Tag Archives: SME

12 Xu hướng Marketing Mạng xã hội cho SME

Mạng xã hội (MXH) đang dần trở thành một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong mọi lĩnh vực. Vậy, SMEs đã và đang sử dụng MXH như thế nào cho hoạt động Marketing của họ? MXH đang đóng vai trò ra sao trong hoạt động của SMEs?

social-media

Hãy cùng đọc bản khảo sát 12 xu hướng Marketing trên MXH dành cho SMEs, được thực hiện bởi Social Media Examiner tại Mỹ và một số nước khác. Khảo sát có sự tham gia của 3.720 marketersm chủ doanh nghiệp và những người tự kinh doanh, trong đó:

– 82% người tham gia đang làm việc trong SMEs có quy mô nhỏ hơn 100 người

– 37% hoạt động trong SMEs có quy mô từ 2 – 10 người

– 23% kinh doanh độc lập.

 

Bài viết sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về:

– MXH có ích cho SMEs hay không?

– SMEs đang dành bao nhiêu thời gian để Marketing trên MXH?

– Loại Nội dung nào SMEs có thể sử dụng?

– SMEs nên mua quảng cáo trên MXH nào?

Hãy cùng xem 12 xu hướng dưới đây và cân nhắc lại chiến lược Marketing MXH trong năm 2016 của doanh nghiệp nhé.

 

Xu hướng #1: MXH rất quan trọng với SMEs

96% người tham gia khảo sát sử dụng MXH trong hoạt động Marketing, và 92% trong số đó đồng ý rằng MXH rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát là những người được chọn ra từ một tập ngẫu nhiên 300.000 người, và có thể họ “có hứng thú” với MXH hơn những người không tham gia khảo sát.

1

 

Xu hướng #2: Facebook thống trị hoạt động Marketing trên MXH của SMEs

Facebook là MXH được 93% Marketer sử dụng, là tiếp theo là Twitter với 79%. Trong năm tới, 62% có ý định đầu tư nhiều hơn vào Facebook cho hoạt động Marketing của họ, 66% sẽ đầu tư nhiều hơn vào hoạt động trên Twitter, Youtube, Linkedin.

2

Twitter đang dành lại thị phần từ Facebook, và với tiềm năng phát triển, hãy xem Twitter có thể đem lại điều gì thú vị trong năm tới.

YouTube được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn sử dụng. Có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ rệt này với 71% doanh nghiệp trên 100 người sử dụng YouTube, trong khi con số này ở SMEs là 38%.

 

Xu hướng #3: Các Doanh nghiệp B2C sử dụng MXH khác với Doanh nghiệp B2B

Các Doanh nghiệp B2B lựa chọn Linkedin là mạng xã hội chính để kết nối, trong khi các Doanh nghiệp B2C chọn Facebook. Điều này hợp lý bởi các Doanh nghiệp B2B sử dụng MXH để tìm kiếm đối tác trong từng lĩnh vực cụ thể, và những người hoạt động trong lĩnh vực đó, và Linkedin đáp ứng được điều này. Còn Facebook lại là nơi tập trung “người tiêu dùng” trên toàn thế giới.

3

71% marketer của Doanh nghiệp B2B muốn tìm hiểu về Linkedin trong năm tới, nhưng chỉ 18% số đó sử dụng dịch vụ quảng cáo của Linkedin. Còn tỉ lệ những người sẽ sử dụng Quảng cáo của Facebook lên đến 75%.

 

Xu hướng #4: Hầu hết SMEs không biết các hoạt động trên Facebook có hiệu quả hay không

92% SMEs đồng ý rằng MXH rất quan trọng với doanh nghiệp của họ, và phần lớn họ sử dụng Facebook cho hoạt động Marketing, nhưng hầu hết đều nói rằng họ không biết chắc Facebook hiệu có thật sự hiệu quả hay không.

“Hiệu quả” ở đây nghĩa là “xây dựng thương hiệu” hay “quan hệ với khách hàng”. Đó cũng có thể là tăng thêm lợi nhuận và mang đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Mấu chốt là, phần lớn doanh nghiệp không biết chắc Facebook có giúp họ đạt được mục tiêu hay không. Điều đó có nghĩa là, họ không có một mục tiêu cụ thể, hoặc họ không biết đo lường hiệu quả hoạt động Marketing như thế nào. Sốc hơn nữa, mặc dù có một số lượng lớn sử dụng Facebook, nhưng chỉ có 1/3 người trong số đó thật sự biết được Facebook hiệu quả hay không.

