Tag Archives: quảng cáo

Chi phí đo lường quảng cáo mỗi lần nhấp chuột

Trong một loạt tài liệu mới trong sách trắng xuất bản bởi một hiệp hội thương mại quảng cáo hàng đầu, các marketers được khuyên nên áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn trong cách đo lường và không nên quá dựa vào chi phí mỗi lần nhấp chuột (cost per ad click) để đánh giá sự thành công của chiến dịch.

Sách trắng của ngành marketing từ cục quảng cáo tương tác Singapore (CQCTT SGP) đã báo động một thực tế rằng các phương pháp phân tích trong môi trường kỹ thuật số vẫn chưa bắt kịp được sự tiên tiến của các nền tảng quảng cáo trực tuyến, cho dù lượng ngân sách quảng cáo khổng lồ đang được chi ra.

Tài liệu đã chỉ ra một thực tế phũ phàng: ‘Các nhà tiếp thị (markerter) đang không sử dụng những thông tin chiều sâu có sẵn quanh họ trong một kỷ nguyên mà họ đang bị kiểm soát kỹ lưỡng hơn trong việc làm phân định rõ ràng các khoản chi tiêu quảng cáo.’

Một khía cạnh báo động hơn nữa mà sách trắng nêu bật ra là có rất nhiều nhà tiếp thị ở khu vực Đông Nam Á nhận thức được hiệu suất kém của họ nhưng dường như không thể hiện một hành động gì để cải thiện. Trên thực tế, một bản báo cáo của eConsultancy đã thấy rằng 54% của các phòng marketing trong doanh nghiệp tại Singapore đánh giá khả năng đo lường lợi tức đầu tư trên mạng truyền thông xã hội là ‘Kém hiệu quả’ trong khi chỉ có 11% tự đánh giá mình là ‘Tốt’.

Giải pháp? Áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn và rời xa cách đo lường chi phí mỗi lần nhấp chuột. Khuyến nghị từ CQCTT SGP vọng lại niềm tin cho Decision Lab, công ty nghiên cứu thị trường hiện diện ở khu vực Đông Nam Á, với sứ mệnh mang tính nhanh chóng, kết nối và hỗ trợ quyết định cho các doanh nghiệp quảng cáo.

Nhà sáng lập Decision Lab, ông Aske nói:

“Trong thời đại mà ngân sách chi cho quảng cáo kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết, các nhà tiếp thị bắt buộc phải thực sự hiểu tỷ lệ hoàn vốn khi đầu tư vào chiến dịch của mình. Các nhà tiếp thị thành công nhất hiện nay đang sử dụng cách đầu tư và phân tích khác, họ không đầu tư vào tỉ lệ nhấp chuột và điều này thực sự lý giải vì sao khuyến nghị doanh nghiệp thận trọng hơn với các phương pháp đo lường truyền thống.”

Để cho các nhà tiếp thị để hiểu rõ hơn về hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số của họ, CQCTT SGP phát hành hướng dẫn về đo lường sự hiệu quả trong từng lĩnh vực của quảng cáo kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á: tiếp thị nội dung, tiếp thị di động, truyền thông xã hội và video kỹ thuật số.

Trên tất cả các lĩnh vực, các nhà tiếp thị được kêu gọi đặt trọng tâm nhiều hơn và nhìn xa hơn tới việc xem xét hành vi chuyển đổi thiết bị chéo và làm thế nào để biến nó phù hợp hơn với mục tiêu tiếp thị và kinh doanh, hơn là tập trung vào các số liệu thiết bị duy nhất như tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi.

Họ cũng khuyến cáo rằng những mục tiêu và chiến lược cần được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu suất tối ưu, trong khi bất kỳ biểu báo cáo nào cũng phải có khả năng cung cấp những thông tin chiều sâu có thể hành động được ngay.

Ông Aske bổ sung thêm:

“Tài liệu sách trắng cung cấp các hướng dẫn quan trọng cho các nhà tiếp thị khu vực Đông Nam Á vào thời điểm mà nó thực sự cần thiết. Tại Decision Lab, chúng tôi tự hào đưa ra những nghiên cứu nhanh chóng, kết nối, mang tính hỗ trợ quyết định và phân tích chiến dịch quảng cáo trên cả các phương pháp đo lường nhấp chuột hiện tại. Để thiết lập một sự hiểu biết thấu đáo về các chiến dịch kỹ thuật số của của khách hàng, chúng tôi giúp họ đo lường tất cả mọi khía cạnh từ tỷ lệ tiếp cận nhóm mục tiêu (in-target group reach), tần suất xem (frequency), mức độ tiếp cận (affinity) và target rating point (TRP), đến việc xác định một người có tiếp xúc với quảng cáo trực tuyến hay không và sau khi xem xong quảng cáo thái độ hành vi của họ thay đổi như thế nào so với những người không tiếp xúc.”

Nguồn: BrandsVietNam

Đừng chỉ theo dõi “click”, mà hãy đo lường những gì liên quan

APAC đang trên đà phát triển trở thành thị trường quảng cáo digital hàng đầu thế giới trong năm nay và thậm chí có khả năng vượt qua Mỹ về Ngân sách Quảng cáo Digital.

Đồng thời cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng xoay quanh vấn đề: Liệu rằng các thương hiệu có đang đo lường chính xác hiệu quả Ngân sách Quảng cáo trên Digital và tối đa hóa Ngân sách này.

Trong dịp nói chuyện với Steven Feiner, cựu nhân viên Google, hiện đang là Thành viên sang lập kiêm Giám đốc điều hành công ty A Better Florist, ông cho rằng những thách thức đối với marketing là hiểu hết được hiệu quả của Digital Marketing và tập trung vào việc tăng khả năng chuyển đổi Doanh thu (Conversion).

Feiner thành lập A Better Florist vào năm ngoái tại Singapore với mục đích giúp cho việc mua hoa đơn giản và nhanh hơn thông qua kênh bán hàng trực tuyến, đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng quy trình phải chú trọng vào dữ liệu thu thập được. Ông cho biết nhiều công ty đã bị ám ảnh với việc đo lường tất cả mọi thứ và lúc nào cũng đòi hỏi độ chính xác 100%.

“Điều quan trong nhất, chúng ta đo lường chính xác đến đâu cũng không có ý nghĩa gì nếu không ai quan tâm. Thay vào đó, chúng ta phải có nhận thức rộng hơn và các bên liên quan phải có cùng một định hướng và chung một mục tiêu” ông nói.

Ông nhấn mạnh rằng đó là vấn đề chuyển đổi cho cả một tổ chức và mục tiêu chính là phải có định hướng đúng đắn ngay từ khi bắt đầu.

“Nếu sếp của bạn không hiểu những gì hiện đang xảy ra mà bạn lại còn làm mọi thứ phức tạp hơn rất nhiều thì kết quả sẽ đi đến đâu?”

Trong khi năng lực thực hiện digital ở khu vực này đang được cải thiện mỗi ngày thì Feiner cho rằng đa số chúng ta vẫn chưa đạt đến mức phát triển đó, đặc biệt là trong các công ty lớn, quan trọng là làm sao giữ cho việc thực hiện digital thật sự đơn giản từ khi bắt đầu.

