All posts by phucnguyenhoang

5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

John A. Deighton, Giáo sư chuyên về quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard, nhận định chiến dịch bầu cử của Donald Trump không nên được coi là một mô hình marketing thành công.

Hướng về những giá trị thiếu lành mạnh

Giáo sư John A. Deighton nhận xét chiến dịch bầu cử của ông Trump không chỉ phi đạo đức mà còn thiếu khôn ngoan. Nó đánh vào các xung đột xấu xí và những giấc mơ ít tốt đẹp của “người tiêu dùng”. Trong khi đó, một nhãn hiệu lại hướng tới một hình ảnh đầy tự hào dù phải trải qua chặng đường gian truân.

Rõ ràng thái độ ghét phụ nữ, bài ngoại và khinh thị những người khuyết tật là các công cụ thu hút “khách hàng” của Trump. Tuy nhiên, chúng khó có thể là yếu tố giữ khách.

Những người tiêu dùng không thể chống lại những cám dỗ tội lỗi nhiều khi ngại thừa nhận lựa chọn của họ trong những cuộc thăm dò dư luận. Họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn sắp xảy ra.

Chiến dịch của Trump đánh vào những xung đột xấu xí và các ước mơ ít tốt đẹp. Ảnh: Getty.

Bán giấc mơ ngay cả khi bạn không có kế hoạch cung cấp

Nếu bạn hứa hẹn về công việc trong những nhà máy thép đã bị phá hủy, các mỏ than đã bị đóng cửa hay bảo hiểm y tế tốt hơn cùng mức thuế thấp, hãy nhớ bản chất của một thương hiệu là lời hứa, một lời hứa lớn.

Hãy gắn thương hiệu của bạn vào một giấc mơ song hãy chuẩn bị một kế hoạch kẻo những khách hàng vui vẻ hôm nay sẽ trở nên giận dữ vào ngày mai.

Chiến thắng bằng bất cứ giá nào

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó.

Quảng cáo tiêu cực càng sinh động, ấn tượng càng kéo dài. Các thương hiệu đều phụ thuộc vào sức khỏe của toàn bộ hệ thống thông qua giá trị được tạo thành và được duy trì.

Khinh miệt với người không phải khách hàng

Trump xa lánh những khách hàng thuộc vùng biên. Tỷ phú 70 tuổi quên rằng những người từ chối thương hiệu ngày hôm nay có thể trở thành khách hàng vào ngày mai.

Nếu học theo chiến dịch của Trump, thị trường sẽ bị chia rẽ một cách khốc liệt.

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó. Ảnh: politico.com

Nói dối

Mọi ứng viên chuyên nghiệp luôn thương lượng chút ít với hy vọng nhà tuyển dụng sẽ thuê họ. Trong tiếp thị, hy vọng tồn tại dưới dạng nói quá và phóng đại sự thật. Vấn đề là việc chuyển từ nói quá sang nói dối luôn tồn tại.

Nhiều người nghĩ rằng những lời nói phét lớn an toàn hơn những lời nói dối vặt vãnh. Adolf Hitler giải thích hiện tượng đó như sau: “Lời nói dối lớn luôn có một mức độ xác tín nhất định. Con người có xu hướng tin lời nói dối lớn hơn lời nói dối tầm phào, vì họ thường nói dối vặt vãnh trong những vấn đề nhỏ, nhưng sẽ cảm thấy hổ thẹn nếu đẩy sự dối trá lên mức cao”.

Việc Trump, một nhà tiếp thị, nói dối tới mức nào chỉ là vấn đề quan điểm, song những người muốn học hỏi đạo lý từ phong cách tiếp thị của ông không nên thực hiện nó thường xuyên.

Trong thời gian ngắn, những yếu tố mà tỷ phú sinh năm 1946 sử dụng trong cuộc bầu cử như nói dối, xúc phạm hay hăm dọa có vẻ hiệu quả. Song những điều này có thể gây hại đến thị trường.

Nguồn: BrandsVietNam

Tại sao một hình ảnh lại có giá trị hơn ngàn từ ngữ?

Tại sao một hình ảnh lại có giá trị hơn ngàn từ ngữ?

Những kĩ năng giao tiếp bằng hình ảnh gần như quan trọng bằng khả năng viết lách. Bất kì ai khi gặp phải những đoạn văn hay câu từ khó hiểu chỉ có thể giải thích được khúc mắc của bản thân nhờ câu “xem hình minh hoạ”.

Visuals, graphics và các biểu đồ chuyên môn hoá và miêu tả thông tin một cách hiệu quả. Kĩ năng visual communication đã trở nên rất quan trọng có thể so sánh ngang với khả năng writting.

Lấy ví dụ của tác giả Mike Parkinson, sự vô dụng của câu từ trở nên rõ ràng khi bạn cố gắng trả lời câu hỏi: “Hình tròn là gì?”

Sử dụng câu trên hoặc bất cứ câu định nghĩa nào khác sẽ gây nên sự khó hiểu cho người đọc và họ sẽ đòi hỏi sự giải thích cặn kẽ hơn. Phần tuyệt vời nhất chính là việc showing and telling. Theo tinh thần đó, hãy xem một vài ví dụ về sự hiệu quả của việc giao tiếp bằng hình ảnh.

1. Những khó khăn trong trong việc giao tiếp bằng từ ngữ

Điều gì khó diễn đạt bằng ngôn từ nhất? Đây là một câu hỏi đơn giản để định nghĩa sự hữu dụng của hình ảnh.

Các bậc phụ huynh rất quen thuộc với quyển truyện có tựa đề “ Astro Cat’s Frontiers in Space” và sẽ lấy đây là ví dụ cho hình ảnh hệ mặt trời sẽ như thế nào nếu trái đất có kích thước của một quả cà chua bi:

Chỉ sử dụng từ ngữ để miêu tả kích thước của các hành tinh khiếtrẻ gặp khó khăn trong việc hình dung. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi biết kích thước bề mặt của sao thổ là 6.1419×1010km2, không tưởng tượng được nó lớn như thế nào. Bằng việc sử dụng hình ảnh minh họa, ta hiểu được ngay lập tức độ lớn của trái đất so với các hành tinh khác một cách dễ hiểu hơn.

2. Sử dụng hình ảnh như là công cụ trong thuyết trình

Những người sử dụng tốt ngôn ngữ hình thể thường thiên về speaking hơn là writting. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh hữu ích hơn khi trình bày một cái gì đó thay vì làm một bài tiểu luận hoặc bài báo – điều này sẽ khuyến khích bạn học hỏi theo kinh nghiệm của những diễn giả đi trước.

Trên đây là 1 slide trình chiếu của YCombinator’s – Làm cách nào để thiết kế một cái boong tàu. Đừng ngạc nhiên với lời khuyên rằng hãy chăm chút cho các yếu tố truyền thông thị giác. Hình ảnh có thể được tạo thành từ các thông tin chọn lọc và các ý quan trọng; đừng tự dìm mình trong chính các ý tưởng của mình vì không diễn đạt được hết chúng.

3. Dùng hình ảnh để nhấn mạnh điểm nổi bật

Bản chất của hình ảnh là khiến cho mọi việc trở nên dễ tiếp thu hơn hơn, làm cho chúng thể hiện sự tương phản rõ ràng giữa hai sự vật, sự việc này và kia, trước và sau.

Thông thường nếu bạn muốn nổi bật hơn, bạn muốn rũ bỏ các cách thông thường vẫn hay làm và sử dụng một phương pháp marketing mới: để củng cố rằng quan điểm của bạn là sáng suốt, và khiến các ý kiến khác trở nên ngớ ngẩn. Đừng chần chờ gì nữa, các cặp hình ảnh so sánh thường được dùng để thuyết phục người khác.

4. Dùng hình ảnh để miêu tả quá trình và sự tiến triển

Hướng dẫn bóng đá là một ví dụ điển hình trong việc này: hình ảnh dễ dàng diễn đạt cách xắp xếp đội hình và các chiến thuật hơn là văn bản.

Khi bạn muốn diễn đạt ý định của mình hãy chọn một hình ảnh – thật dễ dàng để biểu đạt với mọi người bằng những mũi tên chỉ hướng: “bạn làm việc X, và nếu thành công, thì chuyển sang sử lý Z, nếu không thì bạn phải thực hiện theo cách W, hoặc có thể theo cách V,…”. Dùng chữ thì mọi thứ sẽ trở nên rối rắm.

Kể cả khi diễn đạt một quá trình phát triển, như sự khác nhau giữa X → X2 → X3 hay X → Y → Z, thì hình ảnh có thể diễn đạt được nhiều hơn. Chúng ta đều hiểu rõ biểu đồ trong tài liệu “How Spotify Builds Products”, của nhà thiết kế Kirill Shikhanov, thể hiện quan điểm:

5. Kết hợp những ý tưởng hiện có

Sáng tạo là kết hợp các ý tưởng lại với nhau. Có hàng tá cách để bạn miêu tả điều mà bạn muốn nói – tất cả những gì bạn cần là tìm cách kết hợp chúng lại với nhau. Chẳng hạn như khi bạn đang nói vềmột ý chính, thì sẽ dễ dàng hơn cho mọi người hiểu bằng cách nêu ra các ví dụ tương ứng.

