Hãy thử nhớ lại những bài đăng của đối thủ với nội dung và tương tác cao đã khiến bạn phải trầm trồ. Bạn có tự hỏi những bài đăng đó có hiệu quả ra sao, và mình có thể học tập như thế nào?
May mắn là, mạng xã hội (MXH) là nơi mà tất cả mọi dữ liệu đều được/ bị phân tích. Bạn hoàn toàn có thể nhập Fanpage của đối thủ vào 4 bộ máy phân tích này.
#1: Fanpage Karma – so sánh trực quan
Fanpage Karma sẽ phân tích các tài khoản trên Twitter, Google+, Instagram, Youtube và Pinterest, và đặc biệt là Facebook.
Fanpage Karma so sánh trực tiếp các Fanpage khác nhau và cho ra kết quả dưới dạng biểu đồ – một hình thức nhanh chóng và trực quan. Bạn có thể nhập vào Fanpage của bạn, và nhập thêm Fanpage của (các) đối thủ.
Thời gian phân tích mặc định của Fanpage Karma là 90 ngày gần nhất, tuy nhiên bạn có thể tùy chỉnh. Fanpage Karma sẽ đo lường và so sánh Tổng quan (General) và cả các thông số cụ thể như Lượt Tương tác (Engagement), tốc độ phát triển (Growth), Độ lặp (Frequency), thậm chí là các từ khóa được sử sụng nhiều nhất và hiệu quả của các từ khóa đó. Từ đó, bạn có thể so sánh các thông số, những nội dung hiệu quả của mình và đối thủ, từ đó, đưa ra chiến lược đúng đắn.
Fanpage Karma còn gửi cho bạn một báo cáo hàng tuần nếu bạn yêu cầu.
Bản Nâng cấp với 75$/ tháng sẽ phân tích nhiều thông số cụ thể, và hỗ trợ việc xuất số liệu ra Excel hoặc PowerPoint.
#2: LikeAnalyzer – đánh giá mức độ thành công của Fanpage
LikeAnalyzer không cần thu thập Facebook Insights nhưng vẫn đánh giá được Fanpage một cách nhanh chóng và chính xác.
LikeAnalyzer dùng thang đo điểm từ 1 – 100 để đánh giá các thông số của Fanpage như Lượt thích (like), tốc độ phát triển (growth), Số người đang xem trang (PTAT), Độ phản hồi (Responsiveness), loại bài đăng (Post type)… Nếu bạn thấy dấu v xanh, tức là thông số đó của bạn tốt; còn nếu thấy dấu x đỏ, điều đó có nghĩa là thông số chưa đạt yêu cầu. LikeAnalyzer cũng đưa ra các gợi ý giúp phát triển Fanpage và những Fanpage tương tự để tham khảo.
Không so sánh trực quan như Fanpage Karma, LikeAnalyzer chỉ đo lường độ thành công của Fanpage và đưa ra các gợi ý. Sau khi nhập Fanpage của mình, hãy nhập Fanpage của đối thủ và tham khảo.
#3: Klear – giúp bạn định hướng influencer
Klear vừa có chức năng phân tích, vừa xác định influencer trong lĩnh vực của bạn. Klear sử dụng dữ liệu của Twitter, Facebook và Instagram.
Bạn có tìm thấy biết được Lượng Post trung bình (Activity), Độ phổ biến (Popularity) và Mức độ Phản hồi (Responsiveness), và đặc biệt là những Nội dung tốt nhất (Top Content) trên Tài khoản MXH của mình. Klear cũng đưa ra các tài khoản thường xuyên tương tác nhất, và tiết lộ ai trong số đó có ảnh hưởng lớn nhất (influencer). Klear là một công cụ toàn năng, nó không chỉ đánh giá số lượng công chúng mà bạn tiếp cận được, công cụ này còn đánh giá cả chất lượng của công chúng.
Klear cho phép bạn tìm kiếm 10 influncer theo kỹ năng hoặc / và địa điểm, và điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn đang lập danh sách influencer cho mình.
Klear có thể được sử dụng để phân tích các Tài khoản MXH của bạn cũng như của đối thủ.
Nâng cấp lên Tài khoản Pro với 249$/ tháng, bạn sẽ nắm bắt được nhiều thông tin của influencer hơn.
#4: Twitonomy – dành riêng cho Twitter
Twitonomy là công cụ dành riêng cho Twitter, dùng để đo lường các thông số như số Tweet mỗi ngày, Số Retweet, Lượt Favorite, Lượt Metion, Lượt trả lời…. Cũng giống như các công cụ khác, Twitonomy hoàn toàn miễn phí nhưng bị giới hạn chức năng. Tài khoản Nâng cấp với 19$/ tháng sẽ cung cấp nhiều tiện ích hơn.
Kết luận:
Hãy trang bị cho mình những công cụ phân tích quyền năng, không chỉ để phân tích MXH của chính mình mà còn để so sánh với đối thủ. Từ đó, bạn có thể sẽ học được nhiều điều để áp dụng vào chiến lược của riêng mình.
Những công cụ này có ích đối với bạn không? Bạn có biết công cụ nào tối ưu hơn nữa không? Hãy bình luận để chia sẻ cho chúng tôi nữa nhé.
Biên tập bởi: MediaZ Corp
Nguồn tham khảo: Social Media Examiner