cảm giác bị bỏ rơi trong những kế hoạch phục hồi kinh tế, cảm giác bị phản bội bởi những hiệp ước thương mại mà họ xem đó là những mối đe doạ cho công việc của mình, và thấy mình không được tôn trọng bởi chính quyền Washington, Phố Wall và hệ thống truyền thông chính thống.

Chiến thắng của ông Trump là một ví dụ nổi bật về khả năng thống trị truyền thông xã hội lẫn truyền thông truyền thống. Cũng như nhiều thương hiệu biểu tượng đã tạo nên sức mạnh của mình từ những mâu thuẫn sâu sắc tồn tại trong nền văn hóa, ông Trump cũng đã làm như vậy. Vào tháng 7/2016, Kantar Millward Brown đã đánh giá vị trí hai ứng cử viên Tổng thống và thấy rằng mối quan tâm lớn trong những người ủng hộ ông Trump là mối đe doạ từ những người nhập cư ảnh hưởng tới giá trị văn hóa Mỹ cũng như quy mô của chính phủ.

Buổi tranh luận trực tiếp giữa ông Trump và bà Clinton, là một trường hợp đối đầu của một người không có nền tảng chính trị và người có nền tảng chính trị từ trước. Sự nổi bật không còn là một lợi thế bởi vì bà Clinton được xem là chiếm ưu thế còn ông Trump lại xuất hiện với sự khác biệt. Khi các ứng cử viên như Cruz và Sander bị loại khỏi cuộc bầu cử, ông Trump trở thành một sự lựa chọn chống lại định kiến trước đó. Và trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, ý kiến cho rằng ông Trump sẽ làm giới hạn vai trò của chính phủ bỗng tăng gấp đôi. Người dân tìm kiếm lối thoát cho sự thất vọng của họ đối với chính phủ bằng cách bầu chọn cho một người ‘bên ngoài’.

Tuy nhiên, ngoài những vấn đề về sự chia rẽ văn hoá, thì ông Trump chiến thắng vì 3 lí do sau:

1. Ông Trump biết rõ đối tượng của mình, ông ấy biết người ủng hộ của mình quan tâm điều gì và thuyết trình về điều họ muốn, khai thác sự căng thẳng trong văn hóa và làm rõ thông điệp của mình để thu hút niềm tin cá nhân và quan điểm chính trị của công chúng.

2. Ông ấy làm điều đó trở nên đơn giản vì ông ấy biết rằng ấn tượng đó sẽ trở thành phiếu bầu và dựa vào đó vẽ nên hình ảnh của mình là một ứng cử viên chống lại thể chế, và truyền quan niệm cho rằng ông ấy có thể thay đổi chúng một cách hiệu quả và giới hạn vai trò của chính phủ.

3. Ông Trump hành động như một người chiến thắng. Dựa theo nghiên cứu của Kantar Millward Brown, hình ảnh ông Trump theo trực giác gắn liền với sự tự tin, vì những phát ngôn trực diện của ông trước công chúng. Khi mọi người phản ứng với đề tài này, họ nhận ra rằng bà Clinton cũng rất tự tin, nhưng về trực quan, ông Trump rõ ràng đã chiến thắng. Cần chú ý rằng, cả hai ứng cử viên đều không phải là người được được yêu mến hay được tin tưởng nhiều, vì thế sự liên kết trực quan này rõ ràng là một phần quan trọng giúp ông Trump giành chiến thắng.

Tất nhiên, tất cả đều là những nhận thức muộn màng. Tôi không mong thức dậy trong một thực tế khác. Chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra và cũng đều có những bài học cho tất cả mọi chuyện. Nhưng bạn nghĩ thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam

Kinh doanh quan trọng là khác biệt

Trong một thế giới đang ngày càng quá tải về thông tin, để được khách hàng nghe thấy bạn cần phải khác biệt.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả – anh Nguyễn Anh Tuấn, VBiz Promo Principal, Australian Accredited Business Advisor (Cố vấn Kinh doanh được chứng nhận của Úc, Tư vấn chính của VBiz Promo tại Sydney, Úc).

“Different or Die”/Khác biệt hay chết, nhưng doanh nghiệp, đặc biệt là vừa và nhỏ, loay hoay mãi vẫn không biết làm gì để khác biệt. Bị “cái khó bó cái khôn”, họ cảm thấy không có tiền thì không thể khác biệt. Nhưng có đúng là để có thể tạo sự khác biệt thì nhất định cứ phải cần “lắm tiền trường vốn”?

Tôi đồng ý là đối với doanh nghiệp nhỏ, kể cả đã hoạt động lâu năm thì vẫn có trùng trùng lớp lớp khó khăn bủa vây trong ngoài, bốn phía. “Nội bất ổn, ngoại bất định”, trong khi tiền thì luôn ở tình trạng “giật gấu vá vai”, đối thủ lại đông như quân Nguyên với thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, tàn khốc.

Vậy quân ta phải làm sao?

Ngừng bắt chước và hãy bắt đầu “tri kỷ”

Việc đầu tiên, theo tôi, doanh nghiệp nhỏ cần phải làm ngay là “ngừng bắt chước”.

“Bắt chước, làm theo” trong một thế giới đã quá tải về thông tin có thể giúp “ăn xổi ở thì” nhưng tuyệt đối không phải là cách để phát triển bền vững, nếu không muốn nói đây chính là mầm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại.

Dừng bắt chước là điều kiện tiên quyết để trí sáng tạo của bạn được tháo xích, từ đó mầm giá trị mới có dịp được phát lộ và phát triển. Đừng thấy người ta mở hàng cà phê đông khách cũng đua theo mở ngay bên cạnh để rồi hàng ngày ngồi phe phẩy quạt ruồi, mặt thất thần, thờ thẫn trông sang.

Dừng bắt chước là điều kiện tiên quyết để trí sáng tạo của bạn được tháo xích, từ đó mầm giá trị mới có dịp được phát lộ và phát triển.

dimaco-211216

Thực tiễn cho thấy không hiếm doanh nhân, doanh nghiệp quá sa đà vào việc đi tìm kiếm giải pháp khác biệt hóa ở các lớp học, ở các “chân sư” bên ngoài mà quên mất mình là ai, đang bán cái gì.

Hãy đánh giá lại doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Xem doanh nghiệp của bạn đang tạo ra giá trị gì cho xã hội (sứ mệnh, mission), muốn trở thành ai trong xã hội (tầm nhìn, vision), và để trở thành ai đó thì đã vạch đường đi như thế nào (chiến lược, strategy).

