Tag Archives: content marketing

Nội dung xây dựng lòng tin khách hàng

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều tất yếu khi bạn kinh doanh. Vậy chúng ta có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.

Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá. Dưới đây là một số cách làm nội dung, có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ.

  1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu

Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó. VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

  1. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty

Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng…hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm. Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

  1. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng

Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này. Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

  1. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia

Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng. Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen…

  1. Nguồn gốc xuất xứ

Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

  1. Testimonial (cảm nhận khách hàng)

Dùng khách hàng  nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn. Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage…

  1. Tư vấn trực tiếp

Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ. Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

  1. Chính sách bảo hành & hoàn tiền

Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

  1. Tài trợ cho hoạt động xã hội

Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

  1. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc…sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

  1. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác

Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được. Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

  1. Case studies

Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời…

  1. Cho dùng thử

Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ. Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

Kiều Thắng 8/2016

 

Tự động hóa xây dựng nội dung

Việc tự động hóa quy trình xây dựng nội dung cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang sử dụng con dao 2 lưỡi, vì không có một công cụ nào nào có thể tự tạo được nội dung theo tính ngẫu hứng, hoặc đúng chủ đích (không tính việc copy y nguyên nội dung).

 

Ở đây mình sẽ đưa ra các công cụ có thể giúp chúng ta giải quyết việc rút ngắn các quy trình xây dựng nội dung trên các kênh online:

1) Đầu tiên cần xác định chúng ta có bao nhiêu kênh cần tự động hóa quy trình xây dựng nội dung, ví dụ:

– 5 WEBSITE WORDPRESS
– 2 WEBSITE WORDPRESS.COM
– 2 WEBSITE TUMBLR.COM
– 2 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 5 FANPAGE FACEBOOK
– 5 WEBSITE BLOGGER
– 1 WEBSITE (TỰ CODE, CÓ FEED, RSS)
– (CÁC MÃ NGUỒN MỞ KHÁC)

* Lưu ý là tất cả các website/page này chúng ta đều đang sở hữu.

2) Xác định nguồn tin gốc để tự đổng đẩy nội dung mới lên các kênh online khác, ví dụ:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 TUMBLR -> 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 WORDPRESS.COM

– 5 WEBSITE (NGUỒN NGOÀI) -> 5 WEBSITE WORDPRESS -> 3 WEBSITE BLOGGER -> 2 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE WORDPRESS -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE (TỰ CODE) -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

* Sau khi vạch ra được các luồng tự động hóa quy trình xây dựng nội dung như thế này, chúng ta sẽ có các nguồn tin chính mà chúng ta phải xây dựng (hoặc người khác xây dựng), và chúng ta sẽ tập trung xây dựng nội dung ở các nguồn đó:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 1 WEBSITE WORDPRESS
– 1 WEBSITE (TỰ CODE)

* Các website nguồn ngoài là của người khác xây dựng nên, ví dụ vnxpress.net, 24h.com.vn,… mà có bài nào mới là site mình tự động lấy về. Cái này thường sẽ có 2 dạng:

– Lấy toàn bộ dữ liệu về site mình.
– Hiển thị toàn bộ dữ liệu của người khác về site mình.

(Vì 2 vấn đề này phức tạp hơn, đụng đến code, nên mình sẽ để dành cho 1 post khác.)

3) Các công cụ và dịch vụ hỗ trợ tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung:

– http://ifttt.com/ : Dịch vụ trung gian giữa 2 website, có nhiệm vụ đẩy nội dung tự động theo cấu hình tự tạo từ kênh này sang kênh kia.

– http://hootsuite.com/ : Công cụ quản lý và tự động đăng nội dung lên Social Media hiệu quả

– http://dlvr.it/ : Dịch vụ thu nhập RSS feed và đẩy lên các mạng xã hội

– NextScripts: Social Networks Auto-Poster : Plugin WP hỗ trợ đẩy nội dung từ WordPress lên các mạng xã hội tùy chọn.

(Ngoài ra còn khá nhiều, nhưng mình nghĩ nhiều đây là đủ với những người low tech như mình  )

* Ứng dụng:

– Với nguồn gốc là Facebook cá nhân, ta có thể sử dụng: ifttt.com
– Với nguồn gốc là Website WordPress, ta có thể sử dụng: ifttt.com hoặc Plugin Social Networks Auto-Poster.
– Với nguồn gốc là Website (tự code), ta vẫn có thể sử dụng ifttt.com hoặc dlvr.it
– Với việc quản lý nhiều page, mạng xã hội, ta có thể sử dụng: hootsuite.com

(Để đảm bảo nội dung chất lượng thì hãy để chế độ publish là draft, rồi tự mình vào kiểm duyệt.)

Tóm lại là dù có tự động đến đâu thì vẫn cần có bàn tay con người đụng vào, trên đây mình đưa ra một số cách tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung các kênh online, nó sẽ giúp mọi người:

– TIẾT KIỆM ĐƯỢC THỜI GIAN
– TIẾT KIỆM ĐƯỢC CÔNG SỨC

10 công cụ ít-người-biết để tạo ra nội dung nổi bật

Bất cứ ai sở hữu website đều biết rằng quá trình này mất nhiều thời gian thế nào, từ việc tạo dựng, rồi vận hành, rồi cập nhật, thay đổi, đăng tải nội dung & hình ảnh, theo dõi các mạng xã hội kết nối với website đó. Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề là, thứ duy nhất mà người dùng quan tâm, đó là NỘI DUNG. Chắc chắn đó là công cụ cạnh tranh hoàn hảo nhất của bạn.

