Tag Archives: thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam và điện thoại di động

Thương mại điện tử tại Việt Nam và điện thoại di động

Criteo, công ty công nghệ tiếp thị, vừa qua đã công bố kết quả nghiên cứu của Euromonitor tại hội nghị Criteo Live được tổ chức lần đầu tiên tại Hồ Chí Minh, với sự tham dự của hơn 100 khách mời và đối tác.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với mức chi tiêu ngày càng tăng cùng với sự phát triển lớn mạnh của Internet và điện thoại thông minh từ năm 2015, mức tăng trưởng của ngành bán lẻ trực tuyến được dự đoán sẽ bùng nổ tại Việt Nam. Để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng cơ hội phát triển của thị trường, Criteo đã tiến hành khảo sát trên hơn 500 người tiêu dùng Việt Nam trong sáu tháng cuối năm 2016, nhằm đem lại những phân tích cụ thể về sở thích và hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Nghiên cứu cho thấy mua sắm trực tuyến được xem là xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam và các doanh nghiệp phải chú ý đến các thiết bị di động như một điểm đến tiếp theo nhằm gia tăng sự tương tác với người tiêu dùng và tăng trưởng doanh số bán hàng thương mại điện tử. Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng cứ mười khách hàng thì có bảy người mua hàng trực tuyến thông qua một thiết bị di động trong tháng vừa qua. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã trở thành một thị trường thương mại trên di động đầy tiềm năng.

Ông Alban Villani, Giám đốc thương mại khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan, Criteo.

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam nói rằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng là thiết bị ưa thích để họ để tìm kiếm và cập nhật các sản phẩm mới, so với máy tính xách tay hoặc thiết bị máy tính cố định. Trên khía cạnh về tỷ lệ các đơn hàng thành công và tỷ lệ chuyển đổi, thiết bị máy tính xách tay hiện đang dẫn đầu với 43%, theo sau là thiết bị di động với 40%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến là sự tiện lợi, tính phổ biến và giá cả.

“Tại Việt Nam, hầu hết người tiêu dùng – đặc biệt là thế hệ Millennieals (Xã hội kỹ thuật số) – đã dần chuyển từ các thiết bị máy tính cố định sang các thiết bị xách tay và điện thoại di động. Kết quả là, những trải nghiệm thương mại điện tử đầu tiên của nhiều người tiêu dùng đều diễn ra trên các giao diện website được chạy trên điện thoại di động hoặc các ứng dụng bán lẻ, và đây cũng là kênh mua hàng trực tuyến của phần lớn người tiêu dùng. Quan trọng hơn, những kết quả nghiêm cứu cũng chứng minh rằng điện thoại di động hiện nay phục vụ cho cả việc mua sắm và tìm kiếm. Điều này có nghĩa rằng có cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử để tăng doanh số thông qua các khoản đầu tư đúng đắn vào các giải pháp ứng dụng và tối ưu hóa công nghệ di động.” ông Alban Villani, Giám đốc thương mại khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan, Criteo cho biết.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) phát biểu tại sự kiện.

Điện thoại di động trở nên quan trọng đối với các nhà bán lẻ truyền thống

Gần chín trên mười khách hàng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mua hàng trực tuyến khi họ đang ở trong các cửa hàng. Con số này nhấn mạnh rằng “showrooming” đang là một xu hướng chính tại Việt Nam. Showrooming được định nghĩa là việc đến thăm một cửa hàng truyền thống để kiểm tra sản phẩm trước khi đặt mua hàng trực tuyến. Khi đến các cửa hàng, 58% người tiêu dùng cho biết họ đồng thời đọc các nhận xét trực tuyến về sản phẩm và so sánh giá cả để cân nhắc quyết định mua hàng .Trong khi đó, có tới 76% “showroomers” chọn mua hàng trực tuyến thay vì mua hàng tại các cửa hàng truyền thống.