Chưa hiểu rõ về mình, về sản phẩm của mình thì đừng nói đến khác biệt.

Sự biết rõ mình đang có gì (resources), đang làm gì (value), làm cho ai (customer), và cần phải đưa ‘value’ này đến với ‘customer’ như thế nào (marketing, distribution) chính là yếu tố tiên quyết để có thể tìm ra cơ hội khác biệt hóa – điều bắt buộc nếu muốn được khách hàng nghe thấy trong thời đại ngày nay – mở mắt ra là ngộp thở với thông tin mới.

Trong trường hợp của doanh nghiệp nhỏ thì mô hình phân tích SWOT chính là công cụ đơn giản nhưng cực kỳ mạnh để tự đánh giá (trong khi đó, các mô hình như “five forces”/5 lực lượng của M. Porter phù hợp hơn với doanh nghiệp lớn và đặc biệt là các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nước ngoài).

Phân tích SWOT nếu chỉ dừng ở việc liệt kê được các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội, thách thức thì chưa đủ, mà cần phải xây dựng được các chiến lược, kế hoạch hành động để hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh, triệt để khai thác hết các cơ hội và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đang có.

“Tri bỉ” là việc cần làm thứ hai có để có thể khác biệt hóa

Bạn cần biết rõ khách hàng của bạn là ai, họ có vấn đề gì, họ đang cần gì và tại sao lâu nay họ lại lắng nghe đối thủ của bạn. Bạn cũng cần biết đối thủ của bạn đang làm gì và làm như thế nào.

Trong cuốn sách kinh điển “Positioning: The battle of your mind”, các bậc thầy về định vị Al Ries và Jack Trout nói: Trước khi nói về “Marketing Mix” (Price, Product, Promotion, Place), hãy làm “research” (R)/nghiên cứu. Điều tra, khảo sát thị trường, phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh sẽ cho bạn những “insights” cần thiết để có thể trở nên khác biệt, để “được nghe thấy”.

Hãy luôn ghi nhớ rằng, khách hàng không quan tâm đến sản phẩm tuyệt vời của bạn. Họ chỉ quan tâm đến vấn đề đang mắc. Khách hàng ghét nghe quảng cáo, và chỉ thích nghe những gì họ đang nghĩ trong đầu.

Khách hàng đang khát nước thì mối quan tâm đang choán toàn bộ suy nghĩ của họ là làm sao để hết khát. Bia, cà phê, trà hay bất kỳ thứ gì. Và nhiệm vụ của bạn, người tạo ra giá trị là phải giúp họ thỏa mãn cơn khát một cách đúng lúc lúc, tiện nghi nhất, và rẻ nhất có thể. Và hãy làm điều này nhanh hơn, thân thiện hơn, nhiệt tình hơn các đối thủ cạnh tranh.

Bán nước chè xanh thì tạo sự khác biệt như thế nào?

Ngày còn nhỏ anh em chúng tôi có nghề bán nước chè xanh dạo ở chợ. Lúc bán nước chè xanh ở chợ làng, anh em tôi chẳng ai dạy đã biết khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ bằng những việc đơn giản như thay bát sắt Trung Quốc “cóc gặm” (tróc men) bằng bát sứ Hải Dương để nước nhìn xanh hơn, ngon miệng hơn.

Anh em tôi đã tạo khác biệt về hình ảnh sản phẩm, bắt đầu từ khác biệt về bao bì, đóng gói. Anh em tôi còn biết bán chè xanh kèm mật mía, tức là dùng một sản phẩm bổ sung để gia tăng giá trị, tạo sự khác biệt cho sản phẩm chính.

Anh em tôi còn quan sát và phát hiện, các bà bán cá Diễn Châu ăn rất mặn, và lúc các bà ấy ăn trưa xong chính là lúc dễ bán hàng nhất – mỗi bà có thể uống một lần vài ba bát chè xanh là bình thường. Nghĩa là kinh nghiệm đã dạy anh em tôi biết nghiên cứu hành vi mua sắm của khách, biết họ cần gì và cần lúc nào nhất để tung sản phẩm ra bán đúng lúc, tận thu cái gọi là “độ thỏa dụng tối đa” (maximised utility). Tương tự bia lúc khát, chè xanh uống đói thì cồn cào gan ruột nhưng nếu mới ăn mặn xong mà được một bát thì đã khát không còn gì bằng.

Tóm lại, trong một thế giới đang ngày càng quá tải về thông tin, để được khách hàng nghe thấy bạn cần phải khác biệt. Hãy bắt đầu hành trình khác biệt hóa bằng việc hiểu rõ chính mình, hiểu về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là hiểu về khách hàng.

Hãy nói với khách những điều họ đang muốn nghe, hãy bắt đầu kể câu chuyện của bạn bằng việc tiếp tục mạch suy nghĩ đang có trong đầu họ, cũng như tôi đã biết mở miệng rao “Ai chè chát không?” đúng khi các bà hàng cá bắt đầu nghĩ đến bát nước chè xanh thơm lừng để thỏa cơn khát vì ăn mặn.

Nguồn: BrandsVietNam

6 bài học thương hiệu từ chiến thắng của Donald Trump

6 bài học thương hiệu từ chiến thắng của Donald Trump

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng quả là đáng buồn, nhưng nó đã đem đến 6 bài học cho những người làm marketing đang muốn chiến thắng mọi nghịch lý và vượt qua những đối thủ đáng gờm.

Chiến thắng của Donald Trump không phải điều bất ngờ đối với dân trong ngành marketing. Sau đây là 6 bài học đắt giá từ bí quyết truyền thông thương hiệu của Trump.

1. Hãy cho khách hàng một công việc

Những hoạt động quảng bá hiệu quả nhất luôn kêu gọi khách hàng làm một điều gì đó. Như hãng hàng không United mời bạn hãy “fly the friendly skies” (Bay trên những bầu trời thân thiện). Hay Nike muốn bạn “Just do it” (Cứ làm như vây đi). Thương hiệu thành công nhất còn cho phép khách hàng của họ cùng phát triển ý nghĩa của chính thương hiệu. “Let’s Make America Great Again” (Hãy cùng nhau làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) là một lời kêu gọi đầy nội lực với khao khát và mục đích mà mỗi cử tri lại có cách lý giải cho riêng mình. Trong khi đó, lời kêu gọi “Stronger Together” (Chúng ta mạnh mẽ hơn khi đoàn kết) của bà Clinton mặc dù cũng mạnh mẽ nhưng lại bao hàm cả một quá trình. Không phải là nó kém quan trọng hơn, nhưng kết quả đạt được từ nó lại không rõ ràng. Một người làm marketing giỏi ắt sẽ hiểu nếu không định vị thương hiệu của bạn rõ ràng, thì đối thủ sẽ làm điều đó thay bạn.