4

Hầu hết các marketers không chắc chắn về tác động của việc sử dụng MXH (dù đó là một vấn đề cần được quan tâm). Ngoài lợi ích của việc tạo ra một chiến lược hoàn chỉnh với mục tiêu và phương pháp đo lường rõ ràng, SMEs sẽ mất nhiều thời gian để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Các doanh nghiệp chỉ đơn thuần chấp nhận các khái niệm đặt ra bởi các công ty dịch vụ Marketing và truyền thông, rằng Facebook là kênh “rất rẻ” để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Tất nhiên, tất cả những thứ “cường điệu hoá” đó vẫn mang lại một giá trị tiềm năng cho những người sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook.

Mặt khác, 44% những người tham gia khảo sát mới sử dụng MXH dưới 2 năm. Khoảng thời gian ngắn như vậy không thể khiến họ hiểu rõ ràng về MXH được. Trong khi đó, hầu hết, hiệu quả trên MXH sẽ yêu cầu khoảng thời gian dài (thường thì lớn hơn 1 năm). SMEs có thể sẽ rất sốt ruột và không cho phép đội Marketing cơ hội để tận dụng MXH hiệu quả.

 

Xu hướng #5: SMEs dự kiến sẽ mở rộng hoạt động trên Facebook trong năm tới

Bất chấp hiệu quả Marketing trên Facebook còn tương đối mù mờ, nhưng vẫn có khoảng 62% doanh nghiệp dự kiến sẽ mở rộng hoạt động Marketing trên Facebook trong năm 2016. 68% mong muốn học thêm về Facebook Marketing, và 53% có kế hoạch tăng ngân sách cho Facebook Ads trong năm nay.

Những người vừa mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực Marketing trên MXH có lẽ sẽ không cần “bận tâm” đến việc họ đang bỏ lỡ một “mỏ vàng” ở Facebook. Bởi, Facebook có mặt từ năm 2006, nhưng rất nhiều SMEs vẫn đang “loay hoay” tìm cách tận dụng tất cả các tính năng để tăng tương tác và hiệu quả Marketing trên Facebook.

 

Xu hướng #6: Hầu hết các doanh nghiệp dành trên 6 tiếng hàng tuần trên MXH

Phải chịu áp lực trách nhiệm, hầu hết các chủ doanh nghiệp sẽ luôn lo lắng và suy nghĩ về việc họ sẽ bỏ ra bao nhiêu thời gian để giữ công chúng mục tiêu tương tác liên tục trên MXH. Những công cụ như Hootsuite, Post Planner có thể giảm bớt thời gian bỏ ra trên MXH, nhưng Marketing trên MXH thật sự cần nhiều thời gian hơn thế. Những con số dưới đây sẽ cho các doanh nghiệp và các marketers có một khái niệm rõ ràng hơn về khoảng thời gian mà đối thủ của họ đang đầu tư trên MXH.

33% các nghiên cứu cho rằng, họ dành 1 – 5 giờ hàng tuần để triển khai các hoạt động Marketing trên MXH, tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% dành 6-10 giờ mỗi tuần để làm việc này.

61

Hầu hết các doanh nghiệp với quy mô 2-10 người sẽ dành 1-5 giờ hoặc 6-10 giờ làm Marketing trên MXH mỗi tuần. Tương tự, chỉ khoảng 19% marketers dành trên 20 giờ để phát triển hoạt động này.

62

Xu hướng #7: Tăng “tiếp xúc thương hiệu” là lợi ích lớn nhất của MXH

Mặc dù “tiếp xúc thương hiệu” – có thể hiểu là vị trí và sự xuất hiện thường xuyên của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng – là một thứ rất khó đo lường, nhưng có đến 90% marketer và chủ doanh nghiệp cho rằng đây là lợi ích lớn nhất của MXH. MXH thật sự đưa lại cho họ vị trí cao hơn trong tâm trí của nhiều người tiêu dùng hơn.

7

Xu hướng #8: Tăng lượng traffic của website là lợi ích lớn thứ 2 của MXH

77% marketer và chủ doanh nghiệp cho rằng việc click vào website của công ty/ thương hiệu từ LinkedIn hay Facebook là lợi ích lớn thứ 2 của MXH. Ngoài MXH, Google và các công cụ khác cũng giúp ích trong việc tăng traffic.

8

Doanh nghiệp càng làm Marketing trên MXH lâu dài, thì lượng traffic càng tăng nhiều.

