Tag Archives: Pokémon GO

6 chiêu câu khách từ Pokemon Go

Giám đốc tiếp thị Jones Lang LaSalle New Zealand, Constantino Co cho rằng, cơn sốt Pokemon Go là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam quảng bá thương hiệu và tăng doanh số – đặc biệt là ngành hàng ăn uống.

Ông Constantino Co cho biết, tính đến ngày 25/8, trò chơi thực tế ảo Pokemon Go đã giữ vị trí dẫn đầu trên Apple và là ứng dụng có tổng doanh thu cao nhất. Yelp nhìn thấy cơ hội này và họ đã thêm bộ lọc Pokestop vào trang ứng dụng của mình, nơi mà người chơi có thể tìm thấy các cửa hàng thực phẩm và Pokestops gần đó. Chuyên gia này đề xuất một số chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội Pokemon Go để tăng doanh số bán lẻ.

Thứ nhất: Tham gia trò chơi. Nhà bán lẻ cần hòa vào cơn sốt này, cần phải chơi trò chơi này. Hiểu rõ được cách trò chơi hoạt động sẽ giúp công ty có nhiều ý tưởng cho chiến lược quảng bá.

Thứ hai: Hiểu biết đối tượng khách hàng. Thế hệ Y (còn gọi là Millennial – những người trong độ tuổi 18-35) chính là đối tượng mục tiêu của trò chơi này. Đồ ăn và thức uống tiện lợi đang là danh mục hấp dẫn thế hệ này.

Thứ ba: Thời điểm là tất cả. Vào giờ ăn trưa, cuối tuần và suốt các kì nghỉ (thời gian mà cha mẹ có nhiều hoạt động cho gia đình) là thời điểm tốt nhất để chạy các chương trình khuyến mãi và các cuộc thi.

Các nhà bán lẻ có thể hòa mình vào cơn sốt Pokemon Go bằng cách tham gia trò chơi nhằm hiểu cách thức lôi kéo người tiêu dùng đến cửa hàng vừa mua sắm vừa săn các Pokemon quý. Ảnh: JLL.

Thứ tư: Chiến thuật “câu” các khách hàng tiềm năng một cách sáng tạo. Pokestops là những địa điểm nổi tiếng (như viện bảo tàng, tòa nhà lịch sử, trung tâm mua sắm,…), nơi huấn luyện Pokemon (người chơi) có thể săn các vật phẩm trong game miễn phí và kích hoạt công cụ lure module (Lure Module là một công cụ nhằm thu hút Pokemon kéo đến Pokestop của bạn trong vòng 30 phút).

Lure Module trị giá khoảng 30.000 đồng cho 30 phút và sẽ có nhiều Pokemon xuất hiện trong phạm vi 10 đến 15m và người chơi có thể ngồi thư giãn và bắt Pokemon mà không phải đi bộ xung quanh nữa. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, chi trả khoảng 30.000 đồng để kích hoạt một “Lure Module” cũng không tổn hại nhiều đến ngân sách, nhưng sẽ mang đến nhiều khách hàng hơn.

Nhà bán lẻ cũng có thể chia sẻ phí kích hoạt Lure Module với các cửa hàng lân cận. Hãy cân nhắc về việc đặt hai hoặc ba Pokestop tại các nơi gần cửa hàng của bạn để thật sự thấy được hiệu quả.

Thứ năm: Cung cấp wifi miễn phí. Tạo điều kiện để khách hàng kết nối wifi miễn phí và nhanh chóng sẽ tiết kiệm dữ liệu sử dụng di động cho các khách hàng của bạn cũng như khuyến khích họ đi vào cửa hàng của bạn chứ không phải là đứng trên đường phố.

Thứ sáu: Hãy nói với khách hàng rằng công ty rất hạnh phúc khi có họ trong cửa hàng bằng cách đặt một tấm áp phích trước lối vào để nói rằng cửa hàng đang hỗ trợ người chơi Pokemon Go.

Nguồn: VNExpress

Pokémon GO tăng hiệu quả Marketing địa phương

Pokémon GO đã “xâm chiếm” thế giới một cách nhanh chóng. Trò chơi tương tác ảo nổi tiếng dành cho smartphone này đã vượt qua mức 15 triệu download chỉ trong vòng vài ngày, và – dựa theo một vài sự ước lượng – nó đã nổi tiếng hơn cả Instargram, Twitter, và Tinder.

Người làm Marketing, theo lẽ tự nhiên, sẽ muốn xâm nhập vào trò chơi này, và một vài doanh nghiệp địa phương, những người có trụ sở làm việc được làm nổi bật trên bản đồ của trò chơi bởi các bảng hiệu chào mừng các người chơi Pokémon GO, đã đạt được những lợi ích nhất định.

Điều đó thì thật tuyệt, nhưng làm sao bạn – một người bán lẻ ở địa phương hay làm kinh doanh ở địa phương khác, tham gia vào hoạt động này?