2. Lấy quá khứ làm lời mở đầu

Đem đến một tương lai chả mấy chắc chắn chưa bao giờ hiệu quả đối với số đông cử tri, đặc biệt là khi thương hiệu của bạn còn mới. Trump, một chính trị gia chân ướt chân ráo, thắng bằng cách gợi nhớ cho cử tri quá khứ huy hoàng cùng với lời hứa sẽ khiến cho tương lại trở lại những ngày đó. Chữ “Một lần nữa” không phải được ngẫu nhiên thêm vào câu slogan “Làm nước Mỹ vĩ đại”. Giống như chiến dịch quảng bá nổi tiếng của Kellog’s Corn Flakes nhằmg kéo khách hàng trở lại “Hãy thử lại chúng tôi như lần đầu tiên”. Đối với hàng triệu người Mỹ nằm trong vùng vành đai công nghiệp thì họ bầu chọn để đem những ngày tháng huy hoàng xưa trở lại.

3. Nhắm tới những khách hàng bị lãng quên

Hầu hết các công ty tài chính đều nhắm tới các đối tượng khách hàng mang tới lợi nhuận cao nhất và bỏ qua hay không xem trọng hàng triệu người với thu nhập thấp hơn. Lợi dụng hoạt động tranh cử nhắm đến mọi chủng tộc của Đảng Dân Chủ để nhắm đến những đối tượng bị lãng quên, chiến thắng những đối tượng cử tri đã bị đảng Dân Chủ bỏ qua, đồng thời đem về những lá phiếu của các cử tri mới, tiếp thêm năng lượng cho những cử tri mờ nhạt. Cùng lúc đó, hầu như tất cả Đảng viên Cộng hoà đều bầu cho ứng cử viên của họ. Một nhà làm marketing giỏi luôn biết cách cân bằng giữa lượng khách hàng cũ và mới.

4. Có tiếng còn hơn là có miếng

Bà Clinton sẽ luôn đánh bại Trump nếu nói về kinh nghiệm và kiến thức về các chính sách. Một thương hiệu mới không thể nào trả giá cho việc lạc trong cả một rừng đầy chính sách được. Vậy nên, chiến dịch quản bá của Trump đánh vào “tiếng” nhiều hơn để thu hút cử tri. Với những nét phát mạnh mẽ, chiến dịch tranh cử của Trump nhắm tới những mục đích và kết quả đạt được hơn là các chính sách cùng cách thực hiện chi tiết. Tất nhiên, với việc bắt đầu bằng “Một Chính quyền dưới thời Trump sẽ…”, giờ thì ông ta sẽ phải mang đến “miếng”. Liệu Trump có thực đúng như lời hứa hay không? Nếu không, cử tri sẽ có cơ hội và bầu cho người khác trong vòng 4 năm nữa.

5. Xây dựng lòng nhiệt huyết

Một chuyên gia marketing sẽ hiểu sức mạnh của những lời khuyên được truyền miệng. Trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội, thì việc có một chiến dịch tranh cử được chuẩn bị kĩ càng (cách truyền thống) cùng với đầu tư vào quảng cáo trên truyền hình (cuộc chiếntrực tuyến) là không đủ để mang chiến thắng đến cho bà Clinton. Sự quyết tâm và năng lượng của Trump – 5 bài phát biểu trong một ngày – cùng với độ lớn của đám đông ủng hộ Trump gây ấn tượng đến cả những cử tri trung lập mạnh theo dõi qua TV, hơn là những màn quảng cáo được trả tiền của bà Clinton. Các chuyên gia luôn thắc mắc liệu lòng nhiệt huyết có trở thành những lá phiếu hay không. Một người làm marketing giỏi sẽ hiểu rằng điêu đó luôn mang cả đống tiền đến cho thương hiệu. Trump đã thành công trong chiến lược đó, Clinton thì lại không.

6. Kết thúc phiên bán hàng

Các chiến dịch vận động trong chính trường không yêu cầu bạn phải chiến thắng với lượt bầu chọn mỗi ngày mà chỉ cần một ngày mỗi bốn năm mà thôi. Thời điểm quyết định thành bại. Trump đã học được những điều mang lại hiệu quả và điều gì không khi hoạt động tranh cử diễn ra. Ông ta hoàn thiện thông điệp của mình, phản pháo những công kích cá nhân và trỗi dậy vào đúng thời điểm, làm nhiễu thông tin thăm dò của của các chuyên gia truyền thông. Trong mọi bài phát biểu gần đây, ông ta lập đi lập lại các thông điệp, khiến cho cử tri tưởng tượng về một tương lại mà họ sẽ có nếu chính quyền Trump lên ngôi. Ông ta tự tin “Chúng ta sẽ chiến thắng” bang này, “chúng ta đang dẫn đầu” bang kia. Khách hàng không chỉ muốn ủng hộ một thương hiệu dẫn đầu, mà còn muốn ủng hộ một thương hiệu luôn xem mình là kẻ chiến thắng. Và họ muốn đứng sau một thương hiệu mà mọi người khác đều nhìn nó như một người dẫn đầu. Đó là khi một thương hiêu trở thành phong trào

Trong những tuần cuối cùng, Clinton, với lời hứa mang lại một tương lai sáng lạng, lại trông như một ứng cử viên của quá khứ, mệt mỏi và quá dựa vào dàn diễn viên phụ: gia đình Obama và Bon Jovi. Trump, trái ngược hoàn toàn, lại mang đến viễn cãnh một tương lai nước Mỹ trở lại như thời quá khứ huy hoàng, với một nguồn năng lượng dồi dào của một kẻ “dưới cơ” và ngoại đạo, ngông nghênh nhưng quyết đoán, đứng một mình đầy kiêu hãnh, sẵn sàng bước lên Bục Vinh Quang.

Trump là mang đến một điều hoàn toàn mới. Tuy nhiên, làm thế nào để khiến những điều mới đó đạt hiệu quả mới là khó. Thời gian sẽ trả lời liệu Trump có thể hoàn thành những lời hứa của ông ta hay không.

Nguồn: BrandDance

Truyền thông bóp méo: Mối nguy hại khôn lường

Truyền thông bóp méo: Mối nguy hại khôn lường

Người tiêu dùng Việt Nam chắc không xa lạ gì với những câu chuyện nước mắm thời gian gần đây, nhưng trên thực tế những trường hợp về truyền thông bóp méo sự thật đã và đang diễn ra vô cùng phổ biến trên thế giới.