“Sự tác động lớn của xu hướng “showrooming” đã củng cố tầm quan trọng của việc bán lẻ đa kênh. Các nhà bán lẻ mong muốn chuyển đổi và giữ chân khách hàng phải tìm đến các kênh điện thoại di động để tiếp tục duy trì sự tương tác với người tiêu dùng trong hoặc sau khi họ đến thăm cửa hàng. Một nửa số người tiêu dùng Việt Nam nói rằng họ muốn mua từ các trang web trong nước hơn là các trang web quốc tế, vì việc giao hàng diễn ra nhanh và tốn ít phí hơn, và thông qua đó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Điều này có nghĩa rằng có rất nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ truyền thống để hưởng lợi từ những kinh nghiệm mua sắm từ kênh mua hàng truyền thống đến trực tuyến”, Villani cho biết.

Sự kiện được dẫn dắt bởi (từ trái qua): ông Alban Villani, Giám đốc thương mại khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan, Criteo; ông Ronen Mense, đại diện Công ty AppsFlyer; ông Phan Tuấn Anh, Giám đốc Marketing, Tiki; ông Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc Đối Ngoại, HotDeal; bà Hoa Van Trinh, đại diện Nguyễn Kim; và ông Nguyễn Võ Trung Hiếu, đại diện Zalora.

Những ứng dụng mua sắm được sử dụng rộng rãi bởi người tiêu dùng Việt Nam

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các ứng dụng mua sắm được sử dụng bởi 97%người địa phương, trong đó 88% đã thực hiện giao dịch mua hàng thông qua các ứng dụng này. Ở Việt Nam, các nhà bán lẻ hàng đầu như Lazada, ZALORA và Tiki – những khách hàng của Criteo, đã và đang xây dựng các ứng dụng bán lẻ với đầy đủ thông tin cần thiết và hữu ích cho người tiêu dùng một cách liền mạch để thực hiện các giao dịch mua sắm trên các thiết bị di động.

Các tính năng như hiển thị trên màn hình chủ, tải nhanh, nội dung ngoại tuyến (offline), các thông báo, trang cá nhân và truy cập vào các tính năng khác có thể làm cho trải nghiệm mua sắm trên điện thoại di động phong phú và đa dạng hơn cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thương mại điện tử khác có thể cung cấp môi trường đa tính năng này và tạo ra một trải nghiệm độc nhất, nhất quán và phù hợp cho người mua sắm trên bất cứ thiết bị nào, góp phần thành công trong việc thúc đẩy tính trực tuyến, tỷ lệ chuyển đổi và lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu.

Toàn cảnh sự kiện Criteo Live do Công ty Công nghệ tiếp thị Criteo tổ chức tại TPHCM vào ngày 3/11.

“Thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam được dự đoán sẽ vượt qua số lượng đơn hàng được thực hiện trên các thiết bị cố định như máy tính khi các nhà bán lẻ tiếp tục đầu tư vào công cụ mua hàng trên điện thoại di động trong những tháng tới. Chìa khóa để thành công là việc đảm bảo nội dung quảng cáo thương mại điện tử được sàng lọc và phù hợp với từng cá nhân. Điều này có thể được thực hiện bằng việc hiểu rõ và đưa vào ứng dụng các công nghệ như dynamic retargeting (chiến dịch tiếp thị lại), deterministic matching (phương pháp nhận diện người dùng chính xác) và augmented reality (công nghệ cho phép doanh nghiệp quan sát hành vy mua sắm của khách hàng trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử. Thiết bi này cũng phân tích và chức năng báo cáo hành vy khách hàng cho các doanh nghiệp.) Sau khi đã thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ trên khắp khu vực Đông Nam Á, Criteo được định vị để trở thành đối tác công nghệ quảng cáo cho các nhà bán lẻ mong muốn gắn kết hiệu quả hơn với người tiêu dùng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu ở Việt Nam”, Villani cho biết.

Để biết thêm các thông tin chi tiết về các kết quả nghiên cứu và phân tích đầy đủ của Euromonitor 2H 2016 được ủy quyền bởi Criteo, vui lòng tải báo cáo hoàn chỉnh tại đây.