Samuel Hulick đã đưa ra các lợi ích đi cùng khi bán cho khách hàng của mình “một phiên bản tốt hơn của chính họ”. Ông tạo nên một biểu đồ miêu tả sự kết hợp giữa Mario và fire flower tạo nên phiên bản Mario “đã nâng cấp” – một ví dụ diển hình cho việc sản phẩm tạo thành thì tốt hơn so với tổng từng bộ phận cấu thành nó.

6. Hãy để mọi thứ rõ ràng

Hình ảnh có thể bổ sung cho các văn bản và các dữ liệu mà không cần phải phô trương. Trên đây là một số ví dụ lấy từ nghiên cứu mà chúng tôi tìm được về tác động của dịch vụ khách hàng kém chất lượng.

Có một sự thật đó là chia sẻ thông tin qua văn bản thì đơn giản hơn, nhưng chúng tôi e ngại rằng các thông tin đó quá thẳng thắn, và khiến khách hàng phản ứng – vai trò của hình ảnh giống như một câu bút đánh dấu. Làm nổi bật các thông tin là một vấn đề khá quan trọng khi bạn đang xem xét và chọn lọc lại các thông tin.

Có phải bạn đã mất vài giây để nhìn vào biểu đồ trên trước khi đọc đến phần này không ? Đó là điều chúng tôi muốn.

7. Giữ cho biểu đồ đơn giản và dễ hiểu

Bạn có thể không cần đọc hết cả một bài dài như thế này nhưng rất khuyến khích bạn đọc thử The WSJ Guide to Information Graphics.

Yêu cầu của các biểu đồ và đồ thị là là chúng phãi thật rõ ràng (và có trách nhiệm) bởi vì chúng cho thấy những thay đổi và những xu hướng, thường là theo thời gian. Các dữ liệu không có gì để nói; nhưng trước hết cần lưu ý rằng phải truyền tải đúng thông điệp, sau đó cần phải hiểu đúng về thông điệp mà bạn đang truyền tải.

Đây là cơ hội để tiết lộ một xíu gì đó sáng suốt, hay chỉ đơn giản là thực hiện nó một cách thông minh mà không cần phải cạnh tranh với The New York Times về chất lượng thực hiện của họ.

Đó cũng là một điều rất đáng khen khi bạn hoàn chỉnh một biểu đồ. Không cần thiết phải quá chăm chút vào các biểu đồ, chỉ cần đừng làm sơ sài hay sai sót là được. “Biểu đồ tròn tệ nhất thế giới” bây giờ sẽ kết thúc phần này:

Khoảnh khắc khi bạn nhận ra rằng đã có quá nhiều yếu tố 3D, quá màu mè, thì có cái gì đó đã trở nên không còn đúng nữa rồi.

Diễn đạt và miêu tả

Các nhà văn giỏi thường ép mình làm việc một cách chăm chỉ hơn là làm việc một cách thông minh, họ khá vất vả trong việc diễn đạt văn xuôi một mình. Đó là một điều ngộ nhận dễ hiểu, giống như khi bạn cầm chắc chắn một cây búa, mọi thứ đều bắt đâu làm đúng công việc của mình.

Tất cả chúng ta cần phải nhớ rằng thông điệp là điều duy nhất có thể đếm được, và viết chỉ là một công cụ sẵn có.

Nguồn: BrandsVietNam

Truyền miệng: Bí quyết thành công thương hiệu?

Truyền miệng: Bí quyết thành công thương hiệu?

Từ một nhân viên bán máy fax, Sara Blakely đã không ngững nỗ lực tìm kiếm con đường kinh doanh riêng và trở thành nữ tỷ phú thế giới với thương hiệu đồ lót định hình Spanx.

Tạp chí Forbes đã bình chọn Sara là một trong 100 phụ nữ quyền lực trong giới kinh doanh năm 2015. Bước ngoặt cuộc đời đến khi Sara lựa chọn cách quảng cáo không giống ai.

Khi Spanx mới ra đời và vẫn đang gặp khó khăn về tài chính, khi các đối thủ cạnh tranh ồ ạt gia nhập thị trường với nhiều chiêu thức quảng cáo rầm rộ, Sara vẫn kiên định với định hướng phát triển thương hiệu mà không chi tiền cho việc này bởi đơn giản là cô không có điều kiện để trả và cũng nghĩ, quảng cáo là việc không cần thiết.

Thất bại đầu đời

Năm 1990, khi Sara mới 19 tuổi, cô đã mạnh dạn dấn thân vào thương trường với công việc kinh doanh đầu tiên là mở một câu lạc bộ trông trẻ ở khách sạn Clearwater Beach Hilton. Câu lạc bộ của cô chuyên nhận trông trẻ con trong lúc cha mẹ chúng đi vắng. Sau một thời gian hoạt động, sự việc đến tai Tổng giám đốc của khách sạn Hilton, Sara đã bị đuổi việc không thương tiếc.

Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông tại đại học Florida, Sara Blakely lên kế hoạch để trở thành luật sư giống cha nhưng không thành công. Cô đã thi LSAT (kỳ thi đầu vào ngành luật) 2 lần liên tiếp nhưng đều thất bại.

“Cả đời tôi chỉ mong muốn trở thành luật sư giống cha nhưng tôi không thể”, nữ tỷ phú chia sẻ.

Bước ngoặt cuộc đời và cách quảng cáo không giống ai

Khi làm nhân viên bán máy Fax, Sara đã học được kỹ năng thương thuyết và bán hàng tuyệt vời. Chỉ ít lâu sau cô đã trở thành huấn luyện viên bán hàng toàn quốc cho công ty, khi đó cô mới 25 tuổi.

Trong thời gian đi làm, chiếc quần tất chính là điều khiến cô khó chịu nhất, chúng vừa không thoải mái lại vừa không hợp thời. Dù thế, Sara không thể phủ nhận, những chiếc quần tất khiến cô trở nên thon thả hơn rất nhiều.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, cô đã có ý tưởng táo bạo để sản xuất một chiếc quần tất chưa từng có trên thị trường, vừa giúp tôn lên vẻ quyến rũ của người mặc, vừa tạo cho họ sự thoải mái.

Bước đầu, Sara chỉ có thể kêu gọi được 5.000 USD tiền tài trợ từ giám đốc nhà máy dệt Higlands Millls. Ông này đồng ý hợp tác vì con gái ông thấy sáng kiến của cô thật tuyệt vời. Gần một năm nghiên cứu và tìm tòi, sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu “Spanx” ra đời. Bà chủ trẻ Sara đã lựa chọn một phương thức tiếp thị và mở rộng thị trường của mình bằng các cách ngược lại hòa toàn so với các đối thủ.

Quảng cáo truyền miệng là tốt nhất: Bởi chi phí đầu tư không nhiều, Sara tìm cách sử dụng đồng vốn sẵn có.

“Tiền chi ra cho quảng cáo thật bí hiểm. Chúng tôi không thể chắc chắn hiệu quả nó đem lại”, Sara chia sẻ. Cô quyết định sử dụng sức mạnh của phương pháp “quảng cáo truyền miệng”. Những người phụ nữ khám phá ra sản phẩm tốt, họ sẽ chia sẻ cho các phụ nữ khác. Bạn sẽ bán được rất nhiều hàng mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo. Khi những phụ nữ nói với nhau “Hãy nhìn lưng tôi này, lưng tôi không hề hằn vết đồ lót”, điều này thực sự gây ảnh hưởng rất lớn.

Hiệu quả của phương pháp truyền miệng được kiểm chứng ngay tại gian hàng của Spanx ở siêu thị Bloomingdale, New York. Một nữ sinh viên ghé qua mua hàng vì cô rất thích thú khi nhìn 3 vòng của cô bạn học cùng yoga nhẵn nhụi, không thấy dấu vết của đồ lót. Nhờ vậy, Spanx đã đạt doanh thu tới 4 triệu USD ngay trong năm đầu tiên. Thời điểm năm 2015, thương hiệu Spanx đã được định giá tới 1 tỉ USD.

Bao bì nói gì về sản phẩm: Bao bì chính là thứ đầu tiên của sản phẩm tiếp cận với khách hàng. Ngay từ ngày đầu, Sara chọn thiết kế bao bì của Spanx với màu đỏ rực rỡ kèm những hình hoạt họa ấn tượng.

Bà chủ trẻ tuổi hiểu rằng, khi không quảng cáo, sản phẩm của cô cần thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bên cạnh đó, Sara còn sử dụng những câu quảng cáo như lời thủ thỉ của những người bạn gái trên bao bì: Thay vì nói “Đây là sản phẩm mỏng, nhẹ nhất trong các sản phẩm mỏng nhẹ”, tôi chỉ nói: “Nó sẽ khiến vòng 3 của bạn dễ coi hơn”.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của Spanx được đặt những cái tên rất dễ thương như BraBra-llelujah hay Tight-End Tights kèm theo những dòng chữ vui nhộn.

Hiệu ứng người nổi tiếng: Một trong những cơ may lớn nhất trên con đường phát triển thương hiệu Spanx là việc nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey tuyên bố, Spanx là một trong những sản phẩm yêu thích của cô trong buổi gặp gỡ thường niên với khán giả.

Để có được kết quả này, Sara đã nỗ lực nhắm tới những người nổi tiếng, sẵn sàng chia sẻ về vóc dáng bằng những giỏ quà tặng là mẫu sản phẩm Spanx. Lời tuyên bố ưa thích sản phẩm của Oprah Winfrey – một người lo lắng kinh niên về việc tăng giảm cân – là lời xác nhận tuyệt vời về chất lượng của sản phẩm với giới truyền thông và khách hàng.