Đừng cầm đèn chạy trước ô tô!

Feiner nói rằng có rất nhiều công cụ để đo lường hiệu quả và thường chúng ta dễ dàng quên mất điều gì là quan trọng đối với Doanh nghiệp của mình, những gì có thể đo lường được và không đo lường được. Ông nói mọi người thường sẽ đo lường lượng “click” đầu tiên cho mỗi chiến dịch quảng cáo của họ.

“Mọi người không nên đo lường lượng “click” nữa”, ông nói. Chúng tôi không bao giờ đo lường “click”.

“Click”, “Impression” hoặc lượt “View” không phải là một số liệu quan trọng,”. Feiner lập luận rằng điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là khả năng chuyển thành Doanh số (Conversion), và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình mua hàng của khách hàng.

“Chúng ta phải thiết lập mục tiêu cho những yếu tố ảnh hưởng đối với mỗi kênh truyền thông để có thể có quyết định phù hợp nhất”, ông nói. A Better Florist sử dụng Mixpanel để đo lường mỗi “Conversion” và mỗi platform trong thực tế.

Về việc xây dựng “Mô hình trên những yếu tố ảnh hưởng”, A Better Florist tập trung vào Mô hình U-shaped, trong đó họ tăng trọng số đối với những tương tác đầu và cuối, và trọng số trong quá trình tương tác sẽ thấp hơn.

Feiner cho rằng U-Shaped là phương thức tốt nhất trong thương mại điện tử để áp dụng trên diện rộng nhưng nhiều tổ chức vẫn sử dụng những mô hình click đầu và cuối mặc dù đã lỗi thời chủ yếu bởi vì nó đơn giản và đòi hỏi nỗ lực ít hơn nhằm có được lượng “Visits” và “Lead Conversion”.

Cách thức này có vẻ phổ biến nhưng về lâu dài thì sẽ có một vấn đề lớn trong việc xây dựng giá trị bền vững cũng như giữ được khách hàng lâu dài

“Nếu chúng ta chỉ tập trung vào một điều gì đó giống như first-click và last-click thì chúng ta chỉ mới kể chưa đến một nửa câu chuyện,” ông nói.

“Nếu tôi chỉ bán hoa cho khách hàng thì đó sẽ hoàn toàn là một thất bại. Tôi hứng thú tìm hiểu vì sao khách hàng tìm đến chúng tôi và làm sao giữ họ về lâu dài.”

Hướng tới việc hiểu biết giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value) là vô cùng cần thiết và nó sẽ giúp A Florist Better biết được họ cần chi trả bao nhiêu tiền để có được mỗi khách hàng.

“Với một mức giá nhất định thì sẽ có số lượng người dùng tương ứng. Đến cuối cùng thì bạn cần biết bạn có thể trả bao nhiêu tiền để đạt được một khách hàng dựa trên khả năng kinh tế của công ty. Chúng tôi sẽ có được một khách hàng nếu LTV (Lifetime Value) của chúng tôi đủ cao để sau khi đầu tư (nhằm có được khách hàng đó) chúng tôi vẫn có lợi nhuận.”

Feiner cho biết các công ty bán hàng trực tuyến đang làm rất tốt về mặt này. Ông nhắc đến Rocket Group như ví dụ cụ thể, những thương hiệu Zalora và Lazada dẫn đầu trong việc tìm hiểu khách hàng của họ và xác định những yếu tố gì để đo lường cả về Online và Offline.

Đối với Feiner, một khi bạn thiết lập được nền tảng cơ bản và tổ chức bạn đồng thuận với những gì cần phải được đo lường, bạn có thể phát triển dần dần dựa trên việc biết được mức độ phù hợp giữa các biến giá trị, khách hàng với khả năng đo lường trực tuyến.

“Tại A Better Florist, lợi ích của một tổ chức nhỏ là chúng tôi có sự đồng nhất hơn về khả năng làm digital. Vì vậy mọi chuyện cũng trở nên dễ dàng hơn để cùng bàn về các bước tiếp theo”.

“Đó là câu hỏi giúp mở ra giá trị. Đầu tiên, bạn phải hiểu chính xác ý nghĩa của từng giá trị về lâu dài. Chúng ta tập trung vào lợi nhuận nhưng chúng ta chỉ tăng trưởng khi mà chúng ta biết vận dụng những yếu tố ảnh hưởng và khả năng phân tích những yếu tố này.

R3 Việt Nam
Thứ 2 (17/10/2016)
Nguồn: Marketing Interactive

Những giải pháp quảng cáo miễn phí

Sự sụt giảm nhanh chóng doanh số do khủng hoảng kinh tế đã khiến các chủ doanh nghiệp nghĩ ngay đến việc phải cắt giảm ngân sách tiếp thị. Trong khi đó, quảng cáo và thu hút khách hàng mới phải là một quá trình diễn ra liên tục.

Để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có hiệu quả trong marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng một vài gợi ý về quảng cáo dưới đây:

Hãy trở thành chuyên gia

Đưa những bài báo có liên quan đến doanh nghiệp của bạn cho các tờ báo địa phương, báo thương mại, hoặc các newsletters của những tổ chức chuyên nghiệp. Lựa chọn một chủ đề cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của bạn đến vấn đề đó và chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn cũng được đề cập ở trong. Bạn cũng có thể tìm một website và trở thành người nổi bật ở site đó. Bất kể khi nào có thể, bạn có thể gửi những thông tin đến khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn.

Hãy trở thành một người thuyết trình

Để trở thành một nhà thuyết trình, bạn cần tham gia vào các câu lạc bộ nghề nghiệp hoặc các cuộc hội thảo trong lĩnh vực. Tại đây, bạn có cơ hội gặp gỡ những khách hàng tiềm năng, có cơ hội thuyết trình và sưu tập những tấm card doanh nghiệp. Đây là cơ hội để bạn tận dụng các mối quan hệ.

Đào tạo một khóa học

Đây là cách thông minh để khách hàng hiểu rằng bạn giống như một chuyên gia và cũng qua đây quảng cáo cho doanh nghiệp bạn. Cách này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như lên kế hoạch tài chính, chăm sóc sức khỏe, hoặc thuế. Tốt hơn hết là bạn nên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí ở thư viện, nhà hàng thậm chí trong phòng làm việc của một người bạn.

Các lợi ích cho khách hàng

Một trong những cách tốt nhất để có được khách hàng mới là tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng hiện tại. Đưa ra mộtgiải thưởng hoặc mặt hàng miễn phí cho bất kỳ người đầu tiên nào mua. Nếu bạn xuất bản một cuốn catalogue, thì cần phải cài một tấm card để khách hàng đã mua có thể cung cấp tên, địa chỉ của doanh nghiệp bạn tới người mà muốn nhận nó. Khi bạn có một khách hàng mới, hãy chắc chắn gửi một lời cảm ơn tới họ.

Thường xuyên gửi thông tin

Việc giữ mối quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tương lai rất quan trọng và điều gì có thể dễ dàng hơn là gửi một newsletter thường xuyên? Sau khi có được sự công nhận từ khách hàng thì bạn có thể miêu tả sản phẩm mới và cung cấp các đường link tới các bài báo mà khách hàng của bạn quan tâm. Hãy giữ chúng thật đơn giản với nội dung ngắn gọn hoặc trong đó là các bức ảnh và đồ họa khác.