New Balance

Thương hiệu giày New Balance của Reebok đã gặp phải một phen khốn đốn sau cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Câu chuyện nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là sự thật.

Mọi chuyện bắt đầu khi phòng truyền thông của New Balance đăng dòng viết “Tổng thống Barack Obama không nghe thấy tiếng nói của chúng tôi. Thành thật mà nói, chúng tôi cảm thấy Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới là người đang đi đúng hướng” trên trang mạng xã hội của hãng.

Mặc dù người phát ngôn của New Balance đã giải thích rằng câu trên chỉ mang tính chất ủng hộ quan điểm chống hiệp định thương mại TPP của tỷ phú Trump nhưng giới truyền thông và mạng xã hội lại cho rằng hãng giày này có quan điểm bài ngoại.

Kết quả là vào ngày 17/11 vừa qua, mạng xã hội Twitter tràn ngập những hình ảnh người tiêu dùng đốt, ném, phá hủy các sản phẩm New Balance với mục địch biểu tình chống chủ nghĩa bài ngoại.

Cũng vào ngày 17/11, những thông tin, bình luận tiêu cực về New Balance tràn ngập truyền thông và các mạng xã hội. Tỷ lệ bình luận tiêu cực về hãng chiếm tới 78%, mức tăng 75% so với trước đó. Trong khi đó, số chủ đề bình luận về New Balance cũng tăng 100% và phá kỷ lục từ đầu năm đến nay về tốc độ lan truyền hình ảnh của hãng trên truyền thông.

Tuy nhiên, có lẽ công ty chủ quản của New Balance là Reebok không mấy vui khi thương hiệu của hãng bị lan truyền theo kiểu này. Vì vậy, hãng đã có chiến lược khá thông minh là gửi tặng giày miễn phí cho tất cả những người đã đốt phá sản phẩm họ mua của hãng để biểu tình.

Chiến lược kiểm soát thiệt hại hiệu quả này của Reebok không chỉ làm giảm cơn giận dữ của người tiêu dùng mà còn khiến mọi người bàn tán nhiều hơn về thương hiệu New Balance.

Pepsi

Trong khi New Balance gặp rắc rối với dòng viết của họ trên mạng xã hội thì trường hợp của Pepsi lại khó giải quyết hơn.

Mọi chuyện bắt đầu khi nhiều nguồn tin cho biết CEO Indra Nooyi của hãng đã bảo rằng công ty không muốn làm ăn với những người ủng hộ tỷ phú Trump.

Mặc dù Pepsi đã giải thích rằng CEO Nooyi chỉ muốn đảm bảo sự đoàn kết trong công ty giữa 2 nhóm người ủng hộ bà Hillary Clinton và ông Trump cũng như không có ý định chỉ trích gì, nhưng truyền thông và mạng xã hội lại hiểu hoàn toàn khác.

Ngay lập tức, những bình luận và quan điểm tích cực về Pepsi đã giảm từ 72% trên mạng xuống chỉ còn 4,5% và lượng bài viết nhận định liên quan đến hãng tăng đột biến 50% chỉ qua 1 đêm.

Rõ ràng, sự nguy hại của truyền thông bóp méo có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của cả 1 thương hiệu hay công ty. Nếu đây chỉ là hiểu nhầm đơn thuần thì chuyện sẽ dễ nói, nhưng nếu tình trạng này bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh thì đây quả là điều tai hại.

Trước tình hình này, Facebook đã buộc phải có chính sách nhằm hạn chế những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, qua đó giảm thiểu sự nhận thức sai lệch của người dùng hiện nay.

“Tôi cho rằng quan điểm những thông tin giả, sai sự thật trên Facebook, dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ tổng lượng thông tin cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử bằng cách nào đó là một nhận định quá điên rồ”, CEO Mark Zuckerberg đã phải bào chữa cho việc mạng xã hội tham gia quá nhiều vào cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm nay.

Nguồn: Thời đại

Thích vị Pepsi nhưng lại chọn Coca-Cola

Thích vị Pepsi nhưng lại chọn Coca-Cola

Hơn một nửa số người được hỏi khẳng định họ thích vị của Pepsi hơn Coca-Cola. Đây quả thực là một điều tuyệt vời phải không? Vậy là Pepsi có cơ hội đánh bại Coca-Cola trên toàn thế giới. Nhưng không. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Vào năm 1975, vụ Watergate vẫn còn khiến nước Mỹ bàng hoàng. Margaret Thatcher được bầu làm lãnh đạo đảng bảo thủ ở Vương Quốc Anh. Tivi màu bắt đầu xuất hiện ở Australia. Ca sĩ nhạc rock Bruce Springsteen cho ra đời album Born to run. Và các vị lãnh đạo của công ty Pepsi cho ra đời một chiến dịch quảng cáo rầm rộ mang tên Thách thức Pepsi (Pepsi Challenge).

Thích vị Pepsi nhưng lại chọn Coca-Cola

Chiến dịch này như thế nào? Rất đơn giản, hàng trăm đại lý của Pepsi dựng bàn ghế ở các khu trung tâm thương mại và siêu thị trên khắp thế giới, phát hai cốc nước ngọt miễn phí cho tất cả mọi người đi qua và tò mò dừng lại xem. Một cốc đựng Pepsi, còn cốc còn lại là Coca-Cola. Câu hỏi đặt ra là họ thích vị của cốc nước ngọt nào hơn. Nếu kết quả thu về khả quan như họ hi vọng thì Pepsi có khả năng đánh bại được vị thế độc tôn trong ngành nước ngọt mà Coca-Cola đang chiếm giữ.

Khi phòng tiếp thị của công ty công bố kết quả, lãnh đạo của Pepsi đã rất hài lòng nhưng lại cũng vô cùng bối rối. Hơn một nửa số người được hỏi khẳng định họ thích vị của Pepsi hơn Coca-Cola. Đây quả thực là một điều tuyệt vời phải không? Vậy là Pepsi có cơ hội đánh bại Coca-Cola trên toàn thế giới. Nhưng không. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Trong cuốn sách Trong chớp mắt (Blink), Malcolm Gladwell đã đưa ra một phần lý giải, Pepsi Challenge chỉ là một cuộc thử nghiệm nhanh (Sip Test) hoặc cái mà ngành công nghiệp soda gọi là “Bài test tập trung” (Central Location Test-CLT). Tác giả cho biết Nguyên Giám đốc phát triển sản phẩm mới của Pepsi, Carol Dollard, đã lý giải khác biệt giữa thử nhanh một cốc với việc uống cả lon nước ngọt.

