Bán hàng Online – Cách quảng cáo tốt nhất

Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Cốc Cốc, Google hay Facebook, xu hướng tiếp cận sản phẩm của khách hàng đang ngày một khác, do đó, các đơn vị kinh doanh không thay đổi sẽ khó mà “sống” nổi trên thị trường.

Minh chứng từ những lần lao đao của 2 gã bán lẻ khổng lồ

Đầu năm 2016, Macy’s – chuỗi bán lẻ thời trang hàng hiệu khổng lồ tại Mỹ đã tuyên bố đóng 100 cửa hàng và sa thải hàng nghìn nhân viên. Trong diễn biến đó, Macy’s đã phải vật lộn với doanh số bán hàng ngày một nghèo nàn, khiến cho giá cổ phiếu của hãng rớt thảm tới 47% trong năm 2015.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, Walmart – 1 trong những nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất thế giới đã tuyên bố đóng cửa 269 địa điểm bán hàng trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với 16.000 nhân viên của tập đoàn sẽ mất việc, trong đó có khoảng 10.000 người Mỹ.
Điểm chung của 2 “ông lớn” bán lẻ trên là họ đều kinh doanh theo mô hình truyền thống. Và việc hàng trăm cửa hàng phải đóng cửa được các chuyên gia nhận định là điều tất yếu. Họ chỉ ra rằng, những minh chứng điển hình trên cảnh báo cách bán hàng truyền thống đang vô cùng khó khăn. Song đây lại chính là cơ hội của kinh tế số.
Câu chuyện trên cũng được ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2016 vừa qua khi nói về xu thế bán hàng trong thời đại hiện nay.
Theo ông Hưng, báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam là 4 tỷ USD. Đến 2020 con số này có thể tăng lên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn bởi tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất nhiều.

Video online sẽ thay thế truyền hình truyền thống

Đại diện VECOM nhấn mạnh, bất chấp sự ra đi của một số website thương mại điện tử như Lingo, Bé Yêu hay Deca… thì thay vào đó có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đang tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Đây là xu hướng chung của toàn thế giới. Các con số cho thấy tiếp thị trực tuyến có quy mô tăng trưởng nhanh hơn và giúp sức cho thương mại điện tử. Như tại thị trường Mỹ, năm 2015, tiếp thị trực tuyến đạt 60 tỷ USD và dự báo có thể đạt 105 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Hưng, tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến cũng đang tăng trưởng đáng kể. Nếu quy mô tiếp thị trực tuyến năm 2010 khoảng 26 triệu USD thì đến năm 2015 đã đạt đến con số 329 triệu USD. Đến 2020, con số này có thể tăng lên 1,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đạt con số này không dễ và cũng không nên chỉ nhìn vào các doanh nghiệp lớn mà quên đi sự đóng góp của mọi cá nhân, doanh nghiệp hộ gia đình. Và ngược lại, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần nhìn nhận tiếp thị trực tuyến đang là yếu tố rất quan trọng trong xu hướng hiện nay.
Cũng trong diễn đàn, đại diện của gã khổng lồ Google ở châu Á – chuyên gia Joe Ruelle cũng cho rằng, xu xướng tại Việt Nam sẽ bỏ truyền hình và tiến tới là tương lai của online video. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến qua video thay vì bằng những phương thức đơn giản, cũ như hình ảnh (tĩnh, động, bài viết).
Cũng theo ông Joe, hình thức tiếp thị trực tuyến qua video là cách thức giúp DN không những quảng bá hình ảnh, thương hiệu mà còn là cách để tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cũng đồng quan điểm với Joe, ông William Nguyen – Facebook Business Manager cho rằng, video đang là hình thức được các DN tiếp cận tiếp thị rất hiệu quả. Tuy nhiên, các DN, đơn vị cũng cần chú ý đến cách làm, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Bởi các quy định về bản quyền đang ngày càng nóng và được quản lý chặt chẽ hơn rất nhiều.
Nguồn: CafeBiz
kỉ nguyên quảng cáo tự động - Programmatic Ads

Kỉ nguyên Quảng cáo tự động (Programmatic Ads) – Phần 1

Khoảng 4 – 6 năm trở về trước, nói đến QC trực tuyến mọi người thường hay nghĩ đến việc đặt banner trên vnexpress, dantri, yahoo, Adnetwork dù đã xuất hiện từ sớm nhưng chỉ là giải pháp cộng thêm, 1 phần vì nhận thức của thị trường, 1 phần vì hiệu quả chưa rõ rệt.

