Tầm quan trọng của emojis với thương hiệu tại Việt Nam

Decision Lab Với 80% người dùng điện thoại thông minh (smartphone) thường xuyên sử dụng biểu tượng cảm xúc (emojis) để giao tiếp, và emojis được trích dẫn như một ngôn ngữ phổ quát ở một số nước, thật không ngạc nhiên tập đoàn lớn trên thế giới cũng theo trào lưu này trong truyền thông thương hiệu và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ trong số này.

Theo chuỗi báo cáo “Genzilla” của Decision Lab tại thị trường Đông Nam Á, nhóm dân số trẻ, được gọi là nhóm thế hệ Z (13-21 tuổi), thích bày tỏ thái độ thông qua các hình ảnh động (stickers), ký tự cảm xúc (emoticons) và biểu tượng cảm xúc (emojis) hơn là ngôn ngữ truyền thống.

Rõ ràng để gắn kết với khách hàng mục tiêu, thương hiệu phải học cách sử dụng emojis. Không chỉ mang xúc tác, emojis còn thể hiện được sự hài hước, qua đó giúp nhân cách hóa thương hiệu mà không phải sử dụng lại thuật ngữ “cười thật lớn – laugh out loud (lol)”.

Khi chúng ta quá tải với việc đọc quá nhiều chữ trên mạng, thì việc sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu cho phép truyền tải được nhiều hơn – đặc biệt cho những mẩu tin ngắn trên Twitter – sẽ giúp tăng sự tương tác giữa người dùng và thương hiệu trong những nỗ lực truyền thông trực tuyến.

coca

Quả thực đã có những kết quả tuyệt vời, khi một số doanh nghiệp lớn bắt đầu áp dụng biểu tượng cảm xúc vào chiến dịch của mình từ năm 2014.

Có những thương hiệu thực sự đã gặt hái được những kết quả lớn sau khi bắt đầu áp dụng emojis, điển hình là Oreo Trung Quốc, với hơn 1,7 tỷ lượt hiển thị (impressions) và 4 triệu đô la doanh số bán.

Các thương hiệu, đặc biệt trong ngành hàng tiêu thụ nhanh (FMCG), với hy vọng đi đầu trong việc áp dụng emojis vào nhóm khách hàng mới này, có thể sẽ thất vọng khi nhìn vào chiến dịch gần đây của Coca-Cola. Công ty này đã sử dụng các ký tự cảm xúc để kết nối với người tiêu dùng và đạt được độ tương tác rất lớn.

Coca-Cola được nhắc tới rất nhiều ở các nước Đông Nam Á trong thời gian gần đây, với phản hồi tích cực cho chiến dịch ‘Chia sẻ Coca-Cola’ hồi năm ngoái.

Dù vậy để duy trì sự yêu thích cho thương hiệu ở Việt Nam, với sự cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc thị trường thế hệ Z, Coca-Cola đã phát động một chiến dịch dựa trên các ký tự cảm xúc, kết nối chặt chẽ với chiến dịch sử dụng emoji thương hiệu trên thân lon Coca-Cola ở trên.

Chỉ trong vòng vài tuần đầu phát sóng, đoạn quảng cáo trên đã thu hút hơn 1,7 triệu lượt xem trên YouTube.

Thue Quist Thomasen, Đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab nhận xét: “Sự thành công của Oreo Trung Quốc và Coca-Cola Việt Nam có sự giúp đỡ của emojis, một cách thức sáng tạo giúp thương hiệu kết nối với phân khúc thế hệ Z, đặc biệt trong nội dung video.

Thế nhưng các thương hiệu cũng đừng quá vội vàng áp dụng, bởi những phương pháp truyền thông cổ điển vẫn còn rất hiệu quả.

Bắt kịp xu thế là việc nên làm, nhưng nếu bạn không có sự thấu hiểu sâu về khách hàng và biết rõ cách họ tương tác với sản phẩm, nỗ lực truyền thông của bạn sẽ không thực sự hiệu quả.”

Nguồn: Brands Vietnam