Trong một bài thử nhanh, người ta có xu hướng thích sản phẩm có vị ngọt hơn (trong trường hợp này là Pepsi) nhưng khi họ phải uống cả một lon, thì họ luôn có xu hướng lo ngại về nguy cơ tăng lượng đường trong máu. Đó là lý do tại sao, theo Gladwell, Pepsi thắng thế khi cho khách hàng nếm thử sản phẩm nhưng Coca-Cola vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường.

Năm 2003, tiến sĩ Read Montague, Giám đốc phòng thí nghiệm thần kinh hình ảnh con người, Trường Y Khoa Baylor College ở Houston đã quyết định kiểm chứng lại kết quả của chiến dịch ở mức độ sâu hơn.

Đầu tiên, ông hỏi những người tình nguyện xem họ thích Coca-Cola hay Pepsi hơn. Kết quả gần như chuẩn xác với những gì người ta thu được từ thử nghiệm gốc trước đây, hơn một nửa bỏ phiếu cho Pepsi. Não bộ của họ cũng vậy. Phần hạch hạch trong não bộ những người tham gia đều hoạt động tích cực, đây là vùng não bộ bị kích thích khi chúng ta nếm được mùi vị gây cảm giác thích thú.

Thật hấp dẫn nhưng đó chưa phải là tất cả. Tiến sĩ Montague đã thực hiện giai đoạn 2 của thử nghiệm. Ông quyết định cho tất cả đối tượng tham gia thử nghiệm biết trước là họ sẽ uống Pepsi hay Coca-Cola. Kết quả là: 75% người được hỏi khẳng định họ thích Coca-Cola hơn.

Một thương hiệu gắn kết chúng ta về mặt cảm xúc sẽ luôn chiến thắng ở mọi thời điểm.

Bên cạnh hoạt động của vùng hạch hạnh nhân, dòng máu còn chảy qua phần vỏ não dưới trán, nơi chịu trách nhiệm xử lý suy nghĩ ở cấp độ cao hơn và nhận thức ở cấp độ sâu sắc hơn. Hai khu vực của não bộ đã tham gia vào cuộc chiến thầm lặng giữa lý trí và cảm tính. Trong cuộc giằng co ấy, xúc cảm đã nổi lên đè bẹp câu trả lời lý trí nghiêng về Pepsi. Đó chính là khoảnh khắc Coca-Cola giành chiến thắng.

Tất cả các yếu tố tích cực liên quan đến sản phẩm Coca-Cola của đối tượng tham gia thử nghiệm (lịch sử hình thành, logo, màu sắc, thiết kế, mùi vị, tuổi thơ, kỷ niệm với Coca-Cola, quảng cáo,…) đã đánh bại lý trí và ý thích hương vị Pepsi của họ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì các cảm xúc chính là cách mà bộ não chúng ta giải mã giá trị sự vật. Một thương hiệu gắn kết chúng ta về mặt cảm xúc sẽ luôn chiến thắng ở mọi thời điểm.

Một lần nữa, kết quả thu được cho thấy tác động khủng khiếp từ cảm xúc đối với mỗi quyết định đưa ra hàng ngày. Như George Loewenstein, một nhà kinh tế học hành vi của Đại học Carnegie Mellon khẳng định: “Hầu hết bộ não của chúng ta được điều khiển bởi một quá trình tự động, bởi suy nghĩ cân nhắc có chủ tâm. Rất nhiều điều xảy ra trong não bộ hoàn toàn cảm tính, không thể nhận thức được”.

Nguồn: Trí thức trẻ

Cách sử dụng ký hiệu trong Tên Thương hiệu

Cách sử dụng ký hiệu trong Tên Thương hiệu

Tạo ra được một cái tên thương hiệu dễ nhớ đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Rất nhiều tên đã được sử dụng, bao gồm tên của những loại trái cây nổi tiếng nhất.

Sở hữu 1 cái tên hay 1 từ hoàn toàn mới không chỉ là 1 vấn đề liên quan đến cả chiến lược và sáng tạo, mà cái tên đó còn phải được đăng kí một cách hợp pháp để trở thành thương hiệu riêng của công ty. Với 2.126.264 tên thương hiệu đã được đăng kí ở Mỹ tính tới thời điểm hiện tại , tìm 1 cái tên thật khác biệt trở nên khó hơn nhiều. Suy cho cùng, chúng ta chỉ có 26 chữ cái tiếng Anh, và không phải sự kết hợp nào cũng cho ra 1 từ có nghĩa, ví dụ như là sự xuất hiện của một nguyên âm thường là điều bắt buộc và còn phải cân nhắc cả chiến lược, hệ thống hình ảnh và cách truyền đạt để có thể tạo ra một cái tên thương hiệu thành công. Theo lý thuyết thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chẳng còn sự lựa chọn mới mẻ hay ý nghĩa nào để tạo ra 1 cái tên thương hiệu cả. Nhưng chúng ta không vì thế mà mất hy vọng, hay chí ít là chưa.

Thế còn ký hiệu thì sao?

Ngoài 26 chữ cái ra, thì chúng ta còn có thể sử dụng nhiều nguồn khác để tạo ra tên thương hiệu. Hãy nhìn vào bàn phím nào: nó gồm 26 chữ cái, 10 số và 32 ký hiệu. Các ký hiệu này mở ra nhiều lựa chọn mới để ta sử dụng cho việc đặt tên thương hiệu.

Cách dùng chữ cái kết hợp với các ký hiệu còn là 1 cách để tạo ta 1 cái tên thương hiệu tách biệt. Ví dụ như ở Trung Quốc, 2 cái tên DG và D & G có thể được đăng kí mà không xảy ra sự xung đột nào. Với ý nghĩ đó, hãy cùng nhau nhìn vào 1 số ví dụ mà tên thương hiệu sử dụng ký hiệu trong đó:

Strategy&

“Strategy&” được sang lập năm 2014 khi 2 công ty Booz & Company và PwC sát nhập với nhau.

Đây chắc chắn là 1 cái tên khác biệt, và ký hiệu “&” được lấy từ tên thương hiệu “Booz & Company”. Nhưng ý nghĩa của “Strategy&” là gì? Công ty muốn nói với khách hàng của họ rằng họ không chỉ phát triển chiến lược, nhưng cái tên thì như gợi lên câu hỏi – Chiến lược và còn gì nữa? Không có câu kết thúc hay chú thích, chúng ta sẽ không thể biết câu trả lời.