Năm 2003, sản phẩm Spanx trở nên nổi tiếng đối với các fan Hollywood khi hàng loạt ngôi sao khẳng định chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm này. Kể từ đó việc đưa Spanx tới tay các ngôi sao màn bạc là ưu tiên hàng đầu.

Sau 14 năm phát triển, Spanx hiện đang bán trên 200 sản phẩm tại 13 quốc gia trên thế giới. Năm 2015, Spanx được định giá hơn 1 tỷ USD và Sara là chủ nhân duy nhất của công ty. Cô chưa từng kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Nữ tỷ phú 42 tuổi chia sẻ: “Tôi muốn tạo ra một thế giới mà mọi người đều biết tên và kích cỡ đồ lót của bạn”.

Theo: Nguyễn Nguyễn / Forbes
Nguồn: Trí thức trẻ

Không thích nghi - Marketing bị AI tiêu diệt

Không thích nghi – Marketing bị AI tiêu diệt

Giờ đây các nhà tiếp thị không chỉ tìm cách tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng, mà còn phải sáng tạo nội dung phù hợp với các thuật toán của trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong ngành quảng cáo hiện nay. Các thương hiệu đang ngày càng nhận thấy rõ ràng hơn rằng, họ cần các cỗ máy thông minh này để chạm đến con người, và điều đó cũng đang chuyển đổi chức năng của ngành tiếp thị.

Ngày càng nhiều hơn các nội dung số được tiêu thụ nhờ vào việc định hình của trí tuệ nhân tạo – các mạng xã hội và các thiết bị kỹ thuật số giới thiệu, gợi ý các nội dung dựa trên hàng loạt thuật toán cá nhân hóa khác nhau.

Trong thế giới của marketing kỹ thuật số ngày nay, điều này có nghĩa là AI đang trở thành cửa ngõ chủ chốt để tiếp cận với người tiêu dùng. Điều này đang trở nên rõ ràng hơn khi ngay cả các thiết bị như tủ lạnh thông minh, cũng có thể kết nối với Internet và thúc đẩy các quyết định mua hàng thông qua việc khai thác kỹ thuật số.

Trước đây, các thương hiệu thường đi theo xu hướng tiếp thị một chiều tới người tiêu dùng, nhưng giờ điều đó đã thay đổi. Hiện giờ điều làm cho các chiến dịch tiếp thị trở nên có giá trị nhất phải là khi, chúng hướng được tới người tiêu dùng và tối ưu hóa cho các thuật toán máy tính.

Xu hướng đột phá về tiếp thị

Trong một cuộc khảo sát các nhà tiếp thị cấp cao tại Anh của Callcredit, 82% số người được hỏi dự đoán rằng trí tuệ kỹ thuật số sẽ là chiến trường mới với các nhà tiếp thị, và 72% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy lo lắng nhiều hơn cho vai trò của mình vì công nghệ mới đó.

Trên thực tế, các thương hiệu cũng đã cố gắng tiếp thị tới những chiếc máy đó nhiều năm nay. Ví dụ điển hình nhất là việc các công ty đầu tư vào tối ưu kết quả tìm kiếm (SEO), khi họ nỗ lực dự đoán các thuật toán ưu tiên của Google khi xếp hạng trang web hiển thị cho người dùng.

“Đó là một vòng tuần hoàn tuyệt đẹp.” Brian Cooper, giám đốc sáng tạo tại công ty tiếp thị Oliver Group, cho biết. “Nó giống như nghệ thuật mô phỏng cuộc sống vậy. Các thuật toán cố gắng bắt chước lại cuộc sống thực và sau đó, đời sống thực lại bắt chước những thuật toán. Ngành tiếp thị chỉ có thể tồn tại nếu nó tiếp tục thích nghi và tiến hóa theo vòng tuần hoàn đó.”

Các thương hiệu cũng đang cố gắng tạo ra nội dung tương thích với thuật toán trên New Feed của Facebook (EdgeRank). Được tạo ra từ năm 2001, đến năm 2014, thuật toán này đã được cập nhật để phù hợp với việc hỗ trợ tải lên các đoạn video – và các thương hiệu giờ đang đầu tư những số tiền khổng lồ để tiếp cận với Newfeed của nhiều người dùng nhất có thể.

Ví dụ, khi phát hiện ra các thuật toán AI đang tác động đến chiến lược tiếp thị như thế nào, Pizza Hut, khách hàng của hãng Ogilvy & Mather, đã chuyển từ chia sẻ các đường link YouTube trên fanpage của mình sang đăng tải trực tiếp các đoạn video lên đó. Lượt xem video đã tăng vọt từ con số hàng trăm sang hàng chục ngàn, thậm chí còn trước khi Pizza Hut áp dụng truyền thông trả tiền.

Không những vậy, AI còn đang làm các thương hiệu chuyển từ việc hiển thị quảng cáo tới đúng người vào đúng thời điểm, sang hiển thị chúng tới đúng thiết bị vào đúng thời điểm. Điều này không chỉ có nghĩa là hiểu những chiếc smartphone, mà còn phải hiểu cả những thiết bị đang tích hợp AI, để có thể đưa ra các gợi ý về sản phẩm và dịch vụ dựa trên lịch sử người dùng. Ví dụ, chiếc loa thông minh điều khiển bằng giọng nói Amazon Echo.

“Nếu các thương hiệu không trở thành một phần của gợi ý này, họ coi như đã chết với người dùng đó.” Ru Barksfield, CEO và đồng sáng lập hãng công nghệ quảng cáo Fat Unicorn, cho biết. “Sự cần thiết phải tiếp thị tới những cỗ máy này đã là một thực tế, và AI chắc chắn đóng vai trò chủ chốt trong việc thương hiệu nào được hướng tới người dùng cuối và như thế nào.”

Chúng vẫn cần sự can thiệp của con người

Với việc ngày càng nhiều thương hiệu tiếp cận theo hướng AI, ngành tiếp thị cũng phải trở nên thông minh hơn. Nội dung kỹ thuật số tốt nhất phải được nhận ra bởi những chiếc máy trong khi vẫn tập trung vào con người, và đáp ứng với các nhu cầu tiềm năng của người mua.

Theo lời của ông Cooper, trong khi AI có thể giúp xây dựng một ý tưởng sáng tạo, nó vẫn chưa thể sáng tạo “theo đúng nghĩa của từ đó.” Thuật toán máy học – công nghệ giúp thúc đẩy khả năng học tập của AI – vẫn đòi hỏi trí tuệ con người giúp đỡ để đưa máy móc đến được vị trí đó. “Nó vẫn chưa thể đặt hai ý tưởng có vẻ như ngẫu nhiên ở cạnh nhau và nhận ra điều gì đó khác biệt.”

Một tác phẩm “nghệ thuật” do trí tuệ nhân tạo của Google tạo ra.

Andy Edmonds, người đứng đầu bộ phận điều hành của hãng tiếp thị kỹ thuật số iProspect, bổ sung thêm. “Nếu chúng ta mất đi tầm nhìn về việc ai là người dùng cuối, có khả năng chúng ta cũng sẽ mất tầm nhìn về thương hiệu của mình.”

Alessandra Di Lorenzo, giám đốc thương mại về quảng cáo và hợp tác tại công ty khổng lồ về du lịch trực tuyến lastminute.com, thừa nhận rằng máy móc sẽ có một vai trò quan trọng để tiếp thị hiệu quả ngày nay. Nhưng cô vẫn cho rằng, bản thân thông điệp đó luôn cần được mài giũa và sáng tạo lại để phù hợp với người dùng, cũng như loại chiến dịch tiếp thị.

Ví dụ, trong trường hợp nội dung và kênh tiếp thị nằm trong một quảng cáo định hướng (feed-based ad) và thông điệp chỉ là một thương vụ thuần túy, nó hoàn toàn có thể được tạo ra một cách tự động. Nhưng để tạo ra một chiến dịch sáng tạo và đầy cảm xúc, cô Di Lorenzo tin rằng điều cơ bản là phải có sự tác động của con người.

Lastminute.com sử dụng các công nghệ được lập trình để kết hợp thói quen đi du lịch và phong cách sống của những người dùng trên website của hãng với các xu hướng phổ biến khác ở bên ngoài. Công nghệ này sẽ cho nhóm tiếp thị của công ty thấy, các yếu tố như giờ giấc hay thời tiết thay đổi tác động như thế nào đến hành vi lướt web và đặt vé, giúp công ty hướng đến đối tượng người tiêu dùng hợp lý hơn.

“Trong khi việc hiển thị những quảng cáo này là tự động, bản thân nội dung của thông điệp luôn phải là sự sáng tạo của con người, được làm bởi con người, thay vì trong tâm trí robot.” Cô Di Lorenzo cho biết. “Vẻ đẹp tự nhiên tối hậu của con người nằm ở chỗ nó không thể dự đoán được.”

Tủ lạnh thông minh của Samsung.

Một kỷ nguyên mới cho ngành tiếp thị

Theo William Lidstone, giám đốc tiếp thị tại Razorfish, công ty gần đây đã tạo ra một ứng dụng AI cho hãng dịch vụ tài chính UBS, cho biết, công nghệ sẽ thay đổi vai trò của con người trong việc sáng tạo các quảng cáo.

