Tag Archives: kinh doanh trực tuyến

Nền móng xây dựng kinh doanh trực tuyến

Dưới đây là 8 bước đi thành công mà Derek, chuyên gia phụ trách chuyên mục E-business của tạp chí Entrepreneur và CEO của Internet Marketing Center, đưa ra cho những ai có ý định khởi sự kinh doanh trực tuyến nhằm thu hút mọi người đến với trang web và khích lệ họ mua sản phẩm hay dịch vụ.

“Có một chuỗi các bước đi đã được kiểm chứng mà bạn có thể thực hiện nhằm đảm bảo cho thành công.Làm thế nào tôi biết được? Tôi đã chứng kiến hàng nghìn người bắt đầu và phát triển các hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ theo cùng một quy trình như nhau”  -Derek .

Dưới đây là 8 bước đi thành công mà Derek đưa ra cho những ai có ý định khởi sự kinh doanh trực tuyến nhằm thu hút mọi người đến với trang web và khích lệ họ mua sản phẩm hay dịch vụ.

Bước 1: Tìm kiếm một nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó

Hầu hết các chuyên gia tiếp thị đều mắc sai lầm về việc tìm kiếm một sản phẩm trước khi có một thị trường. Trừ khi mọi người chủ động tìm kiếm các sản phẩm được bán trực tuyến của bạn, bạn sẽ không thể bán được hàng. Cái khó là tìm kiếm một nhóm những người đang có một vấn đề chung cần giải quyết và sau đó giải quyết giúp họ.

May mắn là internet đã khiến việc nghiên cứu thị trường trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có một vài cách thức dễ dàng để nghiên cứu thị trường của bạn:

– Vào các diễn đàn trực tuyến để tìm xem mọi người đang đưa ra những câu hỏi nào và những vấn đề nào họ đang cố gắng giải quyết.

– Xác định các từ khoá mà rất nhiều người tìm kiếm song không có nhiều trang web có thể trả lời đầy đủ cho họ.

– Kiểm tra các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của bạn bằng việc vào trang web của họ và ghi chú lại những gì họ đang thực hiện để thoả mãn nhu cầu nào đó.

Sau khi bạn làm xong công việc này, hãy sử dụng những thông tin bạn có được để tạo ra một sản phẩm cho một thị trường đã hiện hữu, đồng thời nỗ lực làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của bạn.

Bước 2: Tạo ra một bản chào hàng thích hợp

Trên trang web, nội dung thông tin của nó phải làm thay công việc bán hàng cho bạn. Có một công thức đã được kiểm chứng khi viết các bản chào hàng, giới thiệu bán hàng,… sẽ đưa những ai vào trang web của bạn đi tiếp quy trình bán hàng từ thời điểm họ đến:

– Khuấy động mối quan tâm với một tiêu đề hấp dẫn.

– Miêu tả vấn đề mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết.

– Cho họ thấy tại sao bạn có thể được tin cậy để giao phó nhiệm vụ giải quyết vấn đề.

– Bổ sung những đánh giá từ những ai đã từng sử dụng sản phẩm của bạn.

– Nói về sản phẩm và những lợi ích nó đem lại cho người dùng.

– Đưa ra một lời mời hay một bảo đảm.

– Đề nghị mua sắm.

Xuyên suốt thông tin chào hàng này, bạn hãy tập trung vào cách thức mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có khả năng giải quyết các vấn đề của mọi người hay khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Hãy suy nghĩ như một khách hàng và hỏi: “Có gì trong đó cho tôi?”.

dimaco-141016-001

Bước 3: Thiết kế và xây dựng trang web

Một khi bạn có được thị trường và sản phẩm của bạn, đồng thời bạn đã xác định quy trình bán hàng, đã đến lúc để xây dựng trang web.