Hơn nữa, ký hiệu “Và” không được sử dụng nhất quán khi mà địa chỉ website của họ là strategyand.pwc.com, và trong các bài báo thì lại là “strategy +”. Sử dụng biểu tương để truyền tải 1 nghĩa nào đó – khiến mọi người tò mò – có thể trở thành 1 công cụ hiệu quả trong việc đặt tên thương hiệu. Nhưng như hầu hết mọi thứ trong quá trình xây dựng thương hiệu, nếu nó không được sử dụng một cách nhất quán và có hệ thống, thì thay vì khiến khách hàng gắn bó với thương hiệu, nó sẽ chỉ gây ra sự khó hiểu.

Chips Ahoy!, YUM!, và Yahoo!

Cả 3 đều sử dụng dấu chấm than ở cuối tên thương hiệu, nó tạọ cảm giác tràn trề năng lượng và nhiệt huyết đến cho hệ thống định vị thương hiệu của họ. Điều này có thể khiến cho tên thương hiệu trở nên độc đáo và thu hút, miễn là âm điệu của nó nhất quán với chính thương hiệu. Trường hợp sử dụng ký hiệu thường ít thấy đối với các công ty luật hay bệnh viện. Ta thấy cảm xúc hứng thú rất quan trọng đối với các loại hình kinh doanh của 3 ví dụ trên. Hơn nữa, sự thích thú còn gắn liền với tính cách thương hiệu của họ – từ bao bì sản phẩm, đến thong điệp mà thương hiệu truyền tải, đến ứng dụng trên trang web của họ, luôn luôn có sự thống nhất giữa tiếng nói và âm địệu thương hiệu.

?Nếu như!

Một công ty tư vấn sáng tạo sử dụng dấu câu ở cả đầu và cuối tên thương hiệu. Nó kể 1 câu chuyện đơn giản nhưng không kém phần hào hứng: bắt đầu bởi 1 câu hỏi và kết thúc với 1 cầu trả lời. Trong logo của mình, vì tên thương hiệu có thể không giải thích được công việc của họ là gì, 1 câu chú thích về “đối tác sáng tạo” cũng được thêm vào. Cách tiếp cận đặt tên thương hiệu toàn diện như vậy đã tạo nên 1 bức tranh rõ ràng và dễ hiểu cho khách hàng.

Su:m37o

1 công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đã đem việc sử dụng ký hiệu trong tên thương hiệu lên 1 tầm cao mới bằng việc sử dụng dấu hai chấm, ký hiệu chỉ độ và cả số cùng 1 lúc. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ có quá tay với việc đặt tên này hay không? Dấu hai chấm làm cho việc đọc tên trở nên đứt quãng, và “37o” làm tên thương hiệu trở nên khó nhớ. Việc them vào quá nhiều ký hiệu có thể khiến cho thương hiệu được nhớ đến về mặt hình ảnh hơn là cái tên của nó.

85oC

1 sự kết hợp hài giữa số và ký hiệu để đặt tên thương hiệu của một chuối quán cà-phê ở Đài Loan. 85 là nhiệt độ hoàn hảo để pha cà phê. Đây là 1 tên thương hiệu ngắn, khác biệt, dễ nhớ, đồng thời bao gồm cả một câu chuyện thú vị đằng sau nó.

SK-II

Doanh nghiệp sử dụng dấu gạch ngang cùng chữ số La Mã cho tên thương hiệu của họ. Đây là một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo. Và do số La Mã đã khá quen thuộc với hầu hết mọi người, nó còn là một cái tên dễ đọc. Tuy nhiên, dường như không có bất cứ một ý nghĩa nào khi sử dụng dấu gạch ngang trong tên thương hiệu, hay đúng hớn, thì ý nghĩa của nó chỉ thực sự được biết đến khi doanh nghiệp mất một khoảng thời gian để truyển tải đến khách hàng. Nếu thiếu một câu chuyện thương hiệu rõ rang, đây là một cách tốn kém để đưa tên thương hiệu đến gần khách hàng, đặc biệt là đối với các thương hiệu mới. Hơn nữa, địa chỉ của tên thương hiệu là: sk-ii.com, không được đọc như “SK hai” như các mà tên thương hiệu thể hiện.

Cách tốt nhất để sử dụng ký hiệu trong Tên thương hiệu

Qua một số ví dụ, cách tốt nhất để áp dụng ký hiệu trong tên thương hiệu là khi:

Ký hiệu đó mang một ý nghĩa nhất định

Thương hiệu không nên sử dụng ký hiệu một cách tuỳ tiện trong tên của họ. Tốt hơn cả là nên có một câu chuyện đằng sau nó và âm điệu của ký hiệu nên có sự nhất quán với tính cách thương hiệu

Ký hiệu nên được sử dụng một cách đồng nhất và rộng khắp.

Sự thay đổi nhận dạng của tên thương hiệu thường xuyên sẽ làm giảm sự độc đáo cũng như khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu.

Khi sử dụng một ký hiệu cho thương hiệu, nó nên có mặt trên mọi phương diện thật nhất quán. “!”, “&” hay “@” không chỉ nên xuất hiện nơi có nơi không. Sự thay đổi nhận dạng của tên thương hiệu thường xuyên sẽ làm giảm sự độc đáo cũng như khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu, hoặc làm họ nghi ngờ uy tín của thương hiệu đó. Cách sử dụng ký hiệu trong chữ ký thương hiệu cũng như trong địa chỉ trang web là những dao diện chính để xây dựng nhận diện thương hiệu

Ký hiệu có thể trở thành một tài sản thương hiệu cốt lõi xuyên suốt các danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

Một khi sự nhận biết thương hiệu đã hình thành, ký hiệu trong tên thương hiệu đại diện cho một tài sản có thể sử dụng để quảng bá cơ cấu thương hiệu. Ví dụ nếu một thương hiệu có nhiều thương hiệu con, những thương hiệu con này có thể sử dụng ký hiệu trong thương hiêu mẹ để kết nối với thương hiệu mẹ cùng các thương hiệu nhỏ khác trong hệ thống thương hiệu.

Điều gì đang chờ đợi phía trước trong việc đặt tên thương hiệu?

