Tag Archives: marketing

3 Công Cụ Marketing nhất định phải thử

Các công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội có thể khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn… nhưng cũng có lúc phức tạp hơn nếu như bạn sa lầy vào việc thử quá nhiều công cụ Marketing hoặc nghĩ rằng mình phải sử dụng tất cả trong số chúng.

Sau khi bạn thử nghiệm với một công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội mới, hãy đặt ra câu hỏi liệu công cụ đó có tốt hơn so với một công cụ tương tự khác mà bạn đang dùng hay không. Nếu một trong những công cụ hiện tại của bạn có thể được thay thế bằng một cái khác tốt hơn, đừng ngần ngại mà hãy sử dụng nó ngay – không cần phải giữ lại một công cụ không còn giúp ích được cho bạn.

Một điều quan trọng nữa đó là hãy thường xuyên thử nghiệm các ứng dụng Marketing truyền thông mạng xã hội mới, vì bạn có thể tìm ra một ứng dụng giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc hơn đấy.
Sau đây là 3 công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội rất đáng để bạn xem qua.

Socedo

Socedo là một công cụ thu hút khách hàng B2B qua truyền thông mạng xã hội. Có thể bạn đã nghe nói về các công cụ thu hút khách hàng rồi, nhưng công cụ này tập trung vào những khách hàng bắt nguồn từ mạng xã hội. Socedo giúp bạn phát hiện, tương tác và khoanh vùng khách hàng tiềm năng từ mạng xã hội. Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong khi làm tăng số lượng khách hàng trong kênh của bạn – và kết quả này dẫn đến việc tăng doanh thu nếu bạn có một tiến trình chuyển đổi thích hợp.
Bạn có thể lên chương trình cho Socedo để tìm ra những khách hàng từ mạng xã hội phù hợp với chân dung khách hàng của bạn, thế nên bạn không cần phải lo lắng về việc xác định sai khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, Socedo còn kiểm tra xem liệu họ có sở thích trùng khớp với thị trường ngách của bạn hay không để có thể gửi đến bạn những khách hàng phù hợp nhất.

Edgar

Nếu bạn “theo dõi” bất kỳ người nổi tiếng nào trong ngành của bạn, chắc hẳn bạn đã chú ý rằng họ thường đăng lại các nội dung cũ nhiều lần. Có một lý do để giải thích cho việc này – việc đăng lại nội dung của bạn nhiều lần – hoặc thậm chí là 50 lần trong trong 1 năm – cho phép bạn đạt được những kết quả tuyệt vời. Những người chỉ vừa mới “theo dõi” bạn trong tuần từ lúc bạn đăng một bài cụ thể nào đó, chắc hẳn rằng họ vẫn chưa xem qua bài đăng đó. Bằng cách đăng bài lại một lần nữa, những người vừa mới “theo dõi” bạn sẽ có cơ hội để xem nội dung những bài đăng đó.
Vậy chúng ta có thể làm được gì với Edgar? Edgar là một công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội có khả năng tự động chia sẻ lại các bài viết trước đây của bạn. Điều làm cho Edgar trở thành một công cụ tốt như vậy là do nó còn có khả năng phân tích các thời điểm tốt nhất để đăng lại bài viết của bạn, thế nên bạn không cần phải giải quyết vấn đề đó. Sau khi gửi lại một bài đăng cũ, Edgar sẽ gửi nội dung đó trở lại vị trí dưới cùng của hàng chờ, nơi được chờ đợi cho đến một thời điểm hoàn hảo để đăng lên một lần nữa. Edgar là một công cụ rất tiện lợi giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trên phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Canva

Được nhiều người biết đến hơn là Socedo và Edgar, Canva là công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội thứ ba mà bạn nên thử. Canva là một công cụ tạo ra hình ảnh đồ họa có khả năng đơn giản hóa tiến trình tạo ra hình ảnh cho Website và trang mạng xã hội của bạn. Chúng cung cấp các mẫu tạo sẵn cho mọi trang mạng xã hội phổ biến và luôn tối ưu về kích thước cho các trang mạng xã hội riêng biệt. Với Canva, bạn chỉ mất từ một vài giây đến một vài phút để tạo ra một bức hình tuyệt vời. Ngay cả những người không có nhiều năng khiếu về nghệ thuật cũng có thể tạo ra một bức ảnh tốt bằng công cụ Canva.

Kết luận

Nếu bạn không có nhiều thời gian để thử các công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội mới, hãy thử 3 công cụ mà chúng tôi đề nghị trên đây: Socedo, Edgar và Canva. Cả 3 công cụ này được thiết kế để giúp bạn tiết kiệm thời gian trong khi phải giải quyết các khía cạnh quan trọng khác trong công việc, bao gồm thu hút khách hàng, tái sử dụng nội dung bài viết và tạo ra hình ảnh. Từng công cụ trên đây đều nổi bật hơn hẳn các công cụ khác với chức năng tương tự.

Tác giả: Brad Friedman

Nguồn: http://www.socialmediatoday.com

Người dịch: Tâm Nguyễn

4 lưu ý khi sử dụng dữ liệu trong marketing

“Dữ liệu không phải là người kể chuyện giỏi”. Đó là khẳng định của bà Manjiry Tamhane – CEO toàn cầu của Hãng tư vấn tiếp thị đa quốc gia Gain Theory.

Trong lĩnh vực tiếp thị, mỗi dữ liệu kể một câu chuyện rất riêng. Thậm chí một nguồn dữ liệu có thể cho những câu chuyện đầy mẫu thuẫn. Nắm bắt được điểm cốt lõi và tìm ra sự thật, đó là việc của các nhà tiếp thị. Dữ liệu là nền tảng cho các kế hoạch truyền thông hay kích hoạt thương hiệu. Vậy khi nghiên cứu dữ liệu, các nhà tiếp thị phải theo dõi loại dữ liệu nào? Và sự thật nằm ở đâu?