Tuy nhiên, sự thay đổi chóng mặt của các công nghệ targeting, big data, realtime bidding, data tracking và sự bành trướng của Google, Facebook đã khiến cho thị trường trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Loạt bài này giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về Quảng cáo trực tuyến từ quá khứ đến hiện tại và thế cục trong tương lai

Phần 1: Thời xuân thu, thế chiến quốc

1. Từ Giao dịch trực tiếp đến Adnetwork

2005 – 2008, internet bắt đầu bùng nổ, hàng loạt web 2.0 xuất hiện, quảng cáo trực tuyến bắt đầu phát triển. Ý niệm lúc đó rất đơn giản là làm sao đặt được banner trên các website lớn để thu hút người truy cập vào website đích. Display Ads ra đời. Cuộc chơi xoay quanh vài nhóm chính: Publisher (Vnexpress, 24h, Yahoo, dantri, vietnamnet… và các site có traffic lớn như 5giay, vatgia, webtretho…); Advertiser (Unilever, Samsung, Nokia….); Media agency (GroupM, Đất Việt…). Cách làm cũng rất thủ công: Advertiser hoặc Agency gọi điện qua Publisher hỏi giá từng vị trí, nếu đồng ý thì gửi banner để Publisher đưa lên. Không có bất kì cam kết nào về hiệu quả. Publisher tự báo cáo kết quả bằng excel. Mọi sự thay đổi diễn ra thủ công và trải qua nhiều bộ phận để kiểm tra, xét duyệt và cập nhật; mọi yêu cầu phải trong giờ hành chính và tối đa 3 lần. Cuộc chiến chủ yếu xoay quanh vấn đề vị trí, giá, chiết khấu và uy tín của Publisher. Lúc đầu banner rẻ như cho, nhưng có những thời điểm sốt không kém bất động sản (muốn được 1 tuần chia sẻ 3 trên trang chủ vnexpress, chi phí cũng vài chục triệu. Nhưng rất nhiều Advertiser vẫn sẵn sàng cạnh tranh để có được vinh dự đó).

Một số Adnetwork tiên phong ra đời từ 2007 để giải quyết bài toán phân phối quảng cáo: tự động hoá khâu mua bán (Advertiser chỉ việc cho biết đối tượng độc giả nhắm tới và kết quả mong muốn, hệ thống tự động làm phần lớn các tác vụ thủ công); tính giá theo hiệu quả mong muốn (impression, clicks); báo cáo minh bạch và theo thời gian thực. Các gương mặt tiêu biểu có Yahoo, Vietads, Lienket247, Innity, Admax…

Mặc dù tiên tiến như vậy nhưng Adnetwork vẫn không thể bứt phá vì rất nhiều rào cản. Thứ nhất là niềm tin (lấy gì đảm bảo kết quả báo cáo là chính xác? làm sao để biết banner được đăng, làm sao để report cho Sếp khi chính mình còn không thấy). Thứ 2 là quyền lực chi phối của Publisher lớn và hình thức Giao dịch trực tiếp khiến Adnetwork trở thành chợ mua bán inventory dư thừa. Thứ 3 là hiệu quả không rõ rệt khi so sánh giữa Adnetwork với Publisher.

2010 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của Innity, Ambient với nhiều format sáng tạo và có hiệu quả (về click). Sự hợp tác chặt chẽ với GroupM cũng giúp Ambient nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Adnetwork. Một gương mặt đình đám khác là Admicro với việc sở hữu inventory cực lớn từ các website hàng đầu như dantri, cafef, kenh14… Nhiều Adnetwork tầm trung bắt đầu suy thoái do không đủ sức cạnh tranh, nhưng cũng đồng thời xuất hiện rất nhiều Adnetwork nhỏ dựa trên các Adserver như OpenX. Các Advertiser nhỏ bắt đầu xem Adnetwork là sự lựa chọn hàng đầu vì tính linh hoạt về giá cả và quản lí. CPC được đẩy xuống cực kì thấp (1500vnd/click) càng thúc đẩy Advertiser mạnh tay thử nghiệm.