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, bạn cần một chút mẹo vặt, không phải vì mọi thứ quá tệ, mà còn bởi vì “luôn có những thứ để khiến mọi việc tốt hơn”. Bạn đã là người tạo ra website đó, nhưng đôi lúc, dường như mọi thứ đang “quay lưng” lại với bạn, và phá huỷ những gì mà bạn tạo ra. Bạn gọi những thứ đó là “kẻ huỷ diệt” (mặc dù, đôi lúc cũng là do lỗi của bạn), do bị chặn, do mất tập trung, sự vật vã khổ sở để hạn chế công việc của bạn, và danh sách chụp ảnh dài vô tận…

Dưới đây là những công cụ ít-người-biết (nhưng chắc chắn rất chất lượng) để giúp bạn xây dựng những nội dung hấp dẫn hơn.

  1. Bubbl Bubbl.us

Nếu như bạn không thể brainstorm với một cái bút, một tờ giấy và một cốc trà, có lẽ bạn sẽ muốn ngồi “tự kỷ” cùng Bubbl.us đấy. Đây là một công cụ giúp bạn xây dựng các bảng biểu, hình ảnh số liệu và các thành phần khác liên quan đến đồ hoạ, để giúp bạn “bật ra” ý tưởng, sắp xếp các ý gọn gàng hơn.

Nếu thích note lại mọi ý tưởng, và thêm hình vẽ, màu sắc cho ý tưởng, thì Bubbl là một công cụ hoàn hảo
Nếu thích note lại mọi ý tưởng, và thêm hình vẽ, màu sắc cho ý tưởng, thì Bubbl là một công cụ hoàn hảo

Bubble.us được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu “sơ đồ tư duy”. Có thể, bạn cảm thấy “sơ đồ” là một thứ gì đó quá xa xôi hay phức tạp, nhưng Bubble.us lại không hề như vậy, bởi tất cả mọi thứ đều khiến người dùng cảm thấy thân thiện và dễ tương tác.

  1. Omniwriter OmmWriter

Tôi biết rất nhiều blogger gặp vấn đề này “Không thể tập trung khi đang viết một cái gì đó”, bởi vì, bạn cần phải online để nghiên cứu thông tin trên Internet, mà bạn biết rồi đấy, Internet là “mẹ đẻ” của tất cả những việc khiến bạn mất tập trung.

Không giống như quy trình xây dựng nội dung thông thường, OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung, bằng cách tuỳ chọn bản nhạc bạn thích, chọn 1 khung nền phù hợp, để bạn dễ dàng tập trung lâu hơn.

OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung
OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung

Hơn thế nữa, OmmWriter có rất nhiều phím tắt cho người dùng. Mỗi phím tắt tương ứng với một âm thanh nào đó thú vị (có lẽ, đây là điểm thú vị nhất của OmmWriter khiến tôi thấy hứng thú)

  1. EduGeeks EduGeeksClub

Đôi lúc, để cải thiện chất lượng nội dung bài viết, bạn cần một công cụ chuyên nghiệp để cải thiện chất lượng nội dung bài viết. Vậy tại sao bạn lại sử dụng EduGeeksClub – một trang web cung cấp dịch vụ chỉnh sửa bài viết, và những dịch vụ này do NGƯỜI thực hiện, không phải một phần mềm nào.

cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung của bạn.
EduGeeks cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung.

Trang web này thật sự rất hữu ích và thậm chí, còn cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung của bạn.

  1. CoSchedule CoSchedule Headline Analyzer

Headline Analyzer là một công cụ rất thú vị, cho phép bạn kiểm tra tiêu đề của bài viết, bài báo, bản tin. Ứng dụng này cho phép bạn kiểm tra chính tả, mức độ đọc hiểu, cũng như cấu trúc tiêu đề… Sau đó, ứng dụng này sẽ “chấm điểm” tiêu đề của bạn theo thang điểm từ 0 đến 100, cùng với một vài gợi ý và bí kíp để bạn sửa tiêu đề đó.

Một điều rất đặc biệt đó là Headline Analyzer có thể biết được chính xác kiểu tiêu đề mà bạn đang dùng, và sau đó, hệ thống sẽ lưu vào danh sách cho những lần sử dụng tiếp theo.

  1. Impactbnd– Blog Title Generator

Nếu bạn bị bí ý tưởng, không nghĩ ra tiêu đề bài viết, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất “loạn lạc”. Đặc biệt, đó là lúc bạn đang bị sếp dồn deadline, dồn dập giao việc, thì không-thể-nghĩ-ra-một-cái-tiêu-đề cũng khiến bạn áp lực muốn nổ tung. Đó là lý do tại sao mà Impactbnd Blog Title Generator ra đời.

Impactbnd Blog Title Generator thay bạn "nghĩ ra" một cái tiêu đề hoàn hảo trong lúc sếp dồn deadlines
Impactbnd Blog Title Generator thay bạn “nghĩ ra” một cái tiêu đề hoàn hảo trong lúc sếp dồn deadlines

Tất cả những gì bạn cần làm đó là nhập vào từ khoá vào, sau đó, ứng dụng sẽ đưa ra một loạt các gợi ý về từng phần trong tiêu đề đó, giúp bạn xác định được cách xây dựng một tiêu đề bằng cách chèn thêm các từ khoá phù hợp. Vì vậy, thay vì tự động tạo những tiêu đề mang tính ngẫu nhiên, Impactbnd cho phép bạn tạo từng phần của tiêu đề. Đó chính là điểm cộng lớn nhất cho Impactbnd.