Dữ liệu bị lỗi có thể do rất nhiều lý do, một trong số đó là mẫu không đại diện. Khi dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy những câu chuyện đầy mâu thuẫn. Trên thực tế, đó chỉ đơn thuần do lỗi định dạng báo cáo lệch. Trong trường hợp đó, cần kết hợp các nguồn dữ liệu này một cách tương xứng và thuê bên thứ ba có kinh nghiệm phân tích dữ liệu để phân loại toàn bộ dữ liệu, đồng thời đưa ra bản báo cáo có thể kể chuyện một cách mạch lạc và chân thực.

Khi có sự sâu thuẫn giữa các dữ liệu, các marketer phải lặp đi lặp lại một quá trình nhằm loại bỏ các thông điệp gây hiểu nhầm. Có 4 điều cần lưu ý trong quá trình này:

Khi có sự sâu thuẫn giữa các dữ liệu, các marketer phải lặp đi lặp lại một quá trình nhằm loại bỏ các thông điệp gây hiểu nhầm. Nguồn: Forbes.

Nhìn xa hơn: Cần đưa bối cảnh lịch sử vào các dữ liệu mà bạn đang nghiên cứu. Vì có ngữ cảnh, bạn mới có thể xác định hướng của dữ liệu và ý nghĩa của các số liệu mới trong mối liên hệ với quá khứ. Trong giới marketing, có rất nhiều báo cáo ngày hoặc tuần. Ví dụ như báo cáo tỷ lệ nhấp chuột (click-through-rate) hằng ngày. Báo cáo này không thể đưa ra được bức tranh toàn cảnh về những điều đang diễn ra. Vì thế các nhà tiếp thị nên tránh tập trung quá nhiều vào nguồn dữ liệu hạn chế đó.

Nhìn sâu hơn: Cần đánh giá cái gì là hiệu quả và cái gì không. Bạn nên cập nhật những góc nhìn mới nhất về tác động của các chiến lược tiếp thị đối với thương hiệu. Ví dụ, chuyên gia trong ngành hay các học giả nghĩ gì về ảnh hưởng của video theo yêu cầu (Video-On-Demand) lên doanh số? Rút kinh nghiệm từ thành công và sai lầm của người khác – nghiên cứu những điều đó cả trong dữ liệu lẫn trong cuộc sống.

Đặt câu hỏi: Để thấy được sự thật trong mớ dữ liệu đầy mâu thuẫn, cần nhìn nhận một cách vô cùng tỉ mỉ. Hãy tập trung vào các nguồn dữ liệu mâu thuẫn. Chúng kể câu chuyện gì? Liệt kê ra tất cả các lý do có thể gây ra mâu thuẫn và sau đó nghiên cứu từng lý do một. Từ đó cố gắng loại trừ sai lầm để đi đến sự thật.

Nguồn: thefsforum.

Luôn cẩn trọng: Nếu tất cả các cách trên không giải quyết được vấn đề, tốt nhất bạn nên thận trọng. Hãy trung thực thừa nhận rằng có mâu thuẫn trong việc diễn giải dữ liệu. Đó sẽ là lựa chọn an toàn hơn nhiều so với việc đưa ra kết luận sai lầm.

Chúng ta thường được nghe về kiểm tra và học hỏi (Testing and Learning), việc này đặc biệt thích hợp trong việc tìm kiếm sự thật từ khối dữ liệu. Khi không chắc chắn một phần nào đó có hiệu quả hay không, hãy giảm đầu tư xuống mức có thể kiểm soát được và xem xét hiệu quả ra sao.

Người ta hay nói rằng câu chuyện nào cũng có ba mặt: Mặt bên này, mặt bên kia và sự thật. Lọc đám dữ liệu thời gian thực (real-time) khổng lồ bày ra trước mắt là nhiệm vụ hết sức nặng nề cho các nhà tiếp thị, đặc biệt khi những gì họ thấy sau khi phân tích lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, đi đến tận cùng của sự trái ngược cuối cùng lại giúp ta tiết kiệm được một lượng tiền rất lớn.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

3 điều về đánh giá & xếp hạng trên Facebook

Rõ ràng việc tối đa hóa hiệu suất của các chiến dịch trên Facebook là không hề dễ dàng với các nhà tiếp thị truyền thông mạng xã hội hay các nhà quản lý.

Lượng tiếp cận tự nhiên đang trên đà giảm dần, vì thế bạn có thể sẽ phải đầu tư vào các mẫu quảng cáo để có thêm nhiều lượt tiếp cận. Và “tuổi thọ” của các bài viết được viết cẩn thận trên trang của bạn đáng buồn là khá ngắn.

Tuy nhiên, các nhà làm marketing trên Facebook vẫn còn nhiều lý do khác để tiếp tục lạc quan. Khả năng người sử dụng đăng các đánh giá và xếp hạng trên các trang của doanh nghiệp địa phương, ví dụ như đưa ra những cơ hội hấp dẫn cho các công ty với hy vọng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ mạng xã hội.

Hãy cùng đi sâu hơn vào tác động của đánh giá và xếp hạng của Facebook đối với khách hàng và doanh nghiệp – và những gì bạn có thể làm để đáp ứng chiến dịch marketing của bạn.

1. Việc nhận xét trên Facebook đang phát triển nhanh gấp 4 lần so với việc nhận xét trên các trang web khác

Đội nghiên cứu của chúng tôi tại Review Trackers đã phân tích các xu hướng quanh nhiều site nhận xét khác nhau và các kênh nhận phản hồi, bao gồm Yelp, Google, TripAdvisor và Foursquare.

