Tag Archives: facebook marketing

4 công cụ miễn phí phân tích mạng xã hội

Hãy thử nhớ lại những bài đăng của đối thủ với nội dung và tương tác cao đã khiến bạn phải trầm trồ. Bạn có tự hỏi những bài đăng đó có hiệu quả ra sao, và mình có thể học tập như thế nào?

May mắn là, mạng xã hội (MXH) là nơi mà tất cả mọi dữ liệu đều được/ bị phân tích. Bạn hoàn toàn có thể nhập Fanpage của đối thủ vào 4 bộ máy phân tích này.

Vantage Points

#1: Fanpage Karma – so sánh trực quan

Fanpage Karma sẽ phân tích các tài khoản trên Twitter, Google+, Instagram, Youtube và Pinterest, và đặc biệt là Facebook.

Fanpage Karma so sánh trực tiếp các Fanpage khác nhau và cho ra kết quả dưới dạng biểu đồ – một hình thức nhanh chóng và trực quan. Bạn có thể nhập vào Fanpage của bạn, và nhập thêm Fanpage của (các) đối thủ.

1. Bạn có thể so sáng với nhiều đối thủ 1 lúc
So sánh Fanpage của mình với Fanpage của nhiều đối thủ

Thời gian phân tích mặc định của Fanpage Karma là 90 ngày gần nhất, tuy nhiên bạn có thể tùy chỉnh. Fanpage Karma sẽ đo lường và so sánh Tổng quan (General) và cả các thông số cụ thể như Lượt Tương tác (Engagement), tốc độ phát triển (Growth), Độ lặp (Frequency), thậm chí là các từ khóa được sử sụng nhiều nhất và hiệu quả của các từ khóa đó. Từ đó, bạn có thể so sánh các thông số, những nội dung hiệu quả của mình và đối thủ, từ đó, đưa ra chiến lược đúng đắn.

2. Và có cái nhìn cụ thể về Nội dung
So sánh Top Posts giữa Samsung, LG và HTC
3. Xem những từ khóa, hashtag và nguồn hữu ích nhất
Những từ thường được sử dụng và hiệu quả của chúng

Fanpage Karma còn gửi cho bạn một báo cáo hàng tuần nếu bạn yêu cầu.

Bản Nâng cấp với 75$/ tháng sẽ phân tích nhiều thông số cụ thể, và hỗ trợ việc xuất số liệu ra Excel hoặc PowerPoint.

#2: LikeAnalyzer – đánh giá mức độ thành công của Fanpage

LikeAnalyzer không cần thu thập Facebook Insights nhưng vẫn đánh giá được Fanpage một cách nhanh chóng và chính xác.

LikeAnalyzer dùng thang đo điểm từ 1 – 100 để đánh giá các thông số của Fanpage như Lượt thích (like), tốc độ phát triển (growth), Số người đang xem trang (PTAT), Độ phản hồi (Responsiveness), loại bài đăng (Post type)… Nếu bạn thấy dấu v xanh, tức là thông số đó của bạn tốt; còn nếu thấy dấu x đỏ, điều đó có nghĩa là thông số chưa đạt yêu cầu. LikeAnalyzer cũng đưa ra các gợi ý giúp phát triển Fanpage và những Fanpage tương tự để tham khảo.

Không so sánh trực quan như Fanpage Karma, LikeAnalyzer chỉ đo lường độ thành công của Fanpage và đưa ra các gợi ý. Sau khi nhập Fanpage của mình, hãy nhập Fanpage của đối thủ và tham khảo.

#3: Klear – giúp bạn định hướng influencer

Klear vừa có chức năng phân tích, vừa xác định influencer trong lĩnh vực của bạn. Klear sử dụng dữ liệu của Twitter, Facebook và Instagram.

Bạn có tìm thấy biết được Lượng Post trung bình (Activity), Độ phổ biến (Popularity) và Mức độ Phản hồi (Responsiveness), và đặc biệt là những Nội dung tốt nhất (Top Content) trên Tài khoản MXH của mình. Klear cũng đưa ra các tài khoản thường xuyên tương tác nhất, và tiết lộ ai trong số đó có ảnh hưởng lớn nhất (influencer). Klear là một công cụ toàn năng, nó không chỉ đánh giá số lượng công chúng mà bạn tiếp cận được, công cụ này còn đánh giá cả chất lượng của công chúng.

6. Phân tích cụ thể trang của tất cả mọi người trên MXH
Chức năng phân tích Nội dung của Klear

Klear cho phép bạn tìm kiếm 10 influncer theo kỹ năng hoặc / và địa điểm, và điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn đang lập danh sách influencer cho mình.