  1. Hemingway Hemingway App

Ứng dụng này được xây dựng để chỉnh sửa nội dung bài viết bằng cách tăng mức độ mạch lạc của bài viết, khiến câu từ trở nên đơn giản hơn, thay thế những câu và từ phức tạp bằng những câu từ đơn giản, sử dụng câu chủ động & bị động xen kẽ ra sao… Chắc chắn, bài viết của bạn sẽ trở nên dễ hiểu và có trọng tâm hơn.

Hemingway cho phép bạn tạo ra những bài viết chất lượng hơn bằng cách chỉnh sửa ngữ pháp, độ mạch lạc của bài viết
Hemingway cho phép bạn tạo ra những bài viết chất lượng hơn bằng cách chỉnh sửa ngữ pháp, độ mạch lạc của bài viết
  1. Grammarly Grammarly

Grammarly là công cụ online tuyệt vời để kiểm tra ngữ pháp online, và tạo cảm giác “người viết” hơn là “máy viết”. Tuy nhiên, Grammarly còn hơn cả một công cụ kiểm tra ngữ pháp thông thường. Công cụ này kiểm tra ngữ pháp với độ chính xác cao, và còn kiểm tra lỗi đạo văn.

Không chỉ đơn giản là chỉnh sửa ngữ pháp, Grammarly còn kiểm tra lỗi đạo văn, đồng thời đưa ra những đề xuất để khắc phục lần sau
Không chỉ đơn giản là chỉnh sửa ngữ pháp, Grammarly còn kiểm tra lỗi đạo văn, đồng thời đưa ra những đề xuất để bạn khắc phục lần sau

Bên cạnh đó, Grammarly cung cấp cho bạn một bản nhận xét chi tiết, bao gồm lỗi dùng từ và một vài đề xuất để khắc phục những lỗi đó. Grammarly là một Tiện ích hoạt động trên Google Chrome và có thể được sử dụng trên WordPress hoặc CMS.

  1. Write App WriteApp

Một công cụ khác cho phép bạn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền. Bạn có thể truy cập tất cả các công cụ chỉnh sửa mà bạn cần. Thêm vào đó, bạn còn có thể lưu và đăng tải những nội dung bạn viết, cũng như tạo nội dung, phân loại và chia sẻ các chú thích. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng công cụ này ở chế độ Toàn Màn Hình để đạt được hiệu quả công việc lớn nhất.

Nếu muốn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền, hãy chọn Write App
Nếu muốn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền, hãy chọn Write App
  1. Power Thesaurus Power Thesaurus
giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups là 2 điểm cộng lớn của Power Thesaurus
giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups là 2 điểm cộng lớn của Power Thesaurus

Power Thesaurus tương tự với nhiều website từ điển khác mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Vậy điều gì khiến Power Thesarus trở nên thật sự khác biệt? Đó chính là giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups. Một điểm cộng khác chính là đội ngũ của Power Thesaurus rất chịu khó cập nhật các xu hướng ngôn ngữ mới để phục vụ người dùng.

  1. Stay Focused Stay Focused
10
StayFocusd giúp bạn tập trung hơn để làm việc

Nếu bạn sử dụng Google Chrome, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chống lại các “cám dỗ” trên các website. Vậy, ứng dụng này giúp được gì? Ứng dụng này cho phép bạn tập trung hơn, “tránh xa” các tiện ích mở rộng trên trình duyệt (những tiện ích này làm hạn chế khả năng truy cập vào các website của bạn, bởi chúng đặt ra giới hạn thời gian truy cập) Khi hết thời gian, bạn không thể truy cập vào các trang đó trong thời gian còn lại của ngày. Tiện ích này nằm trong danh sách mặc định của các website, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tuỳ chỉnh thêm / bớt website tuỳ ý.

Bây giờ, bạn đã được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết để xây dựng nội dung mà bạn thích, những nội dung có thể thu hút, tạo cảm hứng cho những người xung quanh. Hãy bắt đầu ngay thôi.

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn: Smart Insights

7 cách để trò chuyện với độc giả

Ở trường Tiểu học, bạn được dạy viết đúng ngữ pháp. Ở trường Đại học, bạn được dạy viết các bài tiêu luận thật hàn lâm và “nguy hiểm”. Nhưng không ai dạy cho bạn cách đối thoại, trò chuyện, tâm tình, thuyết phục, truyền cảm, không ai dạy cho bạn viết một cách tự nhiên và chân thành.

Đó là lý do, Content “nhân bản vô tính” đầy rẫy trên mạng, và tính xác thực của các Content đó thì không ai hay.

Nếu bạn muốn làm Content khác biệt hơn, hiệu quả hơn, cách đơn giản nhất, là biến nó thành một cuộc trò chuyện. Vì khi được chuyện trò, người ta có xu hướng dễ mở lòng hơn, thích thú hơn, và tin tưởng hơn.

Và đây là 7 cách giúp bạn biến tấu Content thành một cuộc trò chuyện tâm tình:

3015934-poster-p-6-tips-for-having-productive-conversations

1. Không viết cho tất cả mọi người

Một diễn giả khi đứng trước 10.000 mà anh ta không hề quen biết, theo phản xạ, sẽ bắt đầu bằng câu: “Quý vị và các bạn thân mến!” – rất khách sáo và xa lạ.

Đó cũng là phản xạ tự nhiên của bạn, nếu bạn không biết mình đang viết cho ai, không hiểu độc giả của mình, và từ đó đi đến suy nghĩ: viết cho mọi người cùng đọc.

