Tag Archives: content marketing

Xây dựng thương hiệu 2016: Back to basic

Xây dựng thương hiệu 2016: Back to basic

Hóa ra nhiều khi sự sáng tạo là nói những điều đơn giản, nói những điều hiển nhiên mà đối thủ đang bỏ quên.

Năm 2016 tôi cùng team RMA lăn lộn ăn ngủ với đủ loại dự án to bé và đù ngành nghề. Gạo, tôm, gà, nước khoáng, rồi xoong chảo, điện máy, nhà hàng, giáo dục, cho đến bất động sản, công nghệ, bán lẻ, dược…

Qua thực tế trải nghiệm và quan sát, điểm chung nhất cho thực tế xây dựng thương hiệu 2016 chỉ gói gọn trong ba chữ: Back to basic – quay về giá trị cơ bản.

Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp là nhân viên

Ông chủ đích thực của doanh nghiệp là khách hàng, vì họ mới là người quyết định cái ghể của CEO. Nhưng bản chất việc xây dựng thương hiệu, rất cơ bản, lại bắt đầu từ nhân viên.

Chưa bao giờ internal branding (xây dựng thương hiệu nội bộ công ty) lại quan trọng như vậy. Tôi đã chứng kiến thực tế này ở tất cả khách hàng tôi may mắn làm việc cùng trong năm vừa qua. Từ các tập đoàn lớn như FPT, Minh Long, Sunhouse, Nguyễn Kim, Thaibinh Seed cho đến các doanh nghiệp SME thậm chí các doanh nghiệp gia đình quy mô nhỏ.

Sản phẩm chỉn chu, dịch vụ tận tâm xuất phát từ sự nghiêm túc và tâm huyết từ ông chủ. Nhưng người hiện thực hóa nó chính là những con người cụ thể: nhân viên bán hàng, người trực điện thoại, bộ phận marketing hay thậm chí bác bảo vệ.

Bao nhiêu ý tưởng lớn về sứ mệnh và chiến lược mãi mãi chỉ nằm trên giấy nếu những con người này không hiểu và không đồng lòng triển khai.

Tôi đã thấy giọt nước mắt tràn khoé mi không thể kìm nén ở bạn giám đốc truyền thông khi nhắc đến CEO của chị. Chị bảo chị yêu công ty như gia đình mình. Vì ở đó chị được truyền cảm hứng hàng ngày từ tâm từ trí của người lãnh đạo.

Tôi khâm phục sự cần mẫn tận tụy với công việc từ các bạn team thương hiệu của một tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. Họ nói về công ty với ánh mắt long lanh chan chứa. Họ tình nguyện ở lại công ty làm thêm đến sau 8h tối. Họ yêu công việc.

Tất cả vì khách hàng. Đúng rồi. Nhưng các doanh nghiệp hãy chăm sóc nhân viên nhiều hơn đi. Nhân viên có hạnh phúc, khách hàng mới hạnh phúc. Chắng phải phát hiện gì mới mẻ. Back to the basic.

Đơn giản là sáng tạo

Clip quảng cáo viral của Điện Máy Xanh làm mưa làm gió trên mạng xã hội. Số liệu đo lường về earned media (*) đáng mơ ước (đứng thứ 2 trong top 10 TVCs được xem nhiều nhất Châu Á tháng 11/2016 – PV).

Hiệu quả đến bán hàng chúng ta chưa có số liệu. Nhưng Điện Máy Xanh được nhắc đến với tần suất như vậy đã là mơ ước của các thương hiệu điện máy khác. Cụ thể hơn, các category names (tên dòng hàng) chủ lực của một siêu thị điện máy như tủ lạnh, máy giặt và Ti vi thay nhau gắn với tên Điện Máy Xanh.

Các thương hiệu loay hoay và bế tắc về ý tưởng truyền thông sáng tạo. Hoá ra nhiều khi sự sáng tạo là nói những điều đơn giản, nói những điều hiển nhiên mà đối thủ đang bỏ quên. Cũng chẳng cần nhọc công tìm những điểm khác biệt độc đáo. Vì đối với một số ngành nghề, khác biệt chức năng là điều không thể. Back to the basic.

Tình yêu của ông chủ với doanh nghiệp là chiếc nhiệt kế đo lường khả năng thành công của thương hiệu

Các thương hiệu thành công, được yêu quý đều có đặc điểm chung: lãnh đạo nghĩ lớn làm nhỏ và lãnh đạo là tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo các công việc liên quan đến marketing.

CEO thương hiệu giống lúa Thaibinh Seed mất 2 tháng để suy ngẫm và thay đổi đúng hai chữ trong câu slogan mà tôi và cộng sự đề xuất. Ông cũng là người trực tiếp lội ruộng kiểm tra từng bông lúa trổ đòng, lắng nghe hơi thở của mùa gió chướng để xác định chính xác thời gian cần gieo mạ.

Ông chủ gốm sứ Minh Long mô tả làm thế nào để một nghệ nhân sứ vẽ được hình con phượng cổ trên chiếc đĩa sứ nhìn đẹp, tinh tế nhưng hiện đại theo phong cách phương Tây. Trong các buổi thuyết trình về thương hiệu, ông bỏ không sót một từ nào.

Muốn khách hàng rung động dù chỉ một lần, người làm thương hiệu cần rung động trước đó cả nghìn lần.

Cô gái phụ trách marketing của thương hiệu gà sạch Lượng Huệ đã nói trong buổi phỏng vấn với nhà tư vấn thế này: “trai đẹp em chưa chắc đã mê, nhưng gà đẹp em mê ngay”. Em mô tả về gà sống động, chi tiết và thật lắm. Có cảm tưởng như em hiểu tâm tính và cảm xúc của hơn 10.000 gà giống gia đình em nuôi thì phải.

Muốn khách hàng rung động dù chỉ một lần, người làm thương hiệu cần rung động trước đó cả nghìn lần. Chúng ta hay nói nhiều về điều này. Back to the basic.

Vai trò của content writing – marketing nội dung qua công cụ viết

Mẩu quảng cáo của Vinacafe về cà phê sạch gây bão chỉ với một dòng tiêu đề phụ: “Từ 1/8, trong mỗi ly cà phê của Vinacafe sẽ là cà phê nguyên chất”.

Đoạn viết quảng cáo này của Vinacafe ước chừng dài khoảng 300 chữ. Nhưng dòng tiêu đề phụ chỉ với gần 10 từ mới là ngòi nổ gây chú ý dư luận. Thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào mục tiêu và tiêu chí đánh giá của thương hiệu này xác định từ đầu, nhưng chiến dịch này cho thấy vai trò quan trọng của quyền năng của câu chữ trong môi trường giao tiếp nhạy cảm của mạng xã hội.

Phương thức truyền thông chủ đạo trước khi có tivi và mạng xã hội ra đời chính là ngôn ngữ viết trên báo giấy truyền thống, là thư tay và biểu ngữ đường phố. Hàng trăm năm trước như vậy rồi. Facebook ra đời và vai trò của giao tiếp qua hình thức viết vẫn vậy. Back to basic.

Thời đại của những thay đổi. Thời đại của những xu thế. Nhưng thay đổi và xu thế gì đi chăng nữa, vẫn có những giá trị cơ bản không bao giờ cũ. Làm cho tốt, cho đến nơi đến chốn những giá trị cơ bản, theo tôi cũng là một sự thích nghi quan trọng.

Một sự thích nghi cần thiết để chúng ta đánh giá đúng hơn những giá trị cơ bản. Không quên lãng những điều cũ kỹ có giá trị không khác gì một phát hiện mới. Back to basic.

Nguồn: BrandsVietNam

View. Like. Share

Khi người người, nhà nhà đều ám ảnh với những viral campaign như một loại ‘”thuốc biệt dược” và mong rằng hiệu ứng viral sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, đó là lúc chúng ta cần đặt lại câu hỏi: “Chúng ta căn cứ vào đâu để nói là nội dung của chúng ta được lan truyền?”

Lan truyền có phải chỉ là những lượt view, like, share trên Facebook và chiến dịch được cho là thành công đó có mang lại giá trị kinh doanh cho thương hiệu? Không mang đến những giải pháp hay ý tưởng mới lạ cho một viral campaign hiệu quả, bài viết này sẽ đưa ta trở về những sự thật ngầm hiểu cơ bản mà bất kỳ marketer nào cũng cần nắm rõ khi bắt đầu một chiến dịch marketing, từ ý nghĩa của những view, like, share đến hành trình khẳng định giá trị bản thân khách hàng.

You are what you share – Seth Godin

Viral là một khái niệm không rõ ràng.

Chúng ta căn cứ vào đâu để nói là nội dung của chúng ta được lan truyền?

Dựa vào lượt xem (view)? Chưa chắc đã đúng vì lượt xem có thể đạt được thông qua việc mua quảng cáo.

Dựa vào lượt thích (like)? Có khả năng vì khi người ta thích có nghĩa là người ta có cảm xúc và phản ứng lại nội dung của mình.

Nhưng cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là lượt chia sẻ (share), người ta xem và mong muốn giới thiệu cho mọi người cần xem.

Và do đó, trước khi làm một đoạn phim gọi là viral, chúng ta hãy tìm hiểu xem vì sao chúng ta view, like và share.

Ảnh: cyberbullying.org.