Hầu hết Adnetwork trong giai đoạn này đều giải quyết được các bài toán cơ bản:

  • Targeting: contextual targeting (theo nội dung website hoặc bài viết), placement targeting (theo vị trí trên từng website)
  • Ad serving: gắn code lên website và tự động phân phối banner. Các hình thức banner cũng rất đa dạng, từ statistic đến interactive và cả video
  • Tracking: dựa trên hệ thống có sẵn với độ lệch dưới 30% so với Google analytics, hoặc third-party tracking qua Mediamind, Eyeblaster
  • Management & Report: Advertiser có thể tự quản lí, tối ưu campaign và đọc report realtime

Tuy có sự khác biệt về định dạng, Inventory nhưng không có sự khác biệt lớn về công nghệ giữa các Adnetwork. Thị trường vẫn mở cho nhiều người chơi, cho đến khi Google bắt đầu xuất hiện.

2. Từ Adnetwork đến SSP, DSP

Năm 2012, Google chính thức đem Google Display Network (GDN) vào VN. Tên tuổi, cộng với sức mạnh của Google đã nhanh chóng thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Những Adnetwork nhỏ không có sự khác biệt hầu như không thể cạnh tranh. Các Publisher vừa háo hức gia nhập GDN (để tăng doanh số), vừa sống trong sợ hãi (vì không còn được kiểm soát giá). Nhưng nhờ có GDN mà Advertiser được phổ cập sâu rộng về Adnetwork, miếng bánh mở rộng đáng kể, và thị trường đi vào chiều sâu hơn.

Bên cạnh GDN, Google cũng giới thiệu sản phẩm Ad-exchange, 1 SSP tiêu biểu. Về cơ bản, SSP giống như 1 đầu nậu nông sản, thu gom hết Inventory dư thừa để bán cho chợ đầu mối (DSP), hoặc siêu thị (Adnetwork). Vì visit nếu không được khai thác ngay thời điểm phát sinh thì sẽ trở thành vô giá trị, nên SSP giúp cho các Publisher thanh lý được khối lượng lớn Inventory dư thừa, dù với giá rẻ mạt.

Trong 1 diễn biến khác, DSP cũng ra đời để giải quyết nhu cầu của Advertiser: mua được khối lượng Inventory lớn tức thì với chi phí hợp lí nhất. DSP sẽ tiếp nhận yêu cầu mua hàng của Advertiser rồi kết nối với tất cả Adnetwork, SSP trong hệ thống để gom Inventory phù hợp và phân phối QC theo hình thức bidding. Điều kì diệu là tất cả đều làm tự động, tức khắc, giống như mua bán chứng khoán. Đó chính là Realtime bidding (RTB).

  • Bidding: trước đó tất cả Adetwork ở VN đều tính giá cố định (ví dụ 1500 vnd/ CPC). Tuy vậy với DSP, mọi thứ sẽ là bidding – giá cả phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các Advertiser và chất lượng quảng cáo. Adveritser có cơ hội để tối ưu nhằm hạ giá thành xuống mức thấp chưa từng có (vài trăm VND/ click). Tất cả những điều này diễn ra ngay tức khắc (realtime)

Một kĩ thuật mới rất được ưa chuộng xuất hiện thời điểm này là Retargeting (tiếp thị lại). Ý niệm là: khi người dùng thấy mẫu QC, click vào để đi đến website, nhưng vì 1 lí do nào đó không “hành động” (mua hàng, điền mẫu đăng kí…), nếu để mất dấu họ thì xem như QC đã lãng phí; nhưng nếu tiếp tục giăng banner đeo bám họ trên những nơi khác họ online bằng những thông điệp “mời gọi” (giảm giá, tặng quà…) thì khả năng họ quay lại và hành động sẽ cao hơn. Ý niệm lãng mạn này khi triển khai thực tế đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên: tăng conversion trung bình lên khoảng 30% so với các hình thức khác

  • Dynamic retargeting: sẽ còn lợi hại hơn nếu việc retargeting diễn ra ngay tức khắc khi người dùng còn chưa nguôi ham muốn. Ví dụ tôi vừa xem chiếc điện thoại iPhone 6 trên Lazada, nhưng chưa quyết định mua và rời website, thì ngay tại thời điểm tôi vừa qua website khác, lập tức banner giảm giá 10% xuất hiện, hành vi mua hàng có thể được thúc đẩy nhanh chóng. Nếu không, rất có thể tôi sẽ đi mua iPhone 6 cũ, hoặc mua iPhone 5, hoặc không còn nhu cầu mua nữa; lúc đó mà retargeting khó có hiệu quả