Vì vậy, hãy chọn ra đối tượng công chúng mục tiêu và tìm hiểu tâm lý, tính cách, sở thích và hành vi của họ. Hiểu họ rồi, bạn sẽ tự “bật ra” một lời chào thân thiện và tự nhiên.

2. Đừng cố gắng gây ấn tượng bằng những từ ngữ hàn lâm

Vì nó sẽ tạo cảm giác rất đao to búa lớn, nhưng giáo điều và sáo rỗng.

Thử so sánh 2 đoạn này nhé:

“Hãy là người tiên phong sử dụng các phần mềm được phát triển bởi những lập trình viên dẫn đầu thị trường. Hãy lên lịch bài đăng cho các trang Mạng xã hội của bạn với các ứng dụng đa nhiệm nhận được nhiều đánh giá tích cực trên các hệ điều hành”.

“Với những ứng dụng mới giúp tiết kiệm thời gian, bạn có thể lên lịch bài đăng Mạng xã hội trong vòng một nốt nhạc”.

Bạn muốn đọc đoạn nào hơn?

Nền tảng của một cuộc đối thoại là sự thấu hiểu. Nên đừng cố gắng gây ấn tượng bằng cách nói những điều mà người đọc không hiểu.

3. Đặt mình ở sau

Đừng quá tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ của mình, hãy đặt độc giả lên trước và giúp họ giải quyết vấn đề của họ đã.

Đặt ở cương vị người đọc, bạn thích mẫu nào hơn:

“ Đăng ký theo dõi và chúng tôi sẽ gửi cho bạn các ấn phẩm Marketing hàng tuần”

“Làm thế nào để lên chiến dịch Marketing thông minh hơn? Hãy đăng ký theo dõi để nhận các ấn phẩm Marketing hàng tuần để có câu trả lời nhé!”.

Đừng sử dụng quá nhiều từ “tôi”, “chúng tôi”, thay vào đó, hãy chuyển hết về “bạn”, “của bạn”.

Two business women talking outside , one holding digital tablet --- Image by © Mareen Fischinger/Corbis

 

4. Nói chuyện như một người bạn

Những nhóm bạn thường đến với nhau từ những điểm chung – hãy tìm ra điểm chung của nhóm công chúng mục tiêu và gắn kết với họ.

Nếu bạn kinh doanh thời trang dành cho sinh viên, hãy dành vài bài đăng để nói về “Hậu duệ mặt trời”. Nếu bạn bán thuốc giảm cân, đừng ngại chia sẻ thực đơn ăn kiêng hay ảnh phòng gym của mình. Độc giả sẽ “nhớ mặt đặt tên” bạn, và cảm thấy gần gũi với bạn một cách tự nhiên.

Bạn cũng có thể kể những câu chuyện có thật hoặc không có thật, tất nhiên là phải liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhé! Thu hút nhất vẫn là những câu chuyện mang tính “kinh nghiệm” – những sai lầm và sửa chữa của bạn. Nếu bạn có một giọng văn cá tính, hãy tận dụng để trở nên nổi bật.

Nếu công chúng tương tác nhiều và tỏ ý tò mò về con người bạn, thì cứ hé lộ vừa đủ về bản thân mình.

5. Bạn có hay dùng câu hỏi không?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, câu hỏi sẽ giúp tăng lượng click lên cao gấp đôi so với các bài viết thông thường, và khiến cho người đọc cảm thấy thuyết phục hơn.

Vì câu hỏi khiến cho người đọc phải suy nghĩ, và vì thế nó in sâu hơn vào tâm trí của họ, thay vì trôi tuột như những câu đơn bình thường. Và nếu người đọc có cùng quan điểm mà câu hỏi đặt ra, thì xin chúc mừng, bài đăng của bạn hoàn toàn thuyết phục được họ!

Bản thân tôi sẽ thử đổi sang cách viết này nhé!

Cách thông thường: “Bạn nên đưa câu hỏi vào, nó sẽ tăng tương tác cho bài viết”

Dùng câu hỏi: “Bạn muốn bài đăng của mình nhiều tương tác hơn? Hãy sử dụng câu hỏi!”

6. Rút ngắn câu

Viết dài thì dễ thành lê thê, lại khiến người đọc mỏi mắt. Vì vậy, hãy rút ngắn câu nhất có thể. Chưa kể, việc viết ngắn sẽ khiến cho bài đăng của bạn rõ ý hơn, và bạn có thể nhấn mạnh vào trọng tâm.

Nhớ nhấn vào ý chính. Ý chính. Như thế này này.

7. Quên hết những gì đã học đi!

16 năm đi học với vô số các bài tập làm văn và tiểu luận có thể sẽ khiến cho bạn bị ám ảnh với những từ ngữ khoa học, thuật ngữ chuyên môn, những yếu tố về văn phạm và ngữ pháp, và thậm chí làm cho bạn thiếu tự tin khi không có một bài văn mẫu nào bên cạnh.

Quên hết đi! Vì bạn không viết tiểu thuyết, cũng không nghiên cứu các vấn đề khoa học. Bạn đơn giản là đang trò chuyện với các khách hàng tiềm năng của mình. Cứ thoải mái thêm vài các từ như “hừm”, “à”, “ôi chao”, các xu hướng như “Thật không thể tin nổi!”, “Các mẹ biết gì chưa?”… Hãy để bài viết tự nhiên như cảm xúc.

friends-chatting-over-coffee

Và cuối cùng, tôi muốn nói rằng…

Thông tin thì quan trọng thật đấy, nhưng chẳng ai muốn tiếp nhận thông tin về sản phẩm/ dịch vụ với một giọng văn khô cứng, hàn lâm và xa lạ cả.