Tận dụng mối quan hệ truyền thông

Bất kể khi nào doanh nghiệp tổ chức sự kiện, hãy chắc chắn bạn gửi một thông cáo báo chí hoặc một email đơn giản cho các báo địa phương và truyền hình. Dù nó là một sản phẩm mới, một kế hoạch mở rộng quy mô nhưng có kết quả mới thì họ cũng muốn nghe về nó. Các báo đài địa phương cũng tìm kiếm những người để phỏng vấn, để tìm các thông tin liên lạc của nhà sản xuất và để họ thấy rằng bạn có giá trị.

Các chương trình từ thiện

Bất kỳ khi nào bạn làm từ thiện thì hãy chắc chắn các phương tiện truyền thông cũng biết . Họ sẽ cử một phóng viên đến để thông tin sự việc.

Bắt đầu bằng blog hoặc xây dựng diễn đàn

Đây có thể là cách tuyệt vời để thu hút người xem vào website của bạn và có các cuộc thảo luận với khách hàng. Có rất nhiều site blog miễn phí mà bạn có thể bắt đầu như Blogger, WordPress hoặc Tumblr. Tại đây, bạn có thể gửi những loại thông tin, thông điệp quảng cáo liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Cách khác là bạn có thể xây dựng nhóm trao đổi trực tuyến (mà không bị nghi là bạn đang quảng cáo). Tìm những diễn đàn có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của bạn bằng việc gõ các từ khóa trên website nhóm trực tuyến hàng đầu. Đó là Google, Yahoo and MSN. Tại đây bạn có thể sử dụng các diễn đàn để quảng cáo.

Bạn nghĩ rằng mình không có thời gian để làm những việc trên? Hay là bạn đã có kế hoạch rồi nhưng lại quá bận? Hãy cố gắng dành một hoặc hai giờ mỗi tuần hoặc một ngày nào đó để tập trung vào quảng cáo cho doanh nghiệp

Xu hướng quảng cáo khi người dùng ngày càng “thông minh”

Trong thời đại công nghệ thông tin, Internet ngày càng phát triển như hiện nay, các phương thức quảng cáo và marketing truyền thống bắt đầu trở nên “chật chội” hơn.

Bởi vậy, các nhà tiếp thị cũng đang tìm kiếm và thay đổi các phương thức quảng cáo cho thân thiện và dễ thu hút người dùng.

Các phương thức quảng cáo cũ như email marketing, banner ads, pop-up… thường gây cảm giác khó chịu, bị làm phiền và khiến người dùng có cảm giác đang bị tiếp thị. Bởi vậy, khi công nghệ ngày càng phát triển, các hình thức marketing truyền thống dần mất đi tính hiệu quả và thu hút. Người dùng trở nên “thông minh” hơn, họ đã bắt đầu tìm cách loại bỏ quảng cáo với các tiện ích như AdBlock Plus được tích hợp ngay trên các trình duyệt Firefox, IE, Chrome…, lọc bỏ email không mong muốn vào hòm thư rác, hay đơn giản chỉ là bỏ qua không quan tâm đến quảng cáo.

Trước thực tế đó, nhiều công ty lớn đang tìm cách thay đổi phương thức tiếp thị hướng đến tính chia sẻ, thân thiện và tương tác để quảng bá sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Quảng cáo hiện nay không chỉ còn dừng ở một hình ảnh banner thông thường nữa, mà đã tiến đến tích hợp với những thông tin và tiện ích thu hút người dùng nhiều hơn.

Thực tế, trên thế giới có không ít doanh nghiệp lớn đã sử dụng hình thức này để quảng bá thương hiệu của mình. Trong một khung đặt quảng cáo, bạn có thể tìm thấy một chuỗi slideshow hình ảnh mà bạn có thể lựa chọn xem theo ý thích, một video clip vui nhộn, hấp dẫn về sản phẩm, một bản đồ chỉ dẫn đường đi tới địa chỉ gần nhất của cửa hàng, một danh sách các bài viết và thông tin hữu ích, những liên kết đến các trang mạng xã hội của hãng như Facebook, Twitter, Youtube… hay thậm chí là các ý kiến, bình luận của chính người dùng.

Ở Việt Nam hiện nay, cũng đã có một số website thực hiện thành công các cách thức quảng cáo thương hiệu tương tự, đơn cử như sản phẩm Box Application của AdMicro, một gói quảng cáo tích hợp thêm nhiều tính năng, có thể thực hiện trên các website thuộc hệ thống AdNetwork gồm hơn 50 sản phẩm báo chí và các cổng thông tin trực tuyến. Thay vì một banner hình ảnh lớn hay những pop-up gây khó chịu và phiền toái cho người dùng, thì giờ khung quảng cáo được thiết kế rất thân thiện với bạn đọc và cung cấp các thông tin thực sự hữu ích. Quảng cáo có thể được xem như là một phần của chính website với giao diện đồng nhất, nhưng vẫn không hề mất đi tính hấp dẫn và thu hút đối với người dùng.

Hình thức quảng cáo này sẽ giúp các nhà tiếp thị cung cấp những thông tin phong phú, phù hợp với nội dung của website. Giao diện được thiết kế đồng bộ như là một phần của website, nhờ đó, độc giả sẽ tiếp nhận thông tin như đang đọc báo, chứ không phải đang xem quảng cáo. Các chuỗi hình ảnh, video clip giúp tăng hiệu quả thu hút và độ tập trung của người xem. Các tiện ích liên quan đến mạng xã hội như Facebook, Twitter, Blogger… tích hợp ngay trong quảng cáo giúp tăng cường liên kết với mạng lưới những người dùng trên các mạng xã hội này. Ngoài ra, các tính năng như hệ thống định vị bản đồ, chia sẻ, trao đổi, thảo luận trực tuyến… có thể khiến độc giả tương tác ngay với quảng cáo. Đây là một mục tiêu mà hầu hết các nhà tiếp thị đều mong muốn đạt được, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Như vậy, khi mà Internet đang là một kênh marketing không thể bỏ qua với khả năng tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tiềm năng, nhưng người dùng Internet cũng ngày càng trở nên “thông minh” hơn trong việc bỏ qua quảng cáo, thì các phương thức quảng cáo “thông minh” và thân thiện sẽ là một xu hướng tất yếu.

Cách quảng cáo sản phẩm bán hàng online

Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Cốc Cốc, Google hay Facebook, xu hướng tiếp cận sản phẩm của khách hàng đang ngày một khác, do đó, các đơn vị kinh doanh không thay đổi sẽ khó mà “sống” nổi trên thị trường.