 

Xu hướng #9: MXH giúp tiết kiệm chi phí Marketing cho các SMEs

Trước năm 2014, MXH nổi lên như một kênh truyền thông giúp doanh nghiệp tiếp cận công chúng ở một mức giá thấp, thậm chí là miễn phí như Facebook. Và khi ngày một nhiều người biết đến Facebook, ngày một nhiều doanh nghiệp dùng Facebook, thì Facebook bắt đầu thay đổi chính sách: thu tiền quảng cáo. Giá quảng cáo tăng, tất nhiên lợi nhuận sẽ giảm.

Lúc này, các doanh nghiệp lớn sẽ phải thuê nhân công ngoài để duy trì các hoạt động trên MXH của họ. Nhưng các SMEs với chưa đến 10 nhân sự dành hơn 6 tiếng để vào MXH mỗi ngày vẫn cho rằng MXH đang giúp tiết kiệm chi phí Marketing tổng thể của họ.

9

Xu hướng #10: SMEs sẽ thu nhiều lợi nhuận từ việc bán hàng trên MXH

Mục đích cuối cùng của Marketing là tăng doanh số và khách hàng tiềm năng. So với SEO và các hình thức quảng cáo, sử dụng MXH gặp nhiều thách thức trong việc tăng doanh số bán hàng trực tiếp hơn.

10

Trong khảo sát này, hơn 50% người làm Marketing trên MXH trong 2 năm thừa nhận MXH giúp họ tăng doanh số. Hơn 70% người làm Marketing trên MXH trong 5 năm thấy được điều này.

Một số khảo sát đáng tin khác của Internet Retailers’, Statista  và Shareaholic cũng chỉ ra rằng:

– Doanh số bán nhờ MXH của 500 công ty tăng 25%, cụ thể là từ 2.62 tỉ đô trong năm 2013 đến 3.3 tỉ đô trong năm 2014.

– 31.24% traffic của các website đến từ MXH.

– Một cú nhảy vọt của thương mại MXH chắc chắn sẽ diễn ra trong năm nay.

 

Xu hướng #11: Facebook thống trị Quảng cáo

Quảng cáo Facebook không chỉ rẻ, mà còn có thể phân loại công chúng theo nơi ở, địa điểm cũng như các thông tin cơ bản khác.

11

Quảng cáo trên Linked In và Twitter cũng được các Marketer cân nhắc. Quảng cáo trên Instagram hay Pinterest cũng có tiềm năng phát triển.

Theo khảo sát, có tới 53% Marketer chắc chắn tiếp tục sử dụng Quảng cáo Facebook, 38% dùng Google và Twitter, và 31% chọn phát triển trên cả 3 kênh này. Rất ít người có ý định mua quảng cáo trên các kênh khác như Linked In hay Foursquare.

Ở một góc nhìn khác, có thể thấy rằng ít quảng cáo thì ít cạnh tranh. Ví dụ như Pinterest – MXH được dự đoán sẽ “làm nên chuyện” trong năm 2016. Với người tiêu dùng, Pinterest sẽ là một công cụ giúp lưu giữ những ý tưởng, những thứ họ cần và muốn mua. Như vậy, Pinterest có thể không giúp tăng traffic, nhưng lại làm mong muốn mua hàng.

Vậy nên, các Marketer không nên coi thường các MXH nhỏ, mà nên thử nghiệm tất cả và tìm ra lợi ích riêng của mỗi MXH cho thương hiệu của mình.

 

Xu hướng #12: Các kiểu Nội dung trên MXH

Các loại nội dung mang tính thị giác (Visual Content) và Blog hiện đang được lựa chọn nhiều nhất với 71% và 70%. Video chỉ đứng thứ 3 với 57% do đòi hỏi công nghệ cao về ngân sách nhiều.

12

Dù Visual Content và Video bắt mắt hơn, các Marketer vẫn cho rằng Blog là Nội dung quan trọng nhất. Điều này xuất phát từ hành vi khảo sát và chọn lọc kỹ càng trước khi mua hàng của người tiêu dùng. Các Marketer thấy được rằng, một bài Blog dài sẽ cung cấp nhiều thông tin đầy đủ và đáng tin hơn so với một cái ảnh hay một video ngắn.

123

Kết

Nếu bạn là Doanh nghiệp vừa hay Doanh nghiệp nhỏ nhỏ, hãy sử dụng đồng tiền của mình để đầu tư xứng đáng.