View

Thật ra thì không ai ép chúng ta xem, chúng ta được quyền chọn cái gì chúng ta muốn xem. Dĩ nhiên, sẽ có vài trường hợp bạn bị ép phải xem, ví như những đoạn quảng cáo trước những xuất chiếu phim, nhưng phần lớn chúng ta được quyền từ chối.

Tôi rất thích tính năng unfollow của Facebook. Đó là một tính năng tuyệt vời, cho phép bạn chặng những người bạn không muốn thấy nội dung của họ mà không phá hủy tình bằng hữu. Chúng ta unfollow và từ đó chọn lọc ra những người, những nội dung mà chúng ta muốn xem. Từ đó, chúng ta phải hiểu rằng mỗi đoạn phim gọi là viral chúng ta làm ra, phải được “phát hành” tại những nơi mà đối tượng chúng ta muốn xem.

KOL chưa chắc có sức mạnh thuyết phục, nhưng lợi thế của họ chính là lượng người đang theo dõi họ.

Like

Tạo sao chúng ta bấm nút like?

Phải chăng chúng ta nói cho người được like biết rằng tôi có quan tâm đến bạn?

Bao nhiêu lần chúng ta được an ủi vì một người nào đó chúng ta mong đợi vào like, và bạn biết rằng họ đã đọc những dòng tâm sự của bạn.

Like hệt như cách mà bạn nói “tao quan tâm đến mày” mà không cần phải gọi điện hỏi thăm cho nó.

Like là quan tâm, đồng cảm và chăm sóc.

Nhưng quan trọng hơn, những gì bạn like nói cho có thế giới biết bạn đang quan tâm đến điều gì.

Share

“Động cơ chia sẻ của bạn là gì?” – Tạ Bích Loan

Ảnh: cyberbullying.org.

Đây chính là điều quan trọng nhất.

Tạo nội dung được view hay like khá đơn giản, như tạo nội dung để được share quả là chuyện không hề giản đơn. Vậy thì thương hiệu làm gì để cái gọi là viral của họ được share?

Trong một nghiên cứu của tờ New York Times, chúng ta biết được những lý do cơ bản để chúng ta share.

Trước hết, 49% chúng ta share vì chúng ta muốn mang lại cho người thân của mình những thông tin quan trọng, hay và giải trí. Thật ra một mẫu quảng cáo hay những đoạn phim đến từ thương hiệu rất khó tạo ra điều này vì chúng ta không thể cạnh tranh được với những phóng sự giật gân về ung thư của VTV hay bài hát mới của Sơn Tùng. Người ta có những ý định “phòng thủ” nhất định đối với thông tin được đưa ra với mục đích quảng cáo. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều trường hợp người tiêu dùng chấp nhận những thông tin hữu ích đến từ thương hiệu, nhưng nó phải là thông tin rất độc đáo và hữu ích.

Tiếp theo, 68% chúng ta share vì chúng ta muốn khẳng định lại giá trị bản thân.

Chúng ta muốn thể hiện mình là người kiên cường, không bỏ cuộc thông qua những đoạn phim đầy cảm xúc của các thương hiệu thể thao như Nike, Adidas, Under Amour…

Chúng ta muốn nói cho thế giới biết là tôi là người rất tinh tế, thời trang và sành điệu thông qua những mẫu phim quảng cáo tinh tế của Kenzo, LV hay Hermes.

Chúng ta muốn khẳng định mình là những tay lái đầy đam mê thông qua những đoạn phim quảng cáo xe máy chất lừ của Honda.

Tất cả những phim quảng cáo viral đều chất chứa một quan điểm sống, một phong cách và một giá trị sống khác nhau mà người xem muốn share.

Tiếp theo, 78% chúng ta share vì để nuôi dưỡng một mối quan hệ nào đó mà chúng ta trân trọng. Chúng ta đi chơi, chụp hình và sẽ tag người bạn của mình vào. Chúng ta tag những bài viết về tình yêu, hôn nhân gia đình, cách giáo dục con cái cho người bạn đời của mình.

Như thế, lúc này mỗi đoạn phim chúng ta làm chính là phương tiện giúp người dùng gởi thông điệp nào đó đế người thân, bạn bè của mình.

Chúng ta sẽ share và tag một đoạn phim tôn vinh người mẹ của P&G với mẹ của mình như là cách chúng ta nói cảm ơn mẹ.

Chúng ta sẽ share và tag một đoạn phim của một hãng dụng cụ nhà bếp nói về sự chia sẻ của vợ chồng trong gian bếp với chồng của mình, như là một cách nhắc khéo rằng tối nay đừng đi nhậu, về nhà nấu cơm cùng em.

Chúng ta share những đoạn phim hay về nghị lực sống cho những người bạn đang mắc phải những căn bệnh hay đang tuyệt vọng.

Đằng sau mỗi một đoạn phim quảng cáo mang tính viral chính là một thông điệp mà người bấm nút share muốn gởi đến những người thân yêu của mình.

Đằng sau mỗi một đoạn phim quảng cáo mang tính viral chính là một thông điệp mà người bấm nút share muốn gởi đến những người thân yêu của mình.

Cuối cùng, 84% những người share vì muốn nói cho thế giới biết tôi đang quan tâm và ủng hộ điều gì.

Tôi ủng hộ môi trường. Tôi chọn cá, không chọn thép. Tôi phản đối việc xây nhà máy thép. Đó là những thông điệp được đưa ra khi chúng ta share những bài báo về vần đề này.

Vậy thì thương hiệu có ủng hộ điều mà người tiêu dùng cũng đang ủng hộ? Thương hiệu hãy ủng hộ hôn nhân đồng tính. Hãy ủng hộ và khuyến khích con trẻ mơ uớc, người trẻ khởi nghiệp và người lớn tuổi sống tiếp với những ước mơ dang dở của mình. Đó có thể là thông điệp của bột giặt Omo, điện thoại thông minh Samsung hay sữa cho người lớn tuổi Ensure Gold.

Lúc này, những đoạn phim viral là những đoạn phim mang những quan điểm chung nhất, thân thuộc nhất mà chúng ta muốn nói ra.

Đừng mong người bình thường, view, like và share một đoạn phim quảng cáo, vì cơ bản nó không mang nhiều giá trị gì cho họ.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim được quay thật đẹp, hình ảnh âm thanh xuất sắc để khi chúng ta share, chúng ta nói cho thế giới biết về gu thẩm mỹ của mình.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim mang tính giải trí cao mà người tiêu dùng share nó như một món quà gởi tặng bạn bè.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim mang những giá trị, tư tưởng sống mà người tiêu dùng chúng ta đang theo đuổi hoặc quan tâm.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim với thông điệp đầy ý nghĩa mà người tiêu dùng gởi đến người thân.

Và hy vọng nó sẽ được viral.

Nguồn: BrandsVietNam

Chiến dịch Marketing chạm vào trái tim khách hàng

Chiến dịch Marketing chạm vào trái tim khách hàng

“Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến.”

Content Marketing thành công là tạo được kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Đó không chỉ đơn giản là tạo ra nội dung và đưa cho họ xem, mà nội dung đó phải thực sự giá trị, phục vụ nhu cầu của khách hàng và chạm đến những cảm xúc yếu mềm nhất của họ. Các nhãn hàng có thể dễ dàng tạo được những nội dung kiểu này nếu tận dụng được sự đồng cảm.

Theo Tiến sĩ Brené Brown: “Đồng cảm là cùng cảm nhận với mọi người. Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến”. Đó là lý do tại sao những Content Marketing dựa trên sự đồng cảm là chiến lược đầy quyền lực cho cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C.

Nếu bạn chưa chắc chắn về ý nghĩa của nó thì hãy cùng xem những chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm ở nhiều phương diện khác nhau.

1. Lush

Kiểu nội dung: Video

Với khẩu hiệu: Mỹ phẩm tươi được làm thủ công (Fresh, handmade cosmetics), Lush là một thương hiệu làm đẹp nổi tiếng với các sản phẩm từ thiên nhiên. Quả thật vậy, chúng ta thấy rõ ràng điều này trong loạt video “Chúng được làm thế nào (How it’s made)” – nơi mà người xem được đến sau hậu trường để chứng kiến quy trình sản xuất những sản phẩm nổi tiếng của họ.

Mỗi tập phim đặc tả một hoạt động thực tế của nhân viên Lush hoạt động trong “gian bếp”, thuật lại từng bước họ làm ra mỗi sản phẩm. Người xem cảm nhận được đúng chất “lush” – tươi mới trong từng thành phần: giỏ chanh tươi, những nắm trà và muối tinh khiết hòa quyện cùng nhau. Đó quả thật là những hình ảnh vừa thú vị vừa mang tính giáo dục.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng luôn muốn mua được những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, họ quan tâm về thành phần tươi mới, hữu cơ trong mỹ phẩm và Lush đã hiểu được điều đó. Đoạn video màu sắc tươi sáng, được quay cận cảnh và đặc tả này chắc chắn đã có thể xóa tan lo lắng cho những khách hàng khó tính. Mang họ vào trong nhà máy và cho họ xem mọi quá trình, với những khuôn mặt “người thật giá thật”, là con dấu đảm bảo hữu hiệu nhất để khuyến khích họ an tâm tiếp tục mua các sản phẩm của Lush.