Như vậy, xuyên suốt 1 giai đoạn từ 2005 – 2014, Adnetwork đã đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển QC trực tuyến ở VN. Có rất nhiều cái tên thành công rực rỡ như Admicro, Ambient… Có những cái tên chỉ còn là hoài niệm như Pixel, Admax… Có những cái tên dần mờ tỏ. Nhưng họ đã hoàn thành sứ mệnh “Digital transforming”: chuyển đổi các hình thức QC truyền thống lên môi trường Digital, và tạo tiền đề cho 1 kỉ nguyên bùng nổ sắp tới đây – kỉ nguyên của Programatic Ads.

Để kết thúc phần này, tôi xin giới thiệu slide “Kỉ nguyên của Programatic Ads” củaNguyễn Xuân Đông, PGĐ Moore – 1 cty đã chứng kiến suốt chiều dài lịch sử phát triển rực rỡ nhất của Adnetwork. Những câu chuyện của Đông chính là chất liệu và cảm hứng để tôi viết nên phần 1 mang nhiều sự hồi tưởng.

Hẹn các bạn trong phần 2, hướng đến tương lai kì vĩ hơn: Kỉ nguyên của Programmatic Ads

Nguồn: Digitalk

Quảng cáo kiểu mới – quả ngọt ai dám thử

Vấn đề tranh cãi nhức nhối trong ngành quảng cáo – sáng tạo là chúng ta muốn đẩy sự sáng tạo đi đến đâu? Phía khách hàng – tức là các doanh nghiệp có thương hiệu cần được quảng cáo – thường lo lắng rằng quảng cáo độc đáo, khác biệt quá người tiêu dùng sẽ không hiểu. Do đó để an toàn thì cứ làm giống như người khác đã làm, thậm chí giống đối thủ cạnh tranh cũng được.

Còn những đơn vị tư vấn quảng cáo (còn gọi là agency) thì dùng rất nhiều nỗ lực để thuyết phục khách hàng phải chấp nhận rủi ro, cổ xuý những ý tưởng độc đáo. Tôi đồng ý với việc thúc đẩy khách hàng chấp nhận điều mới lạ, dám làm điều khác biệt, thế mới là bản chất của quảng cáo; nhưng tôi không đồng ý với sự khiêu khích phải chấp nhận rủi ro. Vì khi bạn quản lý và làm chủ một doanh nghiệp bạn sẽ hiểu sự rủi ro là thế nào.

Tôi đồng ý với việc thúc đẩy khách hàng chấp nhận điều mới lạ, dám làm điều khác biệt, thế mới là bản chất của quảng cáo; nhưng tôi không đồng ý với sự khiêu khích phải chấp nhận rủi ro.

Quảng cáo ở Việt Nam thường bị chê là dở, quay không đẹp như quảng cáo nước ngoài. Mà nước ngoài ở đây là người hàng xóm Thái Lan đấy thôi. Tôi thấy đây là sự so sánh khập khiễng vì ngành công nghiệp quảng cáo sáng tạo Thái Lan đi trước chúng ta gần 30 năm. Quảng cáo của họ đâu quá cao siêu mà sao hay thế. Dân Việt Nam chẳng hiểu tiếng Thái mà vẫn xem, chia sẻ và bình luận rất nhiều. Người tiêu dùng Thái thông minh hơn người tiêu dùng Việt? Quảng cáo bảo hiểm nhân thọ nhưng không thấy nói mua đi để được đảm bảo an toàn tài chính khi bạn gặp tai nạn hay bệnh hiểm nghèo; quảng cáo trà xanh thì không thấy cánh đồng trà tẻ nhạt với những lá trà biến hình bay vào chai nhựa; quảng cáo café nhưng không thấy uống rồi làm việc tỉnh táo cả ngày. Họ làm quảng cáo tinh tế hơn và không cần sa đà vào giải thích giá trị lý tính của sản phẩm. Và khán giả Việt Nam xem – thích – và bấm nút chia sẻ. Thế là thành viral. Như vậy người tiêu dùng Việt đã đủ thông minh hơn chưa?