Minh chứng từ những lần lao đao của 2 gã bán lẻ khổng lồ

Đầu năm 2016, Macy’s – chuỗi bán lẻ thời trang hàng hiệu khổng lồ tại Mỹ đã tuyên bố đóng 100 cửa hàng và sa thải hàng nghìn nhân viên. Trong diễn biến đó, Macy’s đã phải vật lộn với doanh số bán hàng ngày một nghèo nàn, khiến cho giá cổ phiếu của hãng rớt thảm tới 47% trong năm 2015.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, Walmart – 1 trong những nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất thế giới đã tuyên bố đóng cửa 269 địa điểm bán hàng trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với 16.000 nhân viên của tập đoàn sẽ mất việc, trong đó có khoảng 10.000 người Mỹ.
Điểm chung của 2 “ông lớn” bán lẻ trên là họ đều kinh doanh theo mô hình truyền thống. Và việc hàng trăm cửa hàng phải đóng cửa được các chuyên gia nhận định là điều tất yếu. Họ chỉ ra rằng, những minh chứng điển hình trên cảnh báo cách bán hàng truyền thống đang vô cùng khó khăn. Song đây lại chính là cơ hội của kinh tế số.
Câu chuyện trên cũng được ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2016 vừa qua khi nói về xu thế bán hàng trong thời đại hiện nay.
Theo ông Hưng, báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam là 4 tỷ USD. Đến 2020 con số này có thể tăng lên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn bởi tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất nhiều.

Video online sẽ thay thế truyền hình truyền thống

Đại diện VECOM nhấn mạnh, bất chấp sự ra đi của một số website thương mại điện tử như Lingo, Bé Yêu hay Deca… thì thay vào đó có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đang tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Đây là xu hướng chung của toàn thế giới. Các con số cho thấy tiếp thị trực tuyến có quy mô tăng trưởng nhanh hơn và giúp sức cho thương mại điện tử. Như tại thị trường Mỹ, năm 2015, tiếp thị trực tuyến đạt 60 tỷ USD và dự báo có thể đạt 105 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Hưng, tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến cũng đang tăng trưởng đáng kể. Nếu quy mô tiếp thị trực tuyến năm 2010 khoảng 26 triệu USD thì đến năm 2015 đã đạt đến con số 329 triệu USD. Đến 2020, con số này có thể tăng lên 1,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đạt con số này không dễ và cũng không nên chỉ nhìn vào các doanh nghiệp lớn mà quên đi sự đóng góp của mọi cá nhân, doanh nghiệp hộ gia đình. Và ngược lại, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần nhìn nhận tiếp thị trực tuyến đang là yếu tố rất quan trọng trong xu hướng hiện nay.
Cũng trong diễn đàn, đại diện của gã khổng lồ Google ở châu Á – chuyên gia Joe Ruelle cũng cho rằng, xu xướng tại Việt Nam sẽ bỏ truyền hình và tiến tới là tương lai của online video. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến qua video thay vì bằng những phương thức đơn giản, cũ như hình ảnh (tĩnh, động, bài viết).
Cũng theo ông Joe, hình thức tiếp thị trực tuyến qua video là cách thức giúp DN không những quảng bá hình ảnh, thương hiệu mà còn là cách để tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cũng đồng quan điểm với Joe, ông William Nguyen – Facebook Business Manager cho rằng, video đang là hình thức được các DN tiếp cận tiếp thị rất hiệu quả. Tuy nhiên, các DN, đơn vị cũng cần chú ý đến cách làm, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Bởi các quy định về bản quyền đang ngày càng nóng và được quản lý chặt chẽ hơn rất nhiều.
Nguồn: Cafebiz

Chặn quảng cáo có ngăn chân thương mại điện tử?

Phần mềm chặn quảng cáo ra mắt như một giải pháp dành cho những người tiêu dùng không muốn màn hình của họ lộn xộn bởi các quảng cáo hiển thị. Một chương trình bổ sung hoặc mở rộng của trình duyệt đơn giản có thể loại bỏ các quảng cáo hiển thị và khiến cho trải nghiệm lướt mạng đỡ rối mắt hơn. Phần chặn quảng cáo được giới thiệu lần đầu không ảnh hưởng đến người bán hàng thương mại điện tử nhiều, nhưng các phần mềm phát triển mới hứa hẹn sẽ tạo ra tác động lớn đến ngành này. Lucia Moses từ Digiday đã báo cáo rằng các nhà phát triển phần mềm chặn quảng cáo, các khối óc tài năng đằng sau Adblock Plus, đã chuyển hướng qua việc mua các liên kết từ những trang thương mại điện tử.

Ảnh hưởng Tài Chính của Việc Chặn Quảng Cáo Thương Mại Điện Tử

Người bán hàng thương mại điện tử phụ thuộc vào việc tiếp thị nội dung và mua các liên kết- link để tạo ra doanh thu. Khi phần mở rộng chặn quảng cáo ngăn người tiêu dùng nhìn thấy các liên kết- link này thì người bán sẽ gặp phải những khó khăn về doanh thu. Về cơ bản, phần mềm này làm cho các liên kết thương mại điện tử vô hình với những người đã cài đặt nó vào trình duyệt của họ. Người xem thường chỉ xem nội dung đó, chứ không phải các liên kết có thể đưa họ đến các trang thương mại điện tử của bạn.

Theo trang PageFair, các nhà xuất bản kỹ thuật số đã mất khoảng 22 triệu đô-la Mỹ trong năm 2015 cho các phần mềm chặn quảng cáo. Gần 2 triệu người tiêu dùng sử dụng phần mềm này trên toàn cầu, điều này có nghĩa là nhiều khách hàng tiềm năng của bạn đã cài đặt phần mềm đó.

Các Giải Pháp đối với Công Nghệ Chặn Quảng Cáo

  1. Yêu cầu bên chặn quảng cáo: Nếu bạn muốn dịch vụ đó không ảnh hưởng đến liên kết mua hàng của bạn thì bạn có thể yêu cầu công ty đó hiệu đính các liên kết của bạn và đưa chúng vào danh sách trắng thông qua phần mềm của họ. Tuy nhiên, dịch vụ đó không miễn phí. Trong khi điều này có thể cung cấp một giải pháp khả thi cho các tập đoàn đa quốc gia thì lại không hẳn là khả thi đối với những người bán hàng nhỏ hơn. Nếu bạn có một trang web nhỏ và tự điều hành thì có lẽ bạn không có khả năng bố trí ngân sách của mình để trả cho một chương trình phần mềm chặn quảng cáo.
  2. Hợp tác với Ấn Phẩm: Nhiều ấn phẩm hạn chế quyền truy cập nội dung giữa những người dùng có cài đặt phần mềm chặn quảng cáo. Khi người tiêu dùng đi đến một trang web, họ nhìn thấy một trang splash mời họ lập danh sách trắng trang web đó để đổi lại sẽ xem nội dung của trang. Nếu bạn hợp tác với các trang web như thế này, các liên kết của bạn sẽ được hiển thị vì người tiêu dùng phải tắt phần mềm ngăn chặn của họ để thấy được ấn phẩm đó. Điều này tạo ra một giải pháp trung gian không tốn tiền nhưng đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một chút.

Khi Tất Cả Thất Bại, Hãy Chuyển Sang Chiến Lược Của Bạn

Nếu bạn lo ngại về tác động của phần mềm chặn quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình, hãy cân nhắc việc chuyển sang một chiến lược tiếp thị khác. Ví dụ, bạn cũng có thể tập trung nỗ lực vào việc tiếp thị qua email. Do đây là một hình thức tiếp thị cho phép (miễn là bạn nhận được các địa chỉ đăng ký hợp pháp), bạn không phải lo lắng về việc gây phiền toái các khách hàng tiềm năng hoặc loại bỏ các liên kết của bạn ra khỏi nội dung.