2. LinkedIn

Kiểu nội dung: Ebook

Giải pháp Marketing của Linkedln là động viên các nhà tiếp thị phát triển các đối tượng khán giả, tạo ra nhiều nội dung hiệu quả qua việc tận dụng Linkedln để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Đội ngũ phát triển của Linkedln đã tạo ra nhiều nội dung với chủ đề đa dạng trên blog phục vụ cho tất cả các đối tượng làm Marketing khác nhau.

Cuốn ebook 27 trang Native Advertising: What It Is. How to Do It (Quảng cáo tự nhiên: Khái niệm và cách làm) cung cấp rất nhiều thông tin về khía cạnh này, nó trở thành 1 trong những dịch vụ tiếp thị doanh nghiệp đặc biệt của Linkedln.

Ebook của Linkedln.

Cuốn ebook bao gồm các mẹo, số liệu thống kê, phân tích sâu sắc vào nhiều loại hình quảng cáo tự nhiên, các chiến lược, và lợi ích của chúng.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Một trong những chủ đề Content Marketing dựa trên sự đồng cảm vô cùng hiệu quả đó chính là giáo dục. Linkedln muốn trao quyền cho khán giả để tự làm công việc của mình tốt hơn (bằng cách sử dụng công cụ của họ). Thông qua các dịch vụ như thế này, khách hàng biết rằng họ có thể tin tưởng Linkedln như một sự chỉ dẫn đúng đắn, và LinkedIn có thể tiếp tục cung cấp các giải pháp thông qua việc bán sản phẩm của họ. Đó chính là một nước đi mà 2 bên cùng có lợi.

3. Home Depot

Kiểu nội dung: Infographic

Home Depot là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhà ở và sân vườn, phục vụ cho tất cả các đối tượng từ công nhân xây dựng đến các nhà làm vườn tại gia. Nói cách khác, đối tượng khách hàng của họ là các nguồn nhân khẩu học khác nhau.

Hướng đến các sản phẩm tự làm thủ công, tiếp thị của Home Depot tập trung vào thông điệp sản phẩm của họ có thể giúp bạn làm gì (chứ không đơn thuần là họ có những gì). Infographic Grow a Living Salad Bowl (Trồng một Tô Salad sống) hướng dẫn người tiêu dùng tự trồng rau của chính mình, cung cấp thông tin về phương pháp, thời điểm rau sinh trưởng tốt nhất và những công cụ họ cần, với yếu tố thương hiệu được giảm xuống tối thiểu.

Xem đầy đủ infographic này tại đây.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng luôn muốn tự mình trồng được một vườn rau cho gia đình, nhưng họ cần được giúp đỡ về thông tin và cần được động viên khuyến khích. Infographic này có tác dụng rất lớn để thúc đẩy hành động này.

4. Dove

Kiểu nội dung: Bài đăng Instagram

Dove là 1 thương hiệu làm đẹp rất thành công trong việc tạo ra một không khí rất tích cực, thân thiện và tràn ngập tình yêu cho người hâm mộ trên các phương tiện truyền thông xã hội của mình. Hầu hết bài đăng trên Instagram của Dove đều hướng đến khích lệ các cô gái yêu thương bản thân mình nhiều hơn, các thông điệp và tương tác của họ cũng đều được tạo ra để truyền tải cảm hứng này.

“Hãy ngưỡng mộ vẻ đẹp của người khác mà không cần băn khoăn về vẻ đẹp của chính mình.”

“Tôi tốt bụng, nhẫn nại và nhiệt huyết, cám ơn vì tôi được là chính mình.”

Không chỉ chia sẻ những thông điệp tuyệt đẹp, các bài đăng này thường giao một chút “bài tập” thực hành yêu thương bản thân cho người xem thực hiện. Đó có thể là gắn thẻ một người bạn, viết 1 đoạn nhật kí, Dove đang sử dụng Instagram để truyền cảm hứng cho hành động.

“Chia sẻ với mọi người: Tôi thấy hạnh phúc khi…”

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Những bài viết của Dove nhắc nhở khách hàng thường xuyên về giá trị của họ, cũng như cách để chủ động nhận ra giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như những người xung quanh. Đây không chỉ là chiến thuật xây dựng quan hệ của Dove, nó còn thật sự mang đến lợi ích tích cực cho người xem. Một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (2013) cho thấy tâm thái tự khẳng định tích cực cho bản thân giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong điều kiện căng thẳng. Đây là một phương pháp tiếp cận vừa chân thành vừa khoa học nhằm mang lại sinh khí vào trong cuộc sống hàng ngày của người xem.

5. Extra

Kiểu nội dung: Website tương tác

Chúng ta đã từng gặp nhiều quảng cáo kẹo cao su dựa trên mô típ: cuộc gặp gỡ nóng bỏng, buổi hẹn hò lãng mạn, Extra cũng dựa phát triển nội dung của mình trên ý tưởng này. Họ nhận ra rằng kẹo cao su là một phần hàng ngày của cuộc sống, một sản phẩm có vẻ bình thường, nhưng sự có mặt khắp nơi của nó đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc của con người. Do đó các chiến dịch #givextragetextra (trao extra nhận extra) là để nhớ về những giây phút ấy – một chuyến đi câu thú vị, những cuộc chơi với bạn bè… bằng những nét vẽ nghệ thuật.

Chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm của Extra.

Trang web tương tác này khuyến khích người dùng gửi lên hình ảnh những khoảnh khắc hàng ngày đáng nhớ của họ, chúng sẽ biến thành những bản vẽ phác thảo, và thậm chí được xuất hiện trên nắp trong bao bì Extra.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Kẹo cao su thường gắn với ý nghĩa giúp tăng cường sự thân mật, giúp hơi thở tươi mát để con người gần nhau hơn. Trong thế giới công nghệ, những khoảnh khắc hàng ngày của sự thân mật thường bị bỏ qua, chiến dịch này đã giúp người dùng thêm trân trọng và hào hứng kỷ niệm những giờ phút tươi đẹp ấy bên người thân. Extra đang giúp khách hàng sống một cuộc sống hoàn thiện hơn.

6. Microsoft

Kiểu nội dung: Infographic tương tác

Giải pháp bảo mật của Microsoft là giữ an toàn cho dữ liệu người dùng. Mục tiêu sau đó chính là giáo dục và giải thích lý do tại sao sản phẩm của họ quan trọng. Thế nhưng rõ ràng bảo mật dữ liệu không phải là một chủ đề đủ sức hấp dẫn- chưa kể rất nhiều thương hiệu đang hàng ngày nói về điều này.

Microsoft đã tạo ra một bước ngoặt mới – một trang tương tác mang tên Anatomy of a Data Breach (Phân tích một vụ đánh cắp dữ liệu). Trang này giải thích các vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua một ống kính mới và thú vị: các vụ xâm phạm bảo mật.

“Chi phí cho mỗi thông tin bị rò rỉ là $154, bạn có nhận ra nguy cơ này trước khi quá muộn?”

Người xem được đứng dưới góc nhìn của các hacker, được hướng dẫn các bước xâm phạm dữ liệu và chính xác cách mà chúng bị đánh cắp. Qua các số liệu thống kê đưa ra, thông điệp của thương hiệu trở nên cực kì rõ ràng.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Chúng ta đều biết xâm phạm dữ liệu là mối nguy hại lớn, nhưng không phải ai cũng có những ý niệm chính xác về lí do nó xảy ra. Bằng infographic chứa những câu chuyện thú vị và dữ liệu trực quan, Microsoft khiến vấn đề này trở nên chân thật và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Thông qua tương tác này, khách hàng thấy được thiếu sót của họ và cách để bảo vệ mình.

7. Michael’s

Kiểu nội dung: Blog

Michael’s là thương hiệu lâu đời cung cấp các sản phẩm thủ công và dạy nghề, nhưng trang blog The Glue String (Dây keo dán) mới thực sự giúp họ hòa mình vào thế giới của khán giả với nhiều nội dung đa dạng.

Bài viết trên Blog của Michael’s.

Những bài viết như “12 cách để lưu giữ băng dính Washi” (băng dính nhiều màu sắc nguồn gốc Nhật Bản – T/N) nghe qua thì có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng với những người đam mê thủ công thì đây chính là những gì liên quan mật thiết nhất đến cuộc sống của họ.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Làm thủ công là một sở thích rất thú vị, nhưng ai cũng có những lần bối rối với thú vui này. Việc cung cấp miễn phí những hướng dẫn, mẹo vặt giúp khán giả có thể làm tốt hơn và ít đau đầu hơn. Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng sẽ hào hứng chia sẻ những bài viết này, giúp Michael’s tiếp cận được với nhiều người hơn.

8. JetBlue

Kiểu nội dung: Video

JetBlue là một thương hiệu nổi tiếng với dịch vụ khách hàng cực kì hài hước và độc đáo. Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ này thường hướng đến những nội dung tiếp thị về thế giới trên phi trường.

Video Flight Etiquette (Nghi thức bay) mang màu sắc hài hước nói về những vấn đề ai cũng có thể gặp phải khi đi du lịch: quá háo hức lên máy bay, gặp người ngồi cạnh nói quá nhiều… Sử dụng một hướng dẫn “tương phản” How NOT to – Cách để KHÔNG… (trở nên quá thoải mái) họ đã thể hiện được tiếng nói thương hiệu của mình.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Rất nhiều tình huống xảy ra trong kỳ bay có thể biến kì chuyến đi của bạn biến thành thảm họa. Đoạn phim giúp bạn “cứu chữa” những khó khăn này bằng sự thấu hiểu và mang tính giáo dục cao.