Đúng là chúng ta chưa mất hẳn hy vọng khi đặt tên. Bằng việc sử dụng ký hiệu để đặt tên thương hiệu, chúng ta đã mở ra ra nhiều cánh cửa cơ hội mới, mà có thể trong tương lại sẽ còn nhiều hơn nữa. Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể sử dụng chữ cái từ nhiều nước khác nhau trên Thế Giới để đặt tên thương hiệu? Hay chèn các ký hiệu cảm xúc? Hay phát minh ra những chữ cái mới? Tất cả những điều trên có thể thành hiện thực trong một tương lai không xa. Con người đã giao tiếp với nhau qua chữ viết suốt 5000 năm, và chúng ta sẽ tiếp tục làm thế trong thời gian tới. Các thương hiệu cũng không có vẻ gì là sẽ biến mất cả, chúng ta cần nghĩ ra những cách sang tạo mới để đặt tên cho chúng. Tương lai không nhất thiết phải gói gọn trong một bảng 26 chữ cái.

Nguồn: BrandsVietNam

Slogan và Taglines: Đâu nên là lời xung trận của thương hiệu?

Khi Tom Bodett đang ghi âm 1 đoạn quảng cáo qua radio cho Motel 6, anh ấy phát hiện kịch bản còn thiếu 1 vài giây. Và để kết thúc mẫu quảng cáo đó, Tom đã ngẫu hứng nói thêm vài từ. Câu nói đó trở thành 1 “hit” đối với khách hàng.

Ngay cả bây giờ, sau 30 năm, Quảng cáo Motel 6 của Tom Bodett vẫn kết thúc với tagline, “We’ll leave the light on for you” (Chúng tôi luôn chờ đợi bạn).

Những câu tagline có thể dễ thương, hài hước, tưng tửng hoặc chả liên quan gì cả, nhưng thông thường chúng không giúp gì mấy cho sự thành công của 1 thương hiệu. Tagline giống như là chiếc xe quét đường ở cuối mỗi đoàn diễu hành. Chúng báo hiệu 1 mẫu quảng cáo sắp kết thúc nhưng hiếm khi nào định vị được 1 thương hiệu.

Slogan thì lại khác. Một câu slogan tốt có thể truyền tải được chiến lược của cả công ty. Tại sao lại chọn ở Motel 6? Chắc chắn không phải vì họ luôn để đèn và chờ đón bạn. Ghé thăm trang web của họ và bạn sẽ thấy câu trả lời chính là “Giá thấp nhất trong cả nước”. Đó mới chính là câu slogan thực sự của Motel 6, và họ nên đóng đinh nó vào quảng cáo của họ.

Tại sao 1 ngành công nghiệp luôn nổi tiếng với sự sáng tạo, phải trân trọng khái niệm tagline – khi nó đại diện cho 1 ý tưởng thứ cấp và đáng bỏ sọt rác? Định nghĩa trong từ điển “Câu cuối cùng trong bài phát biểu của diễn viên”.

Ví dụ như câu độc thoại nổi tiếng nhất của Shakespeare “Tồn tại hay không tồn tại? Đó mới là vấn đề”. Vậy mọi người có nhớ câu tagline không? Hầu như là không. Và nó đây: “Hãy để mọi tội lỗi của ta được ghi nhớ”.

Trong ngữ cảnh màng độc thoại của Hamlet, câu tagline tóm gọn lý do mà Hamlet gặp khó khăn khi ra các quyết định. Nhưng đó không phải chủ đề của nó. “Tồn tại hay không tồn tại” mới chính là câu slogan diễn tả sức mạnh của nghịch lý.

Đây là câu tagline được sử dụng cho quảng cáo của 4 công ty vận tải lớn nhất Thế Giới:

“Đi xa hơn nữa”
“Đi tìm con đường mới”
“Hãy đi khắp nơi nào”
“Khởi đầu của những điều đặc biệt”

Hầu hết các câu tagline đều không thể tạo nên “nguồn cảm hứng” và cho khách hàng lý do để mua sản phẩm của công ty. Tại sao bạn mua xe của Chevrolet? “Tôi muốn trải nghiệm trên những con đường mới”. Không khách hàng nào mua xe với một lý do như vậy cả.

Các công ty quảng cáo và khách hàng của họ thường thích những câu tagline ngắn, vì chúng sẽ hài hoà hơn khi đặt cùng logo. Nhưng như vậy sẽ khó sử dụng 5 cách sau để khách hàng ghi nhớ chúng: gieo vần, lập âm, lập từ, đảo ngữ và câu đa nghĩa. Các câu slogan quảng bá không nhất thiết phải ngắn khi mà một số câu đang nhớ nhất lại khá dài.

“Tới nơi an toàn, đúng hẹn” – 9 chữ này đã biến FedEx trở thành 1 trong những công ty vận tải hàng không lớn nhất Thế Giới. Đó là 1 ví dụ cho thấy sự lặp từ khiến cho slogan nổi tiếng hơn.

Bạn có nhớ 3 câu tagline của FedEx, 1 công ty trị giá 46 tỷ USD?

“Giải pháp mới là quan trọng”
“Chúng tôi thấu hiểu”
“Thư giãn nào, chúng tôi là FedEx đó”

Chắc là không. Nhưng tôi cá là bạn nhớ câu slogan này của 1 công ty 4 tỷ đô la: “Ace là nơi có người thợ kim khí hữu dụng”.

Hay là của công ty trị giá 370 triệu đô này: “Roto-Rooter, khiến mọi rắc rối của bạn trôi tuột xuống ống nước.” Không như tagline, câu xung trận hay slogan được sử dụng ngay đầu trận chiến, không phải là khi tàn cuộc. Chúng là chủ để của toàn bộ chiến dịch.

Cách mạng Mỹ sử dụng câu xung trận “Đừng giẫm đạp lên chúng tôi”. Một thời gian sau, một câu xung trận khác đã ra đời do xung đột nổ ra với Anh vì biên giới phía Bắc vùng Oregon.

Người Anh muốn biên giới được đặt tại 42 độ Vĩ tuyến, trong khi người Mỹ lại muốn nó tại Vĩ tuyến 54o40. Tình hình hai bên trở nên căng thẳng khi người Mỹ hô hào “Năm mươi tư bốn mươi hay là chiến!”

Cuối thế kỷ 19, đã có một cuộc nổi dậy ở Cuba chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha. Để bảo vệ người dân Mỹ, Tổng thống William McKinley đã điều tàu chiến USS Maine tới Havana. Ba tuần sau, một vụ nổ lớn xảy ra và nhấn chìm chiến ham USS Maine cùng với 266 thuỷ thủ đoàn. Cộng đồng người dân Mỹ đã lên tiếng với khẩu hiệu: “Hãy nhớ lấy tàu Maine. Lũ khốn Tây Ban Nha!”