Hãy nhớ giữ nó càng đơn giản càng tốt. Trang web của bạn chính là mặt tiền của cửa hàng trực tuyến, vì vậy hãy chắc chắn rằng nó thân thiện với các khách hàng. Bạn chỉ có không quá 10 giây để thu hút sự chú ý của mọi người trước khi họ chuyển sang trang web khác. Có một vài yếu tố quan trọng bạn cần nắm vững:

– Sử dụng những phông chữ đơn giản như Arial trên nền trắng hoặc màu sáng nhạt nào đấy.

– Trang web cần dễ sử dụng và tìm kiếm. Mọi yếu tố phải rõ ràng và đơn giản xuyên suốt trang web.

– Chỉ sử dụng hình ảnh, âm thanh hay video nếu chúng đẩy mạnh được thông điệp của bạn.

– Đưa vào các lời đề nghị chọn lựa để bạn có thể thu thập nhiều địa chỉ email.

Bước 4: Sử dụng các công cụ tìm kiếm để hướng các khách hàng mục tiêu tới trang web

Bạn lôi kéo đông đảo mọi người tới trang web mới của bạn như thế nào? Quảng cáo pay-per-click sẽ có hai lợi thế:

– Quảng cáo hiện lên trên các trang kết quả tìm kiếm ngay tức khắc.

– Chúng cho phép bạn thử nghiệm các từ khoá khác nhau, các tiêu đề khác nhau, các mức giá và phương thức bán hàng khác nhau.

Không chỉ thu hút được đông đảo mọi người trong chốc lát, mà một khi bạn xác định những từ khoá hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng chúng xuyên suốt bản chào hàng và các mã khoá trang web nhằm nâng cao thứ hạng kết quả tìm kiếm của trang web.

Bước 5: Xây dựng danh tiêng chuyên môn cho bản thân để thu hút đông đảo mọi người hơn tới trang web.

Mọi người sử dụng internet để tìm thông tin. Nếu bạn cung cấp các thông tin giá trị cho các trang web khác sử dụng – và bao gồm cả đường link ngược lại trang web của bạn – bạn sẽ lôi kéo được đông đảo mọi người hơn và cải thiện đáng kế thứ hạng kết quả tìm kiếm. Có một vài ý tưởng cho việc xây dựng danh tiếng chuyên gia cho bản thân bạn:

– Đưa ra những bài viết, video hay các thông tin hữu ích khác rất có giá trị với mọi người và phân bổ các nội dung đó thông qua những trang web tin tức hay các thư viện bài viết trực tuyến.

– Đưa vào đường link “gửi tới người thân” tại các bài viết hay trên trang web của bạn.

– Trở thành một chuyên gia tích cực trong các diễn đàn của ngành hay trong các trang mạng xã hội nơi mà có đông đảo các khách hàng mục tiêu của bạn.

Nếu bạn sử dụng các chiến thuật này, bạn sẽ tiếp cận được nhiều người đọc mới. Thậm chí tốt đẹp hơn khi các trang web bạn đăng nội dung thông tin của bạn có đường link dẫn tới trang web của bạn. Các công cụ tìm kiếm trực tuyến rất yêu thích các trang web tương thích liên quan, do đó sẽ đánh giá cao hơn thứ hạng trang web của bạn.

Bước 6: Sử dụng sức mạnh của tiếp thị email để giữ liên lạc với mọi người và biến họ thành khách hàng

Khi bạn xây dựng một danh sách chọn lựa (opt-in list), bạn đang tạo ra một trong những tài sản giá trị nhất mà các hoạt động kinh doanh trực tuyến có thể có – sự cho phép gửi email tới mọi người. Tại sao tiếp thị email lại có giá trị lớn như vậy?

– Bạn đang đưa ra cho các khách hàng tiềm năng điều gì đó họ đề nghị.

– Bạn đang phát triển mối quan hệ lâu dài với mọi người trong thị trường mục tiêu của bạn.

– Phản hồi là có thể đánh giá được 100%.

– Nó rẻ và hiệu quả hơn nhiều so với các quảng cáo in, quảng cáo truyền hình hay radio vì nó có tính mục tiêu cao.

– Nó có thể được thực hiện tự động hoàn toàn.