9. J.Crew

Kiểu nội dung: Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan

J.Crew là một thương hiệu quần áo thời thượng, luôn tiếp thị dựa trên lối sống con người và mang thời trang của họ vào trong bối cảnh đó.

Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan của J.Crew.

Bài viết là sự thể hiện tuyệt vời của ý tưởng này. Thiết kế là phần một phần chính trong công việc của họ và cũng hoàn toàn tự nhiên nếu nó được đưa ra trước công chúng. Qua những thiết kế này để đưa ra mẹo, thủ thuật sử dụng, minh họa, chú thích và cuối cùng dẫn đến sản phẩm của mình.

Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:

Khách hàng muốn thông qua thời trang để thể hiện cá tính của mình. Thương hiệu đã hướng dẫn họ có thêm nhiều lựa chọn, thêm nhiều phong cách thông qua chính sản phẩm của mình.

Bạn đã sẵn sàng đi theo hướng này?

Tiếp cận nội dung theo cách đặt khách hàng, mong muốn, nhu cầu và mơ ước của họ lên trên bản thân mình là một cách thông minh để phát triển thương hiệu. Bằng cách đó bạn nói với khách hàng của mình rằng bạn quan tâm tới họ hơn hết thảy. Khách hàng sẽ muốn được làm việc cùng (B2B) và ủng hộ (B2C) công ty, nhân vật họ thích, hãy nắm bắt điều đó!

Nguồn: BrandsVietNam

5 nguyên tắc viết tiêu đề quan trọng nhất

“Chồng tôi mê gái” – đây là một ví dụ tiêu biểu về kỹ thuật viết headline (tiêu đề). Ví dụ này nằm trong 5/10 nguyên tắc viết tiêu đề khiến khách hàng không thể rời mắt.

Các tiêu đề chiếm đến 90% hiệu quả của một mẫu quảng cáo. Đây là ý kiến của Albert Lasker, một guru của quảng cáo hiện đại. Ông ta nói điều này khi internet còn chưa ra đời. Có nghĩa là ngay cả khi con người chưa bị tấn công bởi quá nhiều thông tin như hiện nay, vai trò của tiêu đề đã vô cùng quan trọng.

Tiêu đề sẽ quyết định một status bán hàng trên Facebook có được khách hàng đọc hết hay không. Tiêu đề sẽ giúp một bài viết PR được click nhiều hay ít. Và tiêu đề sẽ góp phần giúp một bài viết tâm huyết ai đó dành hàng giờ để viết không bị rơi vào sọt rác.

Sau đây là 5/10 nguyên tắc viết tiêu đề theo tôi là quan trọng nhất:

Lợi ích của khách hàng

Tiêu đề, dù cực ngắn, nên nói được lợi ích khách hàng sẽ nhận được về sản phẩm dịch vụ cụ thể. Trừ một số người có thời gian để chủ động tìm kiếm thông tin, đa số khách hàng thường tiếp nhận thông tin về thương hiệu họ mua một cách thụ động. Họ thấy lợi ích cụ thể họ mới đọc tiếp.

Công việc tốt nhất thế giới với lương 200K USD trong 3 tháng.

Những người đang đi tìm việc chắc chắn sẽ click vào tiêu đề này khi đọc ở mục “tìm việc”. Đây là tiêu đề “The best job in the world” quảng cáo về du lịch của bang Queesland (Úc) năm 2008. Tôi là một trong số 3 triệu “nạn nhân” của chiến dịch rất thành công này.

Liên quan đến nội dung body text

Vai trò của tiêu đề là gì? Rất nhiều. Và vai trò quan trọng nhất là nó giúp người đọc đọc phần tiếp theo của đoạn quảng cáo. Nhiều bài viết làm tốt khâu tiêu đề. Nhưng đến đoạn viết chính lại chẳng liên quan gì đến tiêu đề cả. Tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia sẽ làm người đọc sẽ khó chịu. Chỉ cần lặp lại trên hai lần thôi, lần thứ 3 cứ thấy tên người viết đó, tên thương hiệu đó họ sẽ bỏ qua.

Có keyword gây chú ý

Con số, tên người có ảnh hưởng, tên sự kiện mang tính thời sự, đặc điểm độc đáo của sản phẩm… gì cũng được, nhưng phải có “cái gì đó” để buộc mắt người đọc dừng lại ở đó. Từ “lướt” rất hay. Trước đây lướt sạp báo, lướt web. Lướt sạp báo thấy headline báo nào hay mới nhặt. Lướt web trong một hai phút thấy headline nào thu hút mới click. Giờ thêm từ lướt phây (Facebook). Bạn biết rồi đó. Đã lướt thì cực nhanh. Đã cực nhanh tức không có cơ hội cho những gì không nổi bật. Có những bài viết chất lượng của một số Facebookers chất lượng ít người đọc. Một trong những lý do là headline (hoặc đoạn đầu bài viết) không hấp dẫn vì thiếu keyword thu hút. Thật tiếc!

Các tiêu đề chiếm đến 90% hiệu quả của một mẫu quảng cáo.

Ở ví dụ trên, 200K USD trong 3 tháng là mức lương không một kẻ đang tìm việc nào có thể cưỡng lại được cú click chuột.

Ngôn ngữ hội thoại

Có một thực tế về văn hoá đọc là người đọc giờ đây ngày càng bị ảnh hưởng bởi phong cách copywriting theo ngôn ngữ mạng xã hội nhiều hơn. Hay dở phân tích sau. Nhưng đó là một thực tế. Thực tế này đòi hỏi copywriter không thể bỏ qua khi viết nói chung và viết tiêu đề nói riêng. Những tiêu đề viết theo phong cách “nói chuyện” bình dị, đơn giản sẽ dễ dàng gây cảm tình từ cú lướt đầu tiên hơn.

Chồng tôi mê gái
Chồng tôi mê gái chỉ vì tôi không đọc tuần báo Đàn bà
Nên không biết săn sóc cho đẹp hơn
Không biết làm đồ ăn cho ngon hơn
Không biết dạy con khéo hơn
Không biết giao tiếp giỏi hơn
Không biết ăn mặc thanh lịch hơn
(trích đoạn quảng cáo cho Tuần báo Đàn bà – tuần báo thời Pháp thuộc)

Vâng tiêu đề là “chồng tôi mê gái”. Một nửa thế giới này không ai không quan tâm. Rất chi là trực quan sinh động. Ngôn ngữ nghe như một chị một cô nào đấy đang buôn chuyện với bạn. Các bà các cô đọc đoạn viết quảng cáo này chắc chay đi mua Tuần báo Đàn Bà khẩn trương thôi. Tiếc rằng hình như giờ có nhiều báo giấy báo mạng nhưng không có tờ nào, trang nào mang tên này. Cơ hội?

Trung thực

Tiêu đề giúp đoạn viết copywriting (quảng cáo) hay đoạn viết content writing (viết nội dung) được chú ý. Chính vì quan trọng nên dẫn đến một số tiêu đề rơi vào bẫy giật tít quá đà. Hiện nay không hiếm các bài viết về đề tài xã hội hay để tài thương hiệu của các doanh nghiệp rơi vào bẫy này. Tôi cho rằng cách bền vững nhất để khách hàng đến và ở lại với mình là tôn trọng họ. Đối với tiêu đề, sự tôn trọng thể hiện ở việc không dụ họ click những tiêu đề gây shock (gây tranh cái là chuyện khác) trong khi nội dung không liên quan đến tiêu đề này. Cảm giác “bị lừa” khi lỡ đọc một bài viết vì tiêu đề giật tít không trung thực khiến người đọc cực kỳ khó chịu. Những người làm marketing đừng quên điều này.

Năm nguyên tắc nêu trên đều cần đi theo một số kỹ thuật ngôn ngữ (tạm gọi là thủ pháp). Tôi cho rằng thủ pháp là công cụ quan trọng của ngôn ngữ khi viết. Nhưng thủ pháp cần được sử dụng dựa trên các nguyên tắc. Không có nguyên tắc làm chuẩn, chiêu thức sẽ dễ lạc lối và trượt khỏi bánh ray quan trọng: copywriting về tổng thể là để xây dựng thương hiệu, dù đơn lẻ một bài viết nào đấy có thể chỉ để bán hàng.

Nguồn: BrandsVietNam

8 điều thương hiệu cần biết về Digital Video

Sức mạnh của Video trực tuyến đã được khẳng định. Thị trường nhận thức rất rõ tầm quan trọng của Online Video, đặc biệt từ năm 2006, khi Google thâu tóm YouTube trong một thương vụ trị giá 1,5 tỷ USD.

Nhưng rất nhiều điều đã đổi thay kể từ thời điểm đó. Thực tế đang đặt ra câu hỏi: Liệu Video trực tuyến có còn hiệu quả trong tương lai? Câu trả lời là “Rất có thể”. Và nếu điều đó thành sự thật – Video chính là tương lai của Internet, thì đây là những gì mà mọi thương hiệu cần phải biết.

dimaco-271016-002

Video đang thay đổi diện mạo nhiều dịch vụ trực tuyến

Có không ít bằng chứng cho thấy sự bùng nổ của Video trên Internet trong thời gian sắp tới. Một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất chính là việc Video đang khẳng định tầm ảnh hưởng của mình đối với những dịch vụ trực tuyến nổi bật (mà khác với YouTube) trước đây chưa thực sự quan tâm đến mảng Video.