Nguồn: payoneer

Bán hàng Online – Cách quảng cáo tốt nhất

Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Cốc Cốc, Google hay Facebook, xu hướng tiếp cận sản phẩm của khách hàng đang ngày một khác, do đó, các đơn vị kinh doanh không thay đổi sẽ khó mà “sống” nổi trên thị trường.

Minh chứng từ những lần lao đao của 2 gã bán lẻ khổng lồ

Đầu năm 2016, Macy’s – chuỗi bán lẻ thời trang hàng hiệu khổng lồ tại Mỹ đã tuyên bố đóng 100 cửa hàng và sa thải hàng nghìn nhân viên. Trong diễn biến đó, Macy’s đã phải vật lộn với doanh số bán hàng ngày một nghèo nàn, khiến cho giá cổ phiếu của hãng rớt thảm tới 47% trong năm 2015.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, Walmart – 1 trong những nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất thế giới đã tuyên bố đóng cửa 269 địa điểm bán hàng trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với 16.000 nhân viên của tập đoàn sẽ mất việc, trong đó có khoảng 10.000 người Mỹ.
Điểm chung của 2 “ông lớn” bán lẻ trên là họ đều kinh doanh theo mô hình truyền thống. Và việc hàng trăm cửa hàng phải đóng cửa được các chuyên gia nhận định là điều tất yếu. Họ chỉ ra rằng, những minh chứng điển hình trên cảnh báo cách bán hàng truyền thống đang vô cùng khó khăn. Song đây lại chính là cơ hội của kinh tế số.
Câu chuyện trên cũng được ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2016 vừa qua khi nói về xu thế bán hàng trong thời đại hiện nay.
Theo ông Hưng, báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam là 4 tỷ USD. Đến 2020 con số này có thể tăng lên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn bởi tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất nhiều.

Video online sẽ thay thế truyền hình truyền thống

Đại diện VECOM nhấn mạnh, bất chấp sự ra đi của một số website thương mại điện tử như Lingo, Bé Yêu hay Deca… thì thay vào đó có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đang tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Đây là xu hướng chung của toàn thế giới. Các con số cho thấy tiếp thị trực tuyến có quy mô tăng trưởng nhanh hơn và giúp sức cho thương mại điện tử. Như tại thị trường Mỹ, năm 2015, tiếp thị trực tuyến đạt 60 tỷ USD và dự báo có thể đạt 105 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Hưng, tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến cũng đang tăng trưởng đáng kể. Nếu quy mô tiếp thị trực tuyến năm 2010 khoảng 26 triệu USD thì đến năm 2015 đã đạt đến con số 329 triệu USD. Đến 2020, con số này có thể tăng lên 1,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đạt con số này không dễ và cũng không nên chỉ nhìn vào các doanh nghiệp lớn mà quên đi sự đóng góp của mọi cá nhân, doanh nghiệp hộ gia đình. Và ngược lại, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần nhìn nhận tiếp thị trực tuyến đang là yếu tố rất quan trọng trong xu hướng hiện nay.
Cũng trong diễn đàn, đại diện của gã khổng lồ Google ở châu Á – chuyên gia Joe Ruelle cũng cho rằng, xu xướng tại Việt Nam sẽ bỏ truyền hình và tiến tới là tương lai của online video. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến qua video thay vì bằng những phương thức đơn giản, cũ như hình ảnh (tĩnh, động, bài viết).
Cũng theo ông Joe, hình thức tiếp thị trực tuyến qua video là cách thức giúp DN không những quảng bá hình ảnh, thương hiệu mà còn là cách để tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cũng đồng quan điểm với Joe, ông William Nguyen – Facebook Business Manager cho rằng, video đang là hình thức được các DN tiếp cận tiếp thị rất hiệu quả. Tuy nhiên, các DN, đơn vị cũng cần chú ý đến cách làm, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Bởi các quy định về bản quyền đang ngày càng nóng và được quản lý chặt chẽ hơn rất nhiều.
Nguồn: CafeBiz
kỉ nguyên quảng cáo tự động - Programmatic Ads

Kỉ nguyên Quảng cáo tự động (Programmatic Ads) – Phần 1

Khoảng 4 – 6 năm trở về trước, nói đến QC trực tuyến mọi người thường hay nghĩ đến việc đặt banner trên vnexpress, dantri, yahoo, Adnetwork dù đã xuất hiện từ sớm nhưng chỉ là giải pháp cộng thêm, 1 phần vì nhận thức của thị trường, 1 phần vì hiệu quả chưa rõ rệt.

Tuy nhiên, sự thay đổi chóng mặt của các công nghệ targeting, big data, realtime bidding, data tracking và sự bành trướng của Google, Facebook đã khiến cho thị trường trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Loạt bài này giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về Quảng cáo trực tuyến từ quá khứ đến hiện tại và thế cục trong tương lai

Phần 1: Thời xuân thu, thế chiến quốc

1. Từ Giao dịch trực tiếp đến Adnetwork

2005 – 2008, internet bắt đầu bùng nổ, hàng loạt web 2.0 xuất hiện, quảng cáo trực tuyến bắt đầu phát triển. Ý niệm lúc đó rất đơn giản là làm sao đặt được banner trên các website lớn để thu hút người truy cập vào website đích. Display Ads ra đời. Cuộc chơi xoay quanh vài nhóm chính: Publisher (Vnexpress, 24h, Yahoo, dantri, vietnamnet… và các site có traffic lớn như 5giay, vatgia, webtretho…); Advertiser (Unilever, Samsung, Nokia….); Media agency (GroupM, Đất Việt…). Cách làm cũng rất thủ công: Advertiser hoặc Agency gọi điện qua Publisher hỏi giá từng vị trí, nếu đồng ý thì gửi banner để Publisher đưa lên. Không có bất kì cam kết nào về hiệu quả. Publisher tự báo cáo kết quả bằng excel. Mọi sự thay đổi diễn ra thủ công và trải qua nhiều bộ phận để kiểm tra, xét duyệt và cập nhật; mọi yêu cầu phải trong giờ hành chính và tối đa 3 lần. Cuộc chiến chủ yếu xoay quanh vấn đề vị trí, giá, chiết khấu và uy tín của Publisher. Lúc đầu banner rẻ như cho, nhưng có những thời điểm sốt không kém bất động sản (muốn được 1 tuần chia sẻ 3 trên trang chủ vnexpress, chi phí cũng vài chục triệu. Nhưng rất nhiều Advertiser vẫn sẵn sàng cạnh tranh để có được vinh dự đó).

Một số Adnetwork tiên phong ra đời từ 2007 để giải quyết bài toán phân phối quảng cáo: tự động hoá khâu mua bán (Advertiser chỉ việc cho biết đối tượng độc giả nhắm tới và kết quả mong muốn, hệ thống tự động làm phần lớn các tác vụ thủ công); tính giá theo hiệu quả mong muốn (impression, clicks); báo cáo minh bạch và theo thời gian thực. Các gương mặt tiêu biểu có Yahoo, Vietads, Lienket247, Innity, Admax…

Mặc dù tiên tiến như vậy nhưng Adnetwork vẫn không thể bứt phá vì rất nhiều rào cản. Thứ nhất là niềm tin (lấy gì đảm bảo kết quả báo cáo là chính xác? làm sao để biết banner được đăng, làm sao để report cho Sếp khi chính mình còn không thấy). Thứ 2 là quyền lực chi phối của Publisher lớn và hình thức Giao dịch trực tiếp khiến Adnetwork trở thành chợ mua bán inventory dư thừa. Thứ 3 là hiệu quả không rõ rệt khi so sánh giữa Adnetwork với Publisher.