Người đọc thật ra rất mong muốn được kết nối, dù chỉ là ở trên mạng. Những bài đăng mang tính chuyện trò, tâm tình thật sự có tác động khá lớn với họ, và thậm chí là thuyết phục được họ.

Vì vậy, hãy cứ viết, hãy cứ chuyện trò, thật tự nhiên, rồi độc giả sẽ trả lời bạn.

Mang ra một tách trà, rồi độc giả sẽ mời bạn một miếng bánh. Đó chính là đối thoại!

“À, bạn có muốn thêm đường không?” ?

 

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Dựa trên tài liệu của: Copy Blogger

4 cách đơn giản để thay đổi chiến lược nội dung

Cuộc sống vốn dĩ là sự chuyển động không ngừng. Thế giới marketing cũng vậy. Khi người dùng thay đổi hành vi, thói quen… bạn cũng cần thay đổi! Vậy, lúc nào bạn cần thay đổi, bạn cần làm gì để thay đổi? Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về cách thay đổi chiến lược content marketing nhé.

KHI NÀO BẠN CẦN THAY ĐỔI

Có rất nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết được mức độ hiệu quả của chiến lược nội dung. Nếu bạn không đạt được mục tiêu ban đầu, chắn chắn là các chỉ số dưới đây đang “gặp vấn đề” cực lớn.

Thứ hạng tìm kiếm sụt giảm

Trước tiên, hãy kiểm tra thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm. Nếu thứ hạng của trang đã giảm, chắc chắn bạn đang gặp vấn đề rồi đấy. Không chỉ vậy, việc thứ hạng trang giảm sẽ ảnh hưởng đến lượng traffic tự nhiên”. Nếu thứ hạng tìm kiếm giảm, chắc chắn lượng traffic cũng giảm theo.

Blindfold businessman holding bow and arrow look for target in wrong direction. Business concept. Vector illustration
Bạn có đang bắn bừa không? Ảnh: ST
Ít bình luận và ít tương tác

Tương tác là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ thành công của một nội dung. Bạn có thể đánh giá mức độ tương tác dựa trên số lượt bình luận, thảo luận, chia sẻ và phản hồi. Nếu tương tác giảm, nghĩa là những nội dung đó KHÔNG ĐÁNG để mọi người tương tác. Vậy thì, tại sao bạn cần làm tiếp nhỉ?

Tỉ lệ chuyển đổi thấp

Quá dễ để nhìn thấy con số này: Hãy nhìn vào kết quả của TỪNG nội dung đưa lên. Mọi người có hành động (mua hàng, click vào link, đăng ký tham gia sự kiện…) sau khi đọc nội dung đó không? Nếu có, bạn đang làm rất tốt. Nếu không, chắc hẳn bạn đã làm thiếu điều gì đó rồi.

Mức độ cạnh tranh tăng

Mức độ cạnh tranh được coi là yếu tố tác động từ bên ngoài. Nếu xuất hiện thêm đối thủ mới, chắc chắn bạn sẽ cần “chiến đấu”, đổi mới liên tục để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tiếp tục sống sót trong “cuộc chơi” này. Tuy nhiên, yếu tố này không ảnh hưởng quá nhiều, trừ khi doanh nghiệp của bạn rất lớn, và đối thủ mới cũng lớn như vậy.

Ok, vậy là bạn đã có 4 dấu hiệu để nhận biết khi nào cần thay đổi chiến lược nội dung. Nếu có ít nhất 2 trong 4 dấu hiệu trên, bạn hãy tự nhìn lại mình, và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi.

Đừng nhảy xuống vực nữa. Leo lên thôi
Đừng nhảy xuống vực nữa. Leo lên thôi. Ảnh: ST

THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO

Trước tiên, hãy nhận thức về sự thay đổi

Đừng cố gắng đi vào chi tiết từ đầu. Hãy bắt đầu bằng việc nhận thức về sự thay đổi, suy nghĩ về sự thay đổi đó. Hãy tự hỏi mình những câu như: Bạn sẽ thay đổi cái gì, Cái đó có thể cải thiện kết quả không… Sau đó , bắt đầu vào hành động cụ thể cũng không muộn.

Tìm những Angles* mới

Đặt dưới góc nhìn của công chúng mục tiêu, nếu đọc mãi những angles cũ, bạn có chán không? Chắc chắn là có rồi. Vì thế, hãy thường xuyên thổi những “luồng gió mới”, thêm các angles thú vị để công chúng mục tiêu không cảm thấy nhàm chán.

Đừng quên là những angles đó PHẢI liên quan đến lĩnh vực của bạn đó nha. Nếu không, chính thương hiệu của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

*Angle: Khía cạnh khai thác xung quanh một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp nào đó

Hãy đi chậm nhưng đi dài và bền sức

Đừng vì bạn đang bị “bối rối” mà cố gắng thay đổi tất cả mọi thứ trong cùng một lúc. Thay vào đó, hãy thay đổi dần dần, thay đổi từ những thứ nho nhỏ. Mỗi lần như vậy, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của từng thay đổi đến kết quả chung.

Mà, bạn cũng không muốn công chúng mục tiêu “sốc nhiệt” phải không?

Hãy thay đổi trước khi bạn buộc phải làm thế. Ảnh: Crowdynews
Hãy thay đổi từ từ trước khi bạn buộc phải làm thế. Ảnh: Crowdynews
Liên tục đo lường, phân tích TẤT CẢ mọi thứ

ĐO LƯỜNG có thể cho bạn biết TẤT CẢ những gì bạn nên biết. Dữ liệu là con át chủ bài trong đo lường. Nếu không có dữ liệu, làm sao bạn biết rằng bạn đang thay đổi HIỆU QUẢ được?