Bước 1: Tải về trò chơi và thăm dò bản đồ của nó

Việc trụ sở kinh doanh của bạn xuất hiện trên bản đồ bởi Niantic (nhà phát triển của Pokémon GO) là hoàn toàn có thể. Nơi làm việc của bạn sẽ là nơi mà những sinh vật ảo tụ tập – nếu như vậy thì tất cả điều bạn cần làm là tạo ra một bảng hiệu và suy nghĩ đến những dịch vụ để phục vụ cho những người chơi Pokémon.

Một dịch vụ mà bạn có thể tạo ra cho những người chơi mà hầu như không tốn một đồng nào đó chính là trạm sạc pin, bởi Pokémon GO sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên này.

Bước 2: Mua và tạo ra những “mồi câu”

Pokémon GO có hệ thống tiền tệ của riêng nó, nhưng bạn sẽ phải trả tiền thật ngoài đời để chuyển đổi thành tiền ảo. Giá tiền hiện tại của một Lure Module (thiết bị thu hút Pokémon) là 100 “Pokécoins” với 8 gói có mức giá là 680 Pokécoin. Mỗi Lure Module có hiệu lực 30 phút.

Với mức chuyển đổi hiện tại, bạn có thể mua 100 Pokécoins với 0.99 đô-la, nhưng nó sẽ giảm giá thành 14500 Pokécoins với mức giá 99 đô-la. Sự đầu tư này sẽ cho bạn khả năng thu hút quái vật trong vòng 72.5 giờ (sử dụng combo 8 gói Lure Module).

72.5 giờ tương đương với hơn 3 ngày một tí, nhưng trừ trường hợp bạn chạy vòng vòng ở công viên suốt 24 tiếng thì số tiền bạn bỏ ra sẽ có tác dụng lâu hơn nhiều. Nhiều cửa hàng bán lẻ chỉ mở cửa trong vòng 8 giờ trong ngày, nên số tiền 99 đô-la bỏ ra sẽ cho bạn khả năng thu hút quái vật trong khoảng 9 ngày, tất nhiên là bạn có thể tắt chức năng này vào ngày Chủ Nhật hoặc những ngày khác mà bạn không mở cửa.

Tiếp theo là gì?

Căn cứ vào sự yêu thích đặc biệt của công chúng dành cho Pokémon GO cũng như những thành công ban đầu của những doanh nghiệp may mắn có trụ sở nằm ở vị trí thuận lợi cho việc tương tác ảo của trò chơi, và sự khao khát của những thương hiệu quốc nội muốn lôi kéo công chúng ghé thăm địa điểm của họ thì bước tiếp theo sẽ là Nintendo và Niantic tạo ra một nền tảng quảng cáo bằng cách cho doanh nghiệp có thể tạo ra những địa điểm trả phí trong game.

Thật ra, nền tảng này không nên chỉ giới hạn trong Pokémon GO mà còn có thể áp dụng ở những tựa game tương tác ảo khác với công nghệ của Niantic.

Với việc Niantic khởi đầu là một startup được Google tài trợ, việc một nền tảng tự hoạt động tương tự như cách hoạt động của Google’s Adwords là hoàn toàn có thể, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ các loại quảng cáo CPV (Cost Per Visit) sẽ trả tiền như thế nào. Các hình thức đấu thầu hoạt động rất tốt trong việc quảng cáo trên bộ máy tìm kiếm, nhưng chúng có lẽ sẽ không đem lại hiệu quả cao đối với các địa điểm tương tác ảo trả phí. Ví dụ, cứ cho rằng một người bán hàng sẵn lòng trả tiền cho người chủ (ở đây là Niantic) mỗi tháng để sở hữu một khoản không gian (của chính mình) – thì tại sao người đó còn phải đấu thầu với một bên thứ 3 để có quyền tạo ra một Pokémon gym ảo ngay trên cái nơi mà anh ta đã trả tiền rồi?

Những vấn đề như thế này chưa bao giờ xuất hiện trong việc quảng cáo trước đây, nhưng chúng sẽ trở nên phổ biến bởi sự phát triển của những tựa game tương tác ảo.

Còn trong thời điểm hiện tại, nếu bạn có hứng thú với những tiềm năng của Pokémon GO trong việc tăng lượng traffic cho bản thân, hãy tải game về, mua Pokécoins, và bắt đầu “thả thính” để thu hút quái vật. Nhưng hãy nhớ rằng, không giống như các nền tảng quảng cáo lâu đời khác, Pokémon GO không có một giao diện ứng dụng, khả năng phân tích số liệu nội bộ, và các công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị bỏ ra và thu về.

Chắc chắn rằng những công cụ này sẽ ra đời sớm thôi, nhưng bây giờ, bạn sẽ phải tự giải quyết các vấn đề trong việc xuất bản những thông tin như lợi tức đầu tư, tỉ lệ chuyển đổi, và các thông số quan trọng khác.

Theo: Mai HoàngViệt / socialmediatoday.com
Nguồn: Brands Vietnam, Digitalk