Chúng tôi tập trung từng chi tiết vào số lượng các lời nhận xét và tốc độ nhận xét (tốc độ mà một lời nhận xét được đưa ra) của 250 nhà hàng trong thời kì 6 tháng.

Liên quan tới sự phát triển trong việc đưa ra nhận xét, Facebook đã làm tốt hơn các trang khác, đưa ra lượt nhận xét nhanh gấp 4 lần so với người đứng thứ 2 là TripAdvisor, Google và Yelp lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4.

Điều này có nghĩ rằng người dùng có vẻ thích dùng Facebook hơn so với Yelp. Dĩ nhiên, bạn có thể kích hoạt việc đưa ra việc bình luận và nhận xét trên Facebook. Nếu bạn không thể, bạn phải thay đổi loại trang của bạn thành doanh nghiệp địa phương và thêm thông tin địa chỉ của bạn.

Điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên nỗ lực hơn trong việc lắng nghe mạng xã hội. Hãy phản ứng với việc nhận xét cũng nhanh nhẹn như khi bạn đăng bình luận và tin nhắn cá nhân.

Và cũng đừng lo lắng khách hàng nghĩ gì. Hãy sử dụng việc nhận xét trên Facebook như là một công cụ cho marketing chứng thực.

Nên nhớ rằng: Một trang với hàng ngàn lượt thích hoặc những bài đăng câu like nhiều sẽ không thật sự cần thiết cho việc xây dựng độ tin cậy và sự yêu thích với các khách hàng tiềm năng, tuy nhiên một xếp hạng 5 sao xác thực và làm nổi bật những lời nhận xét từ những gì khách hàng hài lòng lại có thể làm được.

2. Các đánh giá trên Facebook đóng vai trò khá quan trọng đối với việc mua hàng

Nếu càng ngày càng nhiều người đăng các đánh giá lên Facebook, thì cũng sẽ kéo theo đó lượng người đọc đánh giá tăng lên.

Những đánh giá này, cùng với các loại nội dung khác trên Facebook, tác động trực tiếp đến khách hàng thông qua các giai đoạn khác nhau của việc mua hàng.

Dưới đây là một số thống kê thú vị (từ một nghiên cứu của Social Media Link và một báo cáo của AdWeek):

  • Giai đoạn nhận thức: 54% người dùng xem facebook – cùng với các website bán lẻ – là nơi phổ biến nhất để biết thêm về các sản phẩm và thương hiệu mới. Facebook cũng là kênh xã hội mà 62% khách hàng tìm đến để tìm hiểu về các doanh nghiệp địa phương.
  • Giai đoạn xem xét: 80% khách hàng nói rằng họ sẽ muốn mua hàng hơn khi họ thấy các đánh giá tích cực trên trang Facebook của doanh nghiệp. Đối với 41% khách hàng, yếu tố quan trọng nhất để được thu hút tới các trang doanh nghiệp địa phương là sự hiện diện của các đánh giá và xếp hạng.
  • Giai đoạn sau mua hàng: Khoảng 66% người dùng muốn chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ, và ý kiến về việc mua hàng là những người có xu hướng hay chia sẻ trên Facebook. Ngoài ra, sau khi mua hàng, 1 phần 3 người dùng sẽ kết nối với trang doanh nghiệp trên Facebook, trong khi chỉ khoảng 2 trong 10 người sẽ kết nối với doanh nghiệp thông qua website hay cộng đồng của họ.

Việc thành công trên mạng xã hội đòi hỏi khả năng biết lắng nghe; chứ không phải chỉ là xem ai là người “nói to nhất”.

Trong bối cảnh đó, các nhà làm tiếp thị trên Facebook nên nhận ra rằng mạng xã hội không chỉ là một nền tảng đem lại khả năng hiển thị, tương tác và tiếp cận. Nó còn là một nguồn thông tin về các phản hồi của khách hàng cực đáng giá – loại dữ liệu bạn cần để đánh giá tình cảm của khách hàng với thương hiệu và kết nối với khách hàng để mua bán hàng.

3. Facebook cũng có một tính năng tìm kiếm địa phương, và nó dựa trên các đánh giá và xếp hạng

Yelp và Google là những công cụ tìm kiếm ưu tiên điển hình của các nhà làm Marketing, nhưng Facebook sẽ sớm tham gia và danh sách này. Năm ngoái, Mạng xã hội này âm thầm mở ra một tính năng tìm kiếm địa phương gọi là Professional Services, ứng dụng này đã cho phép người dùng có một khả năng tìm kiếm những doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất trong một vùng địa lý nhất định.

Kết quả tìm kiếm được xác định bởi các điểm xếp hạng và đánh giá. Như Yelp và Google, Professional Services của Facebook lập ra một danh sách những doanh nghiệp địa phương hàng đầu thông qua số lượng mở rộng các danh mục, từ thợ sửa ống nước và các salon làm đẹp đến các công ty bảo hiểm và các tổ chức làm sự kiện đám cưới.

Trên trang kết quả tìm kiếm, người dùng có thể thêm các bộ lọc dựa vào các danh mục doanh nghiệp nhỏ.

Mặc dù nó vẫn chưa phát triển như Yelp (Professional Services chỉ có bản dùng trên máy tính), nhưng tính năng tìm kiếm địa phương của Facebook này có thể giúp các nhà làm marketing thật sự tận dụng được các đánh giá và xếp hạng để có các lượt tiếp cận tự nhiên.

Nó cũng cung cấp cho bạn thêm một lý do để thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Facebook và cải thiện mức độ tìm kiếm liên quan của thương hiệu bạn trên mạng xã hội. Việc xếp hạng đầu trên Professional Services cũng là một cơ hội quảng cáo đáng giá như các cơ hội khác – và bạn lại không cần trả tiền nữa chứ.

