Marketing 3.0: Đừng làm việc tốt một mình

Izen, cậu sinh viên hết năm thứ nhất ở ĐH Cornell, Mỹ, nhận được tin sét đánh là người ông của mình bị bệnh Alzheimer, đó là một thời khắc buồn trong cuộc đời cậu. Thay vì ngồi đó và buồn bã, cậu thấy rằng cuộc đời phải có lúc thăng lúc trầm, có lúc mình ở trên đỉnh thế giới, có lúc mình cũng ở đáy vực sâu. Cậu kết nỗi buồn vào một hạt thủy tinh, trong đó có một chút bùn lấy từ đáy biển Chết, nơi thấp nhất trên thế giới. Phía bên kia, cậu kết niềm vui vào một giọt nước lấy từ đỉnh Everest, mái nhà của thế giới. Các hạt còn lại trong suốt và không màu để người đeo có thể kể câu chuyện của mình trong đó. Vòng tay LOKAI ra đời như thế năm 2013. “Hãy khiêm tốn khi ở đỉnh cao trong cuộc đời và giữ hy vọng khi rơi vào vùng đen tối. Hãy giữ cân bằng trong cuộc sống của mình”, đó là những gì thương hiệu này nhắc nhở khách hàng mỗi khi truy cập vào web site của họ.

Câu chuyện của TOMS Shoe ở Argentina, nơi marketing không còn là story telling mà chuyển sang story doing, giúp ích cho đời, đã tạo cảm hứng rất nhiều cho Izen và anh đã hướng doanh nghiệp của mình tới những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Cho đi là nhận lại. Ở kỷ nguyên PR – Marketing 3.0 người tiêu dùng tin rằng đồng tiền bỏ ra không chỉ thoả mãn nhu cầu của mình mà còn góp phần cải tạo môi trường, gìn giữ thiên nhiên, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững.

Khi động đất xảy ra ở Nepal, cậu sinh viên ngày nào, giờ đã là một ông chủ, đã quyết định hiến tặng 100.000 usd để hỗ trợ các nạn nhân nơi đây. Một phần lợi nhuận của công ty, anh hiến tặng cho quỹ nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Năm 2015 anh cam kết, mỗi chiếc vòng bán ra, Lokai sẽ trích ra 1 usd tặng cho quỹ bảo vệ thiên nhiên World Wildlife Fund và mục tiêu anh đặt ra là gây quỹ được 250.000 usd. Năm 2016, anh kết hợp với tổ chức Charity sản xuất những chiếc vòng màu xanh ra trời và một loại bình đựng nước đặc biệt để trích từ lợi nhuận một khoản tiền đủ đào 100 cái giếng tại Ethiopia, giúp cho cuộc sống của 10.000 người dân (năm ngoái, hãng đã đào được 33 giếng).

Một chương trình đặc biệt tên là Walk with Yeshi. Người tương tác sẽ theo chân cô gái Ethiopia này trên suốt quãng đường 2 tiếng rưỡi hàng ngày đi lấy nước của cô. Có cả ảnh, video, sơ đồ di chuyển của cô. Khách hàng muốn nhìn tận mắt những nơi, những người họ muốn giúp khi mua hàng của hãng và chương trình chat trên Facebook Messenger cho phép làm điều ấy.

Xem video:

Nguồn: Adweek.

“Đừng bao giờ làm việc tốt một mình”, ở kỷ nguyên marketing với khuôn mặt nhân văn, hãy tạo điều kiện cho khách hàng làm việc thiện cùng với nhãn hàng. Xã hội cũng nhiệt tình hưởng ứng và chia sẻ để lan toả sự tử tế. Sự tương tác sẽ càng sâu sắc và bền vững, đảm bảo cho nhãn hàng một chỗ đứng lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng hiện đại.

Một số brand làm marketing nhân văn rất tuyệt:

Vòng tay LOKAI:

Giày TOMS shoe:

Lifebuoy help children to reach 5:

Coca-Cola hello happiness:

Davines Zero impact:

Accor Planet 21:

Nguồn: Accor Hotels.

The Bridge of life’ by Samsung Life Insurance:

Starhub, Third Eye:

thương mại công bằng, Fairtrade

https://www.youtube.com/watch?v=7K4G5-ydhS0

#Elite_PR_School

Sự khác biệt vùng miền ở thị trường Việt Nam

Hơn 1/3 dân số Việt Nam sinh sống ở miền Nam, đóng góp gần 50% tổng sản phẩm quốc nội. Đây cũng là khu vực có đóng góp nhiều nhất vào GDP cả nước. Trong khi đó, miền Bắc là khu vực có mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn cao nhất.

Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Thị trường Việt Nam không chỉ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn mà còn có rất nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Chúng tôi nhận thấy những sự khác biệt này thông qua phong cách sống, nền văn hóa và chân dung của mỗi hộ gia đình. Các doanh nghiệp nên chú trọng, dành thời gian để tìm hiểu và tận dụng những sự khác biệt này để tạo ra các chiến lược địa phương hóa giúp doanh nghiệp đến được với nhiều người tiêu dùng hơn trải dài khắp Việt Nam.”

Su-khac-biet-vung-mien-o-thi-truong-Viet-Nam-001

Nguồn: Brands Vienam