Nguồn: BrandsVietNam

Chặn quảng cáo có ngăn chân thương mại điện tử?

Phần mềm chặn quảng cáo ra mắt như một giải pháp dành cho những người tiêu dùng không muốn màn hình của họ lộn xộn bởi các quảng cáo hiển thị. Một chương trình bổ sung hoặc mở rộng của trình duyệt đơn giản có thể loại bỏ các quảng cáo hiển thị và khiến cho trải nghiệm lướt mạng đỡ rối mắt hơn. Phần chặn quảng cáo được giới thiệu lần đầu không ảnh hưởng đến người bán hàng thương mại điện tử nhiều, nhưng các phần mềm phát triển mới hứa hẹn sẽ tạo ra tác động lớn đến ngành này. Lucia Moses từ Digiday đã báo cáo rằng các nhà phát triển phần mềm chặn quảng cáo, các khối óc tài năng đằng sau Adblock Plus, đã chuyển hướng qua việc mua các liên kết từ những trang thương mại điện tử.

Ảnh hưởng Tài Chính của Việc Chặn Quảng Cáo Thương Mại Điện Tử

Người bán hàng thương mại điện tử phụ thuộc vào việc tiếp thị nội dung và mua các liên kết- link để tạo ra doanh thu. Khi phần mở rộng chặn quảng cáo ngăn người tiêu dùng nhìn thấy các liên kết- link này thì người bán sẽ gặp phải những khó khăn về doanh thu. Về cơ bản, phần mềm này làm cho các liên kết thương mại điện tử vô hình với những người đã cài đặt nó vào trình duyệt của họ. Người xem thường chỉ xem nội dung đó, chứ không phải các liên kết có thể đưa họ đến các trang thương mại điện tử của bạn.

Theo trang PageFair, các nhà xuất bản kỹ thuật số đã mất khoảng 22 triệu đô-la Mỹ trong năm 2015 cho các phần mềm chặn quảng cáo. Gần 2 triệu người tiêu dùng sử dụng phần mềm này trên toàn cầu, điều này có nghĩa là nhiều khách hàng tiềm năng của bạn đã cài đặt phần mềm đó.

Các Giải Pháp đối với Công Nghệ Chặn Quảng Cáo

  1. Yêu cầu bên chặn quảng cáo: Nếu bạn muốn dịch vụ đó không ảnh hưởng đến liên kết mua hàng của bạn thì bạn có thể yêu cầu công ty đó hiệu đính các liên kết của bạn và đưa chúng vào danh sách trắng thông qua phần mềm của họ. Tuy nhiên, dịch vụ đó không miễn phí. Trong khi điều này có thể cung cấp một giải pháp khả thi cho các tập đoàn đa quốc gia thì lại không hẳn là khả thi đối với những người bán hàng nhỏ hơn. Nếu bạn có một trang web nhỏ và tự điều hành thì có lẽ bạn không có khả năng bố trí ngân sách của mình để trả cho một chương trình phần mềm chặn quảng cáo.
  2. Hợp tác với Ấn Phẩm: Nhiều ấn phẩm hạn chế quyền truy cập nội dung giữa những người dùng có cài đặt phần mềm chặn quảng cáo. Khi người tiêu dùng đi đến một trang web, họ nhìn thấy một trang splash mời họ lập danh sách trắng trang web đó để đổi lại sẽ xem nội dung của trang. Nếu bạn hợp tác với các trang web như thế này, các liên kết của bạn sẽ được hiển thị vì người tiêu dùng phải tắt phần mềm ngăn chặn của họ để thấy được ấn phẩm đó. Điều này tạo ra một giải pháp trung gian không tốn tiền nhưng đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một chút.

Khi Tất Cả Thất Bại, Hãy Chuyển Sang Chiến Lược Của Bạn

Nếu bạn lo ngại về tác động của phần mềm chặn quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình, hãy cân nhắc việc chuyển sang một chiến lược tiếp thị khác. Ví dụ, bạn cũng có thể tập trung nỗ lực vào việc tiếp thị qua email. Do đây là một hình thức tiếp thị cho phép (miễn là bạn nhận được các địa chỉ đăng ký hợp pháp), bạn không phải lo lắng về việc gây phiền toái các khách hàng tiềm năng hoặc loại bỏ các liên kết của bạn ra khỏi nội dung.