Bất cứ ai vào trang web của bạn và lựa chọn tham gia vào danh sách của bạn luôn là những khách hàng tiềm năng nhất. Và không có công cụ nào tốt hơn email để bạn tiếp xúc hiệu quả với các khách hàng này.

Bước 7: Tăng thu nhập của bạn thông qua việc khích lệ lòng trung thành

Một trong những nguyên tắc tiếp thị internet quan trọng nhất đó là phát triển các giá trị bền vững tới từng khách hàng. Ít nhất 36% trong số những người đã từng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ mua lại lần nữa nếu bạn duy trì các tiếp xúc với họ sau đó. Cách thức để các khách hàng quay trở lại đó là:

– Cung cấp các sản phẩm bổ sung cho lần mua sắm ban đầu của họ.

– Gửi đi các cuống phiếu lòng trung thành điện tử mà họ có thể sử dụng trong lần mua tiếp theo.

– Đưa ra các sản phẩm có liên quan trên trang “cảm ơn” của bạn.

Nếu các khách hàng trung thành thấy rõ những lợi ích của mình, họ sẽ trung thành hơn với bạn trong tương lai.

Bước 8: Bắt đầu một chương trình liên minh để gia tăng doanh số và lợi nhuận

Một khi kinh doanh bắt đầu đi vào ổn định, đã đến thời điểm để thực hiện một chương trình liên minh. Các đối tác liên minh này là những người xúc tiến sản phẩm của bạn trên trang web của họ với một mức cắt giảm giá bán. Mỗi lần họ gửi tới bạn một người mua, bạn trả cho họ một khoản hoa hồng.

Chương trình liên minh là phương thức đơn giản và dễ dàng để phát triển kinh doanh trực tuyến. Một khi bạn xây dựng được một chương trình, tất cả những gì bạn phải làm đó là chia sẻ các tài liệu tiếp thị với các đối tác và gửi tới họ các tấm séc khi họ bán được hàng cho bạn. Bằng việc này, bạn không phải đi ra ngoài và bỏ ra cho quảng cáo – các đối tác của bạn sẽ quảng cáo cho bạn.

Internet đang thay đổi nhanh chóng, những những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển kinh doanh trực tuyến dường như không mấy thay đổi trong hơn 10 năm qua.

Nếu bạn có ý định bước chân vào thế giới kinh doanh trực tuyến, hay quan tâm tới các chuỗi hành động theo các nguyên tắc cụ thể như trên. Còn nếu bạn đã ở trong thế giới đó, hãy dành thời gian nhìn lại và xem xét xem liệu có bước đi nào bạn bỏ qua hay không. Bạn sẽ không thể đi sai đường với những nền móng cơ bản này.

Kinh doanh trực tuyến: 5 lỗi hay mắc phải

Dưới đây là một vài lỗi thường gặp của các doanh nghiệp nhỏ khi kinh doanh trực tuyến và cách bạn có thể làm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đi đúng hướng.

1. Sử dụng địa chỉ trang mạng xã hội làm địa chỉ web chính

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, mạng xã hội là chìa khóa để phát triển kinh doanh. Nhưng làm sao để khách hàng biết tìm bạn ở đâu trên mạng xã hội. Một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo khách hàng tìm thấy bạn dù bạn kinh doanh trực tuyến ở bất cứ đâu là đăng ký một tên miền và hướng nó đến trang kinh doanh trên mạng xã hội của bạn.

Chuyển tiếp tên miền hoạt động như việc chuyển tiếp thư. Bạn tạo một lệnh tự động chuyển hướng bất kì ai muốn ghé thăm tên miền của bạn tới trang Facebook, LinkedIn, Esty hay bất kì nền tảng xã hội nào bạn dùng làm kênh truyền thông cho hoạt động kinh doanh hoặc trung tâm của hoạt động thương mại điện tử. Việc chuyển tiếp tên miền có thể dễ dàng được thiết lập qua nhà đăng kí tên miền và chỉ mất khoảng 5 phút.