2010 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của Innity, Ambient với nhiều format sáng tạo và có hiệu quả (về click). Sự hợp tác chặt chẽ với GroupM cũng giúp Ambient nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Adnetwork. Một gương mặt đình đám khác là Admicro với việc sở hữu inventory cực lớn từ các website hàng đầu như dantri, cafef, kenh14… Nhiều Adnetwork tầm trung bắt đầu suy thoái do không đủ sức cạnh tranh, nhưng cũng đồng thời xuất hiện rất nhiều Adnetwork nhỏ dựa trên các Adserver như OpenX. Các Advertiser nhỏ bắt đầu xem Adnetwork là sự lựa chọn hàng đầu vì tính linh hoạt về giá cả và quản lí. CPC được đẩy xuống cực kì thấp (1500vnd/click) càng thúc đẩy Advertiser mạnh tay thử nghiệm.

Hầu hết Adnetwork trong giai đoạn này đều giải quyết được các bài toán cơ bản:

  • Targeting: contextual targeting (theo nội dung website hoặc bài viết), placement targeting (theo vị trí trên từng website)
  • Ad serving: gắn code lên website và tự động phân phối banner. Các hình thức banner cũng rất đa dạng, từ statistic đến interactive và cả video
  • Tracking: dựa trên hệ thống có sẵn với độ lệch dưới 30% so với Google analytics, hoặc third-party tracking qua Mediamind, Eyeblaster
  • Management & Report: Advertiser có thể tự quản lí, tối ưu campaign và đọc report realtime

Tuy có sự khác biệt về định dạng, Inventory nhưng không có sự khác biệt lớn về công nghệ giữa các Adnetwork. Thị trường vẫn mở cho nhiều người chơi, cho đến khi Google bắt đầu xuất hiện.

2. Từ Adnetwork đến SSP, DSP

Năm 2012, Google chính thức đem Google Display Network (GDN) vào VN. Tên tuổi, cộng với sức mạnh của Google đã nhanh chóng thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Những Adnetwork nhỏ không có sự khác biệt hầu như không thể cạnh tranh. Các Publisher vừa háo hức gia nhập GDN (để tăng doanh số), vừa sống trong sợ hãi (vì không còn được kiểm soát giá). Nhưng nhờ có GDN mà Advertiser được phổ cập sâu rộng về Adnetwork, miếng bánh mở rộng đáng kể, và thị trường đi vào chiều sâu hơn.

Bên cạnh GDN, Google cũng giới thiệu sản phẩm Ad-exchange, 1 SSP tiêu biểu. Về cơ bản, SSP giống như 1 đầu nậu nông sản, thu gom hết Inventory dư thừa để bán cho chợ đầu mối (DSP), hoặc siêu thị (Adnetwork). Vì visit nếu không được khai thác ngay thời điểm phát sinh thì sẽ trở thành vô giá trị, nên SSP giúp cho các Publisher thanh lý được khối lượng lớn Inventory dư thừa, dù với giá rẻ mạt.

Trong 1 diễn biến khác, DSP cũng ra đời để giải quyết nhu cầu của Advertiser: mua được khối lượng Inventory lớn tức thì với chi phí hợp lí nhất. DSP sẽ tiếp nhận yêu cầu mua hàng của Advertiser rồi kết nối với tất cả Adnetwork, SSP trong hệ thống để gom Inventory phù hợp và phân phối QC theo hình thức bidding. Điều kì diệu là tất cả đều làm tự động, tức khắc, giống như mua bán chứng khoán. Đó chính là Realtime bidding (RTB).

  • Bidding: trước đó tất cả Adetwork ở VN đều tính giá cố định (ví dụ 1500 vnd/ CPC). Tuy vậy với DSP, mọi thứ sẽ là bidding – giá cả phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các Advertiser và chất lượng quảng cáo. Adveritser có cơ hội để tối ưu nhằm hạ giá thành xuống mức thấp chưa từng có (vài trăm VND/ click). Tất cả những điều này diễn ra ngay tức khắc (realtime)

Một kĩ thuật mới rất được ưa chuộng xuất hiện thời điểm này là Retargeting (tiếp thị lại). Ý niệm là: khi người dùng thấy mẫu QC, click vào để đi đến website, nhưng vì 1 lí do nào đó không “hành động” (mua hàng, điền mẫu đăng kí…), nếu để mất dấu họ thì xem như QC đã lãng phí; nhưng nếu tiếp tục giăng banner đeo bám họ trên những nơi khác họ online bằng những thông điệp “mời gọi” (giảm giá, tặng quà…) thì khả năng họ quay lại và hành động sẽ cao hơn. Ý niệm lãng mạn này khi triển khai thực tế đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên: tăng conversion trung bình lên khoảng 30% so với các hình thức khác

  • Dynamic retargeting: sẽ còn lợi hại hơn nếu việc retargeting diễn ra ngay tức khắc khi người dùng còn chưa nguôi ham muốn. Ví dụ tôi vừa xem chiếc điện thoại iPhone 6 trên Lazada, nhưng chưa quyết định mua và rời website, thì ngay tại thời điểm tôi vừa qua website khác, lập tức banner giảm giá 10% xuất hiện, hành vi mua hàng có thể được thúc đẩy nhanh chóng. Nếu không, rất có thể tôi sẽ đi mua iPhone 6 cũ, hoặc mua iPhone 5, hoặc không còn nhu cầu mua nữa; lúc đó mà retargeting khó có hiệu quả

Như vậy, xuyên suốt 1 giai đoạn từ 2005 – 2014, Adnetwork đã đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển QC trực tuyến ở VN. Có rất nhiều cái tên thành công rực rỡ như Admicro, Ambient… Có những cái tên chỉ còn là hoài niệm như Pixel, Admax… Có những cái tên dần mờ tỏ. Nhưng họ đã hoàn thành sứ mệnh “Digital transforming”: chuyển đổi các hình thức QC truyền thống lên môi trường Digital, và tạo tiền đề cho 1 kỉ nguyên bùng nổ sắp tới đây – kỉ nguyên của Programatic Ads.

Để kết thúc phần này, tôi xin giới thiệu slide “Kỉ nguyên của Programatic Ads” củaNguyễn Xuân Đông, PGĐ Moore – 1 cty đã chứng kiến suốt chiều dài lịch sử phát triển rực rỡ nhất của Adnetwork. Những câu chuyện của Đông chính là chất liệu và cảm hứng để tôi viết nên phần 1 mang nhiều sự hồi tưởng.