Điển hình là Instagram, ứng dụng chia sẻ hình ảnh nổi tiếng trên mạng xã hội. Đầu năm nay, Instagram đã tuyên bố nâng thời lượng tối đa của Video trên nền tảng từ 15 lên 60 giây. Công ty lý giải, bởi thời gian người dùng xem Video trên Instagram đã tăng hơn 40% chỉ trong 6 tháng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ dừng lại. Và mặc dù Instagram vẫn phổ biến như một ứng dụng chia sẻ hình ảnh, nhưng Video đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn hơn trong hỗn hợp nội dung của nền tảng này.

Tầm ảnh hưởng của Video thậm chí còn rõ ràng hơn nếu nhìn vào “ông chủ” của Instagram là Facebook. Mạng xã hội hàng đầu thế giới này là một trong những nền tảng chia sẻ Video phổ biến nhất hiện nay và là mối đe dọa thực sự đối với YouTube. Nhưng Facebook không chỉ ngấp nghé vượt qua mỗi YouTube, họ còn cho thấy tiềm năng dẫn đầu thị trường về dịch vụ Video.

Tại hội thảo mới đây ở London, Nicola Mendelsohn, Phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Facebook, dự đoán trong 5 năm tới, “có lẽ” trên mạng xã hội chỉ còn “toàn là Video”.

Mendelsohn khẳng định: “Nếu tôi phải đặt cược, đó sẽ là Video, Video và Video”. Tại sao? Bởi Video có tác động cực kỳ mạnh mẽ.

“Cách tốt nhất để kể chuyện trong thế giới Internet, nơi tràn ngập vô vàn thông tin, chính là dùng Video. Video có khả năng truyền tải lượng thông tin khổng lồ trong tích tắc, giúp người dùng tiếp nhận nhiều thông tin hơn hẳn.”

dimaco-271016-003

Nhưng Video Ad không phải là tất cả …

Với những thương hiệu đang tìm cách tận dụng lợi thế của thiết bị di động (Mobile), quảng cáo Video là chiến lược trong tầm tay.

Thông thường, khi sản xuất Video quảng cáo số đặc biệt là quảng cáo chất lượng cao, thương hiệu không chọn cách tái sử dụng nội dung từ các spot quảng cáo truyền hình. Nhưng hóa ra, dùng lại quảng cáo truyền hình lại cách đơn giản nhất nếu thương hiệu muốn khởi đầu một cách thận trọng với Video trực tuyến, bởi người dùng vẫn ít phản cảm với quảng cáo truyền hình hơn quảng cáo số.

Những định dạng quảng cáo số quen thuộc nhất với Brand Marketer, như định dạng “pre-rolls”, lại không được nhiều người dùng ưa thích. Chính điều này đã gây cho quảng cáo số sự cố không mong muốn về khả-năng-nhìn-thấy-quảng-cáo (Viewability). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều thương hiệu bắt đầu tìm kiếm phương thức khác để quảng bá bằng Video, ngoài hình thức Video Ad thuần túy.

Ví dụ: Một số thương hiệu đang tạo nội dung Video gốc trên các nền tảng như Instagram, gồm cả những mini-series nhiều tập, và khuyến khích người dùng tự tạo nội dung như một phần của các cuộc thi có giải thưởng (Contest).

Thương hiệu cũng phối hợp với những nhân vật có tầm ảnh hưởng (Influencer) để đồng sáng tạo nội dung, đồng thời sử dụng Video về sản phẩm để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giá trị trung bình của đơn hàng.

Nhìn chung trong ngắn hạn, có nhiều cách để thương hiệu tận dụng thời cơ từ Video trực tuyến. Và Video Ad chưa hẳn là cách tối ưu để khai thác tiềm năng của Video.

Live Video không phải xu hướng nhất thời

Video phát trực tiếp là xu hướng nổi bật nhất hiện nay. Vô số thương hiệu đang sử dụng các ứng dụng phát Video trực tiếp như Meerkat (của công ty Life on Air), Periscope (của Twitter), và Facebook Live (của Facebook).

Việc Facebook đầu tư mạnh cho Live Video đã nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng. Theo Phó chủ tịch Mendelsohn của Facebook, tính năng phát trực tiếp đang trở thành hiện tượng bùng nổ mạnh mẽ ngoài sức tưởng tượng. Live Video có khả năng thu hút người dùng cực lớn với mỗi Live Video đạt số bình luận gấp 10 lần Video thường.

Tuy nhiên, dù Live Video tăng trưởng rõ nhất trên các nền tảng xã hội như Facebook, nhưng thương hiệu vẫn cần nhớ, Live Video không chỉ dành cho mạng xã hội. Bằng chứng là sự thành công của Style Code Live, một chương trình truyền hình mua sắm do “gã khổng lồ” bán lẻ trực tuyến Amazon sản xuất. Style Code Live được phát sóng trực tiếp với thời lượng 30 phút hàng ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Chương trình mời những Influencer đến giới thiệu về các xu hướng mới, kết hợp với tính năng tương tác trực tiếp và làm nổi bật sản phẩm đang được giới thiệu để thúc đẩy người xem mua hàng.

Mobile không phải là rào cản

Nếu có ai đó ngờ vực khả năng phát triển của Video trong tương lai, lý do lớn nhất có lẽ do sự giới hạn về hiệu suất của thiết bị di động, vấn đề băng thông và chi phí sử dụng dữ liệu.

Nhưng tiến bộ trong công nghệ di động và khả năng cắt giảm chi phí dữ liệu đã cho thấy, việc di động phổ biến sẽ không phải là trở ngại lâu dài cho sự phát triển của Video trên Internet.

Số liệu thống kê của Facebook càng củng cố điều này. Như Mendelsohn tiết lộ, người dùng Facebook dành trung bình 100 triệu giờ mỗi ngày để xem Video trên di động.

dimaco-271016-004

Âm thanh trở thành tính năng “tùy chọn”

Từ lâu Video vẫn được xem là phương tiện truyền đạt âm thanh lẫn hình ảnh. Nhưng Internet đang thay đổi điều này.

Trên Twitter và Facebook hiện nay, Video thường có tính năng “phát tự động” (Autoplay) trong im lặng. Thách thức đặt ra cho thương hiệu là phải đảm bảo sự hấp dẫn cho nội dung Video ngay cả khi không có âm thanh. Một trong những kỹ thuật ngày càng phổ biến giúp thương hiệu làm được điều này là Texted Video, dạng Video thời lượng ngắn hiển thị văn bản thay vì phát âm thanh.

Video không chỉ dành cho thương hiệu lớn

Nội dung (Content) là yếu tố quyết định thành công của Video trực tuyến. Để sản xuất nội dung Video chất lượng cao đôi khi cần đến ngân sách thực sự “hoành tráng”. Nhưng nhu cầu cắt giảm chi phí ngày càng tăng, và thương hiệu cũng có nhiều công cụ hơn bao giờ hết để tạo nội dung Video mà không cần mức chi tiêu đến năm, sáu hoặc bảy con số.

Chẳng hạn, rất nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ Video hiện nay đã tìm cách tiếp cận những doanh nghiệp nhỏ nhất trên thị trường. Mới đây, YouTube vừa ra mắt YouTube Director, một ứng dụng miễn phí cung cấp các biểu mẫu và công cụ để tạo quảng cáo Video dành cho doanh nghiệp với ngân sách nhỏ. Thậm chí đối với doanh nghiệp chi từ 150 USD cho quảng cáo YouTube, họ sẽ được nhà làm phim chuyên nghiệp đến tận nơi, quay và chỉnh sửa Video quảng cáo miễn phí.

Công nghệ mới sẽ thay đổi “cuộc chơi”

Những công nghệ mới, như công nghệ thực tế ảo (VR) đang mang đến cơ hội mới để thương hiệu sáng tạo nội dung Video hấp dẫn.

Một số công nghệ khá đắt đỏ như loại máy quay thực tế ảo chuyên nghiệp (Pro VR Camera) đôi khi có giá hàng chục ngàn USD. Nhưng một số công nghệ khác như máy bay không người lái (Drones) lại có giá phải chăng hơn mà vẫn đảm bảo sức hút của Video.

Ví dụ: Dolphin & Whale Watching Safari, một công ty nhỏ cung cấp tour du lịch xem cá voi tại Nam California, đã dùng Video quảng cáo quay bằng máy bay không người lái và nhận được phản hồi tuyệt vời. Video của họ thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube chỉ trong thời ngắn.

 

Cơ hội kiếm lời từ thị trường ngách

So với những kênh truyền thông khác như radio hay truyền hình, mạng Internet đặc biệt phù hợp và là môi trường thuận lợi cho Video phát triển. Sự phổ biến của Internet đã tạo thêm nhiều thị trường “ngách” hấp dẫn cho loại hình Video kỹ thuật số.

Twitch là một trường hợp. Ra đời năm 2011, dịch vụ chia sẻ Video trực tuyến về Game này được Amazon mua lại năm 2014 với giá gần 1 tỷ USD. Năm ngoái, tổng thời lượng người dùng xem Video trên Twitch đã đạt con số “khủng” – 459.000 năm. Con số này dự kiến tiếp tục tăng bởi dòng Game eSports (thể thao điện tử) đang ngày càng thịnh hành.