Bước vào thế kỉ 20, nước Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ Nhất, một trong những trận chiến tàn khốc nhất lịch sử. Trận chiến này được biết tới như là “Cuộc chiến kết thúc tất cả những cuộc chiến khác” Điều gì làm câu xung trận dễ nhớ? Trong bốn câu trên, khó nhớ nhất là câu “Đừng giẫm đạp lên chúng tôi”, ba câu còn lại thì sử dụng những kỉ thuật để làm cho chúng dễ nhớ hơn.

Phép lập âm: “Năm mươi bốn bốn mươi hay là chiến”

Gieo vần: “Hãy nhớ lấy tàu Maine. Lũ khốn Tây Ban Nha”

Lập từ: “Cuộc chiến kết thúc những cuộc chiến khác”

Và cả lời cổ động lay động long người trong cuộc chiến Cách mạng Pháp “Tự do. Bình đẳng. Bác ái.” Hầu hết dân Mỹ đều biết câu tuyên ngôn của Pháp, thế nhưng bao nhiêu người Mỹ biết câu tuyên ngôn của chính nước Mỹ. Thông thường, chúng ta thường chỉ tập trung vào nội dung của thông điệp mà quên đi tính chất “dễ nhớ” của câu slogan. Ví như câu tục ngữ nổi tiến của Benjamin Franklin: “Ngủ sớm, dậy sớm sẽ đem lại sức khỏe, tiền bạc và trí tuệ”. Chỉ trong 14 từ, Franklin đã sử dụng tới 4 kĩ thuật để làm cho câu nói của ông dễ ghi nhớ hơn: hai phép gieo vần, hai phép lặp âm, một phép lặp từ, và một phép đảo ngữ.

Chả trách mà nó đã tồn tại được 280 năm.

Nguồn: BrandsVietNam

Định vị thương hiệu để trở thành chọn lựa ưu tiên

Định vị thương hiệu để trở thành chọn lựa ưu tiên

Đôi khi tôi nghiền ngẫm những nghiên cứu mới nhất về cách suy nghĩ của con người để cố tìm ra những tác động có thể được áp dụng trong marketing.

Liệu những tác động đó có thực sự thay đổi so với lần phát hiện đầu tiên?

Nhiều bạn chắc đã đọc quyển sách “Thinking Fast and Slow” của Daniel Kahneman, trong đó tác giả cho rằng phản ứng của chúng ta xuất hiện trước suy nghĩ. Phản xạ tự nhiên giúp cho quá trình ra quyết định nhanh hơn và làm cho chúng ta phản ứng chính xác với những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, khi quyết định trở nên khác biệt và phức tạp thì ý thức của não bộ sẽ can thiệp và thực hiện quyết định, nhưng đó là một quá trình tốn nhiều công sức và chậm chạp.

Ở đây, để tối giản nhất, tôi sẽ phân chia cách hoạt động của não bộ thành hai hệ thống. Trên thực tế, hai hệ thống này có liên quan lẫn nhau và khả năng cân bằng thay đổi qua lại tùy thuộc vào mức độ phản ứng, sự khó khăn trong việc thấu hiểu hoàn cảnh và sẽ đưa ra một sự lựa chọn. Phần lớn những gì hình thành phản xạ tự nhiên của chúng ta trong một tình huống cụ thể có lẽ xuất phát từ một đánh giá được suy xét từ trước.

Định vị thương hiệu để trở thành chọn lựa ưu tiên

Định vị thương hiệu để trở thành chọn lựa ưu tiên

Là một marketer, đưa ra những lựa chọn khó khăn cho người tiêu dùng là điều cuối cùng bạn muốn làm. Lý tưởng nhất là bạn muốn người dùng phản ứng với thương hiệu của bạn theo bản năng, với một cách tích cực và không phải suy nghĩ gì khi quyết định mua hàng. Tuy nhiên, khi chúng ta nghĩ về những dịp mua hàng, chúng ta phải phân biệt 3 trường hợp: lần đầu tiên người dùng mua sản phẩm, tiếp tục mua nữa trong một bối cảnh quen thuộc và khi họ buộc phải suy nghĩ lại về lựa chọn trước đây của mình. 3 trường hợp này khác nhau rất nhiều, do đó sự cân bằng giữa phản xạ tự nhiên và có điều kiện sẽ thay đổi.

Nếu người dùng chọn mua sản phẩm lần đầu tiên, hoặc họ không hài lòng với lựa chọn hiện tại, họ sẽ dành nhiều thời gian, suy nghĩ cẩn thận và tìm một thương hiệu tốt nhất (nếu không thì tại sao tối qua tôi lại bỏ ra 2 giờ để tìm hiểu về hành vi tiêu dùng trực tuyến? Nếu ai có ý kiến hay hơn và chắc chắn hơn thì hãy cho tôi biết). Số lượng điều kiện ảnh hưởng tới quyết định sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự lựa chọn đó quan trọng thế nào với người dùng về mặt rủi ro và lợi ích, chi phí và điểm thưởng.

Hãy đảm bảo thương hiệu của mình được nhận ra ngay lập tức và tạo nên một phản ứng tích cực ngay tức thì.

Sự lựa chọn đầu tiên được lập lại là vô cùng quan trọng bởi vì nó không bị tác động bởi những trạng thái thường xuyên hiện hữu ở người dùng. Đối với các thương hiệu ưu tiên, những thương hiệu này đã có sẵn trong danh sách mua hàng của người dùng, đó là một cơ hội cộng thêm, và với những thương hiệu mới thì đó là một cơ hội để người dùng mua thử. Vấn đề là khi mức độ nhận biết thương hiệu vẫn lớn thì nó sẽ tác động rất nhiều vào hành vi mua sắm. Tất cả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một sự kết hợp của những chuỗi chức năng và cảm xúc tích cực sẽ làm cho người dùng chọn một thuơng hiệu. Đó là lúc sự khác biệt có ý nghĩa đối với một cá nhân có quyền thay đổi quyết định mua hàng và đổ lỗi cho giá cả.

Kết luận của tôi là nếu tập trung quá nhiều vào phản xạ tự nhiên trong việc lựa chọn thương hiệu thì cũng tương tự với việc chúng ta phớt lời vai trò của nó. Các marketer cần chắn chắn thương hiệu của mình là lựa chọn ưu tiên trong cả hai trường hợp, hãy đảm bảo thương hiệu của mình được nhận ra ngay lập tức và tạo nên một phản ứng tích cực ngay tức thì, nhưng các marketer cũng cần đưa ra những ý tưởng có thể hiện hữu trong tâm trí người dùng khi họ chủ động cân nhắc về sự lựa chọn của mình.

Bạn nghĩ thế nào? Hãy chia sẻ quan điểm của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam