Tag Archives: marketing

17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017

17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017

Chúng ta đều biết chiến lược sử dụng truyền thông xã hội có trả phí là hiện tại và cũng là tương lai của social marketing. Nhưng các thủ thuật xuất sắc nhất là gì? Loại nội dung nào sẽ tạo sự cộng hưởng lớn và những kênh nào đạt hiệu quả cao nhất?

Dưới đây là dự đoán của các chuyên gia về những xu hướng sẽ ảnh hưởng tới marketing truyền thông xã hội trong năm 2017, được đăng tải trên trang Business 2 Community.

1. Sự nổi lên của khán giả có chọn lọc và nội dung cá nhân hóa

Sean Zinsmeister, giám đốc cấp cao về marketing sản phẩm, Infer, @szinsmeister

Khi năm 2016 khép lại, tất cả những tên tuổi mạng xã hội lớn (Google, LinkedIn, Twitter và Facebook) đều hỗ trợ khán giả có chọn lọc. Điều này cho phép các nhà tiếp thị linh hoạt hơn trong phân khúc của mình để sử dụng những công cụ như phân tích dự đoán, tạo lập hồ sơ người dùng và chia nhỏ cơ sở dữ liệu để đẩy lên các nền tảng khác nhau. Đặc biệt, các nhà tiếp thị có thể xác định những tài khoản mục tiêu phù hợp nhất và chuyển tải được những nội dung cá nhân hóa tới đúng đối tượng tiềm năng.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng với việc ngày càng nhiều người sử dụng phần mềm chặn quảng cáo trong khi sự tương tác qua quảng cáo banner truyền thống giảm sút, nhắm đến các tài khoản mục tiêu qua các kênh xã hội sẽ đạt độ bao phủ rộng lớn hơn, tỷ lệ khớp cao hơn, và giúp tối ưu hóa ngân sách marketing dễ dàng hơn.

Ảnh: marccx.com.

2. Cái chết của Twitter

Cyril Lemaire, Giám đốc quản lý, Traktek Partners

Quảng cáo trên mạng xã hội qua Facebook, Instagram và Pinterest sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, Twitter nhiều khả năng sẽ phải gánh chịu sự sụt giảm mạnh hai con số về số người dùng thường xuyên, mất đi vai trò trong mắt các nhà quảng cáo và sẽ bị một công ty truyền thông số khác mua lại.

3. Nội dung tương tác nhiều hơn

Russab Ali, Nhà sáng lập, SMC Marketing

Các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang những nội dung tương tác nhiều hơn, trong đó người đọc phải đưa ra những lựa chọn ảnh hưởng tới kết quả của nội dung. Điều này đã được chứng kiến trong năm 2016, khi các bài trắc nghiệm và bài kiểm tra là những nội dung được chia sẻ nhiều nhất. Trong năm 2017, điều này sẽ còn tiến xa hơn nữa, nhất là với video tương tác và các bài viết trên blog. Khi độc giả có tác động trực tiếp đến nội dung thì họ sẽ tương tác nhiều hơn và điều đó giúp họ nhớ tới các thương hiệu hơn.

Những loại nội dung này sẽ trở nên phổ biến hơn trong các chiến dịch trên truyền thông xã hội trong năm 2017, và các thương hiệu không chỉ muốn độc giả nhớ tới tên họ mà còn phải cảm thấy thích thú và chia sẻ với bạn bè. Mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau, và các thương hiệu sẽ hưởng lợi.

4. Video 360°

Gregory Golinski, Điều phối viên marketing, Arizona Grand Resort & Spa

Nội dung 360° sẽ là một xu hướng đáng kể trong năm 2017. Sẽ ngày càng có nhiều người đăng tải các đoạn video 360° quay bằng máy GoPro lên mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè và người thân. Các doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi lớn từ công nghệ này. Họ sẽ có thể phát đi các đoạn video 360° quay khách sạn, nhà, xe hơi, bảo tàng, phòng tranh… cho các khách hàng tiềm năng trên nhiều kênh truyền thông xã hội khác nhau.

Ảnh: YouTube.com.

5. Cú hích thực tế ảo

Tiến sỹ Tim Lynch, Psychsoft, @psychosoftpc

Việc áp dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) trong truyền thông xã hội ngày càng rộng khắp hơn. Facebook sở hữu Oculus Rift là có lý do của họ, và sẽ dần dần thúc đẩy việc sử dụng VR trên nền tảng của mình. Twitter sẽ phải làm theo, nếu không sẽ có nguy cơ trở thành MySpace thứ hai. Google+ cũng sẽ tiến tới áp dụng VR, vì đó là Google.

6. Bắt đầu sử dụng mạng xã hội để kinh doanh giữa các doanh nghiệp (B2B)

Zaki Usman, CEO kiêm nhà sáng lập, Pagezii Marketing, @zaki_usman

2017 sẽ là năm của bán hàng trên mạng xã hội. Các nhân viên kinh doanh thuộc mọi công ty từ lớn đến vừa và nhỏ sẽ sử dụng các kênh xã hội để tương tác khách hàng và đối tác. Có thể đơn giản là sử dụng Twitter để nêu khả năng về một đợt bán hàng hoặc dùng LinkedIn để quảng bá việc tải nội dung nhắm đến một công ty mục tiêu nào đó. Dù sử dụng kênh nào hay hoạt động nào, nghệ thuật bán hàng qua mạng xã hội cũng sẽ có thêm đà tăng trưởng trong năm 2017.

7. Instagram tiếp tục tăng trưởng

Pratik Shah, Giám đốc marketing, Grin, @grincreatorapp

Tính đến nay, Instagram đã và đang là một công cụ khám phá tuyệt vời và có mức độ tương tác ở vào hàng tốt nhất trong các nền tảng truyền thông xã hội (sau Facebook). Với việc tung ra Instagram Shopping vào năm 2017, Instagram cho phép các thương hiệu nhấn mạnh 5 sản phẩm khác nhau trong bài đăng của họ, và đưa khách hàng tới các trang thông tin chi tiết về sản phẩm và các trang mua sắm. Điều này sẽ gia tăng hoạt động trên khắp nền tảng và thu hút nhiều người theo dõi tìm đến các trang mua hàng.

Ảnh: digitaltrends.com.

8. Livestreaming nổi lên hàng đầu

Andrew Swindlehurst, Giám đốc điều hành tiếp cận cộng đồng, Piccana, @PiccanaLtd

Livestreaming đã được nhiều tên tuổi lớn trong giới truyền thông xã hội sử dụng, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn khá chậm chân về khoản này. Một thương hiệu muốn trở nên gần gũi hơn với khách hàng chắc chắn nên có kế hoạch cho các chiến lược livestreaming. Chẳng hạn nếu có một hoạt động kết nối tập thể thì hãy thử livestreaming đến độc giả để họ cũng cảm thấy mình là một phần trong hoạt động đó.

Với việc tích hợp Periscope và Twitter đầu năm 2016, việc tiếp cận khán giả theo hình thức nội dung này càng trở nên dễ dàng hơn.

9. LinkedIn được nâng cấp

Joshua Mason, Cố vấn viên về marketing số, Accuracast

LinkedIn có thể sẽ phải đại tu nền tảng quảng cáo của mình, nếu không sẽ bị giảm sút doanh thu, bởi Facebook và Twitter đang tỏ ra là những nền tảng tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh B2B. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có sự tăng vọt đáng kể trong doanh thu quảng cáo và điều này sẽ dẫn tới những sự khác biệt lớn của nền tảng này trong năm tới.

10. Chú trọng đến công cụ phân tích và tự động hóa

Dayle Hall, Phó chủ tịch về marketing, Lithium

Phân tích về truyền thông xã hội sẽ được tích hợp hơn vào hoạt động của tất cả các đơn vị trong doanh nghiệp vì các nhãn hiệu muốn nắm bắt nhanh chóng những phản hồi về các sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều nhãn hiệu đầu tư vào các khả năng của trí tuệ nhân tạo. Nhưng sẽ có nhiều doanh nghiệp loay hoay với chuyện khi nào nên dùng con người, khi nào nên dùng máy móc, còn khách hàng sẽ tiếp tục cảm thấy chưa hài lòng lắm với trải nghiệm nhận trả lời tự động.

Ảnh: komfo.com.

11. Tăng hiệu quả cho live video bằng cách thu phí

Jordan Scheltgen, Nhà sáng lập và CEO, Cave Social, @cavejordans

Sự chuyển dịch sang việc tập trung vào các nội dung video sẽ còn tiếp tục trong năm 2017, với việc live video ngày càng nhận được nhiều sự chú ý. Facebook sẽ cho phép tăng tầm tiếp cận của một live video trực tiếp bằng cách thu phí.

LinkedIn cũng sẽ có một động thái nào đó nhằm tích hợp Skype vào nền tảng của họ. Snapchat sẽ “phản pháo” trước “đợt tấn công” của Instagram bằng một tính năng khám phá tự nhiên nào đó, cho phép người dùng tìm thấy nhau và kết nối dễ dàng hơn.

12. Sự sụp đổ của nội dung Facebook “hữu cơ”

Lauren Maffeo, biên tập viên nội dung, GetApp, @LaurenMaffeo

Facebook chỉnh sửa thuật toán trên News Feed vào đầu năm nay nhằm ưu tiên các bài đăng của bạn bè và người thân của người dùng đã khiến hiệu quả thu hút người đọc hữu cơ tới các trang web – cả báo chí lẫn doanh nghiệp – bị sụt giảm mạnh. Điều đó có nghĩa là một người dùng nhấn “like” trên fanpage của một doanh nghiệp không có nghĩa là họ sẽ nhìn thấy status mới của doanh nghiệp trên tường nhà họ.

GetApp đã khảo sát 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ về hiệu quả của Facebook trong việc thu hút lượng truy cập về trang web của họ, thì có đến một phần tư những người trả lời khẳng định là không hiệu quả, và chỉ có 10% coi Facebook là công cụ “rất hiệu quả.” Tỷ lệ tiếp cận hữu cơ của Facebook hiện chỉ ở mức khoảng 1%.

Trong năm 2017, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang tập trung coi Facebook như một công cụ marketing trả tiền, thay vì thu hút người dùng sang website của mình.

Ảnh: smeonline.biz.

13. Nhân viên đại diện cho doanh nghiệp trên mạng xã hội

Jake Messier, Chủ tịch kiêm COO, Tập đoàn Sáng tạo Mungo, @marcomfella

Năm 2017 sẽ đánh dấu việc các công ty sử dụng nhân viên như người đại diện cho công ty trên các nền tảng mạng xã hội. Đó là một công cụ rất hiệu quả mà lại miễn phí, với điều kiện phải triển khai đúng đắn. Các nhân viên, gia đình và bạn bè họ có thể là những người ủng hộ mạnh mẽ và hiệu quả cho thương hiệu hay sản phẩm.

Tất nhiên việc này không thể mang tính ép buộc. Chiến lược social media của một công ty phải đủ hấp dẫn để các nhân viên muốn chia sẻ bằng các tài khoản mạng xã hội của họ. Các công ty nên có nhiều phương án: Snapchat và Instagram cho các nhân viên ngoài 20 tuổi, còn Facebook và LinkedIn cho những nhân viên từ 30-35 tuổi trở lên.

14. Chatbot trở nên phổ biến

Bianca Illion, Quản lý PR, Brandwatch, @brandwatch

Một số nền tảng đang sử dụng các robot trợ giúp tích hợp nhằm hỗ trợ việc mua bán, đặt hàng và dịch vụ khách hàng. Khi khách hàng ngày càng quen với việc giao tiếp với robot, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ gia tăng, cho phép các thương hiệu tối ưu hóa trải nghiệm dịch vụ khách hàng của họ.

15. Kể chuyện thông qua nội dung video bền vững

Keven Tillman, Phó chủ tịch mảng Quan hệ / Nhà đồng sáng lập, Zipline, @theziplineapp

Sự chuyển dịch tiếp theo trong giới truyền thông xã hội sẽ là nhu cầu đối với các nội dung chất lượng cao và có tính bền vững, cụ thể là dưới dạng video. Ví dụ điển hình là những tính năng mới bổ sung của Snapchat và Instagram, trong đó người dùng có thể kể chuyện qua video.

Người dùng đã lên tiếng, và họ muốn tạo ra những video dài hơn để chia sẻ và lưu giữ theo cách nào đó, đối lập với những ứng dụng giống như Vine chỉ cho phép video ngắn vài giây. Zipline có thể sẽ là ứng dụng nổi lên trong năm 2017 vì nó không chỉ cho phép người dùng chụp hình và biên tập video đầy sáng tạo mà còn có thể chia sẻ với follower.

Ảnh: vidpresso.com.

16. Quyền riêng tư trở thành tâm điểm

Jeremy Pepper, cố vấn viên, Communimatic, @jspepper

Chúng ta sẽ chứng kiến sự hình thành của nhiều mạng riêng tư, do sự lo ngại của người dùng về bảo mật. Và điều này sẽ dẫn tới những vấn đề lớn cho các nhà tiếp thị trên mạng xã hội. Nếu người dùng bắt đầu rời bỏ các mạng xã hội lớn – Facebook, Instagram, Twitter, Snapchat – để tìm đến những mạng lưới mang tính cá nhân hơn, các nhãn hiệu sẽ phải làm gì để tiếp cận người tiêu dùng? Sẽ có một sự bùng nổ marketing di động nhằm cố gắng tiếp cận người dùng trên các nền tảng nhắn tin, cùng với đó là vô số thử nghiệm của những người chuyên nghiệp đang cố gắng tìm ra con đường phù hợp nhất.

17. Blog mang tính xã hội

Monica Georgieff, Trưởng bộ phận Marketing, Kanbanize, @kanbanizeinc

Người dùng đang tìm kiếm những nội dung mang suy nghĩ sâu sắc hơn thay vì những dòng chữ 140 ký tự hay vô số tin tức giả trên Facebook. Medium sẽ trở nên giống như LinkedIn Pulse để trở thành nền tảng kết nối những nhà chuyên môn trong cùng lĩnh vực hoặc các cá nhân có cùng quan điểm. Các trang blog cá nhân sẽ được đưa vào môi trường truyền thông xã hội, mà ở đó các nội dung thuộc một loạt vấn đề khác nhau sẽ được tích lũy và từ đó tạo ra các mạng lưới giá trị mới.

Nguồn: BrandsVietNam

Chiến dịch Marketing chạm vào trái tim khách hàng

Chiến dịch Marketing chạm vào trái tim khách hàng

“Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến.”

Content Marketing thành công là tạo được kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Đó không chỉ đơn giản là tạo ra nội dung và đưa cho họ xem, mà nội dung đó phải thực sự giá trị, phục vụ nhu cầu của khách hàng và chạm đến những cảm xúc yếu mềm nhất của họ. Các nhãn hàng có thể dễ dàng tạo được những nội dung kiểu này nếu tận dụng được sự đồng cảm.

Theo Tiến sĩ Brené Brown: “Đồng cảm là cùng cảm nhận với mọi người. Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến”. Đó là lý do tại sao những Content Marketing dựa trên sự đồng cảm là chiến lược đầy quyền lực cho cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C.

Nếu bạn chưa chắc chắn về ý nghĩa của nó thì hãy cùng xem những chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm ở nhiều phương diện khác nhau.

1. Lush

Kiểu nội dung: Video

Với khẩu hiệu: Mỹ phẩm tươi được làm thủ công (Fresh, handmade cosmetics), Lush là một thương hiệu làm đẹp nổi tiếng với các sản phẩm từ thiên nhiên. Quả thật vậy, chúng ta thấy rõ ràng điều này trong loạt video “Chúng được làm thế nào (How it’s made)” – nơi mà người xem được đến sau hậu trường để chứng kiến quy trình sản xuất những sản phẩm nổi tiếng của họ.

Mỗi tập phim đặc tả một hoạt động thực tế của nhân viên Lush hoạt động trong “gian bếp”, thuật lại từng bước họ làm ra mỗi sản phẩm. Người xem cảm nhận được đúng chất “lush” – tươi mới trong từng thành phần: giỏ chanh tươi, những nắm trà và muối tinh khiết hòa quyện cùng nhau. Đó quả thật là những hình ảnh vừa thú vị vừa mang tính giáo dục.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng luôn muốn mua được những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, họ quan tâm về thành phần tươi mới, hữu cơ trong mỹ phẩm và Lush đã hiểu được điều đó. Đoạn video màu sắc tươi sáng, được quay cận cảnh và đặc tả này chắc chắn đã có thể xóa tan lo lắng cho những khách hàng khó tính. Mang họ vào trong nhà máy và cho họ xem mọi quá trình, với những khuôn mặt “người thật giá thật”, là con dấu đảm bảo hữu hiệu nhất để khuyến khích họ an tâm tiếp tục mua các sản phẩm của Lush.

2. LinkedIn

Kiểu nội dung: Ebook

Giải pháp Marketing của Linkedln là động viên các nhà tiếp thị phát triển các đối tượng khán giả, tạo ra nhiều nội dung hiệu quả qua việc tận dụng Linkedln để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Đội ngũ phát triển của Linkedln đã tạo ra nhiều nội dung với chủ đề đa dạng trên blog phục vụ cho tất cả các đối tượng làm Marketing khác nhau.

Cuốn ebook 27 trang Native Advertising: What It Is. How to Do It (Quảng cáo tự nhiên: Khái niệm và cách làm) cung cấp rất nhiều thông tin về khía cạnh này, nó trở thành 1 trong những dịch vụ tiếp thị doanh nghiệp đặc biệt của Linkedln.

Ebook của Linkedln.

Cuốn ebook bao gồm các mẹo, số liệu thống kê, phân tích sâu sắc vào nhiều loại hình quảng cáo tự nhiên, các chiến lược, và lợi ích của chúng.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Một trong những chủ đề Content Marketing dựa trên sự đồng cảm vô cùng hiệu quả đó chính là giáo dục. Linkedln muốn trao quyền cho khán giả để tự làm công việc của mình tốt hơn (bằng cách sử dụng công cụ của họ). Thông qua các dịch vụ như thế này, khách hàng biết rằng họ có thể tin tưởng Linkedln như một sự chỉ dẫn đúng đắn, và LinkedIn có thể tiếp tục cung cấp các giải pháp thông qua việc bán sản phẩm của họ. Đó chính là một nước đi mà 2 bên cùng có lợi.

3. Home Depot

Kiểu nội dung: Infographic

Home Depot là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhà ở và sân vườn, phục vụ cho tất cả các đối tượng từ công nhân xây dựng đến các nhà làm vườn tại gia. Nói cách khác, đối tượng khách hàng của họ là các nguồn nhân khẩu học khác nhau.

Hướng đến các sản phẩm tự làm thủ công, tiếp thị của Home Depot tập trung vào thông điệp sản phẩm của họ có thể giúp bạn làm gì (chứ không đơn thuần là họ có những gì). Infographic Grow a Living Salad Bowl (Trồng một Tô Salad sống) hướng dẫn người tiêu dùng tự trồng rau của chính mình, cung cấp thông tin về phương pháp, thời điểm rau sinh trưởng tốt nhất và những công cụ họ cần, với yếu tố thương hiệu được giảm xuống tối thiểu.

Xem đầy đủ infographic này tại đây.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng luôn muốn tự mình trồng được một vườn rau cho gia đình, nhưng họ cần được giúp đỡ về thông tin và cần được động viên khuyến khích. Infographic này có tác dụng rất lớn để thúc đẩy hành động này.

4. Dove

Kiểu nội dung: Bài đăng Instagram

Dove là 1 thương hiệu làm đẹp rất thành công trong việc tạo ra một không khí rất tích cực, thân thiện và tràn ngập tình yêu cho người hâm mộ trên các phương tiện truyền thông xã hội của mình. Hầu hết bài đăng trên Instagram của Dove đều hướng đến khích lệ các cô gái yêu thương bản thân mình nhiều hơn, các thông điệp và tương tác của họ cũng đều được tạo ra để truyền tải cảm hứng này.

“Hãy ngưỡng mộ vẻ đẹp của người khác mà không cần băn khoăn về vẻ đẹp của chính mình.”

“Tôi tốt bụng, nhẫn nại và nhiệt huyết, cám ơn vì tôi được là chính mình.”

Không chỉ chia sẻ những thông điệp tuyệt đẹp, các bài đăng này thường giao một chút “bài tập” thực hành yêu thương bản thân cho người xem thực hiện. Đó có thể là gắn thẻ một người bạn, viết 1 đoạn nhật kí, Dove đang sử dụng Instagram để truyền cảm hứng cho hành động.

“Chia sẻ với mọi người: Tôi thấy hạnh phúc khi…”

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Những bài viết của Dove nhắc nhở khách hàng thường xuyên về giá trị của họ, cũng như cách để chủ động nhận ra giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như những người xung quanh. Đây không chỉ là chiến thuật xây dựng quan hệ của Dove, nó còn thật sự mang đến lợi ích tích cực cho người xem. Một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (2013) cho thấy tâm thái tự khẳng định tích cực cho bản thân giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong điều kiện căng thẳng. Đây là một phương pháp tiếp cận vừa chân thành vừa khoa học nhằm mang lại sinh khí vào trong cuộc sống hàng ngày của người xem.

5. Extra

Kiểu nội dung: Website tương tác

Chúng ta đã từng gặp nhiều quảng cáo kẹo cao su dựa trên mô típ: cuộc gặp gỡ nóng bỏng, buổi hẹn hò lãng mạn, Extra cũng dựa phát triển nội dung của mình trên ý tưởng này. Họ nhận ra rằng kẹo cao su là một phần hàng ngày của cuộc sống, một sản phẩm có vẻ bình thường, nhưng sự có mặt khắp nơi của nó đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc của con người. Do đó các chiến dịch #givextragetextra (trao extra nhận extra) là để nhớ về những giây phút ấy – một chuyến đi câu thú vị, những cuộc chơi với bạn bè… bằng những nét vẽ nghệ thuật.

Chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm của Extra.