5. Tìm influencer theo kỹ năng và địa điểm
Chức năng tìm kiếm Influencer của Klear

Klear có thể được sử dụng để phân tích các Tài khoản MXH của bạn cũng như của đối thủ.

Nâng cấp lên Tài khoản Pro với 249$/ tháng, bạn sẽ nắm bắt được nhiều thông tin của influencer hơn.

#4: Twitonomy – dành riêng cho Twitter

Twitonomy  là công cụ dành riêng cho Twitter, dùng để đo lường các thông số như số Tweet mỗi ngày, Số Retweet, Lượt Favorite, Lượt Metion, Lượt trả lời…. Cũng giống như các công cụ khác, Twitonomy hoàn toàn miễn phí nhưng bị giới hạn chức năng. Tài khoản Nâng cấp với 19$/ tháng sẽ cung cấp nhiều tiện ích hơn.

7. Một ví dụ của Twitonomy
Giao diện Phân tích của Twitonomy

Kết luận:

Hãy trang bị cho mình những công cụ phân tích quyền năng, không chỉ để phân tích MXH của chính mình mà còn để so sánh với đối thủ. Từ đó, bạn có thể sẽ học được nhiều điều để áp dụng vào chiến lược của riêng mình.

Những công cụ này có ích đối với bạn không? Bạn có biết công cụ nào tối ưu hơn nữa không? Hãy bình luận để chia sẻ cho chúng tôi nữa nhé.

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn tham khảo: Social Media Examiner

9 lời khuyên dành cho Doanh nghiệp B2B khi sử dụng Facebook

Nếu bạn là Doanh nghiệp B2B và bạn cho rằng Facebook là “chốn ăn chơi”, không phải nơi để kết nối, thì hãy đọc 9 lời khuyên dưới đây. Bạn sẽ biết cách tận dụng Facebook để phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp và kết nối với nhiều khách hàng tiềm năng cũng như nhân sự tương lai hơn.

#1 Facebook để thể hiện văn hóa Doanh nghiệp

Văn hóa Doanh nghiệp là những giá trị của riêng Công ty bạn, đừng ngại thể hiện điều đó trên Facebook. Những hình ảnh đẹp về Công ty, những khoảnh khắc làm việc được lén chụp lại, hay những buổi liên hoan vui vẻ, sẽ tạo nên hình ảnh về một Doanh nghiệp hạnh phúc. Chia sẻ những hình ảnh này là một cách tuyệt vời để giới thiệu Công ty đến những người quan tâm – trong đó có khách hàng tiềm năng và những nhân sự tương lai của bạn.

Các ứng viên khi tìm kiếm việc làm vẫn thường cân nhắc về môi trường làm việc. Thể hiện văn hóa Doanh nghiệp trên một MXH rộng như Facebook sẽ đưa bạn tiếp cận với nhiều ứng viên sáng giá hơn.
Hãy chọn những hình ảnh đẹp và viết những mô tả có cảm xúc

#2 Cho phép đánh giá (rating) trên Facebook

Cho phép khách hàng đánh giá và trả lời những đánh giá của khách hàng, gửi lời cảm ơn… sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ. Những đánh giá tích cực tất nhiên sẽ tạo dựng hình ảnh tốt cho Doanh nghiệp. Với những đánh giá tiêu cực, hãy cảm ơn (vì đã phản hồi), xin lỗi (vì bạn không hài lòng), hỏi rõ lý do và hứa hẹn khắc phục.
Hãy luôn thích (like) và nói cảm ơn

#3 Sáng tạo những nội dung lan truyền

Công chúng và khách hàng tiềm năng của bạn không phải là đại chúng, mà là các Doanh nghiệp khác. Vì vậy, bạn không cần một Chiến dịch Truyền thông hoành tráng, mà chỉ cần một vài bài đăng với nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
Những chọn nội dung không đơn giản đến mức phổ thông nhưng cũng không phức tạp đến mức khó hiểu

Nhưng nội dung là không đủ, bạn còn cần phải thể hiện nó một cách thú vị. Một hình ảnh đồ họa bằng Photoshop có vẻ hơi mất thời gian? Hãy làm quen với Visage, Canva, PicMonkeyhay Snagit – đơn giản và nhanh gọn nhưng vẫn rất đẹp.

Ảnh GIF cũng là một lựa chọn hay. Tuy nhiên, Facebook không cho dẫn ảnh GIF từ Google nữa, bạn có thể dẫn từ Tumblr hoặc Imgur nha.