Có thể nói, sự phát triển của Video trên Internet chính là cơ hội hoàn hảo để thương hiệu kiếm lời từ các thị trường “ngách”, chẳng hạn như thị trường Video trò chơi, thông qua hình thức quảng cáo (Adveritising), tài trợ (Sponsorship) và sáng tạo nội dung gốc (Original Content).

Nguồn: BrandsVietNam

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

Trong bối cảnh internet ngày càng “ăn sâu” vào đời sống con người, video là công cụ truyền thông mà các doanh nghiệp không những không nên bỏ qua, mà còn cần có chiến lược đầu tư.

Bởi, đây là hình thức truyền đạt nội dung một cách chân thật nhất, và các nghiên cứu cho thấy người xem video sẽ mua và giới thiệu sản phẩm cho bạn bè nhiều hơn so với việc nhận thông tin trên các kênh truyền thông khác.

Với sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, việc tạo một video clip không còn quá khó khăn. Và sau đây là 6 bước để tạo một kênh video có nhãn hiệu chuyên nghiệp, theo chuyên gia marketing Mark Fidelman:

1. Học hỏi từ chuyên gia bên ngoài trước

Để tạo được một kênh video chất lượng khó hơn nhiều so với việc viết blog. Bạn cần phải tải video lên, chỉnh sửa, điều chỉnh âm thanh, âm lượng, viết nội dung. Tất cả những việc này, tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài trước để học hỏi kinh nghiệm của họ.

2. Nhờ chuyên gia làm “đại sứ”

Nếu bạn không có sẵn khả năng để đứng trước ống kính camera, hãy tìm đến những người có sức ảnh hưởng lớn trong ngành của bạn, những người có thể đứng trước camera và chia sẻ thông tin tới khán giả của bạn một cách hiệu quả.

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

6 bước để tạo một video marketing hiệu quả

3. Sử dụng các ứng dụng

Nếu bạn đang hướng đến khách hàng là doanh nghiệp (giao dịch B2B), hãy xác định những khiếm khuyết trong sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, đặt câu hỏi cho chúng và trả lời qua video YouTube. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Keyword Planner trong trường hợp này. Bạn chỉ cần đánh vào câu hỏi và ứng dụng này sẽ cho thấy mức độ thắc mắc của khách hàng.

4. Đưa video lên YouTube

Bạn có thể tải video lên Facebook, nhưng YouTube sẽ đem về điểm chấm SEO cao hơn, bạn sẽ được giữ video trên đó trong thời gian dài và nó cũng là nơi nhận được nhiều tìm kiếm hơn.

5. Luôn luôn sẵn sàng cho các cuộc gọi thắc mắc

Hãy đưa lên những đường link và ghi chú đi kèm cùng video, sử dụng phần bình luận để hỗ trợ bạn trong điều này. Bạn cần chứng tỏ rằng mình luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Điều này cũng tương tự như trong viết blog, nhưng với video bạn sẽ thấy mình có thể chủ động hơn nhờ các ứng dụng mới mà YouTube cung cấp, ví dụ như những thống kê về số lượng người mua sản phẩm, tạo tài khoản cho một dịch vụ nào đó, hay tải về video của bạn.

6. Thử nhiều lần

Hãy sử dụng hỗ trợ phân tích mà YouTube, Facebook, hay bất cứ hệ thống nào để chỉnh sửa, thêm nội dung, di chuyển video, thử qua những ứng dụng phần mềm… Làm như vậy cho đến khi bạn có được một video đáp ứng đủ yêu cầu cho khán giả của mình.

Để tạo một video chuyên nghiệp, bạn có thể phải làm nhiều hơn 6 điều trên. Nhưng đây là những gợi ý tốt nhất cho những người mới bắt đầu.

Nguồn: BrandsVietNam

64 từ Copywriter không thể bỏ qua

Từ ngữ với copywriter giống như bánh mì với bơ. Từ ngữ là để bán. Từ ngữ cần khơi gợi sự quan tâm của mọi người, làm cho họ tưởng tượng và khiến họ cảm thấy “cái này đáng để trả tiền mua”.

Copywriter không thể chỉ đánh giá dựa trên việc sử dụng từ ngữ chính xác, ngữ pháp, nhịp điều hay sự rõ ràng của ý tưởng – mặc dù tất cả đều rất quan trọng. Để viết được một bài viết tạo ra tương tác, những phản ứng của người đọc… copywriter phải đưa vào từ ngữ mà chúng ta sử dụng những cảm xúc, tình cảm và cả tâm lý.

Dưới đây là 64 từ có thể giúp bạn biến một bài viết bình thường trở thành một bài viết với nhiều sức mạnh hơn và hiệu quả hơn (trong bán hàng).

Những từ này đều có thể được sử dụng trong tất cả các bài viết của bạn.

1. Bạn

Sử dụng từ “bạn” làm người đọc tập trung hơn vào thông điệp của bạn. Sử dụng từ “bạn” nhiều hơn là sử dụng các cụm “chúng tôi”, “của chúng tôi” hay “chúng ta”. “Bạn” là nền tảng của copywriting nhắm tới khách hàng khi biến họ thành trung tâm và nó cũng là cách khiến bài viết có thể giúp chuyển đổi từ “người đọc” sang thành “khách hàng”.

2. Bởi vì

Hãy cho người đọc một lý do để họ làm một điều gì đó, kể cả khi nó không phải là một lý do quá tuyệt vời. Nhưng thật sự là vậy. Ellen Langer, một nhà tâm lý học xã hội và là giáo sư tại Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc nghiên cứu, trong đó thử nghiệm xem mọi người có sẵn sàng để ai đó xếp hàng chen ngang mình không, bằng việc sử dụng những cụm từ khác nhau để thuyết phục. Kết quả là khi có một lý do nào đó được đưa ra (đơn giản như :”Tôi đang rất vội), 90% đã đồng ý người đó được đứng vào hàng chờ.

“Bởi vì” là một cỗ máy. Hãy sử dụng nó trong các tiêu đề, các offers hay calls to action của bạn.

Những từ sử dụng để nói về sự mới mẻ

3. Giới thiệu

4. Chào mừng

5. Độc nhất

6. Công bố/Thông báo

7. Đột phá

8. Đáng kinh ngạc

9. Thú vị

10. Rất ngạc nhiên

Những từ sử dụng để nói về sự độc quyền

11. Đặc biệt

12. Bí mật

13. Ẩn số

14. Chân lý

15. Sự cám dỗ

16. Nghiêm cấm

17. Không bao giờ

18. Tiết lộ/Bật mí

19. Dành riêng cho

20. Giới hạn

Những từ sử dụng để nói về tính cấp thiết

21. Ngay bây giờ

22. Khám phá

23. Mới

24. Kết quả

25. Chỉ (only)

26. Trực tiếp

27. Gấp rút

28. Nhanh chóng

29. Không thể trì hoãn

Những từ sử dụng để trấn an

30. Có thể

31. Đảm bảo

32. Chứng minh

33. Dễ dàng

34. Chăm sóc

35. Đơn giản

36. An toàn

37. Trọn đời

Những từ sử dụng để thể hiện sự chăm sóc

38. Gia đình

39. Tình yêu

40. Trẻ em

41. Thiên đường

42. Giấc mơ

43. Sức khoẻ

Những từ sử dụng để thể hiện tính chất “tiết kiệm”

44. Tiết kiệm

45. Tiền

46. Giá rẻ

47. Nhận được

48. Miễn phí

49. Giảm/hạ giá

50. Món hời

51. Tặng thưởng

52. Chiết khấu

53. Thấp nhất

Những từ sử dụng để thể hiện “nỗi đau”

54. Ghét

55. Thất bại

56. Sợ hãi

57. Lười biếng

58. Nhục nhã

59. Cô đơn

60. Bị từ chối

61. Căng thẳng

62. Ngu ngốc

63. Cảm thấy tội lỗi

Tặng thêm cho bạn một từ nữa: Tưởng tượng (64)

Khi bạn sử dụng một từ như “tưởng tượng”, nó giống như bạn đang mời độc giả của mình có một kỳ nghỉ chớp nhoáng tới nơi vui vẻ và yêu thích của họ. Một nơi mà không có nỗi đau, nỗi buồn, không bực bội hay khó chịu. Một bức tranh hay một viễn cảnh tươi đẹp là loại kịch bản rất tuyệt vời để mở đầu cho một bản copywriting của bạn, hoặc là để cung cấp một giải pháp nào đó mà bạn đang muốn nhắc tới.

Làm thế nào để sử dụng những từ này để bán hàng?

Tôi vừa cung cấp cho các bạn một danh sách các từ có thể sử dụng trong bài viết bán hàng và có thể bạn đang tự hỏi “Tôi phải làm cái quái gì với đống từ này”. Tôi không gợi ý bạn cố gắng dùng mọi từ tôi liệt kê ra đây trong bài viết của mình. Thay vào đó, hãy xem xét từ góc độ “cảm xúc”, xem bạn đang muốn khai thác khía cạnh nào của cảm xúc để tác động tới tâm lý của khách hàng. Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn người đọc cảm thấy, đừng viết chỉ theo cảm hứng hay cảm tính mà hãy phân tích và suy nghĩ thấu đáo, sau đó chọn một từ bạn cho là phù hợp trong số những mục tôi đã gợi ý ở trên.