Trang web tương tác này khuyến khích người dùng gửi lên hình ảnh những khoảnh khắc hàng ngày đáng nhớ của họ, chúng sẽ biến thành những bản vẽ phác thảo, và thậm chí được xuất hiện trên nắp trong bao bì Extra.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Kẹo cao su thường gắn với ý nghĩa giúp tăng cường sự thân mật, giúp hơi thở tươi mát để con người gần nhau hơn. Trong thế giới công nghệ, những khoảnh khắc hàng ngày của sự thân mật thường bị bỏ qua, chiến dịch này đã giúp người dùng thêm trân trọng và hào hứng kỷ niệm những giờ phút tươi đẹp ấy bên người thân. Extra đang giúp khách hàng sống một cuộc sống hoàn thiện hơn.

6. Microsoft

Kiểu nội dung: Infographic tương tác

Giải pháp bảo mật của Microsoft là giữ an toàn cho dữ liệu người dùng. Mục tiêu sau đó chính là giáo dục và giải thích lý do tại sao sản phẩm của họ quan trọng. Thế nhưng rõ ràng bảo mật dữ liệu không phải là một chủ đề đủ sức hấp dẫn- chưa kể rất nhiều thương hiệu đang hàng ngày nói về điều này.

Microsoft đã tạo ra một bước ngoặt mới – một trang tương tác mang tên Anatomy of a Data Breach (Phân tích một vụ đánh cắp dữ liệu). Trang này giải thích các vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua một ống kính mới và thú vị: các vụ xâm phạm bảo mật.

“Chi phí cho mỗi thông tin bị rò rỉ là $154, bạn có nhận ra nguy cơ này trước khi quá muộn?”

Người xem được đứng dưới góc nhìn của các hacker, được hướng dẫn các bước xâm phạm dữ liệu và chính xác cách mà chúng bị đánh cắp. Qua các số liệu thống kê đưa ra, thông điệp của thương hiệu trở nên cực kì rõ ràng.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Chúng ta đều biết xâm phạm dữ liệu là mối nguy hại lớn, nhưng không phải ai cũng có những ý niệm chính xác về lí do nó xảy ra. Bằng infographic chứa những câu chuyện thú vị và dữ liệu trực quan, Microsoft khiến vấn đề này trở nên chân thật và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Thông qua tương tác này, khách hàng thấy được thiếu sót của họ và cách để bảo vệ mình.

7. Michael’s

Kiểu nội dung: Blog

Michael’s là thương hiệu lâu đời cung cấp các sản phẩm thủ công và dạy nghề, nhưng trang blog The Glue String (Dây keo dán) mới thực sự giúp họ hòa mình vào thế giới của khán giả với nhiều nội dung đa dạng.

Bài viết trên Blog của Michael’s.

Những bài viết như “12 cách để lưu giữ băng dính Washi” (băng dính nhiều màu sắc nguồn gốc Nhật Bản – T/N) nghe qua thì có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng với những người đam mê thủ công thì đây chính là những gì liên quan mật thiết nhất đến cuộc sống của họ.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Làm thủ công là một sở thích rất thú vị, nhưng ai cũng có những lần bối rối với thú vui này. Việc cung cấp miễn phí những hướng dẫn, mẹo vặt giúp khán giả có thể làm tốt hơn và ít đau đầu hơn. Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng sẽ hào hứng chia sẻ những bài viết này, giúp Michael’s tiếp cận được với nhiều người hơn.

8. JetBlue

Kiểu nội dung: Video

JetBlue là một thương hiệu nổi tiếng với dịch vụ khách hàng cực kì hài hước và độc đáo. Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ này thường hướng đến những nội dung tiếp thị về thế giới trên phi trường.

Video Flight Etiquette (Nghi thức bay) mang màu sắc hài hước nói về những vấn đề ai cũng có thể gặp phải khi đi du lịch: quá háo hức lên máy bay, gặp người ngồi cạnh nói quá nhiều… Sử dụng một hướng dẫn “tương phản” How NOT to – Cách để KHÔNG… (trở nên quá thoải mái) họ đã thể hiện được tiếng nói thương hiệu của mình.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Rất nhiều tình huống xảy ra trong kỳ bay có thể biến kì chuyến đi của bạn biến thành thảm họa. Đoạn phim giúp bạn “cứu chữa” những khó khăn này bằng sự thấu hiểu và mang tính giáo dục cao.

9. J.Crew

Kiểu nội dung: Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan

J.Crew là một thương hiệu quần áo thời thượng, luôn tiếp thị dựa trên lối sống con người và mang thời trang của họ vào trong bối cảnh đó.

Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan của J.Crew.

Bài viết là sự thể hiện tuyệt vời của ý tưởng này. Thiết kế là phần một phần chính trong công việc của họ và cũng hoàn toàn tự nhiên nếu nó được đưa ra trước công chúng. Qua những thiết kế này để đưa ra mẹo, thủ thuật sử dụng, minh họa, chú thích và cuối cùng dẫn đến sản phẩm của mình.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng muốn thông qua thời trang để thể hiện cá tính của mình. Thương hiệu đã hướng dẫn họ có thêm nhiều lựa chọn, thêm nhiều phong cách thông qua chính sản phẩm của mình.

Bạn đã sẵn sàng đi theo hướng này?

Tiếp cận nội dung theo cách đặt khách hàng, mong muốn, nhu cầu và mơ ước của họ lên trên bản thân mình là một cách thông minh để phát triển thương hiệu. Bằng cách đó bạn nói với khách hàng của mình rằng bạn quan tâm tới họ hơn hết thảy. Khách hàng sẽ muốn được làm việc cùng (B2B) và ủng hộ (B2C) công ty, nhân vật họ thích, hãy nắm bắt điều đó!

Nguồn: BrandsVietNam

22 Quy luật bất biến của Bán hàng - Phần 1

22 Quy luật bất biến của Bán hàng – Phần 1

Đối với Marketing thì chúng ta có 22 Quy luật bất biến của marketing. Thương hiệu thì có 22 quy luật bất biến của thương hiệu và nay là 22 Quy luật bất biến của sale.

Quy luật 1: Quy luật khách hàng ngại từ chối

Nhân viên bán hàng tạo ân tình hay quan hệ nào đó khiến khách hàng mua hàng của bạn vì nể nang và ủng hộ.

Kỹ thuật này nhân viên bán hàng thường tập chung thân quen với khách hàng trước – hay áp dụng với chăm sóc khách hàng Spa hay bất động sản thậm chí Bảo hiểm hoặc Thẻ tín dụng…

Quy luật 2- “Được voi đòi Hai bà Trưng” hay “Sói thò 1 chân vào cửa”

Làm cho khách hàng chấp nhận một điều nhỏ nhặt nào đó và sau đó nâng dần lên thành lời hứa sẽ mua hàng của bạn.

Kỹ thuật này rất hay áp dụng cho telesales như mời tham gia VIP member khách sạn hay các Seminar hội thảo chốt sales…

22 Quy luật bất biến của Bán hàng - Phần 1

Quy luật 3: Khách luôn muốn chiều chuộng

Khách hàng ai cũng thích nịnh đầm và nghe những lời nói có cánh: Đặc biệt là 2 nhóm người với nhóm 1 là những VIP (đại gia) nhiều tiền nên rất hay khó tính và soi mói và 2 là nhóm nghèo rớt (nhóm teen) lần đầu được phục vụ như Vua nên cảm thấy sung sướng khi được chăm sóc ân cần.

Chính vì thế mà các quán ăn phục vụ tốt luôn đông khách – Chúng ta thấy mấy năm nay mới có kiểu vào quán ăn mà thấy từ bảo vệ đến đầu bếp cúi rạp người mồm hô: Sa ma sê chứ ngày trước vài ăn mà ngồi 15 phút không thấy ai ra hỏi ăn gì!

Các khách sạn 5 sao hay Vé Business Hàng không vẫn được nhiều VIP thích chọn để chi tiêu dù giá mắc gấp 10 lần bên ngoài chỉ vì muốn được chiều chuộng là như vậy.

Quy luật 4: Quy luật xếp hạng đẳng cấp

Sale sẽ thuyết phục khách hàng rằng nếu khách hàng không dùng sản phẩm đó thì khách hàng sẽ không thuộc về một Level mà khách hàng đang mơ ước vươn tới.

Ví dụ như các sản phẩm Biệt thự cao cấp, đồ sang trọng hay như Iphone đời mới chẳng hạn – hầu hết các bạn gái trẻ tuy không có tiền nhưng sợ rằng nếu mình không dùng loại đó e rằng sẽ bị mất mặt khi đi chơi với bạn bè hay bạn trai mới.

Khi tư vấn mua xe ô tô cho 1 cán bộ , sau khi hỏi han về lý do mua xe và từ ban đầu chỉ là định mua Mẹc loại C giá 1.5 tỷ VND thì vị Sale đó đã bán được 1 con xe giá 2.5 tỷ mặc dù khách hàng phải vay Ngân hàng.

Quy luật 5: Đầu tư 1 lần cho trót

Sale sẽ thuyết phục khách hàng rằng nếu đã mua sản phẩm để cho người thân yêu quý hay vun đắp cho tổ ấm gia đình….. thì nên đầu tư vào 1 sản phẩm đáng giá chứ không nên mua 1 sản phẩm mau hỏng.

Chúng ta thấy ngay ở các Vùng quê – ngày xưa thường các thương hiệu Tivi nổi tiếng của Nhật Bản rất bán chạy – giải thích nguyên nhân là các gia đình nghèo thường được các nhân viên bán TV tư vấn là nên mua loại tốt cho nó bền – mặc dù đắt – và tâm lý thôi đã mua thì nên mua loại tốt nhất cho ăn chắc.

Ngay cả những Doanh nghiệp VN khi gọi thầu cũng bị thuyết phục bởi tâm lý như vậy, họ bị các Agency tên tuổi thuyết phục dễ dàng bởi kỹ thuật Đầu tư cho trót như thế mặc dù sự thật thì để phủ hợp với SME – các freelance có thể làm tốt hơn.

Quy luật 6: Tâm lý muốn tự thưởng cho nỗ lực bản thân

Khách hàng bị sale moi móc thông tin về những quá trình làm việc vất vả, cam go hay cuộc sống trải qua nhiều thăng trầm (thật ra hầu như ai cũng cảm thấy thế) sau đó gợi ý là ngày nay thành công rồi – nên tự thưởng cho những gì mình đã đạt được, lúc đó khách hàng rưng rức cảm động và chi đậm để tự thưởng cho chính họ.

Cách bán Biệt thự cao cấp, xe sang, Nghỉ dưỡng sang trọng, món ăn ngon, điện thoại hay đồ trang sức cao cấp… đều có thể dùng kỹ thuật này để thuyết phục.

Quy luật 7: Hàng thích dùng thử một sản phẩm mới lạ với giá tiền trong “Khung thử”

Ở Việt Nam có 3 loại khung thử là dưới 399k, dưới 999K và dưới 2,999k dành cho 3 phân khúc khác nhau. Bạn có thể tự nghiệm xem “Khung thử hàng” của mình là mức nào.

Khung thử là gì? Là mức chi tiêu mà bạn không mấy khi quan tâm về giá. Tức là bạn sẵn sàng mua nó ngay nếu thấy nó mới lạ và độc đáo.

Vì quy luật này nên Facebook ads đang đầy rẫy các sản phẩm độc lạ nhập từ 1688 về bán ở VN trong khung giá này và họ bán rất chạy. Hiện đa số các sản phẩm bán vãng lai trên facebook đều định giá trong Khung thử này và nếu bạn target chuẩn thì bán hàng rất tốt.

Chính vì thế các sản phẩm đắt tiền khó bán luôn CHẺ sản phẩm xuống dưới mức giá “Khung Thử” nhằm cho khách hàng dính bẫy này. Ví dụ như Bán Biệt Thự giá 20 tỷ thì chẻ ra thành gói Ở thử nhà Biệt thự 1 đêm giá chỉ có 2.999.000 VND.

Khi bạn bán sản phẩm Triệt lông vĩnh viễn giá 12 triệu thì khó bán nên Break ra thành giá triệt thử 1 lần trị giá 399K.

Quy luật 8: Khách hàng sẽ muốn mua nếu được chứng minh rằng họ đang mua với giá hời thậm chí mặc dù sản phẩm đó không có ích gì cho họ

Tận dụng tâm lý này nên chúng ta thấy ở VN đâu đâu cũng giảm giá tẹt ga, thanh lý, dọn kho, sales off và nếu không giảm giá thì khách hàng sẽ lại không muốn mua hàng.

Tuy nhiên giảm giá luôn là 1 sai lầm của bán hàng. Để chứng minh là khách hàng đang mua với giá hời thì phương pháp giảm giá tràn lan sẽ khiến khách hàng cảm thấy sự giảm giá đó là ảo mà không hề giảm thật.

Cách để tạo ra sự hời này luôn phải kèm theo kỹ thuật : Tạo ra lý do giảm giá hoặc kỹ thuật thay giảm bằng quà tặng giá trị và đặc biệt là thuật khan hiếm : giá hời này chỉ xảy ra với duy nhất khách hàng đó hoặc thời điểm hay số lượng đó.

Những kỹ thuật tạo ra sự Hời:

1. Các lý do giảm giá từ sự kiện như Black Friday hay Online Friday hoặc các sự kiện bất chợt.
2. Các lý do giảm giá do lỗi nhỏ.
3. Các lý do giảm giá do thu hồi vốn.
4. Sự khan hiếm cho một số trường hợp
5. Trợ giá hay quà từ hãng.
6. Lý do sản phẩm hay cửa hàng mới khai trương.
7. Lý do hời do được giá buôn gốc

Quy luật 9: Quy luật về So sánh tạo niềm tin tức thời

Tâm lý khách hàng sẽ mua hàng nếu khách hàng được chứng kiến demo sự so sánh về tính năng tác dụng hiệu quả của sản phẩm mình đem bán. Colgate khi quảng cáo kem đánh răng của họ đã gõ thìa inox lên 2 mô hình răng và 1 bên bị bể vỏ là dùng loại kem khác và 1 bên dùng Colgate thì hoàn toàn cứng chắc.

So sánh có hiệu quả cực lớn để Upsale: nâng cao giá trị đơn hàng trên 1 khách hàng.

Khi bán căn hộ cũng vậy, ban đầu khách định mua căn 73m2 nhưng khi được dẫn đi xem nhà mẫu và nghe sales phân tích so sánh thực tế thì khách đã cắn răng mua căn 95m2 mặc dù họ đang phải vay ngân hàng.

Trong kỹ thuật Chim mồi : áp dụng một sản phẩm làm mồi để làm so sánh đã làm doanh số đơn hàng lớn tăng vọt so với đơn hàng nhỏ. Chúng ta hãy xem thuật Chim mồi + So sánh như nào nhé:

Khóa học Marketing : 5 triệu vnd
Khóa học 22 quy luật sales : 2 triệu
Khóa học Marketing + Khóa học 22 quy luật sales: 5 triệu.

Khi chạy quảng cáo với nội dung trên thì 80% đã mua khóa học Marketing + Sales và nếu bỏ đi Khóa thứ 3 này thì rõ ràng hầu hết chỉ mua khóa học rẻ nhất.

Một ví dụ khác

Khi bán phần mềm CRM cho khách hàng tôi đề: Miễn phí và loại có phí là 100k và 500k 1 tháng mà không có bảng so sánh tính năng bằng visual thì 98% dùng miễn phí và 2% đăng ký loại 100k.

Tôi liền đổi sang việc trước khi đăng ký miễn phí phải qua xem bảng so sánh giá và tính năng trước.

Miễn phí : 3 tính năng
200k 1 tháng : 6 tính năng
500k 1 tháng : 100 tính năng.

Sau khi làm bảng so sánh để khách đăng ký thì lạ kỳ 23% đã mua loại 500k 1 tháng, 1% mua loại 100K và 76% là đăng ký miễn phí. Các bạn thấy sự diệu kỳ của kỹ thuật so sánh để Upsale hay chưa?

(Hết phần 1)

Nguồn: BrandsVietNam

5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

John A. Deighton, Giáo sư chuyên về quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard, nhận định chiến dịch bầu cử của Donald Trump không nên được coi là một mô hình marketing thành công.

Hướng về những giá trị thiếu lành mạnh

Giáo sư John A. Deighton nhận xét chiến dịch bầu cử của ông Trump không chỉ phi đạo đức mà còn thiếu khôn ngoan. Nó đánh vào các xung đột xấu xí và những giấc mơ ít tốt đẹp của “người tiêu dùng”. Trong khi đó, một nhãn hiệu lại hướng tới một hình ảnh đầy tự hào dù phải trải qua chặng đường gian truân.

Rõ ràng thái độ ghét phụ nữ, bài ngoại và khinh thị những người khuyết tật là các công cụ thu hút “khách hàng” của Trump. Tuy nhiên, chúng khó có thể là yếu tố giữ khách.

Những người tiêu dùng không thể chống lại những cám dỗ tội lỗi nhiều khi ngại thừa nhận lựa chọn của họ trong những cuộc thăm dò dư luận. Họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn sắp xảy ra.

Chiến dịch của Trump đánh vào những xung đột xấu xí và các ước mơ ít tốt đẹp. Ảnh: Getty.

Bán giấc mơ ngay cả khi bạn không có kế hoạch cung cấp

Nếu bạn hứa hẹn về công việc trong những nhà máy thép đã bị phá hủy, các mỏ than đã bị đóng cửa hay bảo hiểm y tế tốt hơn cùng mức thuế thấp, hãy nhớ bản chất của một thương hiệu là lời hứa, một lời hứa lớn.

Hãy gắn thương hiệu của bạn vào một giấc mơ song hãy chuẩn bị một kế hoạch kẻo những khách hàng vui vẻ hôm nay sẽ trở nên giận dữ vào ngày mai.

Chiến thắng bằng bất cứ giá nào

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó.

Quảng cáo tiêu cực càng sinh động, ấn tượng càng kéo dài. Các thương hiệu đều phụ thuộc vào sức khỏe của toàn bộ hệ thống thông qua giá trị được tạo thành và được duy trì.

Khinh miệt với người không phải khách hàng

Trump xa lánh những khách hàng thuộc vùng biên. Tỷ phú 70 tuổi quên rằng những người từ chối thương hiệu ngày hôm nay có thể trở thành khách hàng vào ngày mai.

Nếu học theo chiến dịch của Trump, thị trường sẽ bị chia rẽ một cách khốc liệt.

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó. Ảnh: politico.com

Nói dối

Mọi ứng viên chuyên nghiệp luôn thương lượng chút ít với hy vọng nhà tuyển dụng sẽ thuê họ. Trong tiếp thị, hy vọng tồn tại dưới dạng nói quá và phóng đại sự thật. Vấn đề là việc chuyển từ nói quá sang nói dối luôn tồn tại.

Nhiều người nghĩ rằng những lời nói phét lớn an toàn hơn những lời nói dối vặt vãnh. Adolf Hitler giải thích hiện tượng đó như sau: “Lời nói dối lớn luôn có một mức độ xác tín nhất định. Con người có xu hướng tin lời nói dối lớn hơn lời nói dối tầm phào, vì họ thường nói dối vặt vãnh trong những vấn đề nhỏ, nhưng sẽ cảm thấy hổ thẹn nếu đẩy sự dối trá lên mức cao”.

Việc Trump, một nhà tiếp thị, nói dối tới mức nào chỉ là vấn đề quan điểm, song những người muốn học hỏi đạo lý từ phong cách tiếp thị của ông không nên thực hiện nó thường xuyên.

Trong thời gian ngắn, những yếu tố mà tỷ phú sinh năm 1946 sử dụng trong cuộc bầu cử như nói dối, xúc phạm hay hăm dọa có vẻ hiệu quả. Song những điều này có thể gây hại đến thị trường.

Nguồn: BrandsVietNam

Truyền miệng: Bí quyết thành công thương hiệu?

Truyền miệng: Bí quyết thành công thương hiệu?

Từ một nhân viên bán máy fax, Sara Blakely đã không ngững nỗ lực tìm kiếm con đường kinh doanh riêng và trở thành nữ tỷ phú thế giới với thương hiệu đồ lót định hình Spanx.

Tạp chí Forbes đã bình chọn Sara là một trong 100 phụ nữ quyền lực trong giới kinh doanh năm 2015. Bước ngoặt cuộc đời đến khi Sara lựa chọn cách quảng cáo không giống ai.

Khi Spanx mới ra đời và vẫn đang gặp khó khăn về tài chính, khi các đối thủ cạnh tranh ồ ạt gia nhập thị trường với nhiều chiêu thức quảng cáo rầm rộ, Sara vẫn kiên định với định hướng phát triển thương hiệu mà không chi tiền cho việc này bởi đơn giản là cô không có điều kiện để trả và cũng nghĩ, quảng cáo là việc không cần thiết.

Thất bại đầu đời

Năm 1990, khi Sara mới 19 tuổi, cô đã mạnh dạn dấn thân vào thương trường với công việc kinh doanh đầu tiên là mở một câu lạc bộ trông trẻ ở khách sạn Clearwater Beach Hilton. Câu lạc bộ của cô chuyên nhận trông trẻ con trong lúc cha mẹ chúng đi vắng. Sau một thời gian hoạt động, sự việc đến tai Tổng giám đốc của khách sạn Hilton, Sara đã bị đuổi việc không thương tiếc.

Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông tại đại học Florida, Sara Blakely lên kế hoạch để trở thành luật sư giống cha nhưng không thành công. Cô đã thi LSAT (kỳ thi đầu vào ngành luật) 2 lần liên tiếp nhưng đều thất bại.

“Cả đời tôi chỉ mong muốn trở thành luật sư giống cha nhưng tôi không thể”, nữ tỷ phú chia sẻ.

Bước ngoặt cuộc đời và cách quảng cáo không giống ai

Khi làm nhân viên bán máy Fax, Sara đã học được kỹ năng thương thuyết và bán hàng tuyệt vời. Chỉ ít lâu sau cô đã trở thành huấn luyện viên bán hàng toàn quốc cho công ty, khi đó cô mới 25 tuổi.