Vậy bạn đang quản lý Marketing MXH của mình như thế nào? Bạn có đồng tình với kết quả của các cuộc khảo sát trên không? Bạn có câu chuyện Marketing MXH của riêng mình không? Hãy kể cho chúng tôi nghe ở phần Comment nhé!

 

Biên tập bởi MediaZ Corp

Nguồn bài viết: Social Media Examiner

Kinh doanh trực tuyến: 5 lỗi hay mắc phải

Dưới đây là một vài lỗi thường gặp của các doanh nghiệp nhỏ khi kinh doanh trực tuyến và cách bạn có thể làm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đi đúng hướng.

1. Sử dụng địa chỉ trang mạng xã hội làm địa chỉ web chính

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, mạng xã hội là chìa khóa để phát triển kinh doanh. Nhưng làm sao để khách hàng biết tìm bạn ở đâu trên mạng xã hội. Một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo khách hàng tìm thấy bạn dù bạn kinh doanh trực tuyến ở bất cứ đâu là đăng ký một tên miền và hướng nó đến trang kinh doanh trên mạng xã hội của bạn.

Chuyển tiếp tên miền hoạt động như việc chuyển tiếp thư. Bạn tạo một lệnh tự động chuyển hướng bất kì ai muốn ghé thăm tên miền của bạn tới trang Facebook, LinkedIn, Esty hay bất kì nền tảng xã hội nào bạn dùng làm kênh truyền thông cho hoạt động kinh doanh hoặc trung tâm của hoạt động thương mại điện tử. Việc chuyển tiếp tên miền có thể dễ dàng được thiết lập qua nhà đăng kí tên miền và chỉ mất khoảng 5 phút.

Một tên miền cũng giúp ghi dấu thương hiệu doanh nghiệp bạn bằng việc cung cấp một địa chỉ web dễ nhớ mà bạn có thể dùng để tiếp thị. Và đến khi bạn đã sẵn sàng có một trang web, bạn cũng không phải thay đổi địa chỉ web mà khách hàng đã biết và sử dụng từ trước đó.

2. Sử dụng email miễn phí làm địa chỉ email công ty

Tên miền không chỉ là một địa chỉ web. Nó có thể đại diện cho tất cả các mặt của một hiện diện trực tuyến trong kinh doanh, bao gồm cả truyền thông. Ngoài địa chỉ web, bạn có thể dùng tên miền để thiết lập một địa chi email tùy chỉnh cho doanh nghiệp. Ví dụ, email info@pearlywhitesmiles.com hay pearlywhitesmiles@gmail.com sẽ đáng tin cậy hơn với khách hàng?

Câu trả lời khá rõ ràng, đặc biệt là nếu bạn đã đưa được họ đến thăm trang web pearlywhitesmiles.com. Thực tế, 65% người tiêu dùng Mỹ cho rằng một email mang tên thương hiệu doanh nghiệp (Ví dụ: contact@joescompany.com) thì đáng tin cậy hơn một email gửi từ tài khoản mail miễn phí không có tên thương hiệu (joescompany@gmail.com). Thêm vào đó, các email lừa đảo ngày càng tăng và người tiêu dùng đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp mà họ có thể tin tưởng.

Do vậy, một địa chỉ email đại diện cho công ty và thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

3. Hoãn việc xây dựng website

Không thể phủ nhận là trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, một trang web là điều rất cần thiết. Theo nghiên cứu của Verisign, 84% doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ cho rằng website đóng vai trò quan trọng đối với việc kinh doanh của họ, và 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website khuyên rằng bạn nên có 1 trang web để hỗ trợ công việc kinh doanh.

Chưa bao giờ việc lập một website lại dễ dàng đến thế. Với rất nhiều nhà cung cấp website miễn phí sẵn có hiện nay, chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn đơn giản và tiết kiệm để có xây dựng một trang web trực tuyến. Được thiết kế cho người dùng không chuyên về mảng công nghệ, những công cụ này cung cấp những mẫu website dễ dùng cho phép bạn xây dựng một trang web mới. Một số chức năng, miễn phí hoặc được tính trọn gói, gồm cả giỏ hàng, mẫu, blog trực tuyến, liên kết chia sẻ tới các trang mạng xã hội, phần mềm hỗ trợ âm thanh, hình ảnh, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tối ưu hóa thiết bị di dộng, báo cáo web, hỗ trợ khách hàng và nhiều hơn nữa.