Từ trước đến nay dân trong nghề chúng tôi thường đùa rằng quảng cáo cho những ngành hàng dành cho bà nội trợ thì phải dùng “kitchen logic” tức là tư duy ngô nghê và dễ hiểu của dưa cà mắm muối. Hàng loạt quảng cáo nước mắm, nước tương, dầu ăn, bột nêm, mì gói… hầu như đều có bối cảnh bắt đầu từ căn bếp, tiếp đến là cảnh nấu nướng, cảnh những món ăn hấp dẫn, cảnh cả gia đình cùng hít hà và vỗ tay khen mẹ nấu ngon. Tất cả đều nhằm để diễn đạt trực diện lợi ích lý tính và cảm tính của sản phẩm. Thế nên mỗi khi thấy có quảng cáo nào “dám” đi ngược với công thức đóng đinh đấy thì chúng tôi cũng thấy mừng. Chẳng hạn như gần đây cộng đồng mạng đã lan truyền quảng cáo của một nhãn hàng dầu ăn nổi tiếng. Những tưởng sẽ lại thấy cảnh nấu nướng, tôm gà được chiên vàng rộm trong chảo dầu và cả gia đình cùng tán thưởng tài năng của mẹ. Không phải vậy, đoạn phim mở đầu là cảnh dàn nhạc giao hưởng đang say sưa với bản nhạc hoà tấu bỗng nhiên mất tập trung từ các nhạc công cho đến vị nhạc trưởng. Thủ phạm được phát hiện ra là mùi thơm của thức ăn khiến ban nhạc sao nhãng, và thủ phạm cuối cùng chính là vị đầu bếp tinh nghịch. Đoạn phim này cán mốc hơn 1 triệu lượt xem chỉ sau một tháng, tất nhiên không chỉ bởi tên tuổi của hai cây hài Hoài Linh, Chí Tài mà bởi cách kể chuyện dí dỏm, giàu xúc cảm của một ngành hàng tưởng là không thoát khỏi “kitchen logic”.

Mạng xã hội đã cởi trói rất nhiều cho những người làm nghề quảng cáo – sáng tạo: độ dài phim không giới hạn, ngân sách không quá đồ sộ, đo lường được ngay phản ứng của khán giả. Có thể nói mạng xã hội là sân chơi công bằng cho bất cứ thương hiệu nào, dù là thương hiệu đình đám trên thị trường hay là một thương hiệu be bé vừa mới chào đời, dù kinh phí đầu tư tiền tỉ hay được thực hiện kiểu “cây nhà lá vườn”. Trên thực tế, quảng cáo nếu dám vượt qua “vùng an toàn” (comfort zone), phá vỡ tư duy lối mòn, chắc chắn sẽ nhận được hiệu ứng cộng hưởng vượt ngoài mọi chỉ tiêu mong đợi (KPI).

Lại nói đến quảng cáo dầu ăn sáng tạo kể trên, bên cạnh kết quả thu về hơn 1 triệu lượt xem sau một tháng, hàng loạt nhóm làm phim hài nổi tiếng trên mạng xã hội như được tiếp thêm cảm hứng để phóng tác (cover) lại đoạn phim trên, theo một phong cách vui nhộn với nội dung vô cùng sáng tạo, đã tiếp tục tạo nên những cơn sốt trên mạng. Như vậy, cách làm quảng cáo theo “kiểu mới” đã thay đổi hoàn toàn cục diện, từ quảng cáo “thụ động” truyền thống chuyển sang quảng cáo “tương tác” với sự “tiếp tay” nhiệt tình của người tiêu dùng.

Do đó nhiều doanh nghiệp đã không ngại khám phá cơ hội mới này. Dù chỉ mới xuất hiện một vài quảng cáo dám vượt qua sự an toàn, “ai nói sao mình cũng nói vậy”, tôi tin rằng người tiêu dùng – khán giả Việt Nam đã sẵn sàng cho những sản phẩm quảng cáo độc đáo và tinh tế. Hy vọng nhiều khách hàng và công ty tư vấn quảng cáo sẽ mạnh dạn hơn trong cách làm truyền thông của mình.

Nguồn: Brands Vietnam

Mô hình PESO trong PR

Là chuyên gia PR trong thế giới công nghệ không ngừng cập nhật và thay đổi này, tốt hơn là bạn cũng phải thay đổi.