Nguồn: payoneer

cau-chuyen-dinh-vi-dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet

Câu chuyện định vị – Điều gì làm nên sự khác biệt

KHÁC BIỆT HAY LÀ CHẾT – KHÔNG PHẢI LÀ KHẨU HIỆU

Samsung tận dụng mọi thứ họ có, nhưng điều đó không bền vững vì không có gì đặc biệt về điện thoại của họ. Samsung bị nghiền nát ở phân khúc cao bởi Apple và phân khúc thấp với Xiaomi tại Trung Quốc.

Vậy còn thương mại điện tử? Không có sự khác biệt khi mua một quyển sách hay mua một sản phẩm điện gia dụng ở Tiki, Lazada hay Adayroi.

cau-chuyen-dinh-vi-dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet

Điều gì làm nên sự khác biệt?

Team US, đội ngũ đã mang lại vinh quang cho Samsung bằng chiến lược marketing của mình, bị phạt thay vì được vinh danh có thể là một yếu tố suy giảm sức mạnh Samsung trong các chiến lược marketing sau này.

Tuy nhiên, màn hình to của Samsung không phải là một lợi thế cạnh tranh bền vững. Ben Thompson, tác giả của Stratechery blog nhận xét: “Tôi nghĩ thật là nguy hiểm khi bạn không hiểu vì sao mình chiến thắng. Một trong những lý do Samsung thành công là họ đã thay đổi theo một cách mà Nokia và các bên khác không làm. Họ tận dụng mọi thứ họ có, nhưng điều đó không bền vững vì không có gì đặc biệt về điện thoại của họ. Samsung bị nghiền nát ở phân khúc cao bởi Apple và phân khúc thấp với Xiaomi tại Trung Quốc. Cuối cùng, khi không có sự khác biệt, họ sẽ phải cạnh tranh về giá.”

Đối thủ của Samsung, Xiaomi sản xuất các di động chất lượng cao tương đương với mẫu xịn nhất của Samsung nhưng bán với giá bằng một nửa. Thị phần của Samsung hao hụt dần.

CÂU CHUYỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tôi có nhiều thời gian làm việc trong ngành thương mại điện tử, quan sát thị trường cho thấy việc xác định lợi thế cạnh tranh, chọn lựa điểm khác biệt và định vị thương hiệu có nhiều điểm chưa thực sự tốt. Với hơn 90% đơn hàng là COD, mua sắm trực tuyến thuần túy là trải nghiệm về thông tin (information experience), hay có thể nói là user experience.

Trong bài viết đo lường hiệu quả, chiến lược marketing của một công ty thương mại điện tử có khi chỉ cần vài gạch đầu dòng:

  • Giai đoạn 1: Gia tăng số lượng khách hàng, tập trung vào Customer acquisition cost (CAC)- hãy tăng nhanh nhất số lượng khách hàng
  • Giai đoạn 2: Gia tăng tần xuất mua hàng và giá trị mỗi lần mua hàng
  • Giai đoạn 3: Tối ưu về lợi nhuận

Ở giai đoạn 1, cần phải gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu của bạn. Bạn muốn khách hàng biết về thương hiệu như thế nào? Thương hiệu của bạn đang là đại diện của điều gì? Bạn có gì khác biệt? Lý do một khách hàng nên mua ở website của bạn thay vì website khác là gì? Câu trả lời thường là “Tôi bán rẻ hơn”.

CÂU CHUYỆN SAMSUNG GALAXY

Samsung rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất trong vòng 30 năm đã cho thấy mức độ khác biệt, định vị sản phẩm ảnh hưởng lớn đến mức nào.