Với một sự hiểu biết tốt hơn về việc xếp hạng và đánh giá ảnh hưởng như thế nào đến hành vi khách hàng và danh tiếng thương hiệu, nhà làm Marketing có thể quản lý các chiến dịch và chiến lược hiệu quả hơn – và cũng cung cấp được thêm kinh nghiệm phong phú, hấp dẫn hơn cho người dùng trên Facebook.

Nguồn: Digitalk

Marketing 3.0: Đừng làm việc tốt một mình

Izen, cậu sinh viên hết năm thứ nhất ở ĐH Cornell, Mỹ, nhận được tin sét đánh là người ông của mình bị bệnh Alzheimer, đó là một thời khắc buồn trong cuộc đời cậu. Thay vì ngồi đó và buồn bã, cậu thấy rằng cuộc đời phải có lúc thăng lúc trầm, có lúc mình ở trên đỉnh thế giới, có lúc mình cũng ở đáy vực sâu. Cậu kết nỗi buồn vào một hạt thủy tinh, trong đó có một chút bùn lấy từ đáy biển Chết, nơi thấp nhất trên thế giới. Phía bên kia, cậu kết niềm vui vào một giọt nước lấy từ đỉnh Everest, mái nhà của thế giới. Các hạt còn lại trong suốt và không màu để người đeo có thể kể câu chuyện của mình trong đó. Vòng tay LOKAI ra đời như thế năm 2013. “Hãy khiêm tốn khi ở đỉnh cao trong cuộc đời và giữ hy vọng khi rơi vào vùng đen tối. Hãy giữ cân bằng trong cuộc sống của mình”, đó là những gì thương hiệu này nhắc nhở khách hàng mỗi khi truy cập vào web site của họ.

Câu chuyện của TOMS Shoe ở Argentina, nơi marketing không còn là story telling mà chuyển sang story doing, giúp ích cho đời, đã tạo cảm hứng rất nhiều cho Izen và anh đã hướng doanh nghiệp của mình tới những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Cho đi là nhận lại. Ở kỷ nguyên PR – Marketing 3.0 người tiêu dùng tin rằng đồng tiền bỏ ra không chỉ thoả mãn nhu cầu của mình mà còn góp phần cải tạo môi trường, gìn giữ thiên nhiên, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững.

Khi động đất xảy ra ở Nepal, cậu sinh viên ngày nào, giờ đã là một ông chủ, đã quyết định hiến tặng 100.000 usd để hỗ trợ các nạn nhân nơi đây. Một phần lợi nhuận của công ty, anh hiến tặng cho quỹ nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Năm 2015 anh cam kết, mỗi chiếc vòng bán ra, Lokai sẽ trích ra 1 usd tặng cho quỹ bảo vệ thiên nhiên World Wildlife Fund và mục tiêu anh đặt ra là gây quỹ được 250.000 usd. Năm 2016, anh kết hợp với tổ chức Charity sản xuất những chiếc vòng màu xanh ra trời và một loại bình đựng nước đặc biệt để trích từ lợi nhuận một khoản tiền đủ đào 100 cái giếng tại Ethiopia, giúp cho cuộc sống của 10.000 người dân (năm ngoái, hãng đã đào được 33 giếng).

Một chương trình đặc biệt tên là Walk with Yeshi. Người tương tác sẽ theo chân cô gái Ethiopia này trên suốt quãng đường 2 tiếng rưỡi hàng ngày đi lấy nước của cô. Có cả ảnh, video, sơ đồ di chuyển của cô. Khách hàng muốn nhìn tận mắt những nơi, những người họ muốn giúp khi mua hàng của hãng và chương trình chat trên Facebook Messenger cho phép làm điều ấy.

Xem video:

Nguồn: Adweek.

“Đừng bao giờ làm việc tốt một mình”, ở kỷ nguyên marketing với khuôn mặt nhân văn, hãy tạo điều kiện cho khách hàng làm việc thiện cùng với nhãn hàng. Xã hội cũng nhiệt tình hưởng ứng và chia sẻ để lan toả sự tử tế. Sự tương tác sẽ càng sâu sắc và bền vững, đảm bảo cho nhãn hàng một chỗ đứng lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng hiện đại.

Một số brand làm marketing nhân văn rất tuyệt:

Vòng tay LOKAI:

Giày TOMS shoe:

Lifebuoy help children to reach 5:

Coca-Cola hello happiness:

Davines Zero impact:

Accor Planet 21:

Nguồn: Accor Hotels.

The Bridge of life’ by Samsung Life Insurance:

Starhub, Third Eye:

thương mại công bằng, Fairtrade

https://www.youtube.com/watch?v=7K4G5-ydhS0

#Elite_PR_School

Giải mã khách hàng, gặt hái thành công

Giáo sư John Quelch, Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ), bậc thầy về Marketing, đã có buổi thuyết trình ấn tượng về kinh doanh tại Hội nghị thường niên “Việt Nam CEO Summit 2016”, diễn ra ở Hà Nội, trước đông đảo các CEO Việt Nam.

Thành công lớn nhờ thấu hiểu khách hàng

Bàn về khởi nghiệp kinh doanh, Giáo sư John Quelch lấy ví dụ điển hình về Tập đoàn máy tính Dell của Mỹ, do Michael Dell thành lập năm 1984. Từ một công ty non trẻ giờ Dell đã trở thành đế chế nổi tiếng, kiếm hàng tỷ USD mỗi năm.

Các DN đang gặt hái thành công trên thương trường đều có điểm chung duy nhất là đã tìm ra chìa khóa để “mở khóa” khách hàng.