Chìa khóa nằm ở việc bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Khởi tạo một vài trang web và mở rộng từ đó. Hãy đảm bảo là bạn đã tìm hiểu và lựa chọn nhà thiết kế web phù hợp với nhu cầu của bạn và có khả năng mở rộng song song với sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

4. Lập một trang web và bỏ quên nó

Website là trung tâm của hiện diện trực tuyến nhưng sẽ không ai nhìn thấy nó nếu bạn không chủ động tiếp thị kinh doanh trực tuyến. Có rất nhiều cách bạn có thể dùng để thúc đẩy lượng truy cập cho website và tìm kiếm khách hàng:

  • Tiếp thị qua mạng xã hội: Quảng cáo doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ của bạn trên mạng xã hội và hướng khách hàng đến trang web để biết thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua email: Sử dụng email mang tên thương hiệu doanh nghiệp để các tin tức đặc biệt và chương trình khuyến mại tới khách hàng. Đính kèm đường dẫn tới trang web để khách hàng tham khảo thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM): Còn gọi là tìm kiếm mất phí, SEM cho phép bạn quảng bá website trên phần quảng cáo mất phí của các trang kết quả tìm kiếm.

Một trong những cách tốt nhất để thu hút khách hàng tới trang web của bạn và khiến họ quay lại là tạo ra những nội dung chất lượng cao khiến họ thấy thú vị và có giá trị. Người tiêu dùng luôn tìm kiếm những thông tin trực tuyến chân thực và đáng tin cậy vì vậy hãy sử dụng những thông tin mà bạn biết và giữ cho chúng thật đơn giản.

Bắt đầu từ một blog trên website của bạn là cách nhanh chóng và tiết kiệm để bắt đầu xây dựng nội dung. Với mỗi bài blog, tập trung vào một chủ đề và viết thành 2-3 đoạn đơn giản để người tiêu dùng theo dõi, đồng thời, giúp bạn dễ dàng xây dựng nội dung. Thường xuyên thêm những nội dung hấp dẫn vào trang web cũng có thể cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Do vậy bạn càng có lý do để tập trung vào nội dung!

Với nhiều lựa chọn tiếp thị, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay không cần phải tự làm điều đó một mình. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của nhiều nhà đăng ký dịch vụ tiếp thị hoặc đọc thêm lời khuyên tại TipstoGetOnline.com.

5. Không cân nhắc chiến lược tên miền trong tiếp thị

Hãy nhớ rằng ngoài việc là một địa chỉ web hay địa chỉ email, tên miền còn có nhiều tính năng khác. Bạn còn có thể dùng nó để tiếp thị, Thực tế, đó là chiến thuật đã được các thương hiệu lớn sử dụng thành công và bạn có thể ứng dụng để thúc đẩy thương hiệu.

Các công ty lớn đăng ký nhiều hơn một địa chỉ web với nhiều lý do. Gỉả sử bạn đang khởi động một chiến dịch marketing. Bạn có thể đăng ký một tên miền riêng cho chiến dịch đó và chuyển tiếp nó tới một trang nằm trong website sẵn có của doanh nghiệp để hỗ trợ. Bạn cũng có thể thực hiện chuyển tiếp tên miền để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu tên miền của bạn là banhngotthuhuong.com, bạn cũng có thể đăng ký tên miền với vị trí địa lý cụ thể (như, banhngotthuhuonghanoi.com), các đặc điểm nổi bật, hay các khu vực kinh doanh mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm như hanoibanhngot.com hoặc banhngothanoi.com.

Sử dụng những từ khóa như vậy có thể tạo nên sự khác biệt. Thực tế, nghiên cứu mới đây của Verisign chỉ ra rằng hầu như người sử dụng tìm kiếm trên internet lựa chọn nhiều gấp 2 lần các tên miền có chứa ít nhất một từ khóa mà họ đang tìm kiếm, so với tên miền không chưa bất kì từ khóa nào. Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng tìm kiếm, như chất lượng nội dung, liên kết nội bộ, ngân sách quảng cáo, tốc độ trang web nhanh hơn,…việc có một danh mục tên miền mang tính mô tả, chứa nhiều từ khóa có thể là một chiến lược thông minh, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp khi khách hàng nhấp chuột vào website.

Nếu bạn vẫn đang mắc những lỗi này, tin tốt là bạn vẫn có thể sửa được. Hãy đọc 5 điều đầu tiên phải làm khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng.

Nguồn: Brands Vietnam