Câu chuyện bắt đầu từ 2008, Samsung cùng với nhiều bên khác phụ thuộc vào nhà mạng để bán điện thoại thông minh. Tại Mỹ, hầu như không có nhiều khác biệt giữa các thương hiệu vì tùy thuộc vào nhà mạng, khách hàng chọn iPhone, BB hoặc bất cứ nhãn hiệu nào từ nhà mạng cùng với hợp đồng 2 năm.

Năm 2009, Samsung quyết định phát triển dòng siêu phẩm được thiết kế để chạy Android, theo một nguồn tin thân cận với kế hoạch phát triển Samsung tại thời điểm đó. Samsung có công nghệ mới về màn hình được gọi là Super AMOLED. Là nhà cung cấp vi xử lý và màn hình cho nhiều nhà sản xuất điện thoại, họ cũng muốn ghi dấu với công nghệ mới của mình. Samsung quyết định sản xuất smartphone cao cấp để cạnh tranh với iPhone nhưng chưa có hướng để đưa ra thị trường. Samsung được liên tưởng với các dòng máy rẻ tiền và TV. Họ đã làm các nghiên cứu thị trường và nhận ra còn xa Samsung mới có liên quan tới smartphone trong tâm trí khách hàng. Họ cần phải thay đổi.

cau-chuyen-dinh-vi-dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet-02

Điều gì làm nên sự khác biệt?

Samsung tạo ra một nhãn hiệu con cho dòng Android này, giống như Lexus với Toyota. Họ chọn Galaxy.

Cùng với các hoạt động hiệu quả về marketing và bán hàng, chiến thắng của Galaxy dựa trên một lợi thế cạnh tranh (USP) dễ thấy:  màn hình to hơn so với iPhone – điều mà Apple không làm được cho tới khi iPhone 6 ra đời. Vào thời điểm đỉnh cao của Samsung, cổ phiếu của Apple giảm xuống 380$, khoảng cách quá xa so với 705$ ở thời điểm cao trào trước đó.

Điều này cũng dễ hiểu khi hầu hết sản phẩm, dịch vụ trên các website thương mại điện tử đều là hàng hóa. Không có sự khác biệt khi mua một quyển sách hay mua một sản phẩm điện gia dụng ở Tiki, Lazada hay Adayroi. Hầu hết các thương hiệu tham gia thị trường đều muốn khác biệt hóa bằng chất lượng dịch vụ như thời gian giao hàng, chăm sóc khách sau khi mua, sản phẩm có sẵn, cam kết chất lượng sản phẩm, không bị hàng nhái, hàng giả.

Tin buồn là hầu hết các công ty TMDT đều chung thông điệp nên đây là điểm cộng hơn là một lợi thế cạnh tranh.

Và không có gì khó hiểu, cũng như Samsung, việc cạnh tranh về giá đã và đang diễn ra.

Nguồn: Blog Cham Xanh

nen-tang-di-dong-phat-trien-thuc-day-thuong-mai-dien-tu

Nền tảng di động thúc đẩy thương mại điện tử

Lượng người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm và mua hàng qua mạng tăng cao, tạo điều kiện cho thương mại di động tăng trưởng.

Tại sự chuỗi kiện Mobile Day 2016 diễn ra tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội từ ngày 18/6 tới 2/7, ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho rằng thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển tất yếu của thương mại điện tử. Continue reading “Nền tảng di động thúc đẩy thương mại điện tử” »

Hãy nhìn vào một khía cạnh của Social media và Seo, chúng phối hợp cùng nhau nhưng đôi khi lại đối lập, chống lại nhau. làm cách nào để giải quyết?

Social & SEO – Chiến lược cho marketing

Nếu bạn là một solopreneur (tự điều hành công ty của mình) hoặc đang chạy một doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian cho hoạt động marketing và số tiền bỏ ra là vô cùng quan trọng. Với nguồn lực hạn chế, điều gì thực sự quan trọng hơn – Seo hay Social media (truyền thông xã hội).

Câu trả lời, tất nhiên là: Cả hai.