Khi khởi nghiệp, Dell đơn giản chỉ là công ty bán máy tính theo yêu cầu của khách hàng. Vào đầu những năm 1980, máy tính là sản phẩm có giá trị lớn, phổ biến ở mức 3.000 USD/chiếc. Vì vậy, trên thị trường lúc bấy giờ chỉ tập trung quảng cáo và bán hàng tới các công ty cỡ vừa và lớn. Chính vì thế, Dell đã xác định hướng đi riêng là chú trọng vào đối tượng khách hàng cá nhân và các gia đình có nhu cầu lớn.

10085Customer_1469852986

Các DN đang gặt hái thành công trên thương trường đều có điểm chung duy nhất là đã tìm ra chìa khóa để “mở khóa” khách hàng.

Dell tìm hiểu và nhận thấy, nếu mua linh kiện rời về lắp ráp, một chiếc máy tính chỉ có giá thành khoảng 600 USD. Như vậy có thể bán giá thấp hơn giá thị trường nhiều và mở ra cơ hội làm giàu tuyệt vời. Sau khi tiến hành, thành công đến ngay tức thì, số lượng khách hàng cá nhân của Dell ngày càng tăng.

Cùng với đó, công ty còn đổi mới hình thức bán hàng. Máy tính đang được bán qua đại lý, Dell đổi sang bán trực tiếp qua điện thoại với mức giá thấp hơn 15%. Phương thức gọi điện sau này được biết đến như hình thức bán hàng trực tiếp đã tạo ra cuộc cách mạng trong kinh doanh, và là tiền đề của bán hàng trực tuyến qua mạng.

Theo Giáo sư John Quelch, với dân số trẻ cùng tinh thần khởi nghiệp đang lên cao,Việt Nam trở thành môi trường tốt cho các công ty khởi nghiệp, và hiện là nước đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về start up. Chỉ riêng mảng công nghệ, mỗi năm, ước tính có khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp với nhiều điển hình thành công.

Nhiều người vẫn nhắc đến câu chuyện của trang Tiki.vn. Cách đây 5 năm khi mới thành lập, Tiki chỉ bán sách tiếng Anh. Sau đó, họ dần chuyển sang bán sách trong nhiều lĩnh vực khác. Giờ đây, Tiki đã trở thành DN phát triển nhiều mặt hàng từ văn phòng phẩm đến thời trang, công nghệ,…

Trong quá trình kinh doanh, Tiki phát hiện ra khách hàng nam thường đến nhà sách chỉ mua đúng loại họ cần rồi về, trong khi khách hàng nữ bao giờ cũng ở lại lâu hơn, tìm nhiều chủng loại và có thể mua cho cả người thân, bạn bè,… Từ đó, họ thay đổi chiến lược marketing, tiếp cận vào khách hàng nữ với các chương trình giảm giá, tặng quà,… Tiếp đến, Tiki cho ra đời chính sách giao hàng trong vòng 24 giờ, rất được khách hàng tin tưởng, nhất là với những người không có thời gian đi mua sách. Kể từ năm 2013, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động ra 64 tỉnh thành trên cả nước và vươn ra thế giới, hiện có mặt tại 17 quốc gia.

John Quelch

GS John Quelch: Phải đặt khách hàng lên đầu, trên cả các cổ đông.

Thành công của hai DN nêu trên, tuy ở 2 quốc gia khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau và quy mô cũng khác nhau, nhưng đều cho thấy sự nhạy bén với thị trường và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Đây luôn là những đòi hỏi quan trọng nhất với người làm kinh doanh nếu muốn thành công.

Coi khách hàng là tài sản số một

GS. John Quelch cho rằng, muốn thành công trước hết phải thấu hiểu khách hàng, để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng và tiềm tàng nhất. Đưa ra những sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao với giá cả hợp lý. Khi đã thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra chiến lược Marketing đầy sức mạnh.

Ngày nay, các thương hiệu lớn như StarBucks, Wal Mart, SouthWest Airline, Lexus… đã rất thành công trong việc biến sự thấu hiểu khách hàng thành những thế mạnh trong sản phẩm dịch vụ của mình. Có thương hiệu thì lựa chọn chiến lược “tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn”; nhưng có thương hiệu chỉ lựa chọn chiến lược “tốt hơn”, hay “tốt đủ dùng”; có thương hiệu định vị sản phẩm, dịch vụ ngang bằng đối thủ cạnh tranh nhưng giá rẻ hơn; cũng có thương hiệu định giá sản phẩm ngang bằng đối thủ nhưng thêm giá trị gia tăng…

Thấu hiểu khách hàng rất quan trọng, đó chính là chiếc “chìa khóa” mở ra thành công. Thấu hiểu khách hàng có thể xác định nhu cầu tiềm năng hoặc mới nổi, chỉ ra những vấn đề của khách hàng; mở rộng lựa chọn, kết hợp lợi ích về chức năng và cảm xúc… cho khách hàng.

Muốn thành công trước hết phải thấu hiểu khách hàng, để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng và tiềm tàng nhất. Khi đã thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra chiến lược marketing đầy sức mạnh.

Điều quan trọng nữa là phải tôn trọng khách hàng. Không bao giờ được nghĩ về bản thân tốt hơn khách hàng, phải coi khách hàng là tài sản số một, là nguồn tiền của mình. Giá trị thương hiệu của mình được xây dựng dựa trên niềm tin của khách hàng, phải đặt khách hàng lên đầu, trên cả các cổ đông – GS John Quelch nhấn mạnh.