Một tên miền cũng giúp ghi dấu thương hiệu doanh nghiệp bạn bằng việc cung cấp một địa chỉ web dễ nhớ mà bạn có thể dùng để tiếp thị. Và đến khi bạn đã sẵn sàng có một trang web, bạn cũng không phải thay đổi địa chỉ web mà khách hàng đã biết và sử dụng từ trước đó.

2. Sử dụng email miễn phí làm địa chỉ email công ty

Tên miền không chỉ là một địa chỉ web. Nó có thể đại diện cho tất cả các mặt của một hiện diện trực tuyến trong kinh doanh, bao gồm cả truyền thông. Ngoài địa chỉ web, bạn có thể dùng tên miền để thiết lập một địa chi email tùy chỉnh cho doanh nghiệp. Ví dụ, email info@pearlywhitesmiles.com hay pearlywhitesmiles@gmail.com sẽ đáng tin cậy hơn với khách hàng?

Câu trả lời khá rõ ràng, đặc biệt là nếu bạn đã đưa được họ đến thăm trang web pearlywhitesmiles.com. Thực tế, 65% người tiêu dùng Mỹ cho rằng một email mang tên thương hiệu doanh nghiệp (Ví dụ: contact@joescompany.com) thì đáng tin cậy hơn một email gửi từ tài khoản mail miễn phí không có tên thương hiệu (joescompany@gmail.com). Thêm vào đó, các email lừa đảo ngày càng tăng và người tiêu dùng đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp mà họ có thể tin tưởng.

Do vậy, một địa chỉ email đại diện cho công ty và thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

3. Hoãn việc xây dựng website

Không thể phủ nhận là trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, một trang web là điều rất cần thiết. Theo nghiên cứu của Verisign, 84% doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ cho rằng website đóng vai trò quan trọng đối với việc kinh doanh của họ, và 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website khuyên rằng bạn nên có 1 trang web để hỗ trợ công việc kinh doanh.

Chưa bao giờ việc lập một website lại dễ dàng đến thế. Với rất nhiều nhà cung cấp website miễn phí sẵn có hiện nay, chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn đơn giản và tiết kiệm để có xây dựng một trang web trực tuyến. Được thiết kế cho người dùng không chuyên về mảng công nghệ, những công cụ này cung cấp những mẫu website dễ dùng cho phép bạn xây dựng một trang web mới. Một số chức năng, miễn phí hoặc được tính trọn gói, gồm cả giỏ hàng, mẫu, blog trực tuyến, liên kết chia sẻ tới các trang mạng xã hội, phần mềm hỗ trợ âm thanh, hình ảnh, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tối ưu hóa thiết bị di dộng, báo cáo web, hỗ trợ khách hàng và nhiều hơn nữa.

Chìa khóa nằm ở việc bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Khởi tạo một vài trang web và mở rộng từ đó. Hãy đảm bảo là bạn đã tìm hiểu và lựa chọn nhà thiết kế web phù hợp với nhu cầu của bạn và có khả năng mở rộng song song với sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

4. Lập một trang web và bỏ quên nó

Website là trung tâm của hiện diện trực tuyến nhưng sẽ không ai nhìn thấy nó nếu bạn không chủ động tiếp thị kinh doanh trực tuyến. Có rất nhiều cách bạn có thể dùng để thúc đẩy lượng truy cập cho website và tìm kiếm khách hàng:

  • Tiếp thị qua mạng xã hội: Quảng cáo doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ của bạn trên mạng xã hội và hướng khách hàng đến trang web để biết thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua email: Sử dụng email mang tên thương hiệu doanh nghiệp để các tin tức đặc biệt và chương trình khuyến mại tới khách hàng. Đính kèm đường dẫn tới trang web để khách hàng tham khảo thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM): Còn gọi là tìm kiếm mất phí, SEM cho phép bạn quảng bá website trên phần quảng cáo mất phí của các trang kết quả tìm kiếm.