#4 Kết nối bằng Video

Hãy nói chuyện trực tiếp với những người quan tâm đến Công ty của bạn. Video là một công cụ tuyệt vời để làm điều này.

Bạn không cần một phần mềm chuyên nghiệp và một bối cảnh được đầu tư kỹ lưỡng. Một video đơn giản sẽ tạo ra cảm giác gần gũi. Sự tương tác giữa người – người, dù là gián tiếp quan màn hình, vẫn luôn tạo được sự tin tưởng hơn.

Tất nhiên, hãy nói về những điều mà cả bạn và khách hàng tiềm năng đều quan tâm, và cảm thấy có ích.

#5 Hãy truyền cảm hứng

Trích dẫn những câu nói hay, những sự thật thú vị, những kinh nghiệm trong nghề, những xu hướng mới…  là một cách để truyền cảm hứng và lan truyền. Chắc chắn sẽ có người thích và chia sẻ, vậy thì viêc bạn cần làm thêm là thiết kế một hình ảnh đẹp, đặt những trích dẫn vào đó và đừng quên lồng logo của Doanh nghiệp vào. Vậy là, hình ảnh Công ty bạn đã rõ nét hơn một chút trong lòng mọi người rồi.
Hãy nhớ sử dụng những trích dẫn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực của bạn

Nếu chủ Doanh nghiệp là một người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng, hãy xin phép sử dụng hình ảnh của người đó.

#6 Hãy trao đổi

Bạn sẽ tặng công chúng của mình những ebook miễn phí hay những cuộc hội thảo trực tuyến chia sẻ các vấn đề chuyên môn. Đổi lại, bạn sẽ có e-mail của họ. Một cách thu thập dữ liệu để làm E-mail Marketing dễ dàng và cực kỳ tự nguyện.
Những bài đăng tặng Ebook của MediaZ là những bài có lượng tương tác cao nhấtSự kiện hỏi đáp trực tuyến cũng thu hút nhiều người trong ngành

#7 Đưa công chúng vào cuộc

Không ai thích một cuộc độc thoại, chúng ta đều muốn được đối thoại. Đó là lý do mà bạn nên trả lời tất cả các bình luận của mọi người, càng nhanh càng tốt.

Một cách hay hơn nữa để tăng đối thoại trên Facebook, đó là hỏi. Bạn hỏi, công chúng trả lời. Hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực của bạn, thể hiện nó dưới một hình thức thú vị để kích thích công chúng trả lời.
Hỏi về những nội dung mà công chúng quan tâm sẽ giúp bạn hiểu họ hơn

#8 Chia sẻ câu chuyện

Mỗi Doanh nghiệp đều có rất nhiều câu chuyện đằng sau, hãy tìm những cách thật sáng tạo để chia sẻ điều đó. Nó sẽ giúp cho nhân sự tương lai thích thú, và khách hàng thì hiểu bạn hơn.
Những câu chuyện thực tế được thể hiện dưới hình thức thú vị luôn luôn thu hút

#9 Quảng cáo trên Facebook

Hãy cân nhắc nếu bạn có ý định quảng cáo trên Facebook, vì bạn phải nhắm đúng vào đối tượng là khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể Tùy chọn quảng cáo đến chủ những Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực có liên quan, và nếu đây không phải là lần đầu tiên bạn quảng cáo, hãy thử remarketing – tức quảng cáo đến những người đã truy cập vào và xem các dịch vụ của bạn nhưng chưa hề hành động (đặt hàng sản phẩm, dịch vụ…)

 

Quảng cáo sẽ đạt hiệu quả tối đa khi kết hợp với hình ảnh đẹp và thông điệp hay

 

Kết luận

Đừng “hạ giá” Facebook và coi đó là lựa chọn cuối cùng cho Marketing MXH của bạn. Facebook sở hữu lượng người dùng lớn nhất Việt Nam, bởi vậy trang Facebook Doanh nghiệp của bạn sẽ luôn có cơ hội được nhìn thấy. Đừng bỏ qua Facebook!

Bạn nghĩ sao về Facebook dành cho Doanh nghiệp B2B? Những lời khuyên trên có có ích với bạn không? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận nhé!

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn tham khảo: Social Media Examiner

Hiểu sâu hơn về thuật toán mới của Facebook

Gần đây, Facebook đã công bố ít nhất 3 thay đổi về thuật toán, khiến cho các thương hiệu lớn hoang mang. Cùng đi sâu hơn vào các thay đổi này để nhìn rõ liệu đó có hoàn toàn là bất lợi, và làm thế nào để “xoay chuyển” những thuật toán đó.