Trong thời gian đi làm, chiếc quần tất chính là điều khiến cô khó chịu nhất, chúng vừa không thoải mái lại vừa không hợp thời. Dù thế, Sara không thể phủ nhận, những chiếc quần tất khiến cô trở nên thon thả hơn rất nhiều.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, cô đã có ý tưởng táo bạo để sản xuất một chiếc quần tất chưa từng có trên thị trường, vừa giúp tôn lên vẻ quyến rũ của người mặc, vừa tạo cho họ sự thoải mái.

Bước đầu, Sara chỉ có thể kêu gọi được 5.000 USD tiền tài trợ từ giám đốc nhà máy dệt Higlands Millls. Ông này đồng ý hợp tác vì con gái ông thấy sáng kiến của cô thật tuyệt vời. Gần một năm nghiên cứu và tìm tòi, sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu “Spanx” ra đời. Bà chủ trẻ Sara đã lựa chọn một phương thức tiếp thị và mở rộng thị trường của mình bằng các cách ngược lại hòa toàn so với các đối thủ.

Quảng cáo truyền miệng là tốt nhất: Bởi chi phí đầu tư không nhiều, Sara tìm cách sử dụng đồng vốn sẵn có.

“Tiền chi ra cho quảng cáo thật bí hiểm. Chúng tôi không thể chắc chắn hiệu quả nó đem lại”, Sara chia sẻ. Cô quyết định sử dụng sức mạnh của phương pháp “quảng cáo truyền miệng”. Những người phụ nữ khám phá ra sản phẩm tốt, họ sẽ chia sẻ cho các phụ nữ khác. Bạn sẽ bán được rất nhiều hàng mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo. Khi những phụ nữ nói với nhau “Hãy nhìn lưng tôi này, lưng tôi không hề hằn vết đồ lót”, điều này thực sự gây ảnh hưởng rất lớn.

Hiệu quả của phương pháp truyền miệng được kiểm chứng ngay tại gian hàng của Spanx ở siêu thị Bloomingdale, New York. Một nữ sinh viên ghé qua mua hàng vì cô rất thích thú khi nhìn 3 vòng của cô bạn học cùng yoga nhẵn nhụi, không thấy dấu vết của đồ lót. Nhờ vậy, Spanx đã đạt doanh thu tới 4 triệu USD ngay trong năm đầu tiên. Thời điểm năm 2015, thương hiệu Spanx đã được định giá tới 1 tỉ USD.

Bao bì nói gì về sản phẩm: Bao bì chính là thứ đầu tiên của sản phẩm tiếp cận với khách hàng. Ngay từ ngày đầu, Sara chọn thiết kế bao bì của Spanx với màu đỏ rực rỡ kèm những hình hoạt họa ấn tượng.

Bà chủ trẻ tuổi hiểu rằng, khi không quảng cáo, sản phẩm của cô cần thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bên cạnh đó, Sara còn sử dụng những câu quảng cáo như lời thủ thỉ của những người bạn gái trên bao bì: Thay vì nói “Đây là sản phẩm mỏng, nhẹ nhất trong các sản phẩm mỏng nhẹ”, tôi chỉ nói: “Nó sẽ khiến vòng 3 của bạn dễ coi hơn”.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của Spanx được đặt những cái tên rất dễ thương như BraBra-llelujah hay Tight-End Tights kèm theo những dòng chữ vui nhộn.

Hiệu ứng người nổi tiếng: Một trong những cơ may lớn nhất trên con đường phát triển thương hiệu Spanx là việc nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey tuyên bố, Spanx là một trong những sản phẩm yêu thích của cô trong buổi gặp gỡ thường niên với khán giả.

Để có được kết quả này, Sara đã nỗ lực nhắm tới những người nổi tiếng, sẵn sàng chia sẻ về vóc dáng bằng những giỏ quà tặng là mẫu sản phẩm Spanx. Lời tuyên bố ưa thích sản phẩm của Oprah Winfrey – một người lo lắng kinh niên về việc tăng giảm cân – là lời xác nhận tuyệt vời về chất lượng của sản phẩm với giới truyền thông và khách hàng.

Năm 2003, sản phẩm Spanx trở nên nổi tiếng đối với các fan Hollywood khi hàng loạt ngôi sao khẳng định chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm này. Kể từ đó việc đưa Spanx tới tay các ngôi sao màn bạc là ưu tiên hàng đầu.

Sau 14 năm phát triển, Spanx hiện đang bán trên 200 sản phẩm tại 13 quốc gia trên thế giới. Năm 2015, Spanx được định giá hơn 1 tỷ USD và Sara là chủ nhân duy nhất của công ty. Cô chưa từng kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Nữ tỷ phú 42 tuổi chia sẻ: “Tôi muốn tạo ra một thế giới mà mọi người đều biết tên và kích cỡ đồ lót của bạn”.

Theo: Nguyễn Nguyễn / Forbes
Nguồn: Trí thức trẻ

Không thích nghi - Marketing bị AI tiêu diệt

Không thích nghi – Marketing bị AI tiêu diệt

Giờ đây các nhà tiếp thị không chỉ tìm cách tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng, mà còn phải sáng tạo nội dung phù hợp với các thuật toán của trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong ngành quảng cáo hiện nay. Các thương hiệu đang ngày càng nhận thấy rõ ràng hơn rằng, họ cần các cỗ máy thông minh này để chạm đến con người, và điều đó cũng đang chuyển đổi chức năng của ngành tiếp thị.

Ngày càng nhiều hơn các nội dung số được tiêu thụ nhờ vào việc định hình của trí tuệ nhân tạo – các mạng xã hội và các thiết bị kỹ thuật số giới thiệu, gợi ý các nội dung dựa trên hàng loạt thuật toán cá nhân hóa khác nhau.

Trong thế giới của marketing kỹ thuật số ngày nay, điều này có nghĩa là AI đang trở thành cửa ngõ chủ chốt để tiếp cận với người tiêu dùng. Điều này đang trở nên rõ ràng hơn khi ngay cả các thiết bị như tủ lạnh thông minh, cũng có thể kết nối với Internet và thúc đẩy các quyết định mua hàng thông qua việc khai thác kỹ thuật số.

Trước đây, các thương hiệu thường đi theo xu hướng tiếp thị một chiều tới người tiêu dùng, nhưng giờ điều đó đã thay đổi. Hiện giờ điều làm cho các chiến dịch tiếp thị trở nên có giá trị nhất phải là khi, chúng hướng được tới người tiêu dùng và tối ưu hóa cho các thuật toán máy tính.

Xu hướng đột phá về tiếp thị

Trong một cuộc khảo sát các nhà tiếp thị cấp cao tại Anh của Callcredit, 82% số người được hỏi dự đoán rằng trí tuệ kỹ thuật số sẽ là chiến trường mới với các nhà tiếp thị, và 72% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy lo lắng nhiều hơn cho vai trò của mình vì công nghệ mới đó.

Trên thực tế, các thương hiệu cũng đã cố gắng tiếp thị tới những chiếc máy đó nhiều năm nay. Ví dụ điển hình nhất là việc các công ty đầu tư vào tối ưu kết quả tìm kiếm (SEO), khi họ nỗ lực dự đoán các thuật toán ưu tiên của Google khi xếp hạng trang web hiển thị cho người dùng.

“Đó là một vòng tuần hoàn tuyệt đẹp.” Brian Cooper, giám đốc sáng tạo tại công ty tiếp thị Oliver Group, cho biết. “Nó giống như nghệ thuật mô phỏng cuộc sống vậy. Các thuật toán cố gắng bắt chước lại cuộc sống thực và sau đó, đời sống thực lại bắt chước những thuật toán. Ngành tiếp thị chỉ có thể tồn tại nếu nó tiếp tục thích nghi và tiến hóa theo vòng tuần hoàn đó.”

Các thương hiệu cũng đang cố gắng tạo ra nội dung tương thích với thuật toán trên New Feed của Facebook (EdgeRank). Được tạo ra từ năm 2001, đến năm 2014, thuật toán này đã được cập nhật để phù hợp với việc hỗ trợ tải lên các đoạn video – và các thương hiệu giờ đang đầu tư những số tiền khổng lồ để tiếp cận với Newfeed của nhiều người dùng nhất có thể.

Ví dụ, khi phát hiện ra các thuật toán AI đang tác động đến chiến lược tiếp thị như thế nào, Pizza Hut, khách hàng của hãng Ogilvy & Mather, đã chuyển từ chia sẻ các đường link YouTube trên fanpage của mình sang đăng tải trực tiếp các đoạn video lên đó. Lượt xem video đã tăng vọt từ con số hàng trăm sang hàng chục ngàn, thậm chí còn trước khi Pizza Hut áp dụng truyền thông trả tiền.

Không những vậy, AI còn đang làm các thương hiệu chuyển từ việc hiển thị quảng cáo tới đúng người vào đúng thời điểm, sang hiển thị chúng tới đúng thiết bị vào đúng thời điểm. Điều này không chỉ có nghĩa là hiểu những chiếc smartphone, mà còn phải hiểu cả những thiết bị đang tích hợp AI, để có thể đưa ra các gợi ý về sản phẩm và dịch vụ dựa trên lịch sử người dùng. Ví dụ, chiếc loa thông minh điều khiển bằng giọng nói Amazon Echo.

“Nếu các thương hiệu không trở thành một phần của gợi ý này, họ coi như đã chết với người dùng đó.” Ru Barksfield, CEO và đồng sáng lập hãng công nghệ quảng cáo Fat Unicorn, cho biết. “Sự cần thiết phải tiếp thị tới những cỗ máy này đã là một thực tế, và AI chắc chắn đóng vai trò chủ chốt trong việc thương hiệu nào được hướng tới người dùng cuối và như thế nào.”

Chúng vẫn cần sự can thiệp của con người

Với việc ngày càng nhiều thương hiệu tiếp cận theo hướng AI, ngành tiếp thị cũng phải trở nên thông minh hơn. Nội dung kỹ thuật số tốt nhất phải được nhận ra bởi những chiếc máy trong khi vẫn tập trung vào con người, và đáp ứng với các nhu cầu tiềm năng của người mua.

Theo lời của ông Cooper, trong khi AI có thể giúp xây dựng một ý tưởng sáng tạo, nó vẫn chưa thể sáng tạo “theo đúng nghĩa của từ đó.” Thuật toán máy học – công nghệ giúp thúc đẩy khả năng học tập của AI – vẫn đòi hỏi trí tuệ con người giúp đỡ để đưa máy móc đến được vị trí đó. “Nó vẫn chưa thể đặt hai ý tưởng có vẻ như ngẫu nhiên ở cạnh nhau và nhận ra điều gì đó khác biệt.”

Một tác phẩm “nghệ thuật” do trí tuệ nhân tạo của Google tạo ra.

Andy Edmonds, người đứng đầu bộ phận điều hành của hãng tiếp thị kỹ thuật số iProspect, bổ sung thêm. “Nếu chúng ta mất đi tầm nhìn về việc ai là người dùng cuối, có khả năng chúng ta cũng sẽ mất tầm nhìn về thương hiệu của mình.”