“Về mặt lý thuyết, AI đã có thể viết được mọi nội dung quảng cáo, phim truyện, sách, công thức và bài hát, theo cách chúng chưa từng được viết từ trước đến nay.” Ông cho biết. “Hiện giờ đó hoàn toàn chỉ là vấn đề về sức mạnh xử lý và lưu trữ.”

Khi xu hướng Internet of Things bắt đầu được định hình, AI sẽ tăng cường ảnh hưởng đến thói quen mua sắm. Ngày nay, so với các sản phẩm mà mọi người đã mua, ngày càng nhiều người dùng cho phép các thuật toán AI quyết định nội dung họ muốn tiêu thụ hơn. Vì vậy, khi người tiêu dùng bắt đầu tự động hóa việc ra quyết định mua sắm, đó là lúc các sản phẩm sẽ phải chạy theo AI để đến được với người dùng.

Một lĩnh vực mà điều này đã xảy ra, đó là nhà kết nối Internet. Ví dụ, một chiếc tủ lạnh thông minh sẽ tự động mua các sản phẩm mới khi chúng sắp hết. Cuối cùng xu hướng này có thể buộc các thương hiệu phải thay đổi hoàn toàn chiến lược tiếp thị của họ.

Theo: Nguyễn Hải / Telegraph
Nguồn: Trí thức trẻ

Thuê người tiêu dùng làm truyền thông

Thuê người tiêu dùng làm truyền thông

Khoác một chiếc áo đầm mới mua lên người, cô gái tuổi teen lập tức rút điện thoại ra chụp ảnh – selfie. Điện thoại thông minh và mạng xã hội thay đổi hành vi chia sẻ niềm vui (và nhiều hành vi khác) của con người một cách… “ghê gớm”.

Thay vì gọi mấy người bạn đi uống trà chanh khoe chiếc đầm, việc selfie rồi post lên Facebook của cô gái có thể khiến hàng trăm, hàng ngàn người biết cô có chiếc đầm mới. Cho nên, chuyện các Facebooker, Instagramer nổi tiếng kiếm nhiều tiền từ các nhãn hàng không còn là chuyện mới.

Kiếm tiền trong “thời gian chết”

Thế nhưng hiện nhiều nhãn hàng không còn ưa chuộng việc thuê những người nổi tiếng trên mạng xã hội quảng bá cho họ nữa. Các ngôi sao ngày càng quá quắt trong chuyện đòi thù lao, mặt khác, chính họ cũng mất điểm trong mắt các fan ở chuyện tạo nội dung để fan thưởng thức thì ít mà đăng đàn khen sản phẩm này tốt, dịch vụ kia hay thì nhiều. Mua quảng cáo của chính các mạng xã hội cũng không còn tốt, vì thuật toán của mạng xã hội đưa đến lượng khách hàng không phải khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Giờ đây, nhiều nhãn hàng đã hoặc đang tính chuyện mua quảng cáo với những người bình thường tham gia vào mạng xã hội.

Giờ đây, nhiều nhãn hàng đã hoặc đang tính chuyện mua quảng cáo với những người bình thường tham gia vào mạng xã hội.

Xã hội đang nói tới “kinh tế chia sẻ” với các đại diện hàng đầu như Uber, Airbnb, loại hình tạo điều kiện cho nhiều người kiếm tiền trong thời gian rảnh rỗi. Nhưng các mô hình như Uber không phải là tất cả những gì nền kinh tế chia sẻ có. Để tham gia Uber, ít nhất bạn cũng phải có hoặc phải thuê ô tô, trong khi đó, còn rất nhiều cách kiếm tiền trong “thời gian chết” mà không cần phải có một tài sản như ô tô.

Trang Penny Hoarder (Kẻ tích trữ từng xu) mới liệt kê 32 cách kiếm tiền hợp pháp qua các ứng dụng di động. Giả dụ bạn đang ngồi chờ ở bến xe buýt, thay vì lướt Facebook hay xem báo để đốt thời gian, bạn mở ứng dụng Swagbucks, làm những công việc nhỏ mà ứng dụng này giao như trả lời một cuộc khảo sát, bỏ phiếu cho một cuộc bình chọn, xem các video… là bạn có tiền. Giờ đây, điện thoại thông minh, mạng xã hội và nhu cầu đốt thời gian của người dùng là sự kết hợp lý tưởng để các nhãn hàng trao cơ hội kiếm tiền cho mọi người, biến người sử dụng điện thoại thành người ủng hộ trung thành của nhãn hàng và thành người tiêu dùng năng động. Một số ứng dụng giúp quảng bá tiếp thị nhãn hàng như vậy đã đến Việt Nam và được giới thiệu trong sự kiện Innovation Day 2016 tại TPHCM hồi tuần trước.

Mỗi người là một cơ quan truyền thông

Hành động selfie rồi đưa lên Facebook của cô gái trẻ không tạo ra tiền, nhưng cũng với hành động đó, cô có thể kiếm được tiền nếu sử dụng ứng dụng Fotoku. Vào ứng dụng này chụp hình selfie, lồng hình chụp vào khung hình có tên, hình ảnh, logo một nhãn hàng nào đó rồi đưa lên các mạng xã hội. Với mỗi “like” cho bức hình, cô gái được 200 jet; mỗi bình luận cô được 300 jet; mỗi chia sẻ hoặc chia sẻ cấp 2 được 100 jet; sử dụng bức hình làm hình đại diện (avatar) tối thiểu 30 ngày được tặng 5.000 jet.

Fotoku là một trong 8 ứng dụng của bộ ứng dụng Jet8 bên cạnh các ứng dụng tại video, truyện hoạt hình, chụp hình món ăn… cho phép người dùng tạo nội dung được tài trợ (bởi nhãn hàng nào đó). Nội dung đó được tưởng thưởng qua mức độ gắn kết của người tạo nội dung với người khác trên các mạng xã hội. Jet là đơn vị tiền tệ ảo của bộ ứng dụng Jet8, cứ 10.000 jet đổi được 1 đô la Mỹ. Khẩu hiệu “In Engagement We Trust” trên đồng jet gửi gắm thông điệp của nhà phát triển bộ ứng dụng: sự gắn kết là chìa khóa thành công của việc kinh doanh ngày nay. Với đồng jet này, người được thưởng có thể mua các sản phẩm ngay trên nền tảng bộ ứng dụng hoặc đổi ra tiền thật.

Ông Victor Zabrockis (phải), người sáng lập Jet8 giới thiệu ứng dụng Fotoku với đối tác tiềm năng. Ảnh: Đinh Hiệp.

Bộ ứng dụng Jet8 đã đưa các nhãn hàng vươn tới 280 triệu tài khoản mạng xã hội ở Đông Nam Á. 80% trong số này ở độ tuổi vàng của các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (từ 18-34 tuổi). Fotoku bắt đầu ra mắt ở Việt Nam từ tháng 7-2016 và chạy thử cho một nhãn hàng, đến nay, những người dùng ứng dụng này đã tạo nội dung vươn tới 25 triệu tài khoản trên mạng xã hội.

Chia sẻ với TBKTSG, ông Victor Zabrockis nói: “Chúng tôi xem mỗi người là một cơ quan truyền thông. Hàng ngày, hàng ngàn người sẽ tạo ra hàng ngàn nội dung, vươn tới bạn bè của họ một cách tự nhiên. Và để thu hút được người khác tương tác (like, bình luận, chia sẻ) thì mỗi người tạo nội dung được tài trợ trên Fotoku phải tự học cách làm sao để mình có giá trị hơn”.

Công thức “tạo nội dung – tìm gắn kết – kiếm tiền” này có thể thấy ở các ứng dụng khác cũng được giới thiệu tại sự kiện Innovation Day 2016, như Krowdpop, Got It, Easy World, Pokkt… Christian Hưng Nguyễn, đồng sáng lập ứng dụng Offpeak, chuyên gia về startup, đưa ra nhận xét: “Phát triển các ứng dụng như thế này không khó, không phải mất nhiều công phát triển cộng đồng, tìm kiếm nhu cầu hay giáo dục người dùng như các ứng dụng đi chợ thuê, mua vé xe, đặt lịch làm đẹp, thuê người giúp việc… mà các nhà phát triển dịch vụ di động ở Việt Nam đang làm. Các startup công nghệ Việt Nam vẫn bị hạn chế tầm nhìn…”.

Đừng để bị chìm nghỉm giữa đại dương nội dung

“Cha đẻ nước Mỹ” Benjamin Franklin có câu nói: “Nếu bạn không muốn bị lãng quên ngay sau khi chết, hoặc viết thứ gì đó đáng đọc hoặc làm thứ gì đó đáng được viết”. Vế sau của câu này được giới tiếp thị truyền thông số sửa thành “…hoặc bình luận đáng lôi cuốn hoặc tạo ra thứ gì đó đáng được bình luận” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo nội dung cho tiếp thị quảng bá thương hiệu.

93% nội dung truyền thông số bị chìm nghỉm, không tới được khách hàng mục tiêu vì không thỏa mãn các tiêu chí.