Một trong những cách tốt nhất để thu hút khách hàng tới trang web của bạn và khiến họ quay lại là tạo ra những nội dung chất lượng cao khiến họ thấy thú vị và có giá trị. Người tiêu dùng luôn tìm kiếm những thông tin trực tuyến chân thực và đáng tin cậy vì vậy hãy sử dụng những thông tin mà bạn biết và giữ cho chúng thật đơn giản.

Bắt đầu từ một blog trên website của bạn là cách nhanh chóng và tiết kiệm để bắt đầu xây dựng nội dung. Với mỗi bài blog, tập trung vào một chủ đề và viết thành 2-3 đoạn đơn giản để người tiêu dùng theo dõi, đồng thời, giúp bạn dễ dàng xây dựng nội dung. Thường xuyên thêm những nội dung hấp dẫn vào trang web cũng có thể cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Do vậy bạn càng có lý do để tập trung vào nội dung!

Với nhiều lựa chọn tiếp thị, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay không cần phải tự làm điều đó một mình. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của nhiều nhà đăng ký dịch vụ tiếp thị hoặc đọc thêm lời khuyên tại TipstoGetOnline.com.

5. Không cân nhắc chiến lược tên miền trong tiếp thị

Hãy nhớ rằng ngoài việc là một địa chỉ web hay địa chỉ email, tên miền còn có nhiều tính năng khác. Bạn còn có thể dùng nó để tiếp thị, Thực tế, đó là chiến thuật đã được các thương hiệu lớn sử dụng thành công và bạn có thể ứng dụng để thúc đẩy thương hiệu.

Các công ty lớn đăng ký nhiều hơn một địa chỉ web với nhiều lý do. Gỉả sử bạn đang khởi động một chiến dịch marketing. Bạn có thể đăng ký một tên miền riêng cho chiến dịch đó và chuyển tiếp nó tới một trang nằm trong website sẵn có của doanh nghiệp để hỗ trợ. Bạn cũng có thể thực hiện chuyển tiếp tên miền để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu tên miền của bạn là banhngotthuhuong.com, bạn cũng có thể đăng ký tên miền với vị trí địa lý cụ thể (như, banhngotthuhuonghanoi.com), các đặc điểm nổi bật, hay các khu vực kinh doanh mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm như hanoibanhngot.com hoặc banhngothanoi.com.

Sử dụng những từ khóa như vậy có thể tạo nên sự khác biệt. Thực tế, nghiên cứu mới đây của Verisign chỉ ra rằng hầu như người sử dụng tìm kiếm trên internet lựa chọn nhiều gấp 2 lần các tên miền có chứa ít nhất một từ khóa mà họ đang tìm kiếm, so với tên miền không chưa bất kì từ khóa nào. Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng tìm kiếm, như chất lượng nội dung, liên kết nội bộ, ngân sách quảng cáo, tốc độ trang web nhanh hơn,…việc có một danh mục tên miền mang tính mô tả, chứa nhiều từ khóa có thể là một chiến lược thông minh, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp khi khách hàng nhấp chuột vào website.

Nếu bạn vẫn đang mắc những lỗi này, tin tốt là bạn vẫn có thể sửa được. Hãy đọc 5 điều đầu tiên phải làm khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng.

Nguồn: Brands Vietnam

nhung-dieu-can-biet-khi-kinh-doanh-truc-tuyen

Những điều cần biết khi kinh doanh trực tuyến

Ý tưởng chỉ chiếm 1% thành công, thời gian biểu dày đặc, công việc đòi hỏi phải online liên tục… là những lý do được trang Entrepreneur đưa ra.

Ý tưởng độc đáo là chưa đủ

Nhiều người cho rằng chỉ cần có ý tưởng độc đáo là có thể bắt tay ngay vào kinh doanh. Điều này chưa chính xác. Một ý tưởng tuyệt vời tất nhiên rất quan trọng, song có rất nhiều người với những ý tưởng sáng tạo đã thất bại trong việc phát triển doanh nghiệp. Continue reading “Những điều cần biết khi kinh doanh trực tuyến” »