Alessandra Di Lorenzo, giám đốc thương mại về quảng cáo và hợp tác tại công ty khổng lồ về du lịch trực tuyến lastminute.com, thừa nhận rằng máy móc sẽ có một vai trò quan trọng để tiếp thị hiệu quả ngày nay. Nhưng cô vẫn cho rằng, bản thân thông điệp đó luôn cần được mài giũa và sáng tạo lại để phù hợp với người dùng, cũng như loại chiến dịch tiếp thị.

Ví dụ, trong trường hợp nội dung và kênh tiếp thị nằm trong một quảng cáo định hướng (feed-based ad) và thông điệp chỉ là một thương vụ thuần túy, nó hoàn toàn có thể được tạo ra một cách tự động. Nhưng để tạo ra một chiến dịch sáng tạo và đầy cảm xúc, cô Di Lorenzo tin rằng điều cơ bản là phải có sự tác động của con người.

Lastminute.com sử dụng các công nghệ được lập trình để kết hợp thói quen đi du lịch và phong cách sống của những người dùng trên website của hãng với các xu hướng phổ biến khác ở bên ngoài. Công nghệ này sẽ cho nhóm tiếp thị của công ty thấy, các yếu tố như giờ giấc hay thời tiết thay đổi tác động như thế nào đến hành vi lướt web và đặt vé, giúp công ty hướng đến đối tượng người tiêu dùng hợp lý hơn.

“Trong khi việc hiển thị những quảng cáo này là tự động, bản thân nội dung của thông điệp luôn phải là sự sáng tạo của con người, được làm bởi con người, thay vì trong tâm trí robot.” Cô Di Lorenzo cho biết. “Vẻ đẹp tự nhiên tối hậu của con người nằm ở chỗ nó không thể dự đoán được.”

Tủ lạnh thông minh của Samsung.

Một kỷ nguyên mới cho ngành tiếp thị

Theo William Lidstone, giám đốc tiếp thị tại Razorfish, công ty gần đây đã tạo ra một ứng dụng AI cho hãng dịch vụ tài chính UBS, cho biết, công nghệ sẽ thay đổi vai trò của con người trong việc sáng tạo các quảng cáo.

“Về mặt lý thuyết, AI đã có thể viết được mọi nội dung quảng cáo, phim truyện, sách, công thức và bài hát, theo cách chúng chưa từng được viết từ trước đến nay.” Ông cho biết. “Hiện giờ đó hoàn toàn chỉ là vấn đề về sức mạnh xử lý và lưu trữ.”

Khi xu hướng Internet of Things bắt đầu được định hình, AI sẽ tăng cường ảnh hưởng đến thói quen mua sắm. Ngày nay, so với các sản phẩm mà mọi người đã mua, ngày càng nhiều người dùng cho phép các thuật toán AI quyết định nội dung họ muốn tiêu thụ hơn. Vì vậy, khi người tiêu dùng bắt đầu tự động hóa việc ra quyết định mua sắm, đó là lúc các sản phẩm sẽ phải chạy theo AI để đến được với người dùng.

Một lĩnh vực mà điều này đã xảy ra, đó là nhà kết nối Internet. Ví dụ, một chiếc tủ lạnh thông minh sẽ tự động mua các sản phẩm mới khi chúng sắp hết. Cuối cùng xu hướng này có thể buộc các thương hiệu phải thay đổi hoàn toàn chiến lược tiếp thị của họ.

Theo: Nguyễn Hải / Telegraph
Nguồn: Trí thức trẻ

Xây dựng thương hiệu bằng Hashtag (Phần 2)

Xây dựng thương hiệu bằng Hashtag (Phần 2)

Nếu như ‘tìm một vấn đề liên quan mật thiết đến thương hiệu’ ‘đừng ép bản thân phụ thuộc vào khách hàng’ là 2 lưu ý đầu tiên khi muốn chạy một chiến dịch #Hashtag cho thương hiệu, thì ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu 4 vấn đề còn lại.

3. Tập trung vào một vấn đề duy nhất

Một số công ty cố gắng tìm ra một vấn đề xã hội trong tuần để tìm cơ hội tạo ra hội thoại đa chiều giữa người tiêu dùng. Đây là một sai lầm. Hành động này được đánh giá mang tính cơ hội và không chân thực. Các thương hiệu cần tìm ra một vấn để có liên kết mạnh mẽ với thương hiệu, và trung thành với nó trong thời gian dài. Nhãn hàng Chipolte luôn nói về “Thực phẩm và sự chính trực”. Họ không đơn giản chỉ đưa ra thông điệp này vào cuối tuần rồi, và hiện nay mọi người đều quan tâm đến thực phẩm lành mạnh. Công ty được thành lập vào năm 1993, và họ đã nói đến vấn đề này hơn một thập kỷ nay.

Một vấn đề xã hội mà không có sự trợ giúp của thương hiệu mạnh sẽ không thể hoạt động hiệu quả được. Sự trung trực không làm nên thương hiệu Chipolte, mà những chiếc bánh burritos đã làm điều đó, Chuỗi nhà hàng thành công vang dội nhờ việc sử dụng một lượng lớn những món ăn mexico được làm từ nguyên liệu tươi ngon. Nhưng Chipolte đã sáng suốt trong việc liên kết với người tiêu dùng sứ mệnh sử dụng nguồn nguyên liệu sạch bẳng tôn chỉ tôn trọng môi trường, người nông dân và động vật.

4. Nghĩ đến tương lai lâu dài

Hầu hết những chiến dịch hashtag thường được lên kế hoạch chạy trong vòng vài tuần. Liệu Starbucks có in dòng #RaceTogether lên những chiếc ly của họ mãi mãi? Tôi nghi ngờ điều này. Những người làm marketing thường nghĩ đến ngắn hạn thay vì dài hạn. Cách thực sử để tạo nên sức ảnh hưởng chính là chạy những chiến dịch xã hội hàng thập kỷ. Chiến dịch của Dove cho Real Beauty (Vẻ đẹp thực sự) đã kỷ niệm 10 năm thực hiện vào năm ngoái.

5. Có một kế hoạch để thực thi

Chỉ bằng việc đưa một ý tưởng hay một hashtag lên thế giới ảo thì chưa đủ. Bạn cần có quyết tâm biến nó thành sự thật, và có kế hoạch cụ thể để phục vụ việc thực thi. Đây là điều mà Starbucks gặp phải. Kareem Abdul-Jabbar đã tóm gọn vấn đề một cách hoàn hảo: “Tôi đã bị sốc hoàn toàn – vì cách mà công ty thực thi nó, và cách mà họ nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả.”

6. Sử dụng hình ảnh

Không có nhiều chiến dịch sử dụng hình ảnh. Một trong những yếu tố làm nên thành công của Dove chính là việc đưa ra những đoạn quảng cáo có hình ảnh của những người phụ nữ với nhiều kích cỡ khác nhau. Đó là một bước đi mạnh mẽ nhằm truyền tải thông điệp rằng tất cả mọi phụ nữ đều xinh đẹp.

Một điều nữa, đừng quên rằng người tiêu dùng mua cà phê để uống, burritos để ăn, và xà bông để tắm gội. Để thành công, bạn cần một thương hiệu mạnh sở hữu một đặc tính riêng biệt trong tâm trí như cà phê đắt tiền, burritos tươi ngon, hoặc xà bông nhiều ẩm. Bạn có thể làm điều gì đó tốt đẹp cho thế giới bằng việc ủng hộ một vấn đề thế giới, nhưng cũng đừng quên công việc chính của mình. McDonald’s cần bớt lo lắng về việc liêu khách hàng có trả bằng tình cảm hay không, và nên chú trọng vào việc nấu những món ăn ngon, phục vụ nhanh chóng trong các nhà hàng sạch sẽ.

Nguồn: BrandsVietNam

Những thách thức khi làm marketing YouTube

Những thách thức khi làm marketing YouTube

Video nhanh chóng trở thành phương tiện mặc định cho tiếp thị nội dung. Twitter cho biết lượng người xem đã tăng 220 lần trong năm qua, thời gian người xem video trên Instagram tăng 40% và theo Nicola Mendelsohn, Phó chủ tịch của Facebook khu vực Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông, ông tin rằng mạng xã hội sẽ “chỉ toàn là video” trong 5 năm tới.

Đây có thể là tin vui cho YouTube. Ra đời 11 năm trước, YouTube giờ đây trở thành mạng video lớn nhất thế giới với hơn 1 tỷ người xem mỗi tháng và các nội dung với tổng độ dài khoảng 500 giờ được đăng lên website này mỗi phút trong năm 2015.

Tuy nhiên, vào năm 2012 YouTube gặp một vấn đề, đó là chỉ số nhận biết thương hiệu và số lượng người dùng rất cao nhưng đa số nội dung video lại rất hời hợt được tạo bởi người dùng. Trở thành CMO đầu tiên của YouTube, Danille Tiedt nhận nhiệm vụ phải truyền tải cho người dùng và các thương hiệu xem YouTube đã thay đổi thế nào.

Bà cho biết, sự thay đổi này có thể tạo ra một xu hướng quan trọng mới: Sự xuất hiện của các ngôi sao YouTube. Những người tạo nội dung video (vlogger) như PewDieDie và Zoella hiện đang thu hút hàng triệu người theo dõi mặc dù họ chỉ mới tham gia YouTube chỉ được 4 năm.

Bà giải thích: “Khi bắt đầu, tôi nhớ rằng chúng tôi đã tranh luận rất nhiều về vấn đề ‘liệu họ có phải là ngôi sao của chúng ta không? Những người dùng khác có nhận ra họ không? Và làm sao chúng ta xây dựng điều đó? Trước đây không ai biết tới PewDieDie. Và chúng tôi không có những ứng dụng chuyên biệt. Giao diện YouTube lúc ấy cũng không có gì đột phá từ lúc được khai sinh. YouTube lúc đó chỉ là 1 danh mục các video, chờ đợi được những người sáng tạo nội dung khám phá và sử dụng.

Giờ đây mức độ độ tiếp cận đã hoàn toàn khác. Mặc dù vẫn còn đó những nội dung tạp nham.”

Sự chuyển đổi tích cực đó có lẽ xuất phát từ suy nghĩ của bà, nhưng bà lại không thấy đó là công của mình. Bà tin rằng công việc của mình là quan sát chuyện gì đang diễn ra và hỗ trợ cho các xu hướng đến từ người dùng hơn là cố gắng tạo ra xu hướng riêng cho YouTube.

Bà cho đó là một đặc điểm quan trọng của bất kỳ marketer nào đang làm việc trong một môi trường phát triển cao độ.

Bà nói: “Tôi chưa bao giờ làm một việc mà tôi luôn có cảm giác phải cố gắng theo kịp. Nhưng tôi cũng chưa bao giờ tham gia vào một công việc đang tăng trưởng nhanh như thế. Tôi đã từng làm những việc mà phải lập ra kế hoạch 4 năm và phải có sự đầu tư để cố đạt đến sự tăng trưởng 2 hoặc 3%. Tôi đã không hiểu bộ phận này có vai trò gì trong một môi trường đang tang trưởng cao như và cũng như vai trò marketing của nó là thế nào.”

“Khi bạn nghĩ tới YouTube, chắc chắn bạn sẽ nghĩ tới những người tạo nội dung.”