Hẹn các bạn trong phần 2, hướng đến tương lai kì vĩ hơn: Kỉ nguyên của Programmatic Ads

Nguồn: Digitalk

Quảng cáo kiểu mới – quả ngọt ai dám thử

Vấn đề tranh cãi nhức nhối trong ngành quảng cáo – sáng tạo là chúng ta muốn đẩy sự sáng tạo đi đến đâu? Phía khách hàng – tức là các doanh nghiệp có thương hiệu cần được quảng cáo – thường lo lắng rằng quảng cáo độc đáo, khác biệt quá người tiêu dùng sẽ không hiểu. Do đó để an toàn thì cứ làm giống như người khác đã làm, thậm chí giống đối thủ cạnh tranh cũng được.

Còn những đơn vị tư vấn quảng cáo (còn gọi là agency) thì dùng rất nhiều nỗ lực để thuyết phục khách hàng phải chấp nhận rủi ro, cổ xuý những ý tưởng độc đáo. Tôi đồng ý với việc thúc đẩy khách hàng chấp nhận điều mới lạ, dám làm điều khác biệt, thế mới là bản chất của quảng cáo; nhưng tôi không đồng ý với sự khiêu khích phải chấp nhận rủi ro. Vì khi bạn quản lý và làm chủ một doanh nghiệp bạn sẽ hiểu sự rủi ro là thế nào.

Tôi đồng ý với việc thúc đẩy khách hàng chấp nhận điều mới lạ, dám làm điều khác biệt, thế mới là bản chất của quảng cáo; nhưng tôi không đồng ý với sự khiêu khích phải chấp nhận rủi ro.

Quảng cáo ở Việt Nam thường bị chê là dở, quay không đẹp như quảng cáo nước ngoài. Mà nước ngoài ở đây là người hàng xóm Thái Lan đấy thôi. Tôi thấy đây là sự so sánh khập khiễng vì ngành công nghiệp quảng cáo sáng tạo Thái Lan đi trước chúng ta gần 30 năm. Quảng cáo của họ đâu quá cao siêu mà sao hay thế. Dân Việt Nam chẳng hiểu tiếng Thái mà vẫn xem, chia sẻ và bình luận rất nhiều. Người tiêu dùng Thái thông minh hơn người tiêu dùng Việt? Quảng cáo bảo hiểm nhân thọ nhưng không thấy nói mua đi để được đảm bảo an toàn tài chính khi bạn gặp tai nạn hay bệnh hiểm nghèo; quảng cáo trà xanh thì không thấy cánh đồng trà tẻ nhạt với những lá trà biến hình bay vào chai nhựa; quảng cáo café nhưng không thấy uống rồi làm việc tỉnh táo cả ngày. Họ làm quảng cáo tinh tế hơn và không cần sa đà vào giải thích giá trị lý tính của sản phẩm. Và khán giả Việt Nam xem – thích – và bấm nút chia sẻ. Thế là thành viral. Như vậy người tiêu dùng Việt đã đủ thông minh hơn chưa?

Từ trước đến nay dân trong nghề chúng tôi thường đùa rằng quảng cáo cho những ngành hàng dành cho bà nội trợ thì phải dùng “kitchen logic” tức là tư duy ngô nghê và dễ hiểu của dưa cà mắm muối. Hàng loạt quảng cáo nước mắm, nước tương, dầu ăn, bột nêm, mì gói… hầu như đều có bối cảnh bắt đầu từ căn bếp, tiếp đến là cảnh nấu nướng, cảnh những món ăn hấp dẫn, cảnh cả gia đình cùng hít hà và vỗ tay khen mẹ nấu ngon. Tất cả đều nhằm để diễn đạt trực diện lợi ích lý tính và cảm tính của sản phẩm. Thế nên mỗi khi thấy có quảng cáo nào “dám” đi ngược với công thức đóng đinh đấy thì chúng tôi cũng thấy mừng. Chẳng hạn như gần đây cộng đồng mạng đã lan truyền quảng cáo của một nhãn hàng dầu ăn nổi tiếng. Những tưởng sẽ lại thấy cảnh nấu nướng, tôm gà được chiên vàng rộm trong chảo dầu và cả gia đình cùng tán thưởng tài năng của mẹ. Không phải vậy, đoạn phim mở đầu là cảnh dàn nhạc giao hưởng đang say sưa với bản nhạc hoà tấu bỗng nhiên mất tập trung từ các nhạc công cho đến vị nhạc trưởng. Thủ phạm được phát hiện ra là mùi thơm của thức ăn khiến ban nhạc sao nhãng, và thủ phạm cuối cùng chính là vị đầu bếp tinh nghịch. Đoạn phim này cán mốc hơn 1 triệu lượt xem chỉ sau một tháng, tất nhiên không chỉ bởi tên tuổi của hai cây hài Hoài Linh, Chí Tài mà bởi cách kể chuyện dí dỏm, giàu xúc cảm của một ngành hàng tưởng là không thoát khỏi “kitchen logic”.

Mạng xã hội đã cởi trói rất nhiều cho những người làm nghề quảng cáo – sáng tạo: độ dài phim không giới hạn, ngân sách không quá đồ sộ, đo lường được ngay phản ứng của khán giả. Có thể nói mạng xã hội là sân chơi công bằng cho bất cứ thương hiệu nào, dù là thương hiệu đình đám trên thị trường hay là một thương hiệu be bé vừa mới chào đời, dù kinh phí đầu tư tiền tỉ hay được thực hiện kiểu “cây nhà lá vườn”. Trên thực tế, quảng cáo nếu dám vượt qua “vùng an toàn” (comfort zone), phá vỡ tư duy lối mòn, chắc chắn sẽ nhận được hiệu ứng cộng hưởng vượt ngoài mọi chỉ tiêu mong đợi (KPI).

Lại nói đến quảng cáo dầu ăn sáng tạo kể trên, bên cạnh kết quả thu về hơn 1 triệu lượt xem sau một tháng, hàng loạt nhóm làm phim hài nổi tiếng trên mạng xã hội như được tiếp thêm cảm hứng để phóng tác (cover) lại đoạn phim trên, theo một phong cách vui nhộn với nội dung vô cùng sáng tạo, đã tiếp tục tạo nên những cơn sốt trên mạng. Như vậy, cách làm quảng cáo theo “kiểu mới” đã thay đổi hoàn toàn cục diện, từ quảng cáo “thụ động” truyền thống chuyển sang quảng cáo “tương tác” với sự “tiếp tay” nhiệt tình của người tiêu dùng.

Do đó nhiều doanh nghiệp đã không ngại khám phá cơ hội mới này. Dù chỉ mới xuất hiện một vài quảng cáo dám vượt qua sự an toàn, “ai nói sao mình cũng nói vậy”, tôi tin rằng người tiêu dùng – khán giả Việt Nam đã sẵn sàng cho những sản phẩm quảng cáo độc đáo và tinh tế. Hy vọng nhiều khách hàng và công ty tư vấn quảng cáo sẽ mạnh dạn hơn trong cách làm truyền thông của mình.

Nguồn: Brands Vietnam

6 bí quyết để tăng lượng tiếp cận tự nhiên trên Facebook

Bạn thấy bài viết trên Fanpage trên Facebook của mình bỗng có lượng tiếp cận tự nhiên kém hơn trước? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục điều này!