Trước hết, chúng tôi giới thiệu sơ qua về một số thuật ngữ được sử dụng trong bài viết:

  • News Feed: là bảng tin của bạn, thứ hiện lên đầu tiên khi bạn mở Facebook.
  • Post: là bài đăng trên Facebook, dưới bất kỳ dạng nào.
  • Publisher: chỉ chung những tài khoản tạo ra nhiều nội dung trên Facebook. Đó có thể là những cá nhân sở hữu lượng bạn bè hay lượng theo dõi đồ sộ, hay những Fanpage có nhiều fan. Nếu bạn sử dụng Facebook như một kênh Marketing/ Truyền thông, bạn cũng được coi là một publisher.

3 sự thay đổi về thuật toán hiển thị Facebook

  1. Người dùng Facebook sẽ có thể nhìn thấy nhiều post từ 1 nguồn trên News Feed trong cùng 1 thời điểm thay vì chỉ 1 Post mới nhất từ mỗi nguồn như trước đây.
  2. Facebook sẽ ưu tiên hiển thị Post từ bạn bè cao hơn trong News Feed so với Post từ Fanpage các bạn đã Like.
  3. Facebook sẽ không hiển thị trên News Feed những Post mà bạn bè của người dùng Like hoặc Comment.

Và giờ hãy cùng nhìn xem những thay đổi này từ đâu mà có, mục đích của chúng là gì, chúng sẽ ảnh hưởng tới các publisher như thế nào, và có thể làm gì để “xoay chuyển” chúng.

Quan điểm của Facebook về News Feed

Trong thời đại mà mỗi giây trôi qua là hàng nghìn câu chuyện được đưa lên Facebook, bạn có thể nắm rõ mọi thông tin đó?

Chris Cox – Giám đốc Sản phẩm của Facebook – đã đưa ra quan điểm của họ về News Feed: “Trong vô số tin tức vừa được cập nhật, bạn chỉ có thể chọn lọc ra 10 thông tin quan trọngvới bản thân nhất để tiếp nhận. Và chúng tôi làm điều đó giúp bạn”.

Vậy nên, Facebook liên tục cập nhật thuật toán của mình để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Và giờ đây, Facebook muốn người dùng hoàn toàn tự điều chỉnh News Feedcủa mình, để chọn ra những thông tin mà họ có hứng thú nhất, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thuật toán cứng nhắc như trước.

2Người dùng sẽ xây dựng News Feed của riêng mình như thế nào?

Facebook sẽ đo lường sự thích thú của bạn đối với các post từ bạn bè và các Publisher mà bạn theo dõi. Làm thế nào Facebook đo lường được điều này?

3

Facebook dựa trên sở thích và hành vi của bạn, số lần bấm “like” và “share” của bạn, và đặc biệt là thời gian bạn bỏ ra để đọc câu chuyện đó. Và Facebook còn tính toán thông qua:

  • Ai là Publisher: Bạn bè/ Page mà bạn thường xuyên tương tác sẽ được hiển thị nhiều hơn. Ngoài ra, bạn bè được ưu tiên hơn Page.
  • Loại bài đăng: Bạn thường xuyên tương tác với loại bài đăng nào, Facebook sẽ ưu tiên cho loại bài đăng đó
  • Tương tác của Post: Post càng có nhiều tương tác thì càng có khả năng được hiểu thị lên News Feed.
  • Thời điểm đăng bài: Tại thời điểm mà Nội dung được đăng lên, càng có ít bài đăng cùng lúc, cạnh tranh càng giảm, post càng dễ được hiển thị.
  • Bài đăng có mang tính sự kiện không: Facebook ưu tiên cho những bài đăng mang tính sự kiện (life event) như có công việc mới, thay đổi tình trạng quan hệ… Một số báo cáo còn chỉ ra rằng, nếu sử dụng từ “Congratulations” (chúc mừng), Facebook sẽ dành cho bạn sự ưu tiên, dù không thật sự rõ ràng.

Facebook chấm điểm cho mỗi yếu tố trên, cộng số điểm đó lại, và sắp xếp thứ tự xuất hiện trên News Feed dựa trên số điểm đó.

5

Điều này có thể gây khó khăn cho các thương hiệu trên Facebook, khi mà những Nội dung hàng triệu like vẫn phải xếp sau bạn bè người dùng.

Vậy các Doanh nghiệp phải làm thế nào để Marketing trên Facebook? Câu trả lời là họ phải tập trung tạo ra những nội dung để tăng tương tác với người dùng, và hạn chế các nội dung quảng cáo. Hãy biết cách lồng ghép để người dùng phản hồi lại và tương tác với bài đăng của bạn, có như vậy những câu chuyện của bạn mới có cơ hội lên News Feed.