Bà Tiedt là một cựu chiến binh của ngành công nghiệp internet, bà bắt đầu công việc tại Microsoft gần 20 năm trước và chịu trách nhiệm về marketing cho Macintosh Office và Internet Explorer. Bà tiếp tục công việc chuyên môn của mình trong 15 năm tiếp theo, vị trí gần nhất bà đảm nhiệm là quản lý hoạt động marketing cho Bing và MSN Worldwide.

Trỗi dậy từ thất bại

Bà gia nhập YouTube vào thời điểm mạng xã hội này được đầu tư lớn. Google được cho là đã đầu tư 100 triệu Euro cho các sản phẩm này cùng với 200 triệu Euro cho mảng nội dung với mục đích đẩy mạnh dự án Google TV.

YouTube đã ký kết với một loạt ngôi sao như Madonna, diễn viên hài Amy Poehler và cầu thủ NBA nổi tiếng Shaquilla O’Neal. Tuy nhiên dự án này không được công chúng quan tâm và lặng lẽ biến mất một năm sau đó.

Bà Tiedt thừa nhận rằng YouTube đã có ý tưởng hay nhưng thực hiện sai. Họ nghĩ rằng mang những ngôi sao truyền thống lên YouTube sẽ trở nên thành công nhưng thực ra những người tạo nội dung video (vlogger) mới là đối tượng người dùng quan tâm.

Bà nói: “Mọi người không còn tìm kiếm truyền hình truyền thống trên mạng, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ như của James Corden và The Late Show. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải đặt cược vào những loại nội dung được tạo ra chỉ dành riêng cho YouTube.”

Zoella và Joe Suggs là hai vlogger nổi tiếng nhất trên YouTube.

Xây dựng mối quan hệ

Chúng tôi gặp bà Tiedt tại Cannes Lions 2016, nơi YouTube góp mặt để đẩy mạnh ý tưởng cộng đồng nội dung của mình. Họ hé lộ một chương trình đào tạo trực tuyến cho các agency với mục đích huấn luyện cho các agency này về cách tạo nội dung trên YouTube và cách làm việc với các vlogger, cả hai nội dung đào tạo đều được thực hành và làm việc trực tiếp với nhau để tạo ra những video phù hợp.

Bà Tiedt tin rằng các thương hiệu cần bắt đầu hành động như những người bạn của người xem và xem đây chính là yếu tố then chốt để thương hiệu thành công trên YouTube.

Bà nói: “Nếu bạn hỏi mọi người cảm nhận của họ về YouTube, thì 100% đều nói rằng đó giống như một người bạn. Tuy nhiên bạn không thể có điều đó với quảng cáo truyền thống. Bạn không trở thành bạn của một ai cả bởi vì bạn thấy khuôn mặt của họ trên bảng quảng cáo ngoài trời và TV. Bạn sẽ trở thành một người bạn của ai đó khi bạn giao tiếp với họ, bạn sẽ cảm thấy họ có vẻ biết bạn và bạn có thể trò chuyện với họ.

Và đó là nội dung của chương trình đào tạo này, bạn phải xem marketing ở một góc độ thực sự khác biệt để thực hiện chiến dịch. Không phải về lượt tiếp cận và tần suất mà là về sự gắn kết, về việc xây dựng một mối quan hệ thực sự.”

Sự cạnh tranh của YouTube và TV

YouTube tự tin tuyên bố rằng các thương hiệu nên chuyển ngân sách quảng cáo cho các kênh truyền thống như TV sang YouTube. Tại sự kiện Brandcast được tổ chức gần đây ở Mỹ, YouTube thông báo rằng số lượng người dùng từ độ tuổi 18-49 ở mạng xã hội này nhiều hơn bất kỳ hệ thống TV nào mặc dù họ không đưa ra con số cụ thể.

“Với bất kỳ một kế hoạch marketing tuyệt vời nào, bạn cũng phải cần 1 phương pháp 360 để có thể tiếp cận tất cả mọi người. Mấu chốt là hiểu được người tiêu dùng.”

Và cũng như tuyên bố trước đó, mạng xã hội này nói rằng các thương hiệu nên trích 24% ngân sách quảng cáo TV cho YouTube để tối ưu hóa khoản chi tiêu của mình.

Tuy nhiên bản thân YouTube cũng từng quảng cáo trên TV để giới thiệu các vloggers của mình và bà Tiedt cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy. Bà Tiedt không tin rằng YouTube đang lấy đi ngân sách quảng cáo cho TV mà vấn đề chính là sự thấu hiểu người dùng của các marketer.

Bà giải thích: “Nếu bạn biết người dùng đang ở đâu, bạn có thể làm cho họ gắn kết ở đó. Tôi sẽ không đặt mua mọi kênh TV, tôi sẽ chỉ quảng cáo theo những chương trình trên TV vì tôi biết khán giả quan tâm tới những chương trình này. Cũng tương tự đối với quảng cáo ngoài trời và radio. Vấn đề là bạn nghĩ người dùng của bạn đang ở đâu?”

Nhưng ngày càng nhiều thương hiệu tham gia vào YouTube và hợp tác với các vlogger, và những thương hiệu này lo ngại rằng thị trường sẽ trở nên bão hòa.

Bà Tiedt nói: “Đó là một vần đề quan trọng cần đặt ra nhưng thời điểm đó còn rất xa. Nếu chúng ta có 10 creator hàng đầu đều quảng cáo cho các thương hiệu thì nghe có vẻ không đúng thực tế cho lắm. Tuy nhiên, chỉ trong năm ngoái, hơn 70% creator của YouTube đã có hơn 1 triệu người theo dõi.

Có lẽ đó là một thử thách so với 2 năm trước đây khi số lượng creator không nhiều, nhưng bây giờ có hàng ngàn creator và họ hiểu rõ hơn về cách họ có thể cộng tác thế nào (với các thương hiệu). Các thương hiệu mới cũng vậy, họ không chỉ chọn các creator có số lượng người theo dõi cao nhất, mà còn lựa chọn xem creator nào phù hợp nhất với thương hiệu.”

Thay đổi vai trò của marketing

Bà Tiedt tin rằng sự chuyển mình này chính là sự phản ánh vai trò chuyển đổi của marketing và các marketer. Bà nói, so sánh với 20 năm trước, marketing hiện nay “không còn như bản chất của nó” bởi vì công cụ đã thay đổi, người dùng cũng thay đổi và vì thế bản chất marketing cũng thay đổi.

“Từng có thời CMO phải biết mọi thứ. Nhưng bây giờ là CMO chỉ quản lý một mớ hỗn loạn.”

Bà giải thích: “Những công cụ bạn sở hữu để hiểu được người dùng, để biết chiến dịch marketing của mình hoạt động thế nào, để tiếp cận người dùng nơi đâu, vốn là những phần cơ bản nhất của marketing, giờ đã hoàn toàn khác biệt. Thậm chí công việc marketing bây giờ khác rất xưa. 20 năm trước bạn là người duy nhất định nghĩa thương hiệu của mình, trường hợp đó không còn tồn tại nữa. Ở mức độ cơ bản nhất, khách hàng, những người sử dụng sản phẩm của bạn, chính là người định nghĩa thương hiệu của bạn bởi vì họ có thể trò chuyện và đọc tin tức về thương hiệu.”

Tuy nhiên có một thứ vẫn được duy trì đúng đến giờ, đó là hiểu người tiêu dùng. Bà nói: “Các marketer phải đầu tư thêm nữa để hiểu người dùng của mình. Đó là yếu tố thành công.”

Với trách nhiệm sắp tới của mình, bà Tiedt thấy rằng những công cụ để các thương hiệu sáng tạo trên YouTube là rất đa dạng, có thể là video 360o hoặc thực tế ảo. Đó là điều bà đang tiếp tục truyền cảm hứng cho các marketer.

Bà kết luận: “Chúng tôi muốn chắc rằng chúng tôi là những ví dụ nổi bật truyền cảm hứng cho mọi người và đã chỉ ra những trường hợp đang thực hiện rất tốt. Đây là điều mà Liên hoan Cannes thể hiện, truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta để đầu tư hơn nữa về tư duy tương lai, về cách chúng ta làm marketing như thế nào. Vai trò của tôi trong việc điều hành một platform media là thực hiện chính xác điều đó. Liên tục truyền cảm hứng cho mọi người để tạo ra nhiều thứ nhiều hơn nữa”.

Nguồn: BrandsVietNam

8 điều thương hiệu cần biết về Digital Video

Sức mạnh của Video trực tuyến đã được khẳng định. Thị trường nhận thức rất rõ tầm quan trọng của Online Video, đặc biệt từ năm 2006, khi Google thâu tóm YouTube trong một thương vụ trị giá 1,5 tỷ USD.

Nhưng rất nhiều điều đã đổi thay kể từ thời điểm đó. Thực tế đang đặt ra câu hỏi: Liệu Video trực tuyến có còn hiệu quả trong tương lai? Câu trả lời là “Rất có thể”. Và nếu điều đó thành sự thật – Video chính là tương lai của Internet, thì đây là những gì mà mọi thương hiệu cần phải biết.

dimaco-271016-002

Video đang thay đổi diện mạo nhiều dịch vụ trực tuyến

Có không ít bằng chứng cho thấy sự bùng nổ của Video trên Internet trong thời gian sắp tới. Một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất chính là việc Video đang khẳng định tầm ảnh hưởng của mình đối với những dịch vụ trực tuyến nổi bật (mà khác với YouTube) trước đây chưa thực sự quan tâm đến mảng Video.

Điển hình là Instagram, ứng dụng chia sẻ hình ảnh nổi tiếng trên mạng xã hội. Đầu năm nay, Instagram đã tuyên bố nâng thời lượng tối đa của Video trên nền tảng từ 15 lên 60 giây. Công ty lý giải, bởi thời gian người dùng xem Video trên Instagram đã tăng hơn 40% chỉ trong 6 tháng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ dừng lại. Và mặc dù Instagram vẫn phổ biến như một ứng dụng chia sẻ hình ảnh, nhưng Video đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn hơn trong hỗn hợp nội dung của nền tảng này.

Tầm ảnh hưởng của Video thậm chí còn rõ ràng hơn nếu nhìn vào “ông chủ” của Instagram là Facebook. Mạng xã hội hàng đầu thế giới này là một trong những nền tảng chia sẻ Video phổ biến nhất hiện nay và là mối đe dọa thực sự đối với YouTube. Nhưng Facebook không chỉ ngấp nghé vượt qua mỗi YouTube, họ còn cho thấy tiềm năng dẫn đầu thị trường về dịch vụ Video.

Tại hội thảo mới đây ở London, Nicola Mendelsohn, Phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Facebook, dự đoán trong 5 năm tới, “có lẽ” trên mạng xã hội chỉ còn “toàn là Video”.

Mendelsohn khẳng định: “Nếu tôi phải đặt cược, đó sẽ là Video, Video và Video”. Tại sao? Bởi Video có tác động cực kỳ mạnh mẽ.