Nhưng không phải nhãn hàng nào cũng phù hợp với việc dùng các ứng dụng như Fotoku để nhờ số đông người sử dụng mạng xã hội tạo thật nhiều nội dung. Trường hợp nhãn hàng phải tự làm nội dung thì họ làm thế nào để không bị chìm nghỉm trong đại dương nội dung được tạo ta mỗi ngày?

Số liệu năm 2015 từ công ty tư vấn về tiếp thị số Smart Insights cho biết cứ mỗi 60 giây, trên thế giới có 3,3 triệu dòng trạng thái mới trên Facebook; 3,1 triệu lượt tìm kiếm trên Google; 55.555 tấm ảnh được tải lên Instagram; một lượng video có thời lượng 400 giờ đồng hồ được tải lên YouTube… Còn các thương hiệu, mỗi ngày họ cho ra 27 triệu nội dung truyền thông số.

Theo bà Roopa Dhawan, Tổng giám đốc tập đoàn Truyền thông và Tiếp thị Mindshare tại Việt Nam, đơn vị tổ chức Innovation Day 2016, 93% nội dung truyền thông số bị chìm nghỉm, không tới được khách hàng mục tiêu vì không thỏa mãn các tiêu chí: đặt người tiêu dùng vào trọng tâm, sức lôi cuốn, chứa nhiều tầng đổi mới sáng tạo, thông điệp rõ ràng.

Cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng

Jaguar thực hiện chiến dịch quảng bá chiếc xe thể thao đời mới mang tên “Art of Performance Tour”, thay vì mời khách đến lái thử và tham gia các hoạt động như các chương trình quảng bá như từ trước đến nay, họ mời khách đến đóng một đoạn phim dài hơn 2 phút. Phim trường là nơi thử xe, kịch bản là một buổi tuyển chọn điệp viên của Cơ quan tình báo Anh với 7 cảnh quay, 2 cảnh diễn với diễn viên Graham McTavish trong phòng và 5 cảnh diễn trên chiếc Jagua, khách lái xe trong phim trường và thể hiện cảm xúc trước các máy quay gắn trên xe. Những cảnh khó do các cascadeur thực hiện. Sau khi quay xong, khách được Jaguar trả cho đoạn video mà họ diễn với đề nghị đưa lên YouTube và các mạng xã hội.

“Art of Performance Tour” được thực hiện ở các thành phố Bắc Mỹ, Anh và châu Âu, thành công vang dội về mặt quảng bá. Bài học thành công của Jaguar là nhờ chính khách hàng làm nội dung cho họ.

Để thực hiện chiến dịch quảng cáo cho dòng xe NX 2016 trên Facebook, nhãn hiệu Lexus cũng không quản ngại tạo ra hơn 1.000 đoạn video quảng cáo khác nhau, mỗi đoạn dài 30 giây. Tùy vào dữ liệu cá nhân của từng người trên Facebook, họ cho phát đoạn video phù hợp (ví dụ nếu là người trẻ tuổi, năng động, ham đi du lịch thì họ sẽ phát đoạn quảng cáo mang chủ đề du lịch lên tài khoản Facebook của người này để thu hút sự chú ý của anh ta). Số lượng người dùng Facebook xem các video quảng cáo của Lexus đã tăng 315% so với dự kiến, lượng tương tác tăng 1.673% so với dự kiến.

Các ví dụ về Jaguar và Lexus cho thấy nhu cầu cá nhân hóa của mỗi người tham gia mạng xã hội là rất cao. Trưởng bộ phận sáng tạo nội dung khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mindshare, ông Mikael Christenson, nói tại sự kiện Innovation Day 2016: “Ngày nay, kể một câu chuyện chưa đủ, những người làm tiếp thị phải tìm cách đi xa hơn nữa”.

Nguồn: BrandsVietNam

Cách sử dụng ký hiệu trong Tên Thương hiệu

Cách sử dụng ký hiệu trong Tên Thương hiệu

Tạo ra được một cái tên thương hiệu dễ nhớ đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Rất nhiều tên đã được sử dụng, bao gồm tên của những loại trái cây nổi tiếng nhất.

Sở hữu 1 cái tên hay 1 từ hoàn toàn mới không chỉ là 1 vấn đề liên quan đến cả chiến lược và sáng tạo, mà cái tên đó còn phải được đăng kí một cách hợp pháp để trở thành thương hiệu riêng của công ty. Với 2.126.264 tên thương hiệu đã được đăng kí ở Mỹ tính tới thời điểm hiện tại , tìm 1 cái tên thật khác biệt trở nên khó hơn nhiều. Suy cho cùng, chúng ta chỉ có 26 chữ cái tiếng Anh, và không phải sự kết hợp nào cũng cho ra 1 từ có nghĩa, ví dụ như là sự xuất hiện của một nguyên âm thường là điều bắt buộc và còn phải cân nhắc cả chiến lược, hệ thống hình ảnh và cách truyền đạt để có thể tạo ra một cái tên thương hiệu thành công. Theo lý thuyết thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chẳng còn sự lựa chọn mới mẻ hay ý nghĩa nào để tạo ra 1 cái tên thương hiệu cả. Nhưng chúng ta không vì thế mà mất hy vọng, hay chí ít là chưa.

Thế còn ký hiệu thì sao?

Ngoài 26 chữ cái ra, thì chúng ta còn có thể sử dụng nhiều nguồn khác để tạo ra tên thương hiệu. Hãy nhìn vào bàn phím nào: nó gồm 26 chữ cái, 10 số và 32 ký hiệu. Các ký hiệu này mở ra nhiều lựa chọn mới để ta sử dụng cho việc đặt tên thương hiệu.

Cách dùng chữ cái kết hợp với các ký hiệu còn là 1 cách để tạo ta 1 cái tên thương hiệu tách biệt. Ví dụ như ở Trung Quốc, 2 cái tên DG và D & G có thể được đăng kí mà không xảy ra sự xung đột nào. Với ý nghĩ đó, hãy cùng nhau nhìn vào 1 số ví dụ mà tên thương hiệu sử dụng ký hiệu trong đó:

Strategy&

“Strategy&” được sang lập năm 2014 khi 2 công ty Booz & Company và PwC sát nhập với nhau.

Đây chắc chắn là 1 cái tên khác biệt, và ký hiệu “&” được lấy từ tên thương hiệu “Booz & Company”. Nhưng ý nghĩa của “Strategy&” là gì? Công ty muốn nói với khách hàng của họ rằng họ không chỉ phát triển chiến lược, nhưng cái tên thì như gợi lên câu hỏi – Chiến lược và còn gì nữa? Không có câu kết thúc hay chú thích, chúng ta sẽ không thể biết câu trả lời.

Hơn nữa, ký hiệu “Và” không được sử dụng nhất quán khi mà địa chỉ website của họ là strategyand.pwc.com, và trong các bài báo thì lại là “strategy +”. Sử dụng biểu tương để truyền tải 1 nghĩa nào đó – khiến mọi người tò mò – có thể trở thành 1 công cụ hiệu quả trong việc đặt tên thương hiệu. Nhưng như hầu hết mọi thứ trong quá trình xây dựng thương hiệu, nếu nó không được sử dụng một cách nhất quán và có hệ thống, thì thay vì khiến khách hàng gắn bó với thương hiệu, nó sẽ chỉ gây ra sự khó hiểu.

Chips Ahoy!, YUM!, và Yahoo!

Cả 3 đều sử dụng dấu chấm than ở cuối tên thương hiệu, nó tạọ cảm giác tràn trề năng lượng và nhiệt huyết đến cho hệ thống định vị thương hiệu của họ. Điều này có thể khiến cho tên thương hiệu trở nên độc đáo và thu hút, miễn là âm điệu của nó nhất quán với chính thương hiệu. Trường hợp sử dụng ký hiệu thường ít thấy đối với các công ty luật hay bệnh viện. Ta thấy cảm xúc hứng thú rất quan trọng đối với các loại hình kinh doanh của 3 ví dụ trên. Hơn nữa, sự thích thú còn gắn liền với tính cách thương hiệu của họ – từ bao bì sản phẩm, đến thong điệp mà thương hiệu truyền tải, đến ứng dụng trên trang web của họ, luôn luôn có sự thống nhất giữa tiếng nói và âm địệu thương hiệu.

?Nếu như!

Một công ty tư vấn sáng tạo sử dụng dấu câu ở cả đầu và cuối tên thương hiệu. Nó kể 1 câu chuyện đơn giản nhưng không kém phần hào hứng: bắt đầu bởi 1 câu hỏi và kết thúc với 1 cầu trả lời. Trong logo của mình, vì tên thương hiệu có thể không giải thích được công việc của họ là gì, 1 câu chú thích về “đối tác sáng tạo” cũng được thêm vào. Cách tiếp cận đặt tên thương hiệu toàn diện như vậy đã tạo nên 1 bức tranh rõ ràng và dễ hiểu cho khách hàng.

Su:m37o

1 công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đã đem việc sử dụng ký hiệu trong tên thương hiệu lên 1 tầm cao mới bằng việc sử dụng dấu hai chấm, ký hiệu chỉ độ và cả số cùng 1 lúc. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ có quá tay với việc đặt tên này hay không? Dấu hai chấm làm cho việc đọc tên trở nên đứt quãng, và “37o” làm tên thương hiệu trở nên khó nhớ. Việc them vào quá nhiều ký hiệu có thể khiến cho thương hiệu được nhớ đến về mặt hình ảnh hơn là cái tên của nó.