Hãy ghi lại tất cả dữ liệu, từ những con số nhỏ nhất như: Mức độ tương tác tăng thêm bao nhiêu, bạn đang dùng angles gì… Nếu những con số đó tích cực, thì hãy duy trì chiến lược của bạn để tiếp tục có những con số như vậy. Nếu không, hãy thay đổi như gợi ý trên.

Vậy là sau khi đọc được bài này, bạn đã hiểu cách đánh giá chiến lược của mình rồi. Bạn không cần thay đổi hàng tuần hay hàng tháng, thay đổi 1 hoặc 2 lần một năm là ok. Có thể, ban đầu bạn cảm thấy không quen, hoặc hơi bỡ ngỡ một chút. Điều đó là bình thường. Quan trọng là, bạn đã nhận ra, và biết cách thay đổi chúng. Just do it now!

Nguồn: MediaZ

100.000 views chỉ trong 3 ngày?

Pipecandy là một startup trẻ trong lĩnh vực khảo sát thị trường đã đạt 100.000 lượt xem (pageview) và hơn 10.000 lượt download chỉ trong 3 ngày nhờ chiến lược content marketing hiệu quả. Ashwin Ramasamy, nhà đồng sáng lập công ty Pipecandy (Ấn Độ) đã chia sẻ trọn vẹn cuộc hành trình đầy thử thách để đạt được con số ấn tượng đó.

Thành công không có ngõ tắt

“Nếu bạn định hướng xây dựng nền tảng content marketing chất lượng cho người dùng, thì đây là con đường không có ngõ tắt. Sẽ rất khó gợi lên cảm xúc, gây sốc, gây cười hoặc gây tức giận nếu bạn đang là công ty mô hình kinh doanh B2B. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các doanh nghiệp B2B bỏ cuộc trước khi họ bắt tay vào xây dựng content. Tuy nhiên, nếu bạn có quan điểm riêng, rõ ràng, thì luôn có khán giả sẵn sàng lắng nghe bạn.”

Các bài học và kinh nghiệm mà Pipecandy đã chia sẻ:

1/ Chọn lọc content

Ashwin cho biết, anh đã tung một báo cáo thường niên về chủ để “Xu hướng phát triển của di động”, nhưng đây không phải loại báo cáo thông thường. Điều mà Pipecandy đã làm là chắt lọc những chi tiết đắt giá nhất. Pipecandy đã chọn viết về “Các mức giá của lập trình ứng dụng” tại các thị trường nổi bật trên thế giới. Đây là thông tin cần thiết mà bất cứ công ty nào thường thuê lập trình viên bên ngoài (outsource) đang tìm kiếm nhưng không phải ai cũng tìm được.

Trên thực tế, để tạo được content chất này, Pipecandy đã phải bỏ ra 3 tháng để tiếp cận đến hơn 1.000 cty lập trình ứng dụng ở khắp các thị trường. Để khảo sát và thu được con số thống kê này khó khăn hơn nhiều đối với một startup, không có ngân sách để thu hút, không quà tặng hào nhoáng để dụ dỗ người trả lời khảo sát.

Pipecandy đã luân phiên gửi email, gọi điện, năn nỉ và làm tất cả để thu được có vài trăm câu trả lời cho bản khảo sát.

2/ Viết content marketing thật chất, trình bày thật đẹp

Chúng ta đang ngập chìm trong vô vàn sản phẩm chất lượng ở khắp mọi nơi và người dùng thì rất tàn nhẫn, dễ dàng bỏ qua nỗ lực của bạn, Ashwin nhận định.

Hàng loạt trang tin công nghệ nổi tiếng đã từ chối đăng bảng báo cáo của Pipecandy. Một vài trang tin tử tế đã chỉ ra rằng phần minh họa cho báo cáo của Pipecandy quá tệ. Thực tế cho thấy một công ty startup thì không đủ tiền để thuê studio thiết kế chuyên nghiệp như visual.ly (một studio chuyên thiết kế và xây dựng hình ảnh cho các chiến dịch quảng cáo).

Tuy nhiên, Pipecandy cũng quyết định thuê một designer từ Paris để làm việc cho họ trong 3 tuần. Kết quả: tệ hại. Pipecandy đành phải nhúng tay vào và tự làm.

Pipecandy đã dựng toàn bộ infographic trong 2 ngày bằng PowerPoint và thuê một agency để thiết kế lại bằng photoshop. Pipecandy hoàn toàn không trả phí cho agency này, nhưng đổi lại, họ được đặt thông tin bản quyền của họ trên ảnh.

Lời khuyên dành cho bạn: Hãy sử dụng bất kỳ công cụ nào mà bạn cảm thấy thuận tiện cho mình nhất.

3/ Hãy tạo content marketing thật chất, thật đẹp nhưng phải đặt ở nơi dễ tiếp cận!

Dựa trên kinh nghiệm của những năm trước, Pipecandy biết rõ họ rất khó lòng tiếp cận được các trang tin một mình. Bị đối tác trả lời thư chậm trễ, gặp rắc rối ở khâu thiết kế, đã khiến cho Pipecandy trễ mất 2 tháng so với dự kiến.