StarBucks là điển hình của coi trọng khách hàng khi thương hiệu này đưa ra quan điểm rất ấn tượng trong kinh doanh. Đó là không nên mở 5.000 cửa hàng, mà chỉ nên mở 1 cửa hàng 5.000 lần. Điều này thể hiện sự chuẩn mực, tất cả như một và mục tiêu chính là làm hài lòng khách hàng, GS. John Quelch nói.

Nguồn: Brands Vietnam

Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn

Ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản từ Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn.

Năm ngoái, Felix Baumgartner đã bay lên chín tầng mây khi chứng kiến 8 triệu người theo dõi trực tiếp chương trình của mình trên YouTube. Một số người gọi cú rơi tự do từ độ cao 128.000 foot do Red Bull thiết kế và tài trợ đó là một màn trình diễn quảng cáo. Nhưng chương trình đó còn hơn thế: Một vở kịch về tiếp thị nội dung đã thu hút đông đảo mọi người tham gia vào câu chuyện của Red Bull.

Tôi đã nói với thính giả toàn thế giới về nội dung và tiếp thị. Và khi tôi nói về nỗ lực qui mô và tốn kém này, tôi có thể đọc được sự hoài nghi trên khuôn mặt nhiều khán giả. Họ đang thắc mắc làm thế nào mà các doanh nghiệp nhỏ của họ có thể cạnh tranh được trên mặt trận tiếp thị với sự tinh tế của một công ty nhiều triệu đô la chỉ với nội dung và số năm kinh nghiệp ít ỏi của họ.

dimaco-3-bai-hoc-content-marketing

Đương nhiên là có vô số cách để cạnh tranh. Red Bull và các thương hiệu lớn (American Express, Coca-Cola, Google, Nike) có sườn nội dung mạnh có thể có các chương trình đầy tham vọng và ngân sách lớn để tiếp nhiên liệu cho họ, nhưng ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản đó.

1. Tuyển một nhà báo thương hiệu

Sai lầm lớn nhất về mặt tiếp thị nội dung mà tôi thấy ở các công ty nhỏ là họ không hiểu rõ về những nội dung mọi người có thể muốn đọc, xem, nghe và quan trọng nhất là chia sẻ. Trong một thế giới mà mọi người đều có khả năng phát hành thì chất lượng những gì bạn đưa ra là một vấn đề không hề nhỏ: Nó là tất cả.

Vậy hãy đánh cắp một chiến lược của những ông lớn: Các thương hiệu lớn thực hiện các chương trình nội dung của họ với cam kết dài hạn chứ không phải là chiến dịch một chốc một nhát. Chìa khóa ở đây là hãy tuyển những nhóm nhân viên tận tâm, là chuyên gia kể chuyện bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và âm thanh.

Một nhà báo viết về thương hiệu sẽ làm việc tại công ty, viết và sản xuất các đoạn băng hình, các bài viết trên blog, những tấm hình, cá hội thảo qua web, các biểu đồ, đồ thị, sách điện tử, podcasts và nhiều thứ khác nữa. Tất cả những thứ này có thể được dùng để lôi kéo mọi người tham gia. Bạn không phải tuyển một nhà báo thực sự. Bạn có thể tuyển (hoặc ký hợp đồng với) một chuyên gia về nội dung tận tâm với công việc này và đã từng có kinh nghiệm kể chuyện. Mục đích lớn hơn là: sáng tạo nội dung phải là một nghề riêng- không nên bắt người phụ trách truyền thông tiếp thị hay nhân viên mới thử việc thỉnh thoảng viết bài trên blog khi họ có thời gian.

Hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Lý do chính tôi là người thích tuyển các nhà báo đã qua đào tạo là họ luôn đặt nhu cầu của khán giả (khác với những khán giả trong công ty) lên trước. Bạn hãy xem tạp chí kỹ thuật số về thương hiệu xuất sắc Qualcomm Spark—hai phần ba nhân viên tạp chí này là phóng viên, nhà báo báo in hoặc báo tiếng.

Nghe có vẻ phi phi lý nhưng cách thức chú trọng tới khách hàng (chứ không phải là công ty) sẽ hiệu quả hơn đối với công ty bạn. Khả năng hiểu biết bẩm sinh của nhà báo về một đối tượng độc giả có nghĩa là mỗi khi họ ngồi đó để tạo ra nội dung, thì sẽ có một giọng nói nhỏ ở trong đầu luôn nhắc nhở họ về điều đó. Không ai phải đọc bài viết đó vì vậy bạn nên viết thật tốt. Kiểu sức ép như vậy chỉ có lợi cho thương hiệu của bạn.

2. Kể câu chuyện lớn hơn của bạn

Đây là một nghịch lý khác về tiếp thị nội dung: Câu chuyện của bạn không phải là về bạn mà là về những gì bạn làm cho những người khác. Google có thể là một công ty công nghệ, nhưng câu chuyện của nó không phải là về thuật toán tìm kiếm và hệ thống vận hành mà là về cách công ty này dùng công nghệ của mình để kết nối mọi người và làm giàu thêm cuộc sống của họ. Tương tự như vậy, chủ đề “Find Your Greatness” của Nike không phải là về những đôi giày hoặc phụ kiện mà là về việc tạo động lực và truyền cảm hứng của vận động viên cho tất cả chúng ta ngay cả khi chúng ta không phải là vận động viên.

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

Bạn cũng có thể xác định một câu chuyện lớn hơn cho mình: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ tồn tại thế nào trong thế giới này? Nó sẽ giúp ích cho mọi người ra sao? Giảm bớt gánh nặng cho họ? Làm dịu nỗi đau cho họ? Câu chuyện của họ sẽ luôn về những người sử dụng sản phẩm bạn bán ra chứ không phải là về sản phẩm. Nói cách khác, hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Hãy thường xuyên kể câu chuyện lớn hơn đó: Nó phải là xương sống thép cho mọi nội dung hoặc sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà bạn tạo ra. Hãy chắc chắn rằng những người đang thay mặt bạn tạo ra nội dung đang nhìn qua lăng kính câu chuyện của bạn, nói một cách ẩn dụ và đặt câu hỏi: “Liệu nội dung này có tràn ngập trong sứ mệnh lớn hơn của chúng ta không”?