85oC

1 sự kết hợp hài giữa số và ký hiệu để đặt tên thương hiệu của một chuối quán cà-phê ở Đài Loan. 85 là nhiệt độ hoàn hảo để pha cà phê. Đây là 1 tên thương hiệu ngắn, khác biệt, dễ nhớ, đồng thời bao gồm cả một câu chuyện thú vị đằng sau nó.

SK-II

Doanh nghiệp sử dụng dấu gạch ngang cùng chữ số La Mã cho tên thương hiệu của họ. Đây là một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo. Và do số La Mã đã khá quen thuộc với hầu hết mọi người, nó còn là một cái tên dễ đọc. Tuy nhiên, dường như không có bất cứ một ý nghĩa nào khi sử dụng dấu gạch ngang trong tên thương hiệu, hay đúng hớn, thì ý nghĩa của nó chỉ thực sự được biết đến khi doanh nghiệp mất một khoảng thời gian để truyển tải đến khách hàng. Nếu thiếu một câu chuyện thương hiệu rõ rang, đây là một cách tốn kém để đưa tên thương hiệu đến gần khách hàng, đặc biệt là đối với các thương hiệu mới. Hơn nữa, địa chỉ của tên thương hiệu là: sk-ii.com, không được đọc như “SK hai” như các mà tên thương hiệu thể hiện.

Cách tốt nhất để sử dụng ký hiệu trong Tên thương hiệu

Qua một số ví dụ, cách tốt nhất để áp dụng ký hiệu trong tên thương hiệu là khi:

Ký hiệu đó mang một ý nghĩa nhất định

Thương hiệu không nên sử dụng ký hiệu một cách tuỳ tiện trong tên của họ. Tốt hơn cả là nên có một câu chuyện đằng sau nó và âm điệu của ký hiệu nên có sự nhất quán với tính cách thương hiệu

Ký hiệu nên được sử dụng một cách đồng nhất và rộng khắp.

Sự thay đổi nhận dạng của tên thương hiệu thường xuyên sẽ làm giảm sự độc đáo cũng như khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu.

Khi sử dụng một ký hiệu cho thương hiệu, nó nên có mặt trên mọi phương diện thật nhất quán. “!”, “&” hay “@” không chỉ nên xuất hiện nơi có nơi không. Sự thay đổi nhận dạng của tên thương hiệu thường xuyên sẽ làm giảm sự độc đáo cũng như khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu, hoặc làm họ nghi ngờ uy tín của thương hiệu đó. Cách sử dụng ký hiệu trong chữ ký thương hiệu cũng như trong địa chỉ trang web là những dao diện chính để xây dựng nhận diện thương hiệu

Ký hiệu có thể trở thành một tài sản thương hiệu cốt lõi xuyên suốt các danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

Một khi sự nhận biết thương hiệu đã hình thành, ký hiệu trong tên thương hiệu đại diện cho một tài sản có thể sử dụng để quảng bá cơ cấu thương hiệu. Ví dụ nếu một thương hiệu có nhiều thương hiệu con, những thương hiệu con này có thể sử dụng ký hiệu trong thương hiêu mẹ để kết nối với thương hiệu mẹ cùng các thương hiệu nhỏ khác trong hệ thống thương hiệu.

Điều gì đang chờ đợi phía trước trong việc đặt tên thương hiệu?

Đúng là chúng ta chưa mất hẳn hy vọng khi đặt tên. Bằng việc sử dụng ký hiệu để đặt tên thương hiệu, chúng ta đã mở ra ra nhiều cánh cửa cơ hội mới, mà có thể trong tương lại sẽ còn nhiều hơn nữa. Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể sử dụng chữ cái từ nhiều nước khác nhau trên Thế Giới để đặt tên thương hiệu? Hay chèn các ký hiệu cảm xúc? Hay phát minh ra những chữ cái mới? Tất cả những điều trên có thể thành hiện thực trong một tương lai không xa. Con người đã giao tiếp với nhau qua chữ viết suốt 5000 năm, và chúng ta sẽ tiếp tục làm thế trong thời gian tới. Các thương hiệu cũng không có vẻ gì là sẽ biến mất cả, chúng ta cần nghĩ ra những cách sang tạo mới để đặt tên cho chúng. Tương lai không nhất thiết phải gói gọn trong một bảng 26 chữ cái.

Nguồn: BrandsVietNam

5 nguyên tắc viết tiêu đề quan trọng nhất

“Chồng tôi mê gái” – đây là một ví dụ tiêu biểu về kỹ thuật viết headline (tiêu đề). Ví dụ này nằm trong 5/10 nguyên tắc viết tiêu đề khiến khách hàng không thể rời mắt.

Các tiêu đề chiếm đến 90% hiệu quả của một mẫu quảng cáo. Đây là ý kiến của Albert Lasker, một guru của quảng cáo hiện đại. Ông ta nói điều này khi internet còn chưa ra đời. Có nghĩa là ngay cả khi con người chưa bị tấn công bởi quá nhiều thông tin như hiện nay, vai trò của tiêu đề đã vô cùng quan trọng.

Tiêu đề sẽ quyết định một status bán hàng trên Facebook có được khách hàng đọc hết hay không. Tiêu đề sẽ giúp một bài viết PR được click nhiều hay ít. Và tiêu đề sẽ góp phần giúp một bài viết tâm huyết ai đó dành hàng giờ để viết không bị rơi vào sọt rác.

Sau đây là 5/10 nguyên tắc viết tiêu đề theo tôi là quan trọng nhất:

Lợi ích của khách hàng

Tiêu đề, dù cực ngắn, nên nói được lợi ích khách hàng sẽ nhận được về sản phẩm dịch vụ cụ thể. Trừ một số người có thời gian để chủ động tìm kiếm thông tin, đa số khách hàng thường tiếp nhận thông tin về thương hiệu họ mua một cách thụ động. Họ thấy lợi ích cụ thể họ mới đọc tiếp.

Công việc tốt nhất thế giới với lương 200K USD trong 3 tháng.

Những người đang đi tìm việc chắc chắn sẽ click vào tiêu đề này khi đọc ở mục “tìm việc”. Đây là tiêu đề “The best job in the world” quảng cáo về du lịch của bang Queesland (Úc) năm 2008. Tôi là một trong số 3 triệu “nạn nhân” của chiến dịch rất thành công này.

Liên quan đến nội dung body text

Vai trò của tiêu đề là gì? Rất nhiều. Và vai trò quan trọng nhất là nó giúp người đọc đọc phần tiếp theo của đoạn quảng cáo. Nhiều bài viết làm tốt khâu tiêu đề. Nhưng đến đoạn viết chính lại chẳng liên quan gì đến tiêu đề cả. Tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia sẽ làm người đọc sẽ khó chịu. Chỉ cần lặp lại trên hai lần thôi, lần thứ 3 cứ thấy tên người viết đó, tên thương hiệu đó họ sẽ bỏ qua.

Có keyword gây chú ý

Con số, tên người có ảnh hưởng, tên sự kiện mang tính thời sự, đặc điểm độc đáo của sản phẩm… gì cũng được, nhưng phải có “cái gì đó” để buộc mắt người đọc dừng lại ở đó. Từ “lướt” rất hay. Trước đây lướt sạp báo, lướt web. Lướt sạp báo thấy headline báo nào hay mới nhặt. Lướt web trong một hai phút thấy headline nào thu hút mới click. Giờ thêm từ lướt phây (Facebook). Bạn biết rồi đó. Đã lướt thì cực nhanh. Đã cực nhanh tức không có cơ hội cho những gì không nổi bật. Có những bài viết chất lượng của một số Facebookers chất lượng ít người đọc. Một trong những lý do là headline (hoặc đoạn đầu bài viết) không hấp dẫn vì thiếu keyword thu hút. Thật tiếc!

Các tiêu đề chiếm đến 90% hiệu quả của một mẫu quảng cáo.

Ở ví dụ trên, 200K USD trong 3 tháng là mức lương không một kẻ đang tìm việc nào có thể cưỡng lại được cú click chuột.

Ngôn ngữ hội thoại

Có một thực tế về văn hoá đọc là người đọc giờ đây ngày càng bị ảnh hưởng bởi phong cách copywriting theo ngôn ngữ mạng xã hội nhiều hơn. Hay dở phân tích sau. Nhưng đó là một thực tế. Thực tế này đòi hỏi copywriter không thể bỏ qua khi viết nói chung và viết tiêu đề nói riêng. Những tiêu đề viết theo phong cách “nói chuyện” bình dị, đơn giản sẽ dễ dàng gây cảm tình từ cú lướt đầu tiên hơn.

Chồng tôi mê gái
Chồng tôi mê gái chỉ vì tôi không đọc tuần báo Đàn bà
Nên không biết săn sóc cho đẹp hơn
Không biết làm đồ ăn cho ngon hơn
Không biết dạy con khéo hơn
Không biết giao tiếp giỏi hơn
Không biết ăn mặc thanh lịch hơn
(trích đoạn quảng cáo cho Tuần báo Đàn bà – tuần báo thời Pháp thuộc)

Vâng tiêu đề là “chồng tôi mê gái”. Một nửa thế giới này không ai không quan tâm. Rất chi là trực quan sinh động. Ngôn ngữ nghe như một chị một cô nào đấy đang buôn chuyện với bạn. Các bà các cô đọc đoạn viết quảng cáo này chắc chay đi mua Tuần báo Đàn Bà khẩn trương thôi. Tiếc rằng hình như giờ có nhiều báo giấy báo mạng nhưng không có tờ nào, trang nào mang tên này. Cơ hội?