Pipecandy đã chọn DIY PR- công ty chuyên dạy PR cho startup và theo học nơi đó trong vòng 1 tháng. Trọn quá trình đó họ đã được hướng dẫn làm cách nào để email cho báo chí và nên tiếp cận những ai. Kết quả: Pipecandy đã có thể gửi thư tự động đến hơn 100 phóng viên chỉ trong 1 ngày.

Trong cùng thời điểm, đại diện của Pipecandy, anh Ashwin cũng bắt đầu viết bài cho Techcrunch (báo công nghệ Mỹ). Ashwin đã cho đăng bài viết về “Xu hướng phát triển hệ di động”, công bố những số liệu thông kê từ báo cáo của Pipecandy. Anh cũng đồng thời cảnh báo các nhà lập trình ứng dụng Châu Á sẽ gây khó khăn cho các công ty lập trình Mỹ như thế nào.

Pipecandy sau đó tiếp tục mang bài viết ấy, thay đổi nội dung một chút và đăng thêm ở một số báo chuyên trang (nhằm nhắm vào thị trường ngách). Chỉ một tháng sau đó, trên hầu hết các mặt báo công nghệ lớn bao gồm cả Techcrunch, Mobile Industry Review, TechinAsia,…đều có bài báo cáo của Pipecandy.

Những lời khuyên đắt giá từ Pipecandy:

1/ Kiếm tiền từ content của bạn

Khi bạn đặt nhiều nỗ lực cho việc viết content thật độc đáo, hãy kiếm tiền từ nó. Điều này không có nghĩa là bạn dán ngay cho nó một mức giá, nhưng ít nhất bạn hãy tự tạo nhiều cơ hội mở nhằm để kiếm tiền hoặc ít nhất cũng gầy dựng một lượng đọc giả để nuôi dưỡng và tương tác với họ thường xuyên.

Trong trường hợp này, sau khi công bố một số báo cáo hữu ích về thị trường di động hoàn toàn miễn phí, Pipecandy đã dẫn dụ người dùng đăng ký thông tin cá nhân để có được toàn bộ bản báo cáo.

2/ Xây dựng thương hiệu cho content

Nếu ý tưởng làm content marketing độc đáo “nhảy” ra trong quá trình bạn làm việc và nghiên cứu thì hãy cố gắng xây dựng thương hiệu cho nó.

Nguồn: InboundCafe

Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn

Ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản từ Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn.

Năm ngoái, Felix Baumgartner đã bay lên chín tầng mây khi chứng kiến 8 triệu người theo dõi trực tiếp chương trình của mình trên YouTube. Một số người gọi cú rơi tự do từ độ cao 128.000 foot do Red Bull thiết kế và tài trợ đó là một màn trình diễn quảng cáo. Nhưng chương trình đó còn hơn thế: Một vở kịch về tiếp thị nội dung đã thu hút đông đảo mọi người tham gia vào câu chuyện của Red Bull.

Tôi đã nói với thính giả toàn thế giới về nội dung và tiếp thị. Và khi tôi nói về nỗ lực qui mô và tốn kém này, tôi có thể đọc được sự hoài nghi trên khuôn mặt nhiều khán giả. Họ đang thắc mắc làm thế nào mà các doanh nghiệp nhỏ của họ có thể cạnh tranh được trên mặt trận tiếp thị với sự tinh tế của một công ty nhiều triệu đô la chỉ với nội dung và số năm kinh nghiệp ít ỏi của họ.

dimaco-3-bai-hoc-content-marketing

Đương nhiên là có vô số cách để cạnh tranh. Red Bull và các thương hiệu lớn (American Express, Coca-Cola, Google, Nike) có sườn nội dung mạnh có thể có các chương trình đầy tham vọng và ngân sách lớn để tiếp nhiên liệu cho họ, nhưng ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản đó.

1. Tuyển một nhà báo thương hiệu

Sai lầm lớn nhất về mặt tiếp thị nội dung mà tôi thấy ở các công ty nhỏ là họ không hiểu rõ về những nội dung mọi người có thể muốn đọc, xem, nghe và quan trọng nhất là chia sẻ. Trong một thế giới mà mọi người đều có khả năng phát hành thì chất lượng những gì bạn đưa ra là một vấn đề không hề nhỏ: Nó là tất cả.

Vậy hãy đánh cắp một chiến lược của những ông lớn: Các thương hiệu lớn thực hiện các chương trình nội dung của họ với cam kết dài hạn chứ không phải là chiến dịch một chốc một nhát. Chìa khóa ở đây là hãy tuyển những nhóm nhân viên tận tâm, là chuyên gia kể chuyện bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và âm thanh.

Một nhà báo viết về thương hiệu sẽ làm việc tại công ty, viết và sản xuất các đoạn băng hình, các bài viết trên blog, những tấm hình, cá hội thảo qua web, các biểu đồ, đồ thị, sách điện tử, podcasts và nhiều thứ khác nữa. Tất cả những thứ này có thể được dùng để lôi kéo mọi người tham gia. Bạn không phải tuyển một nhà báo thực sự. Bạn có thể tuyển (hoặc ký hợp đồng với) một chuyên gia về nội dung tận tâm với công việc này và đã từng có kinh nghiệm kể chuyện. Mục đích lớn hơn là: sáng tạo nội dung phải là một nghề riêng- không nên bắt người phụ trách truyền thông tiếp thị hay nhân viên mới thử việc thỉnh thoảng viết bài trên blog khi họ có thời gian.

Hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Lý do chính tôi là người thích tuyển các nhà báo đã qua đào tạo là họ luôn đặt nhu cầu của khán giả (khác với những khán giả trong công ty) lên trước. Bạn hãy xem tạp chí kỹ thuật số về thương hiệu xuất sắc Qualcomm Spark—hai phần ba nhân viên tạp chí này là phóng viên, nhà báo báo in hoặc báo tiếng.