Cách đây 10 năm, tôi chỉ biết tới PEST hay SWOT trong các bài học PR trên giảng đường đại học. Tất nhiên, không phải những mô hình này đã trở nên lạc hậu, nó vẫn còn có giá trị ứng dụng. Nhưng để thành công hơn, không chỉ có vậy!

Dẫu PR không phải là Marketing hay Quảng cáo, nhưng thật điên rồ nếu có ai vẫn tin rằng PR không nằm trong chuỗi hay một chương trình Marketing nào đó. PR là một phần của Marketing, một phần của việc thúc đẩy bán hàng, một phần của dịch vụ khách hàng. PR hoàn toàn có thể tạo ra những xu hướng, kích thích hành vi mua, nuôi dưỡng sự hiểu biết và ra quyết định mua của công chúng. PR cũng có thể thu hút những tình nguyện viên mới. Và tất nhiên, PR cũng cung cấp rất nhiều giá trị cho những đối tượng công chúng khác nhau.

Nhưng vấn đề là PR của ngày hôm nay, của những năm 201x này, sẽ có thể làm được những điều thú vị, thúc đẩy việc kinh doanh hơn là chỉ như một chất xúc tác cho việc tăng cường nhận diện thương hiệu nếu có thể sử dụng và áp dụng theo mô hình PESO.

Mô hình tích hợp PESO là gì?

PESO là 4 loại hình truyền thông – paid (trả tiền), earned (lan truyền), shared (chia sẻ) và owned (sở hữu) – được kết hợp lại cùng nhau.

Paid media (Truyền thông trả tiền): trong trường hợp này, không đề cập đến những quảng cáo thương mại tốn kém, độc đáo hay là các mẫu print-ads. Truyền thông trả tiền trong một chương trình PR là các quảng cáo, bài viết được trả tiền trên các kênh truyền thông xã hội, các nội dung được tài trợ hoặc email marketing..

Earned media (Truyền thông lan truyền): chính là những gì thảo luận trên các kênh truyền thông hoặc báo chí. Tên của bạn xuất hiện trong các ấn phẩm, bài báo, tin tức truyền hình hoặc các công bố thương mại… Đó là những nội dung “hữu hình”, là kết quả thu được của PR.

Shared media (Truyền thông chia sẻ): chính là các kênh truyền thông xã hội. Bộ phận marketing hay dịch vụ khách hàng sẽ có nhiệm vụ sử dụng những phản hồi hay những câu chuyện có lợi cho thương hiệu xuất hiện trên các kênh này. Tổ chức sẽ chia sẻ nó như là một nguồn thông tin chính thống để truyền thông cho nội bộ và cả bên ngoài tổ chức.

Owned media (Truyền thông sở hữu): hay còn được hiểu như là nội dung bạn sở hữu, có thể xuất hiện trên website, blog của bạn. Bạn kiểm soát các thông điệp và kể những câu chuyện theo cách mà bạn muốn.

dimaco-300816-001

Sử dụng mô hình PESO như thế nào?

Khi tích hợp 4 loại hình truyền thông nói trên, bạn sẽ thấy bạn cần phải có sự tương tác với các KOLs, với các đối tác hay những chương trình xúc tiến để mở rộng. Nội dung truyền thông không chỉ là những gì bạn có từ trong nội bộ nữa, nó vượt ra ngoài ranh giới đó. Và khi mô hình PESO được thiết lập, nó sẽ giúp bạn thiết lập được các quyền hạn.

Nếu cần phải có nội dung (owned media) và bạn sẽ sử dụng shared media để phân phối nó, paid media để lan toả nó và earned media để làm nó nổi bật nó.

Shared media có thể không phù hợp với tất cả mọi thương hiệu hay doanh nghiệp, nhưng có một vài ưu điểm nếu bạn sử dụng nó và “test” chính những công chúng của mình.

Paid media thanh toán phụ thuộc và mức độ lan toả thông tin của bạn, từ quảng cáo cho tới tài trợ các sự kiện hay trả cho những KOLs.

Earned media được áp dụng khi bạn xây dựng mối quan hệ với các KOLs, nhà báo hay những người có ảnh hưởng khác. Tạo ra một danh sách những người có ảnh hưởng, theo dõi họ.

Đo lường PESO như thế nào?