Trung thực

Tiêu đề giúp đoạn viết copywriting (quảng cáo) hay đoạn viết content writing (viết nội dung) được chú ý. Chính vì quan trọng nên dẫn đến một số tiêu đề rơi vào bẫy giật tít quá đà. Hiện nay không hiếm các bài viết về đề tài xã hội hay để tài thương hiệu của các doanh nghiệp rơi vào bẫy này. Tôi cho rằng cách bền vững nhất để khách hàng đến và ở lại với mình là tôn trọng họ. Đối với tiêu đề, sự tôn trọng thể hiện ở việc không dụ họ click những tiêu đề gây shock (gây tranh cái là chuyện khác) trong khi nội dung không liên quan đến tiêu đề này. Cảm giác “bị lừa” khi lỡ đọc một bài viết vì tiêu đề giật tít không trung thực khiến người đọc cực kỳ khó chịu. Những người làm marketing đừng quên điều này.

Năm nguyên tắc nêu trên đều cần đi theo một số kỹ thuật ngôn ngữ (tạm gọi là thủ pháp). Tôi cho rằng thủ pháp là công cụ quan trọng của ngôn ngữ khi viết. Nhưng thủ pháp cần được sử dụng dựa trên các nguyên tắc. Không có nguyên tắc làm chuẩn, chiêu thức sẽ dễ lạc lối và trượt khỏi bánh ray quan trọng: copywriting về tổng thể là để xây dựng thương hiệu, dù đơn lẻ một bài viết nào đấy có thể chỉ để bán hàng.

Nguồn: BrandsVietNam

Điều cần thiết để có khách hàng trung thành

Chương trình ưu đãi dành cho các khách hàng trung thành của các nhà bán lẻ là một cách hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm khả năng khách hàng chuyển sang mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ khác.

Thật vậy, hơn bảy trong 10 người Việt (74%) tham gia chương trình khách hàng thân thiết trong Khảo sát Tâm Lý Trung Thành Đối Với Các Nhà Bán Lẻ của Nielsen Toàn Cầu Dành phần nào đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng, với tất cả các yếu tố khác tương đương nhau, họ sẽ mua từ một cửa hàng bán lẻ có một chương trình khách hàng thân thiết thay vì là một cửa hàng không có. Chương trình khách hàng thân thiết cũng có thể giúp làm tăng thêm các lần mua sắm và số lượng mua sắm của khách hàng. Hơn sáu trong 10 người Việt (61%) có tham gia chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết đồng ý rằng các chương trình khách hàng thân thiết khiến họ có nhiều khả năng sẽ tiếp tục mua sắm với các cửa hàng bán lẻ đó, và hơn hai phần ba (73%) đồng ý rằng họ mua sắm thường xuyên hơn và chi tiêu nhiều hơn tại các nhà bán lẻ với các chương trình khách hàng thân thiết, theo thông tin mới nhất từ Nielsen, công ty toàn cầu về đo lường hiệu quả hoạt động .

Cuộc khảo sát Khảo sát Tâm Lý Trung Thành Cho Các Nhà Bán Lẻ của Nielsen Toàn Cầu được thực hiện để thăm dò ý kiến hơn 30.000 người trả lời trực tuyến tại 63 quốc gia nhằm tìm hiểu những gì khiến người tiêu dùng tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết của các bán lẻ. Chúng tôi kiểm tra tỷ lệ tham gia tự báo cáo, các phần thưởng hoặc lợi ích có giá trị nhất, và các tính năng hấp dẫn nhất trong các chương trình khách hàng thân thiết tương lai. Cuối cùng, chúng tôi cung cấp những hiểu biết cho việ xây dựng và duy trì một chương trình khách hàng thân thiết thành công.

Cũng theo báo cáo, khách hàng ở Châu Á Thái Bình Dương tham gia chương trình khách hàng thân thiết cũng cho rằng chương trình ưu đãi dành cho khách hàng trung thành có thể khiến họ mua thường xuyên hơn và mua nhiều hơn tại cửa hàng bán lẻ đó, ở mức 78% so với 72% tương ứng. Theo báo cáo, Việt Nam và New Zealand có tỷ cao nhất về việc khách hàng tham gia ít nhất một hoặc nhiều chương trình khách hàng thân thiết với 84%, tiếp theo là Úc (83%), Nhật Bản (79 %) và Malaysia (77%).

“Sự thật là có rất nhiều người mua hàng yêu thích các chương trình khách hàng thân thiết. Do đó, các chương trình khách hàng thân thiết thật sự có hiệu quả sẽ giúp tăng thị phần của nhà bán lẻ,” Roberto Butragueno, Phó Giám Đốc, Bộ Phận Dịch Vụ Dành Cho Các Nhà Bán Lẻ, Nielsen Việt Nam nhận định. “Nhưng thường có một khoảng cách lớn giữa số lượng khách hàng tham gia các chương trình và số lượng chương trình mà họ tham gia tích cực. Chương trình khách hàng thân thiết không thể được thiết kế chung chung cho tất cả các đối tượng khác nhau. Có sự khác biệt lớn giữa các nhóm người mua hàng khác nhau cho sở thích về các chương trình khách hàng thân thiết và thói quen. Những khác biệt này bao gồm sự gắn kết với các chương trình khách hàng thân thiết như thế nào, những lợi ích hữu hình mà họ đang tìm kiếm từ các chương trình, và thậm chí họ quan tâm đến các chương trình khách hàng thân thiết nhiều như thế nào. Các nhà bán lẻ cần phải xác định những người mua hàng nào mà họ muốn thu hút vào các cửa hàng hoặc vào website của họ và thiết kế một chương trình khách hàng thân thiết thích hợp.”

Lợi ích hữu hình hơn là lợi ích vô hình

Không có gì ngạc nhiên là đối với đa số người khảo sát trong khu vực cho biết các lợi ích liên quan đến tài chính là những lý do chính để tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết. Gần một nửa số người được hỏi ở Châu Á Thái Bình Dương (49%) phần nào hoặc hoàn toàn đồng ý rằng họ thấy chương trình giảm giá sản phẩm có lợi nhất. Và hơn bốn trong 10 người châu Á Thái Bình Dương cho rằng chiết khấu hoặc hoàn tiền thì có lợi, với tỉ lệ 44%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở Việt Nam, khoảng năm trong mười người Việt Nam được hỏi nói rằng họ tham gia các chương trình khách hàng thân thiết để được hưởng ưu đãi về giảm giá sản phẩm và chiết khấu hoặc hoàn tiền, tỉ lệ 53% và 49% tương ứng. Một số lượng người Việt ít hơn thì cho rằng miễn phí vận chuyển, điểm bay thường xuyên và dịch vụ ưu tiên hơn là những lợi ích có lợi đối với họ, với 37%, 26% và 21% tương ứng.

Châu Á Thái Bình Dương: Mong muốn để sử dụng các ứng dụng (apps)

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ người tham gia chương trình khách hàng thân thiết là cao nhất, cũng đã nói rằng ứng dụng trên di động của các chương trình khách hàng thân thiết được phần nào hoặc rất hấp dẫn (69% so với 60% trên toàn cầu). Ứng dụng di động cũng khá hấp dẫn ở Việt Nam (66%) và đặc biệt hấp dẫn Ấn Độ (80%), Thái Lan (78%) và Trung Quốc (74%).

Tích hợp với các hệ thống thanh toán kỹ thuật số (71%) và với các ứng dụng của bên thứ ba mà có thể tích hợp thông tin chương trình khách hàng thân thiết (51%) cũng rất hấp dẫn với các khảo sát viên ở Việt Nam. Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan là những người ủng hộ nhiệt tình nhất trong lĩnh vực này.

Thực tế, các tính năng điện thoại di động cũng rất được mong đợi với hơn hai phần ba số thành viên của chương trình khách hàng thân thiết tại Việt Nam (64%) phần nào hoặc hoàn toàn đồng ý là họ có nhiều khả năng để tham gia vào một chương trình khách hàng thân thiết nếu chương trình đó có một ứng dụng di động có sẵn, so với tỉ lệ chỉ vào khoảng 56% trên toàn cầu.

“Trong lĩnh vực kỹ thuật số, nền tảng thanh toán sẽ càng tạo cơ hội cho sự tham gia chương trình khách hàng thân thiết của người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận tiện và mang tính cá nhân cho các thành viên của chương trình và các nhà bán lẻ tương tác với nhau trong quá trình mua sắm” Roberto cho biết thêm. “Chúng tôi mong đợi được thấy thêm nhiều phương thức tiếp thị tương tác gắn kết các đối tác bán lẻ và các chương trình ưu đãi vượt ra khỏi không gian địa lý.”

Nguồn: Nielsen

Slogan và Taglines: Đâu nên là lời xung trận của thương hiệu?

Khi Tom Bodett đang ghi âm 1 đoạn quảng cáo qua radio cho Motel 6, anh ấy phát hiện kịch bản còn thiếu 1 vài giây. Và để kết thúc mẫu quảng cáo đó, Tom đã ngẫu hứng nói thêm vài từ. Câu nói đó trở thành 1 “hit” đối với khách hàng.