Hãy nhìn vào một khía cạnh của Social media và Seo, chúng phối hợp cùng nhau nhưng đôi khi lại đối lập, chống lại. Bằng cách đó, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn khôn khéo với sự đầu tư của mình với thời gian, tiền và công sức. Continue reading “Social & SEO – Chiến lược cho marketing” »

10 cách để bán hàng hiệu quả

10 cách để bán hàng hiệu quả

Shankar G – nhà đồng sáng lập, CEO Công ty GetSpini chuyên đào tạo kỹ năng bán hàng cho biết, khó khăn lớn nhất đối với những “tân binh” trong lĩnh vực bán hàng là tìm kiếm, kết nối với những khách hàng tiềm năng.

Không có bí quyết chung nào giúp nhân viên bán hàng sớm gặt hái thành công ngoài nỗ lực làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Đối với Shankar, mỗi hợp đồng bị đối thủ giành mất hay thuyết phục những khách hàng khó tính là những trải nghiệm quý giá giúp ông hiểu thêm về công việc này. Continue reading “10 cách để bán hàng hiệu quả” »

5-sai-lam-can-tranh-trong-thuong-mai-dien-tu

5 sai lầm cần tránh trong thương mại điện tử

Không có nhiều lựa chọn thanh toán hoặc quy trình mua hàng rắc rối, website mô tả sản phẩm nghèo nàn… là những nguy cơ khiến việc kinh doanh không thể cất cánh.

Xây dựng một trang bán hàng thương mại điện tử không quá khó vì hiện nay có nhiều giải pháp giúp xây dựng gian hàng chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử là chuyện hoàn toàn khác. Thu hút truy cập và tạo ra doanh thu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thực sự rất khó khăn. Một số sai lầm cơ bản có thể khiến bạn khó thu được lợi nhuận, thậm chí thất bại: Continue reading “5 sai lầm cần tránh trong thương mại điện tử” »

10-luu-y-khi-van-hanh-website-ban-hang

10 lưu ý khi vận hành website bán hàng

Chọn đơn vị thiết kế web, xây dựng hệ thống thanh toán, hiển thị đánh giá của người mua… là những điều rất cần quân tâm với một website bán hàng trực tuyến.

Doanh nghiệp của bạn cần có một trang web để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tiếp cận với khách hàng. Giống như phần lớn các công ty nhỏ khác, bạn sẽ phải nhờ đến một công ty thiết kế web chuyên nghiệp do tài chính và nhân lực hạn hẹp. Dưới đây là 10 vấn đề quan trọng bạn cần chú ý khi tạo lập một website kinh doanh trực tuyến trong điều kiện như vậy: Continue reading “10 lưu ý khi vận hành website bán hàng” »

bi-quyet-giup-trang-ban-hang-tien-dung-hon

Bí quyết giúp trang bán hàng tiện dụng hơn

Nếu muốn thu hút thêm sự chú ý của khách hàng, hãy đảm bảo rằng trang web của bạn thực sự dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.

Thương mại điện tử là lĩnh vực rất cạnh trạnh vì đối thủ của bạn chỉ cách bạn một cú nhấp chuột. Nếu khách hàng không thích trang của bạn, họ sẽ dễ dàng tìm sang trang bán hàng khác để mua sản phẩm tương tự. Nếu muốn thu hút sự chú ý nhiều hơn, hãy đảm bảo rằng trang web của bạn thực sự dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. Continue reading “Bí quyết giúp trang bán hàng tiện dụng hơn” »

Sự phổ biến của thiết bị di động sẽ đưa khoảng 50% giao dịch thương mại nói chung sẽ được thực hiện trên nền tảng này vào năm 2017.

Marketing di động – tương lai thương mại điện tử

Sự phổ biến của thiết bị di động sẽ đưa khoảng 50% giao dịch thương mại nói chung sẽ được thực hiện trên nền tảng này vào năm 2017.

Thương mại điện tử là thị trường quan trọng mang tính toàn cầu, ngày càng phát triển nhờ ứng dụng rộng rãi của các thiết bị di động. Continue reading “Marketing di động – tương lai thương mại điện tử” »