Hãy để tôi nhấn mạnh thêm một lần nữa bởi vì đó là chìa khoá để gia tăng sức mạnh cho từ ngữ của bạn: Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn ai đó cảm thấy hay những gì bạn muốn họ nghĩ tới, và chọn một từ loại trong số đó.

Hãy tham khảo một vài ví dụ dưới đây của tôi để bạn có thể nhìn thấy rõ hơn những gì tôi muốn nói.

Một lời đề nghị: “Giảm giá này chỉ áp dụng tới nửa đêm ngày thứ 6.”

=>Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn họ cảm thấy có chút lo lắng/sợ hãi (vì có thể bỏ lỡ) và ưu đãi này là một chương trình đặc biệt.

Tôi sẽ viết: “Chương trình giảm giá độc quyền này chỉ kéo dài tới nửa đêm. Hãy đăng ký ngay!”

Call to action: “Tải bản hướng dẫn này và bắt đầu lên kế hoạch cho bữa tiệc sắp tới của bạn!”

=> Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn đảm bảo với họ rằng hướng dẫn này sẽ chỉ cho họ cách để làm việc được với những nhà cung cấp tốt nhất (và dễ dàng nhất).

Tôi sẽ viết: “Tải bản kế hoạch miễn phí này để khám phá 11 bí mật đơn giản trong việc thuê nhà cung cấp mà ai cũng phải lưu giữ.”

Một tiêu đề cho brochure: “Sản phẩm mới của chúng tôi giúp đỡ hàng triệu người”

=> Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn họ cảm nhận được tính chất thú vị của sản phẩm và nó hữu dụng với họ.

Tôi sẽ viết: “Một tiết lộ mới! Bước đột phá thú vị này đang giúp đỡ hàng triệu người… Nó có thể cũng rất cần cho BẠN”

Hãy biến chúng thành ngôn ngữ của bạn

Nếu bạn đang có một tiêu đề, call to action, offer hay một tuyên bố khiến BẠN buồn ngủ. Hãy rà soát lại danh sách nói trên và tự hỏi mình những gì bạn muốn người đọc cảm thấy và thêm thắt những từ có sức mạnh tăng thêm gia vị cho câu chuyện hay một bài viết của mình. Bất kể bạn viết gì, hãy tập trung vào người đọc.

Hãy kiểm tra và so sánh những thay đổi giữa chính những bài viết của mình trước và sau khi đọc bài viết này.

Tất nhiên, nếu bạn có những từ “đắt” của riêng mình, hãy cho tôi biết và tôi sẽ đưa thêm chúng vào danh sách.

Nguồn: brandsvietnam

Ngôn từ trong quảng cáo tiếp thị

Ngôn từ có khả năng thuyết phục nhưng cũng có thể khiến cho người khác khó chịu, có khả năng dẫn dắt nhưng cũng có thể gây cản trở cho bạn., có khả năng hàn gắn vết thương nhưng cũng có thể giết chết một con người.

Trung bình mỗi ngày chúng ta tiếp nhận khoảng 300-400 thông điệp quảng cáo, tiếp thị hàng ngày bao gồm báo, tạp chí, đèn LED, email, inbox, vô tuyến, đài phát thanh, tờ rơi…Vậy làm sao để những thông điệp quảng cáo truyền thông của bạn gây ẤN TƯỢNG với những người tiếp nhận ??? Ở đây tôi chỉ nói đến Social Media (Truyền thông mạng xã hội, mà cụ thể là thằng Facebook ) vì trình độ chưa đủ nói về những cái khác…

suc-manh-ngon-tuThực tế ai cũng biết những từ ngữ mà bạn sử dụng trong tiếp thị có thể sẽ thu hút khách hàng hoặc có thể đẩy họ ra xa bạn hơn

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÂU NÓI HỢP LÝ VÀ CÂU NÓI KHÔNG HỢP LÝ GIỐNG NHƯ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ÁNH CHỚP VÀ CON ĐOM ĐÓM

Có thể bạn không tin nhưng ngôn từ có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Đơn giản lấy ví dụ như bạn đi kí hợp đồng, vài lời nói vô ý của bạn có thể làm bạn mất đi hợp đồng đó. Để ý các thương hiệu lớn trên thế giới và ở Việt Nam, thông điệp truyền thông của họ rất trau chuốt về ngôn từ (Cái này chém gió :v )

Trong những bối cảnh và sự kiện khác nhau, chúng ta phải sử dụng những kiểu ngôn ngữ khác nhau. Cách đây vài tuần tôi có chuyến đi CHÉM GIÓ vào Sài Gòn. Chuyến bay khởi hành lúc 11h đêm làm tôi cảm thấy đói và thèm ăn cái gì đó tương tự cơm. Xem catalog trên máy bay tôi thấy 1 món cơm rang mà tôi rất thích. Giá như được làm thêm lon bia nữa thì quá tuyệt. Tiếc là khi được gọi món thì trên máy bay chỉ còn đồ ăn sẵn. Nhân viên phục vụ rất khéo léo khi mời tôi “Anh có thể chọn món bánh mỳ sandwich với 2 lát bánh giòn tan, kẹp ở giữa nhân thịt, rau và thêm một chút tương ớt..” Kết quả là tôi chọn luôn bánh mỳ sandwich dù trước đó không hề thích.

Việc bạn nên làm trong content marketing là gì ?
Bạn nên đọc qua bài viết 9 Bước xây dựng nội dung hấp dẫn cho Fanpage rồi đọc cái dưới ạ

1. Sử dụng các con số trong ngôn từ
Người bán hàng, nhà tiếp thị cần phải biết nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ các con số để tăng tính thuyết phục
  • Hơn ba phần tư…
  • Hơn hai trong số ba…
  • Gần tám trong số mười…
  • Chưa đầy một nửa
  • Dưới ba phần tư
2. Lựa chọn những từ có ý nghĩa tích cực
Bạn có thể lựa chọn những từ ngữ có ý nghĩa tích cực để giúp khách hàng tiềm năng cảm thấy yên tâm, tin tưởng và vui vẻ hơn khi tiếp nhận sản phẩm của bạn. Từ ngữ mà bạn lựa chọn sẽ giúp cho tâm trí họ theo dõi những gì bạn nói, bạn thể hiện. Khi chúng ta đang có tâm trạng tích cực, chúng ta không nên đặt quá nhiều câu hỏi. Câu khẳng định bao giờ cũng tạo ra tâm lý thoải mái và tăng độ TRUST
3. Lựa chọn từ ngữ tạo cảm xúc
Khi bạn xây dựng nội dung, viết bài quảng cáo tiếp thị cần cân nhắc tác động của từ, cụm từ. Có nhiều từ dễ gây xúc động và biểu thị những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Khó để tìm ra ngôn từ chung nhất cho tất cả mọi người. Vì thế cần tránh những từ nhất định mặc dù nó có ý nghĩa tích cực. Thay vào đó sử dụng từ ngữ mơ hồ hơn để họ tự hiểu theo cách của họ.
4. Sử dụng “từ ngữ của loài chồn” 
Nghĩa là những từ ngữ làm cho người đọc không biết chính xác nó như nào. Ví dụ: Có thể, có lẽ, lên đến, gần như, khoảng…
5. Sử dụng từ ngữ gây sự chú ý
Ảnh quảng cáo cho event tại KT-Hair Salon
Hệ thống từ vựng tiếng Việt rất phong phú, vì vậy hãy dành chút thời gian lựa chọn cho mình từ thích hợp nhất. Ví dụ:
  • Giá chỉ còn một nửa
  • Mua một – tặng một
  • Giảm giá 50%
Cả 3 cụm từ trên đều có chung nội dung nhưng dám đảm bảo cụm từ thứ 2 có hiệu quả cao nhất.
Một vài lưu ý nhỏ
  • Không sử dụng biệt ngữ hoặc thuật ngữ kỹ thuật: Trừ khi bạn chắc chắn ai đọc cũng hiểu
  • Không sử dụng từ tục tĩu và tiếng lóng: Bởi nó sẽ làm tổn thương người đọc
  • Ngôn từ đơn giản, dễ hiểu
  • Sử dụng câu có động từ: Dạng call to action ấy ạ
Làm gì thì làm, các bạn tránh Những sai lầm thường gặp khi xây dựng nội dung Fanpage ra ạ
Nhấn mạnh thêm: Hãy đánh vào cảm xúc của người dùng, đánh vào chính những điều mà họ quan tâm, chính những người mà họ đang quan tâm