Và nhớ nhé, Facebook tính thời gian dừng lại đọc của người dùng đối với mỗi mẩu tin.

Facebook hỏi ý kiến người dùng như thế nào?

Với những nội dung thú vị, chắc chắn bạn sẽ tương tác. Nhưng nếu như bạn nhìn thấy bạn thân của mình đăng bài về chú chó chết, hẳn bạn sẽ không like/ comment, mà hỏi thăm họ. Vậy thì Facebook không có dấu hiệu gì để tính điểm tương tác cho bạn và bạn thân rồi. Nhưng đừng lo, vì Facebook còn có 2 vũ khí lợi hại này:

  • The Feed Quality Panel: Facebook tập hợp khoảng 700 người để sắp xếp News Feed theo thứ từ chán nhất cho đến hay nhất. Từ đó, Facebook sẽ soi xét xem hệ thống thuật toán của mình đã chấm điểm và dự đoán đúng sở thích, hành vi của người dùng chưa.
  • Online Survey: mỗi ngày có 10.000 bản khảo sát được gửi cho người dùng, với nội dung đơn giản là hỏi người dùng có thích những Post. đang ở trên News Feed của họ không

8

Và thế là, Facebook lại tiếp tục cố gắng đưa lại những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng, và đặc biệt chú tâm vào việc trao cho người dùng quyền được tùy biến News Feed của mình.

9

Bạn theo dõi, bỏ theo dõi ai, ẩn tin của ai, hay đặt ai ở chế độ “See first” (hiển thị đầu tiên trên bảng tin) là những nỗ lực của Facebook để giúp người dùng xây dựng được một News Feed với những tin tức liên quan mật thiết đến bản thân họ.

Facebook cũng mong muốn người dùng tự biết cách làm sạch News Feed của mình bằng cách “Unfollow” (Bỏ theo dõi) nhưng tin tức, nội dung không liên quan đến mình. Đó có thể là bà dì thích post ảnh bỉm sữa, hay một Page với những nội dung nhảm nhí; “Hide post” (Ẩn bài) những nội dung không cần thiết để nó ít hiện ra hơn. Và với những Publisher mà bạn quan tâm, bạn hoàn toàn có thể ưu tiên họ bằng cách bấm vào “See first” để tin tức của họ luôn hiện ra đầu tiên trên News Feed.

Facebook tuyên bố, họ sẽ để cho người dùng kiểm soát trải nghiệm News Feed của mình với các chức năng trên, thay vì bắt họ phải đi theo thuật toán như ngày xưa.

Publisher phải làm gì với những thay đổi này?

Nếu sử dụng Facebook như một Kênh Marketing/ Truyền thông, bạn chính là Publisher. Publisher thì phải nhớ kỹ 4 điều này:

newsfeed11

  • Viết Headline hấp dẫn: Hãy nhớ rằng Facebook đo thời gian người đọc dừng lại đọc một bài đăng. Vì vậy, Headline giật gân, gây shock đã hết thời. Hãy sử dụng sức mạnh của ngôn từ để viết lên những Headline hay, dễ đọc, và chứa đựng phần hấp dẫn nhất của nội dung.
  • Tránh Nội dung mang tính thương mại: Nội dung mang tính thương mại chắc chắn không khiến công chúng hứng thú, và đừng quên Facebook đang chấm điểm từng post của bạn. Nội dung mang tính thương mại trong post này sẽ khiến post sau bị đứng chót trong News Feed người dùng. Đây cũng là cách Facebook bắt bạn trả tiền cho Quảng cáo nhiều hơn.
  • Hãy trải nghiệm: Nội dung hay đối với Publisher này chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho Publisher khác. Công chúng của nhãn hàng này thích nội dung này không có nghĩa là công chúng của nhãn hàng kia cũng y như vậy. Thế thì, hãy thử hết các loại bài đăng, và đo lường kết quả phản hồi từ những bài đăng đó.
  • Sử dụng Audience Insight và các công cụ đo lường: đọc số liệu, phân tích dữ liệu là kỹ năng đo lường kết quả cơ bản nhất mà bất kỳ Publisher nào cũng phải có.
  • Sử dụng Audience Optimization: nhắm đúng mục tiêu bạn muốn hướng tới là lợi ích của chức năng này.

10

Chúc các bạn luôn có thể “xoay chuyển” cùng thuật toán Facebook!

Nguồn từ Facebook: https://developers.facebook.com/videos/f8-2016/news-feed-getting-your-content-to-the-right-people

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Dựa trên tài liệu của: Social Media Today