Vào cuối tháng 6, Facebook tuyên bố rằng họ sẽ thay đổi thuật toán trên New Feed để ủng hộ những nội dung tin tức từ gia đình, bạn bè của người sử dụng, và một số nội dung chọn lọc từ nhà quảng cáo, những người đã dựa vào Facebook để quảng bá độ nhận diện thương hiệu và kéo traffic về website hoặc blog của họ.

Khi Facebook thừa nhận rằng họ đã dự đoán lượng tiếp cận và lượng traffic trên một số trang, nhiều nhà quản trị Fanpage đã nhận thấy một sự suy giảm đáng kể lượng người tiếp cận khi Facebook áp dụng sự thay đổi thuật toán. Ngay sau khi công bố, Buzz Sumo đã công bố dữ liệu mà họ đã thu được sau khi xem xét 25 triệu bài viết trên Facebook của 10.000 nhà xuất bản hàng đầu đã đăng trong năm ngoái và nhận thấy rằng lượng chia sẻ các bài viết đã giảm một cách đáng kể.

Bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy rằng sau khi Facebook thay đổi thuật toán, những nội dung bạn đăng trên Fanpage có một sự thay đổi lớn lượng người tiếp cận, lượng tương tác cũng như lượng traffic đã bị giảm đi đáng kể.

Dưới đây là những bí quyết bạn có thể áp dụng để tăng lượng tiếp cận và lượt tương tác cho bài viết của bạn trên Facebook.

1. Thực sự hiểu khách hàng của bạn

Lời khuyên đầu tiên của Facebook để thúc đẩy lượng tiếp cận các bài viết là“Những bài viết đó phải đủ thu hút để người xem quan tâm và chia sẻ với bạn bè của họ”.

Lưu ý trên của Facebook là một trong số những điều mà những người quản trịFanpage luôn phải chú ý. Nếu muốn bài viết của bạn được nhiều người quan tâm và chia sẻ, điều đầu tiên bạn cần chú ý là nội dung của bài viết phải thực sự hấp dẫn người đọc. Tất nhiên, khán giả sẽ thay đổi những thứ họ thích, hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi những sở thích này thường xuyên và điều chỉnh nội dung khi cần thiết.

2. Tránh sử dụng những tiêu đề câu kéo người dùng nhấp vào bài viết bạn chia sẻ

Những nhà xuất bản hoặc người làm Marketing thường dùng cách đặt những tiêu đề giật gân để gây sự chú ý với người dùng, thu hút các nhấp chuột vào một thời điểm nhất định. Đó là một quyết định sáng suốt nếu bạn thực sự có thể cung cấp những thông tin đó như theo tiêu đề. Nhưng thường, đó chỉ là những cách giật tiêu đề để thu hút sự chú ý nhất thời.

Facebook hiện đã sử dụng một hệ thống phát hiện những tiêu đề giật gân trong nội dung bài viết, sau khi một bài viết được chia sẻ, Facebook sẽ kiểm tra các Fanpage, các trang web liên tục đăng bài với nhiều chủ đề và giảm thiểu sự hiển thị bài viết trên New Feed người dùng.

Facebook cũng khuyến khích những nhà xuất bản sử dụng tiêu đề bài viết có thông tin thích hợp, về cơ bản, không được spam hoặc lừa dối trong nội dung bài viết và không chỉ tập trung vào lượng nhấp chuột vào bài viết, dưới đây là một ví dụ Facebook đưa ra về những điều nào-không-được-phép-làm.

3. Sử dụng hashtags

Hashtags hiện nay đã dần trở lên quan trọng nhất trên Twitter và Instagram, nó cũng là một trong những yếu tố giúp tăng phạm vi tiếp cận trên Facebook. Giống như trên Twitter hay Instagram, khi mọi người nhấp chuột vào hashtags trên Facebook hoặc tìm kiếm hashtags đó, họ sẽ thấy những bài viết đã chứa hashtags đó, cho phép người dùng tìm nội dung hoặc chủ đề có liên quan họ quan tâm.

Nếu bạn đang tìm kiếm để tham gia một cuộc trò chuyện hãy sử dụng những hashtags phổ biến để thúc đẩy cuộc trò chuyện đó. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung cho thương hiệu và bài viết của bạn, hãy tạo một hashtags cho riêng bạn mà đại diện cho chủ đề đó và sử dụng nó bất cứ đâu liên quan.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Hashtagify.me để tìm kiếm một vài ý tưởng, nhưng về mặt kỹ thuật, công cụ này chỉ dành cho những hashtag trên Twitter và Instagram.

Khi viết hashtags, nếu bạn đang dùng một cụm từ, hãy chú ý viết hoa chữ đầu tiên của mỗi từ để dễ đọc, hiểu và ghi nhớ, tránh sử dụng những khoảng trống hoặc dấu chấm câu. Thêm nữa, hãy chắc chắn rằng bạn có thể hiểu được ý nghĩa của bất kỳ hashtags nào bạn có ý định sử dụng.

4. Sử dụng những tính năng đề cập, gắn thẻ để tìm đối tượng mới

Tính năng đề cập, gắn thẻ trang khác cùng với người sử dụng trong bài viết là một cách tốt để tiếp cận được nhiều người hơn. Không chỉ làm những người bạn gắn thẻ và nhắc đến trong bài viết chú ý hơn mà họ cũng buộc phải tương tác, chia sẻ bài viết của bạn với bạn bè của họ nếu bài viết của bạn thực sự là chủ đề người dùng quan tâm.

Một chú ý nhỏ là khi bạn gắn thẻ người dùng và nhận được bình luận từ bất cứ ai, hãy sử dụng tính năng trả lời tự động với tên của họ giống như nhắc đến và giữ cho cuộc hội thoại được tiếp tục, đây là một bí quyết giúp bài viết của bạn nhận được sự quan tâm của người dùng hơn.

5. Giữ các video gốc

Nhiều nhà xuất bản thường xuyên đính kèm cả hình ảnh, nội dung video trong bài viết của họ, đây cũng là cách để thu hút lượt tương tác.

Nhưng video gốc cũng có thể mang đến lượt tiếp cận lớn.Video nguyên bản là một video trực tiếp tải lên mạng xã hội và sau đó tự động phát trên News Feedcủa người dùng.

Video truyền thống sẽ thực sự tốt với Fanpage trên Facebook, giúp loại bỏ các rào cản với sự tương tác, làm mọi người dễ chia sẻ hơn, do đó, sẽ mở rộng lượng tiếp cận bài viết.

Ví dụ từ Microsoft đã chứng minh điều này, chỉ trong 1 giờ đăng tải, video đã nhận được nhiều hơn 3000 lượt xem, 8 lượt chia sẻ và 54 lượt likes.

6. Khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp chia sẻ và tương tác với bài viết

Nhân viên nên là một trong những người like Fanpage của chính doanh nghiệp mình. Khuyến khích họ tham gia tương tác trên trang Fanpage của Facebookhoặc chia sẻ bài viết của Fanpage để giúp tạo ra một lượng tiếp cận hoặc chia sẻ tự nhiên nhiều hơn. Bạn cũng có thể gửi 1 email nhắc nhở hàng tuần cho các nhân viên trong doanh nghiệp biết về một số bài viết tốt để họ có thể chủ động tương tác với bài viết.

Biên tập: Infolinks Việt Nam