Chinh phục 9 loại khách hàng bằng câu chữ

  1. Viết cho người cầu toàn cần thực tế, đi thẳng trực tiếp vào sản phẩm, lợi ích thiết thực của sản phẩm dịch vụ. Content nhất quán trước sau như một.
  2. Viết cho người giàu tình cảm cần khai thác yếu tố nhân văn, triết lý cuộc sống. Chú ý đến các tiểu tiết nhỏ của sản phẩm dịch vụ, cũng cần lưu ý rằng phần lớn họ thường mua sản phẩm cho người khác.
  3. Viết cho người tham vọng cần đánh mạnh cái tôi cá nhân của họ, nhấn mạnh lợi ích của sản phầm dịch vụ vun đắp giấc mơ trở thành người thành đạt. Luôn đặt sự tôn trọng lên hàng đầu.
  4. Viết cho người cá tính cần sâu sắc, khiến họ tự liên hệ bản thân cho họ thấy họ là duy nhất khi dùng sản phẩm này, nâng cảm xúc họ lên chứ không nịnh bợdimaco-290916-001
  5. Viết cho người lý trí cần logic, thông tin khách quan, cung cấp nhiều thông tin kiến thức thực tế cho họ về sản phẩm dịch vụ
  6. Viết cho người trung thành cần cho họ thấy sự an toàn, ít sự rủi ro. Chú ý đến tiểu tiết, ý nghĩa cuộc sống của sản phẩm và dịch vụ. Không vội vã chào mời quá lố, cần điềm tĩnh chậm rãi xử lý các nỗi lo lắng trong suy nghĩ của họ
  7. Viết cho người nhiệt tình cần thúc đẩy, động viên tinh thần mạnh mẽ, tránh nói đến những điều không vui, không đau đớn. Cách viết lạc quan, mạch lạc rõ ràng, kích thích họ hành động và chia sẻ
  8. Viết cho người mạnh mẽ cần dứt khoát, thẳng thắn, nói rõ mặt ưu điểm và khuyết điểm. Không giấu diếm thiếu trung thực về bất lợi của sản phẩm dịch vụ. Đưa cho họ quyền lựa chọn, đồng điệu trong cảm xúc cùng họ.
  9. Viết cho người ôn hòa cần chậm rãi, không thách thức trong câu chữ, dĩ hòa vi quý. Cần tìm kiếm điểm chung giữa tính cách của họ và sản phẩm dịch vụ nhằm kết nối và giúp họ cảm thấy gần gũi hơn.

Nguồn: congdongisocial.com

Content Is King – Những Điều Cần Biết

Content Marketing cực kỳ cần thiết và hiệu quả nếu bạn biết cách làm nó trở nên thu hút.
Chắc hẳn nếu các bạn làm Content Marketing thì một điều tuyệt vời mà chúng ta luôn mong muốn đạt được đó là nội dung chúng ta làm có độ Viral cao. Vì thế, bạn có thể tưởng tượng ra chúng ta sẽ hạnh phúc như thế nào khi biết nội dung hay và thu hút đang trở thành xu hướng “Hot” dẫn đến thành công. Với những ai mà chưa hiểu lý do tại sao, ngay sau đây là câu trả lời.
nhung-dieu-can-biet-de-lam-ra-content-marketing-tuyet-voi
Ngoài việc chạy Ads ( Quảng Cáo Bài Viết ) thì các bạn còn muốn là một người viết nội dung Chuyên Nghiệp. Những bức ảnh và video, tất cả vì mục đích thu hút và duy trì khách hàng trung thành – những người kỳ vòng sẽ sử dụng dịch vụ và sản phẩm của bạn trong một ngày gần đây. Nghe có vẻ dễ !!! Nhưng thật ra có vô vàn những thử thách để có thể thu hút sự chú ý của mọi người, vì vậy trừ khi bạn đang tạo nên những nội dung thực sự thu hút và tương tác với những người mà muốn hoặc cần, nếu không sẽ rất tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả gì cả !!!
OK và bắt đầu nào !!! Những điều các bạn làm Content Marketing cần biết giúp bạn tạo nên những nội dung hay và tạo được sự tương tác cao với khách hàng ( Fan) trung thành.
Đầu tiên là hãy xác định nội dung các bạn làm. Mọi người tìm kiếm những giá trị trong việc đọc nội dung sẽ giúp họ giải thích được cái gì mà họ đang và sẽ quan tâm. Nội dung của bạn sẽ thật sự thu hút nếu như bạn khơi gợi được cảm xúc trong họ. Họ nhìn thấy những điều quen thuộc nhưng theo một cách mới sẽ khiến họ cảm thấy bất ngờ và cuốn hút. Nếu bạn có thể làm điều này gắn liền với sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể đưa họ đến gần với việc mua hàng hơn.
Hãy sử dụng nghệ thuật của Ngôn Từ để đánh mạnh vào cảm xúc của Fan. Việc khơi gợi cảm xúc là cách tuyệt vời để những người lần đầu tiên đọc trở thành Fan trung thành của bạn. Thực tế, đó là bước đầu tiên trong bất kỳ quá trình bán hàng nào. Nếu bạn xác định được những vướng mắc của mọi người đối với doanh nghiệp, sau đó bạn xuất hiện như một chuyên gia kinh nghiệm để giúp họ giải quyết vấn đề. Nếu cách viết của bạn theo phong cách học thuật, mọi người sẽ nghĩ bạn đang dạy họ chứ không phải bán hàng. Nếu bạn có thể cung cấp những giải pháp mà không liên quan cụ thể tới sản phẩm hay dịch vụ, bạn sẽ thu được những nguồn thông tin tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng cho mục đích bán hàng lần sau.
thau-hieu-cam-xuc-khach-hang
Đôi khi chúng ta làm Content Marketing nên mang lại cho Fan của chúng ta những nội dung có tính Giải Trí cao. Đừng cố gắng đưa tất cả mọi thứ vào trong một mẩu nội dung. Bất kể nó là bài Blog, video hay tài liệu tham khảo, nó chỉ nên chuyển tải một Thông Điệp. Các bạn nên chú ý, quan tâm tới hình ảnh, tránh sự nhàm chán và nhạt nhẽo. Mọi người có rất nhiều lựa chọn để đọc nội dung mà bạn viết và họ sẵn sàng theo dõi những nội dung mà khiến họ khóc, cười hay thực sự gây được tương tác. Họ thích những câu chuyện mà giúp họ có những bài học và liên tưởng xa. Tất nhiên, tôi không khuyên bạn phải hát, phải nhảy (điều này có thể đúng trong một vài trường hợp). Nhưng tìm cách để khéo léo thêm những nét hài hước ngay cả khi chuyện sắp kể thực sự nghiêm trọng.
Hãy gây sự tò mò cho Fan của Page bạn, nếu thông tin của bạn đưa ra chẳng khác gì ở những nguồn khác, vậy làm cách nào để bạn có thể khiến mọi người theo dõi. Tìm sự thú vị, bất thường và các sự kiện để đưa vào nội dung chính của bạn. Bạn cần đưa cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời, tại đó họ thấy những gì họ cần, mặc dù giải trí nhưng mang đến sự bất ngờ. Bất kỳ nội dung nào chỉ đưa lên một cách bình thường, thuần tùy đều làm mất thời gian của bạn.
gay-su-to-mo-cho-khach-hang
===>> Lưu ý khi làm Content Marketing đó là không nên đưa quá nhiều thông tin cho dù nó là dạng bài viết bình thường, video hay tài liệu tham khảo, nó chỉ nên chuyển tải một thông điệp. Hãy chọn lấy một phần thông tin bạn muốn chuyển tải và xây dựng nội dung chung quanh ý tưởng đó. Càng nhồi nhét thông tin vào một chỗ, người xem sẽ càng khó để có thể nhớ hết. Ý tưởng ở đây là chỉ cần đem lại cho họ một vài thông tin giá trị để họ còn quay lại với bạn sau này..
Cuối cùng là hãy làm cho Fan của Page bạn phái có những hành động thiết thực với bài viết. Cách tốt nhất để đưa cho mọi người những giá trị là cung cấp cho họ những điều thúc đẩy hành động. Thật là tốt nếu như mọi người hành động theo lời đề xuất của bạn và biết được kết quả trong một thời gian ngắn. Nếu bạn tạo cho người đọc thói quen hành động theo những điều bạn nói, sau đó, họ cũng sẽ sẵn sàng để theo dõi những gì bạn viết hay làm theo những đề nghị mà bạn đưa ra. Hiện này, Facebook đã cho phép chúng ta Live Stream trên Facebook Fanpage vì vậy các bạn hãy tận dụng tính năng tuyệt vời này để Phát Video Trực Tiếp để Hỏi – Đáp, Tư Vấn Miễn Phí cho Fan xoay quanh các câu hỏi, vướng mắc về Sản Phẩm & Dịch Vụ mà Fanpage bạn cung cấp. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết, thiết thực hơn rất nhiều giữa Fan và Shop Online của chúng ta. Tương tác Like, Comment, Share sẽ rất tốt nếu bạn là những người Tư Vấn và Chăm Sóc Khách Hàng thông minh !!!
phat-video-truc-tiep-tren-facebook
Lời Kết : Các bạn làm Administrators ( Quản Trị Viên ) hãy nhớ rằng Content Marketing là một Chiến Dịch Dài và Trường Kỳ Kháng Chiến, cần có Chiến Lược & Chiến Thuật cụ thể như một Plan Định Hướng Phát Triển chư không phải làm theo Cảm Hứng, Rảnh Thì Làm, Bận Thì Bỏ, Vui Thì Viết, Buồn Thì Thôi Mặc Kệ. Nhưng sự cân nhắc, lên kế hoạch đòi hỏi phải Sáng Tạo và những điều bạn thu lại sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển Fanpage cũng như Doanh Nghiệp của các bạn rất nhiều đó !!!
Chúc các bạn làm Administrators ( Quản Trị Viên ) phát triển Fanpage Thành Công !!!
Moderators tại Cộng đồng iSocial : Nguyễn Xuân Vũ