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

3. Duy trì sự tham gia của cộng đồng

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Mùa hè năm ngoái, công ty Expedia đã khai trương một sáng kiến nội dung mang tên “Find Yours” để tìm kiếm những người tiêu dùng có câu chuyện về du lịch thu hút nhất. Câu chuyện được kể dưới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh họa cho các chuyến đi của mọi người, diễn tả cách mà việc đi du lịch đã làm biến đổi họ, trong đó có cả một đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarthy nói về việc anh đã thực hiện một hành trình đi rải tro cốt của người anh quá cố (“Find Your Goodbye”). Chương trình Find Yours là nỗ lực của ông lớn này trong việc chuyển từ việc thương mại hóa việc đặt vé du lịch trực tuyến sang một hình thức lớn hơn, có nhiều câu chuyện cá nhân về việc du lịch đã thay đổi mọi người như thế nào.

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Tương tự như vậy, Ben & Jerry’s cũng đã yêu cầu những người hâm mộ trên toàn thế giới chia sẻ những bức hình phấn khích nhất của họ trên Instagram bằng cách sử dụng chứ năng hashtag #CaptureEuphoria; những tấm hình được yêu thích nhất sẽ được sử dụng minh họa cho các đoạn quảng cáo của thương hiệu này. Chính sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào câu chuyện đã tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời. Nhà bán lẻ ModCloth cũng đã lôi kéo người hâm mộ bằng cách đề nghị họ đăng tải các trang phục củ họ mỗi ngày trên trang Style Gallery của công ty.

Một ví dụ yêu thích nữa của tôi là: công ty luật Levenfeld Pearlstein tại bang Illinois đã rất độc đáo khi lôi kéo các nhân viên tham gia vào câu chuyện lớn hơn- phân biệt công ty giống như một con người và là một thương hiệu dễ tiếp cận trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt. Thông qua nghiên cứu từ sự phân tích trang web, công ty này đã nhận thấy trang luật của công ty là một trong những trang được ghé thăm nhiều nhất trên trang web của công ty. Vì vậy, công ty đã quyết định tăng thêm sự nổi bật, tạo ra một loạt đoạn băng hình phỏng vấn trong đó các luật sư sẽ trả lời các câu hỏi bất thường kiểu như: Bạn đã từng muốn làm nghề gì khi còn nhỏ? Nếu bạn có thời gian đi du lịch, bạn sẽ đi đâu? Vật đáng giá nhất của bạn là gì? Thông điệp ở đây là: Bạn không tìm thấy cái giá áo ở đây, bạn sẽ tìm thấy những người thật và họ thông minh, coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp.

Nếu các công ty mới hoặc các thương hiệu nhỏ hơn đi tiếp với một ý tưởng bao quát từ các thương hiệu lớn, thì đó sẽ là:

Các nhà tiếp thị giỏi nhất không coi nội dung của họ không phải là một nhiệm vụ hoặc một chiến thuật hay là một kênh- không phải là một cách để thu thập lượng người xem hay Thích- mà là một cơ hội chiến lược để gắn kết độc giả với một cách làm mới, hào hứng để đem lại những kết quả thú vị và mới mẻ.

Pokémon GO tăng hiệu quả Marketing địa phương

Pokémon GO đã “xâm chiếm” thế giới một cách nhanh chóng. Trò chơi tương tác ảo nổi tiếng dành cho smartphone này đã vượt qua mức 15 triệu download chỉ trong vòng vài ngày, và – dựa theo một vài sự ước lượng – nó đã nổi tiếng hơn cả Instargram, Twitter, và Tinder.

Người làm Marketing, theo lẽ tự nhiên, sẽ muốn xâm nhập vào trò chơi này, và một vài doanh nghiệp địa phương, những người có trụ sở làm việc được làm nổi bật trên bản đồ của trò chơi bởi các bảng hiệu chào mừng các người chơi Pokémon GO, đã đạt được những lợi ích nhất định.

Điều đó thì thật tuyệt, nhưng làm sao bạn – một người bán lẻ ở địa phương hay làm kinh doanh ở địa phương khác, tham gia vào hoạt động này?

Bước 1: Tải về trò chơi và thăm dò bản đồ của nó

Việc trụ sở kinh doanh của bạn xuất hiện trên bản đồ bởi Niantic (nhà phát triển của Pokémon GO) là hoàn toàn có thể. Nơi làm việc của bạn sẽ là nơi mà những sinh vật ảo tụ tập – nếu như vậy thì tất cả điều bạn cần làm là tạo ra một bảng hiệu và suy nghĩ đến những dịch vụ để phục vụ cho những người chơi Pokémon.

Một dịch vụ mà bạn có thể tạo ra cho những người chơi mà hầu như không tốn một đồng nào đó chính là trạm sạc pin, bởi Pokémon GO sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên này.

Bước 2: Mua và tạo ra những “mồi câu”

Pokémon GO có hệ thống tiền tệ của riêng nó, nhưng bạn sẽ phải trả tiền thật ngoài đời để chuyển đổi thành tiền ảo. Giá tiền hiện tại của một Lure Module (thiết bị thu hút Pokémon) là 100 “Pokécoins” với 8 gói có mức giá là 680 Pokécoin. Mỗi Lure Module có hiệu lực 30 phút.