“Cách tốt nhất để kể chuyện trong thế giới Internet, nơi tràn ngập vô vàn thông tin, chính là dùng Video. Video có khả năng truyền tải lượng thông tin khổng lồ trong tích tắc, giúp người dùng tiếp nhận nhiều thông tin hơn hẳn.”

dimaco-271016-003

Nhưng Video Ad không phải là tất cả …

Với những thương hiệu đang tìm cách tận dụng lợi thế của thiết bị di động (Mobile), quảng cáo Video là chiến lược trong tầm tay.

Thông thường, khi sản xuất Video quảng cáo số đặc biệt là quảng cáo chất lượng cao, thương hiệu không chọn cách tái sử dụng nội dung từ các spot quảng cáo truyền hình. Nhưng hóa ra, dùng lại quảng cáo truyền hình lại cách đơn giản nhất nếu thương hiệu muốn khởi đầu một cách thận trọng với Video trực tuyến, bởi người dùng vẫn ít phản cảm với quảng cáo truyền hình hơn quảng cáo số.

Những định dạng quảng cáo số quen thuộc nhất với Brand Marketer, như định dạng “pre-rolls”, lại không được nhiều người dùng ưa thích. Chính điều này đã gây cho quảng cáo số sự cố không mong muốn về khả-năng-nhìn-thấy-quảng-cáo (Viewability). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều thương hiệu bắt đầu tìm kiếm phương thức khác để quảng bá bằng Video, ngoài hình thức Video Ad thuần túy.

Ví dụ: Một số thương hiệu đang tạo nội dung Video gốc trên các nền tảng như Instagram, gồm cả những mini-series nhiều tập, và khuyến khích người dùng tự tạo nội dung như một phần của các cuộc thi có giải thưởng (Contest).

Thương hiệu cũng phối hợp với những nhân vật có tầm ảnh hưởng (Influencer) để đồng sáng tạo nội dung, đồng thời sử dụng Video về sản phẩm để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giá trị trung bình của đơn hàng.

Nhìn chung trong ngắn hạn, có nhiều cách để thương hiệu tận dụng thời cơ từ Video trực tuyến. Và Video Ad chưa hẳn là cách tối ưu để khai thác tiềm năng của Video.

Live Video không phải xu hướng nhất thời

Video phát trực tiếp là xu hướng nổi bật nhất hiện nay. Vô số thương hiệu đang sử dụng các ứng dụng phát Video trực tiếp như Meerkat (của công ty Life on Air), Periscope (của Twitter), và Facebook Live (của Facebook).

Việc Facebook đầu tư mạnh cho Live Video đã nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng. Theo Phó chủ tịch Mendelsohn của Facebook, tính năng phát trực tiếp đang trở thành hiện tượng bùng nổ mạnh mẽ ngoài sức tưởng tượng. Live Video có khả năng thu hút người dùng cực lớn với mỗi Live Video đạt số bình luận gấp 10 lần Video thường.

Tuy nhiên, dù Live Video tăng trưởng rõ nhất trên các nền tảng xã hội như Facebook, nhưng thương hiệu vẫn cần nhớ, Live Video không chỉ dành cho mạng xã hội. Bằng chứng là sự thành công của Style Code Live, một chương trình truyền hình mua sắm do “gã khổng lồ” bán lẻ trực tuyến Amazon sản xuất. Style Code Live được phát sóng trực tiếp với thời lượng 30 phút hàng ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Chương trình mời những Influencer đến giới thiệu về các xu hướng mới, kết hợp với tính năng tương tác trực tiếp và làm nổi bật sản phẩm đang được giới thiệu để thúc đẩy người xem mua hàng.

Mobile không phải là rào cản

Nếu có ai đó ngờ vực khả năng phát triển của Video trong tương lai, lý do lớn nhất có lẽ do sự giới hạn về hiệu suất của thiết bị di động, vấn đề băng thông và chi phí sử dụng dữ liệu.

Nhưng tiến bộ trong công nghệ di động và khả năng cắt giảm chi phí dữ liệu đã cho thấy, việc di động phổ biến sẽ không phải là trở ngại lâu dài cho sự phát triển của Video trên Internet.

Số liệu thống kê của Facebook càng củng cố điều này. Như Mendelsohn tiết lộ, người dùng Facebook dành trung bình 100 triệu giờ mỗi ngày để xem Video trên di động.

dimaco-271016-004

Âm thanh trở thành tính năng “tùy chọn”

Từ lâu Video vẫn được xem là phương tiện truyền đạt âm thanh lẫn hình ảnh. Nhưng Internet đang thay đổi điều này.

Trên Twitter và Facebook hiện nay, Video thường có tính năng “phát tự động” (Autoplay) trong im lặng. Thách thức đặt ra cho thương hiệu là phải đảm bảo sự hấp dẫn cho nội dung Video ngay cả khi không có âm thanh. Một trong những kỹ thuật ngày càng phổ biến giúp thương hiệu làm được điều này là Texted Video, dạng Video thời lượng ngắn hiển thị văn bản thay vì phát âm thanh.

Video không chỉ dành cho thương hiệu lớn

Nội dung (Content) là yếu tố quyết định thành công của Video trực tuyến. Để sản xuất nội dung Video chất lượng cao đôi khi cần đến ngân sách thực sự “hoành tráng”. Nhưng nhu cầu cắt giảm chi phí ngày càng tăng, và thương hiệu cũng có nhiều công cụ hơn bao giờ hết để tạo nội dung Video mà không cần mức chi tiêu đến năm, sáu hoặc bảy con số.

Chẳng hạn, rất nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ Video hiện nay đã tìm cách tiếp cận những doanh nghiệp nhỏ nhất trên thị trường. Mới đây, YouTube vừa ra mắt YouTube Director, một ứng dụng miễn phí cung cấp các biểu mẫu và công cụ để tạo quảng cáo Video dành cho doanh nghiệp với ngân sách nhỏ. Thậm chí đối với doanh nghiệp chi từ 150 USD cho quảng cáo YouTube, họ sẽ được nhà làm phim chuyên nghiệp đến tận nơi, quay và chỉnh sửa Video quảng cáo miễn phí.

Công nghệ mới sẽ thay đổi “cuộc chơi”

Những công nghệ mới, như công nghệ thực tế ảo (VR) đang mang đến cơ hội mới để thương hiệu sáng tạo nội dung Video hấp dẫn.

Một số công nghệ khá đắt đỏ như loại máy quay thực tế ảo chuyên nghiệp (Pro VR Camera) đôi khi có giá hàng chục ngàn USD. Nhưng một số công nghệ khác như máy bay không người lái (Drones) lại có giá phải chăng hơn mà vẫn đảm bảo sức hút của Video.

Ví dụ: Dolphin & Whale Watching Safari, một công ty nhỏ cung cấp tour du lịch xem cá voi tại Nam California, đã dùng Video quảng cáo quay bằng máy bay không người lái và nhận được phản hồi tuyệt vời. Video của họ thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube chỉ trong thời ngắn.

 

Cơ hội kiếm lời từ thị trường ngách

So với những kênh truyền thông khác như radio hay truyền hình, mạng Internet đặc biệt phù hợp và là môi trường thuận lợi cho Video phát triển. Sự phổ biến của Internet đã tạo thêm nhiều thị trường “ngách” hấp dẫn cho loại hình Video kỹ thuật số.

Twitch là một trường hợp. Ra đời năm 2011, dịch vụ chia sẻ Video trực tuyến về Game này được Amazon mua lại năm 2014 với giá gần 1 tỷ USD. Năm ngoái, tổng thời lượng người dùng xem Video trên Twitch đã đạt con số “khủng” – 459.000 năm. Con số này dự kiến tiếp tục tăng bởi dòng Game eSports (thể thao điện tử) đang ngày càng thịnh hành.

Có thể nói, sự phát triển của Video trên Internet chính là cơ hội hoàn hảo để thương hiệu kiếm lời từ các thị trường “ngách”, chẳng hạn như thị trường Video trò chơi, thông qua hình thức quảng cáo (Adveritising), tài trợ (Sponsorship) và sáng tạo nội dung gốc (Original Content).

Nguồn: BrandsVietNam

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

Trong bối cảnh internet ngày càng “ăn sâu” vào đời sống con người, video là công cụ truyền thông mà các doanh nghiệp không những không nên bỏ qua, mà còn cần có chiến lược đầu tư.

Bởi, đây là hình thức truyền đạt nội dung một cách chân thật nhất, và các nghiên cứu cho thấy người xem video sẽ mua và giới thiệu sản phẩm cho bạn bè nhiều hơn so với việc nhận thông tin trên các kênh truyền thông khác.

Với sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, việc tạo một video clip không còn quá khó khăn. Và sau đây là 6 bước để tạo một kênh video có nhãn hiệu chuyên nghiệp, theo chuyên gia marketing Mark Fidelman:

1. Học hỏi từ chuyên gia bên ngoài trước

Để tạo được một kênh video chất lượng khó hơn nhiều so với việc viết blog. Bạn cần phải tải video lên, chỉnh sửa, điều chỉnh âm thanh, âm lượng, viết nội dung. Tất cả những việc này, tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài trước để học hỏi kinh nghiệm của họ.

2. Nhờ chuyên gia làm “đại sứ”

Nếu bạn không có sẵn khả năng để đứng trước ống kính camera, hãy tìm đến những người có sức ảnh hưởng lớn trong ngành của bạn, những người có thể đứng trước camera và chia sẻ thông tin tới khán giả của bạn một cách hiệu quả.

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

3. Sử dụng các ứng dụng

Nếu bạn đang hướng đến khách hàng là doanh nghiệp (giao dịch B2B), hãy xác định những khiếm khuyết trong sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, đặt câu hỏi cho chúng và trả lời qua video YouTube. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Keyword Planner trong trường hợp này. Bạn chỉ cần đánh vào câu hỏi và ứng dụng này sẽ cho thấy mức độ thắc mắc của khách hàng.

4. Đưa video lên YouTube

Bạn có thể tải video lên Facebook, nhưng YouTube sẽ đem về điểm chấm SEO cao hơn, bạn sẽ được giữ video trên đó trong thời gian dài và nó cũng là nơi nhận được nhiều tìm kiếm hơn.

5. Luôn luôn sẵn sàng cho các cuộc gọi thắc mắc

Hãy đưa lên những đường link và ghi chú đi kèm cùng video, sử dụng phần bình luận để hỗ trợ bạn trong điều này. Bạn cần chứng tỏ rằng mình luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Điều này cũng tương tự như trong viết blog, nhưng với video bạn sẽ thấy mình có thể chủ động hơn nhờ các ứng dụng mới mà YouTube cung cấp, ví dụ như những thống kê về số lượng người mua sản phẩm, tạo tài khoản cho một dịch vụ nào đó, hay tải về video của bạn.

6. Thử nhiều lần

Hãy sử dụng hỗ trợ phân tích mà YouTube, Facebook, hay bất cứ hệ thống nào để chỉnh sửa, thêm nội dung, di chuyển video, thử qua những ứng dụng phần mềm… Làm như vậy cho đến khi bạn có được một video đáp ứng đủ yêu cầu cho khán giả của mình.

Để tạo một video chuyên nghiệp, bạn có thể phải làm nhiều hơn 6 điều trên. Nhưng đây là những gợi ý tốt nhất cho những người mới bắt đầu.

Nguồn: BrandsVietNam