Nghe có vẻ phi phi lý nhưng cách thức chú trọng tới khách hàng (chứ không phải là công ty) sẽ hiệu quả hơn đối với công ty bạn. Khả năng hiểu biết bẩm sinh của nhà báo về một đối tượng độc giả có nghĩa là mỗi khi họ ngồi đó để tạo ra nội dung, thì sẽ có một giọng nói nhỏ ở trong đầu luôn nhắc nhở họ về điều đó. Không ai phải đọc bài viết đó vì vậy bạn nên viết thật tốt. Kiểu sức ép như vậy chỉ có lợi cho thương hiệu của bạn.

2. Kể câu chuyện lớn hơn của bạn

Đây là một nghịch lý khác về tiếp thị nội dung: Câu chuyện của bạn không phải là về bạn mà là về những gì bạn làm cho những người khác. Google có thể là một công ty công nghệ, nhưng câu chuyện của nó không phải là về thuật toán tìm kiếm và hệ thống vận hành mà là về cách công ty này dùng công nghệ của mình để kết nối mọi người và làm giàu thêm cuộc sống của họ. Tương tự như vậy, chủ đề “Find Your Greatness” của Nike không phải là về những đôi giày hoặc phụ kiện mà là về việc tạo động lực và truyền cảm hứng của vận động viên cho tất cả chúng ta ngay cả khi chúng ta không phải là vận động viên.

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

Bạn cũng có thể xác định một câu chuyện lớn hơn cho mình: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ tồn tại thế nào trong thế giới này? Nó sẽ giúp ích cho mọi người ra sao? Giảm bớt gánh nặng cho họ? Làm dịu nỗi đau cho họ? Câu chuyện của họ sẽ luôn về những người sử dụng sản phẩm bạn bán ra chứ không phải là về sản phẩm. Nói cách khác, hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Hãy thường xuyên kể câu chuyện lớn hơn đó: Nó phải là xương sống thép cho mọi nội dung hoặc sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà bạn tạo ra. Hãy chắc chắn rằng những người đang thay mặt bạn tạo ra nội dung đang nhìn qua lăng kính câu chuyện của bạn, nói một cách ẩn dụ và đặt câu hỏi: “Liệu nội dung này có tràn ngập trong sứ mệnh lớn hơn của chúng ta không”?

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

3. Duy trì sự tham gia của cộng đồng

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Mùa hè năm ngoái, công ty Expedia đã khai trương một sáng kiến nội dung mang tên “Find Yours” để tìm kiếm những người tiêu dùng có câu chuyện về du lịch thu hút nhất. Câu chuyện được kể dưới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh họa cho các chuyến đi của mọi người, diễn tả cách mà việc đi du lịch đã làm biến đổi họ, trong đó có cả một đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarthy nói về việc anh đã thực hiện một hành trình đi rải tro cốt của người anh quá cố (“Find Your Goodbye”). Chương trình Find Yours là nỗ lực của ông lớn này trong việc chuyển từ việc thương mại hóa việc đặt vé du lịch trực tuyến sang một hình thức lớn hơn, có nhiều câu chuyện cá nhân về việc du lịch đã thay đổi mọi người như thế nào.

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Tương tự như vậy, Ben & Jerry’s cũng đã yêu cầu những người hâm mộ trên toàn thế giới chia sẻ những bức hình phấn khích nhất của họ trên Instagram bằng cách sử dụng chứ năng hashtag #CaptureEuphoria; những tấm hình được yêu thích nhất sẽ được sử dụng minh họa cho các đoạn quảng cáo của thương hiệu này. Chính sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào câu chuyện đã tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời. Nhà bán lẻ ModCloth cũng đã lôi kéo người hâm mộ bằng cách đề nghị họ đăng tải các trang phục củ họ mỗi ngày trên trang Style Gallery của công ty.

Một ví dụ yêu thích nữa của tôi là: công ty luật Levenfeld Pearlstein tại bang Illinois đã rất độc đáo khi lôi kéo các nhân viên tham gia vào câu chuyện lớn hơn- phân biệt công ty giống như một con người và là một thương hiệu dễ tiếp cận trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt. Thông qua nghiên cứu từ sự phân tích trang web, công ty này đã nhận thấy trang luật của công ty là một trong những trang được ghé thăm nhiều nhất trên trang web của công ty. Vì vậy, công ty đã quyết định tăng thêm sự nổi bật, tạo ra một loạt đoạn băng hình phỏng vấn trong đó các luật sư sẽ trả lời các câu hỏi bất thường kiểu như: Bạn đã từng muốn làm nghề gì khi còn nhỏ? Nếu bạn có thời gian đi du lịch, bạn sẽ đi đâu? Vật đáng giá nhất của bạn là gì? Thông điệp ở đây là: Bạn không tìm thấy cái giá áo ở đây, bạn sẽ tìm thấy những người thật và họ thông minh, coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp.

Nếu các công ty mới hoặc các thương hiệu nhỏ hơn đi tiếp với một ý tưởng bao quát từ các thương hiệu lớn, thì đó sẽ là:

Các nhà tiếp thị giỏi nhất không coi nội dung của họ không phải là một nhiệm vụ hoặc một chiến thuật hay là một kênh- không phải là một cách để thu thập lượng người xem hay Thích- mà là một cơ hội chiến lược để gắn kết độc giả với một cách làm mới, hào hứng để đem lại những kết quả thú vị và mới mẻ.