Với mức chuyển đổi hiện tại, bạn có thể mua 100 Pokécoins với 0.99 đô-la, nhưng nó sẽ giảm giá thành 14500 Pokécoins với mức giá 99 đô-la. Sự đầu tư này sẽ cho bạn khả năng thu hút quái vật trong vòng 72.5 giờ (sử dụng combo 8 gói Lure Module).

72.5 giờ tương đương với hơn 3 ngày một tí, nhưng trừ trường hợp bạn chạy vòng vòng ở công viên suốt 24 tiếng thì số tiền bạn bỏ ra sẽ có tác dụng lâu hơn nhiều. Nhiều cửa hàng bán lẻ chỉ mở cửa trong vòng 8 giờ trong ngày, nên số tiền 99 đô-la bỏ ra sẽ cho bạn khả năng thu hút quái vật trong khoảng 9 ngày, tất nhiên là bạn có thể tắt chức năng này vào ngày Chủ Nhật hoặc những ngày khác mà bạn không mở cửa.

Tiếp theo là gì?

Căn cứ vào sự yêu thích đặc biệt của công chúng dành cho Pokémon GO cũng như những thành công ban đầu của những doanh nghiệp may mắn có trụ sở nằm ở vị trí thuận lợi cho việc tương tác ảo của trò chơi, và sự khao khát của những thương hiệu quốc nội muốn lôi kéo công chúng ghé thăm địa điểm của họ thì bước tiếp theo sẽ là Nintendo và Niantic tạo ra một nền tảng quảng cáo bằng cách cho doanh nghiệp có thể tạo ra những địa điểm trả phí trong game.

Thật ra, nền tảng này không nên chỉ giới hạn trong Pokémon GO mà còn có thể áp dụng ở những tựa game tương tác ảo khác với công nghệ của Niantic.

Với việc Niantic khởi đầu là một startup được Google tài trợ, việc một nền tảng tự hoạt động tương tự như cách hoạt động của Google’s Adwords là hoàn toàn có thể, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ các loại quảng cáo CPV (Cost Per Visit) sẽ trả tiền như thế nào. Các hình thức đấu thầu hoạt động rất tốt trong việc quảng cáo trên bộ máy tìm kiếm, nhưng chúng có lẽ sẽ không đem lại hiệu quả cao đối với các địa điểm tương tác ảo trả phí. Ví dụ, cứ cho rằng một người bán hàng sẵn lòng trả tiền cho người chủ (ở đây là Niantic) mỗi tháng để sở hữu một khoản không gian (của chính mình) – thì tại sao người đó còn phải đấu thầu với một bên thứ 3 để có quyền tạo ra một Pokémon gym ảo ngay trên cái nơi mà anh ta đã trả tiền rồi?

Những vấn đề như thế này chưa bao giờ xuất hiện trong việc quảng cáo trước đây, nhưng chúng sẽ trở nên phổ biến bởi sự phát triển của những tựa game tương tác ảo.

Còn trong thời điểm hiện tại, nếu bạn có hứng thú với những tiềm năng của Pokémon GO trong việc tăng lượng traffic cho bản thân, hãy tải game về, mua Pokécoins, và bắt đầu “thả thính” để thu hút quái vật. Nhưng hãy nhớ rằng, không giống như các nền tảng quảng cáo lâu đời khác, Pokémon GO không có một giao diện ứng dụng, khả năng phân tích số liệu nội bộ, và các công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị bỏ ra và thu về.

Chắc chắn rằng những công cụ này sẽ ra đời sớm thôi, nhưng bây giờ, bạn sẽ phải tự giải quyết các vấn đề trong việc xuất bản những thông tin như lợi tức đầu tư, tỉ lệ chuyển đổi, và các thông số quan trọng khác.

Theo: Mai HoàngViệt / socialmediatoday.com
Nguồn: Brands Vietnam, Digitalk

Marketing bằng tư duy lãnh đạo

Marketing bằng tư duy lãnh đạo

Chuyện marketing đồng nghĩa với việc đặt vài bảng quảng cáo rồi thuê copywriter để viết những lời “có cánh” cho thương hiệu đã trôi vào dĩ vãng.

Trong thời đại công nghệ thông tin, người tiêu dùng có xu hướng hoài nghi nhiều hơn với các thông điệp tự quảng cáo của doanh nghiệp, và do vậy quảng cáo truyền thông không còn tác dụng nữa. Continue reading “Marketing bằng tư duy lãnh đạo” »

3-cach-giu-chan-khach-hang-bang-marketing-tren-di-dong

3 cách giữ chân khách hàng bằng marketing trên di động

Thường xuyên cập nhật thông tin hàng hóa và khuyến mại, để người dùng tương tác và sử dụng phương thức hợp lý sẽ khiến khách hàng trung thành với thương hiệu hơn.

Trang Entrepreneur dẫn một báo cáo cho thấy 70% công ty có chi phí để giữ chân khách hàng thấp hơn rất nhiều so với phát triển mới. Thực tế, để có một khách hàng mới, công ty có phải tốn chi phí gấp 5 lần việc giữ những người cũ không ra đi. Continue reading “3 cách giữ chân khách hàng bằng marketing trên di động” »

Sự phổ biến của thiết bị di động sẽ đưa khoảng 50% giao dịch thương mại nói chung sẽ được thực hiện trên nền tảng này vào năm 2017.

Marketing di động – tương lai thương mại điện tử

Sự phổ biến của thiết bị di động sẽ đưa khoảng 50% giao dịch thương mại nói chung sẽ được thực hiện trên nền tảng này vào năm 2017.

Thương mại điện tử là thị trường quan trọng mang tính toàn cầu, ngày càng phát triển nhờ ứng dụng rộng rãi của các thiết bị di động. Continue reading “Marketing di động – tương lai thương mại điện tử” »