Ngay cả bây giờ, sau 30 năm, Quảng cáo Motel 6 của Tom Bodett vẫn kết thúc với tagline, “We’ll leave the light on for you” (Chúng tôi luôn chờ đợi bạn).

Những câu tagline có thể dễ thương, hài hước, tưng tửng hoặc chả liên quan gì cả, nhưng thông thường chúng không giúp gì mấy cho sự thành công của 1 thương hiệu. Tagline giống như là chiếc xe quét đường ở cuối mỗi đoàn diễu hành. Chúng báo hiệu 1 mẫu quảng cáo sắp kết thúc nhưng hiếm khi nào định vị được 1 thương hiệu.

Slogan thì lại khác. Một câu slogan tốt có thể truyền tải được chiến lược của cả công ty. Tại sao lại chọn ở Motel 6? Chắc chắn không phải vì họ luôn để đèn và chờ đón bạn. Ghé thăm trang web của họ và bạn sẽ thấy câu trả lời chính là “Giá thấp nhất trong cả nước”. Đó mới chính là câu slogan thực sự của Motel 6, và họ nên đóng đinh nó vào quảng cáo của họ.

Tại sao 1 ngành công nghiệp luôn nổi tiếng với sự sáng tạo, phải trân trọng khái niệm tagline – khi nó đại diện cho 1 ý tưởng thứ cấp và đáng bỏ sọt rác? Định nghĩa trong từ điển “Câu cuối cùng trong bài phát biểu của diễn viên”.

Ví dụ như câu độc thoại nổi tiếng nhất của Shakespeare “Tồn tại hay không tồn tại? Đó mới là vấn đề”. Vậy mọi người có nhớ câu tagline không? Hầu như là không. Và nó đây: “Hãy để mọi tội lỗi của ta được ghi nhớ”.

Trong ngữ cảnh màng độc thoại của Hamlet, câu tagline tóm gọn lý do mà Hamlet gặp khó khăn khi ra các quyết định. Nhưng đó không phải chủ đề của nó. “Tồn tại hay không tồn tại” mới chính là câu slogan diễn tả sức mạnh của nghịch lý.

Đây là câu tagline được sử dụng cho quảng cáo của 4 công ty vận tải lớn nhất Thế Giới:

“Đi xa hơn nữa”
“Đi tìm con đường mới”
“Hãy đi khắp nơi nào”
“Khởi đầu của những điều đặc biệt”

Hầu hết các câu tagline đều không thể tạo nên “nguồn cảm hứng” và cho khách hàng lý do để mua sản phẩm của công ty. Tại sao bạn mua xe của Chevrolet? “Tôi muốn trải nghiệm trên những con đường mới”. Không khách hàng nào mua xe với một lý do như vậy cả.

Các công ty quảng cáo và khách hàng của họ thường thích những câu tagline ngắn, vì chúng sẽ hài hoà hơn khi đặt cùng logo. Nhưng như vậy sẽ khó sử dụng 5 cách sau để khách hàng ghi nhớ chúng: gieo vần, lập âm, lập từ, đảo ngữ và câu đa nghĩa. Các câu slogan quảng bá không nhất thiết phải ngắn khi mà một số câu đang nhớ nhất lại khá dài.

“Tới nơi an toàn, đúng hẹn” – 9 chữ này đã biến FedEx trở thành 1 trong những công ty vận tải hàng không lớn nhất Thế Giới. Đó là 1 ví dụ cho thấy sự lặp từ khiến cho slogan nổi tiếng hơn.

Bạn có nhớ 3 câu tagline của FedEx, 1 công ty trị giá 46 tỷ USD?

“Giải pháp mới là quan trọng”
“Chúng tôi thấu hiểu”
“Thư giãn nào, chúng tôi là FedEx đó”

Chắc là không. Nhưng tôi cá là bạn nhớ câu slogan này của 1 công ty 4 tỷ đô la: “Ace là nơi có người thợ kim khí hữu dụng”.

Hay là của công ty trị giá 370 triệu đô này: “Roto-Rooter, khiến mọi rắc rối của bạn trôi tuột xuống ống nước.” Không như tagline, câu xung trận hay slogan được sử dụng ngay đầu trận chiến, không phải là khi tàn cuộc. Chúng là chủ để của toàn bộ chiến dịch.

Cách mạng Mỹ sử dụng câu xung trận “Đừng giẫm đạp lên chúng tôi”. Một thời gian sau, một câu xung trận khác đã ra đời do xung đột nổ ra với Anh vì biên giới phía Bắc vùng Oregon.

Người Anh muốn biên giới được đặt tại 42 độ Vĩ tuyến, trong khi người Mỹ lại muốn nó tại Vĩ tuyến 54o40. Tình hình hai bên trở nên căng thẳng khi người Mỹ hô hào “Năm mươi tư bốn mươi hay là chiến!”

Cuối thế kỷ 19, đã có một cuộc nổi dậy ở Cuba chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha. Để bảo vệ người dân Mỹ, Tổng thống William McKinley đã điều tàu chiến USS Maine tới Havana. Ba tuần sau, một vụ nổ lớn xảy ra và nhấn chìm chiến ham USS Maine cùng với 266 thuỷ thủ đoàn. Cộng đồng người dân Mỹ đã lên tiếng với khẩu hiệu: “Hãy nhớ lấy tàu Maine. Lũ khốn Tây Ban Nha!”

Bước vào thế kỉ 20, nước Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ Nhất, một trong những trận chiến tàn khốc nhất lịch sử. Trận chiến này được biết tới như là “Cuộc chiến kết thúc tất cả những cuộc chiến khác” Điều gì làm câu xung trận dễ nhớ? Trong bốn câu trên, khó nhớ nhất là câu “Đừng giẫm đạp lên chúng tôi”, ba câu còn lại thì sử dụng những kỉ thuật để làm cho chúng dễ nhớ hơn.

Phép lập âm: “Năm mươi bốn bốn mươi hay là chiến”

Gieo vần: “Hãy nhớ lấy tàu Maine. Lũ khốn Tây Ban Nha”

Lập từ: “Cuộc chiến kết thúc những cuộc chiến khác”

Và cả lời cổ động lay động long người trong cuộc chiến Cách mạng Pháp “Tự do. Bình đẳng. Bác ái.” Hầu hết dân Mỹ đều biết câu tuyên ngôn của Pháp, thế nhưng bao nhiêu người Mỹ biết câu tuyên ngôn của chính nước Mỹ. Thông thường, chúng ta thường chỉ tập trung vào nội dung của thông điệp mà quên đi tính chất “dễ nhớ” của câu slogan. Ví như câu tục ngữ nổi tiến của Benjamin Franklin: “Ngủ sớm, dậy sớm sẽ đem lại sức khỏe, tiền bạc và trí tuệ”. Chỉ trong 14 từ, Franklin đã sử dụng tới 4 kĩ thuật để làm cho câu nói của ông dễ ghi nhớ hơn: hai phép gieo vần, hai phép lặp âm, một phép lặp từ, và một phép đảo ngữ.

Chả trách mà nó đã tồn tại được 280 năm.

Nguồn: BrandsVietNam

Tết Đinh Dậu, người Việt sẽ chi tiêu như thế nào?

Theo nghiên cứu của Kantar, 46% người Việt sẽ chi tiêu cho thức ăn trong dịp Tết Đinh Dậu nhiều hơn Tết Bính Thân.

Ông Ashish Kanchan, Giám đốc điều hành Kantar TNS Việt Nam, công ty nghiên cứu thị trường của Ấn Độ tại Việt Nam, dẫn kết quả khảo sát của Kantar cho biết Tết năm nay, chi tiêu của người Việt không có nhiều biến động so với năm Tết năm ngoái.

Cụ thể, 43% người Việt sẽ chi tiêu nhiều cho Tết âm lịch 2017 hơn 2016. Số người vẫn giữ mức như Tết âm lịch 2016 là 50%. Số người chi cho Tết năm nay ít hơn năm ngoái là 7%. Trong khi đó, các con số trên của Tết 2016 so với Tết 2015 lần lượt là 41%, 46% và 13%.

Nguyên nhân được cho là kinh tế năm nay so với năm ngoái không có nhiều biến động nên người dân vẫn giữ mức chi không đột biến.

Theo Kantar, người dân Việt Nam sẽ chi nhiều cho thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa, làm đẹp vào Tết năm nay. Cụ thể, họ sẽ chi 19% cho quần áo, mỹ phẩm, trang sức; 16% cho việc trang hoàng nhà cửa; 38% cho đồ ăn thức uống.

Các con số khảo sát của Kantar cho thấy, 46% sẽ chi tiêu nhiều hơn cho đồ ăn. 53% dự định sẽ móc hầu bao như năm ngoái. Chỉ có 1% là sẽ cắt giảm nguồn ngân sách cho thức ăn trong dịp nghỉ lễ lớn nhất năm này.

Các lĩnh vực như giải trí, đi ăn ngoài, tặng quà, lì xì cũng được nhiều người tình nguyện chi mạnh tay trong dịp Tết năm nay. Trong khi đó, người Việt ngày càng có xu hướng “tiếc tiền” hơn đối với các loại rượu. Có tới 29% cho biết sẽ giảm chi tiêu cho mặt hàng này trong dịp Tết sắp tới.

Nguồn: BrandsVietNam