Bạn cần xác định các số liệu PR và đảm bảo chắc chắn nó sẽ làm việc. Đối với mỗi loại phương tiện truyền thông, những số liệu sẽ khác nhau.

Paid media có thể đo lường qua Google Adwords, landing pages có bao nhiêu lượt xem, tương tác, tải nội dung hay mở email của bạn, lượt fans hay followers mới từ những nội dung được trả tiền v.v.

Earned media đo lường qua những mối quan hệ mà bạn có – với người ảnh hưởng, phóng viên hay blogger. Đo lương hiệu quả và sự ảnh hưởng thông qua việc xem xét các số liệu như: mục tiêu ảnh hưởng (1 KOLs có 10,000 followers có số điểm ảnh hưởng như thế nào với 1 KOLs chỉ có 1,000 followers, vì rất có thể người có 1,000 followers lại mang tới 10% người mua hàng theo họ trong khi người có 10,000 followers thì có có 1% mà thôi), web traffic từ những câu chuyện liên quan tới thương hiệu của bạn thế nào, hay là các blog hay những kênh nào đã mang visitors đến site của bạn, sự tăng trưởng những công chúng mới v.v.

Shared media đo lường dựa trên số lượng fans và followers, xu hướng tăng giảm sẽ giúp bạn nhận ra những gì bạn nên tập trung hay những gì tạo ra hiệu quả. Hãy sử dụng nhiều hơn các đại sứ thương hiệu, cố gắng có các nội dung “call to action”, sử dụng các URLs độc đáo, coupons, mã giảm giá, hoặc thậm chí là cả đường dây nóng chỉ để phục vụ cho kênh này.

Owned media thì khá khác biệt, vì nó là tích hợp của cả 3 loại phương tiện truyền thông nói trên. Để đo lường, hãy chú ý tới thời gian mà các visitors ghé thăm website của bạn, bounce rate v.v. Nếu bạn có những kênh truyền thông riêng, hãy giới thiệu nó qua email marketing. Khi bạn tích hợp nội dung vào những chiến thuật truyền thông trả tiền, bạn có thể kiểm tra được hiệu quả, như là lượt đọc, tải hay chia sẻ. Khách hàng có tải nội dung không? Họ có đọc ,xem hay nghe ít nhất một lần không? Họ có chia sẻ với cộng đồng không? Ai là người chia sẻ nội dung của bạn? Những điều này rất quan trọng vì nó sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn cơ bản về những khách hàng mới, công chúng mới và bạn biết bạn đang làm gì.

Bạn thấy không? Rõ ràng những hoạt động nói trên đều có ảnh hưởng tới bán hàng.

Nếu bạn bắt đầu với nội dung bạn tạo ra và sử dụng mô hình PESO để phân phối nó, nó có thể giúp bạn tìm ra con đường thành công.

Đi bộ, chạy bộ rồi chạy. Sau đó, rất có thể bạn cũng có thể bay được.

Nguồn: makeitnoise

6 bí quyết để tăng lượng tiếp cận tự nhiên trên Facebook

Bạn thấy bài viết trên Fanpage trên Facebook của mình bỗng có lượng tiếp cận tự nhiên kém hơn trước? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục điều này!

Vào cuối tháng 6, Facebook tuyên bố rằng họ sẽ thay đổi thuật toán trên New Feed để ủng hộ những nội dung tin tức từ gia đình, bạn bè của người sử dụng, và một số nội dung chọn lọc từ nhà quảng cáo, những người đã dựa vào Facebook để quảng bá độ nhận diện thương hiệu và kéo traffic về website hoặc blog của họ.

Khi Facebook thừa nhận rằng họ đã dự đoán lượng tiếp cận và lượng traffic trên một số trang, nhiều nhà quản trị Fanpage đã nhận thấy một sự suy giảm đáng kể lượng người tiếp cận khi Facebook áp dụng sự thay đổi thuật toán. Ngay sau khi công bố, Buzz Sumo đã công bố dữ liệu mà họ đã thu được sau khi xem xét 25 triệu bài viết trên Facebook của 10.000 nhà xuất bản hàng đầu đã đăng trong năm ngoái và nhận thấy rằng lượng chia sẻ các bài viết đã giảm một cách đáng kể.

Bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy rằng sau khi Facebook thay đổi thuật toán, những nội dung bạn đăng trên Fanpage có một sự thay đổi lớn lượng người tiếp cận, lượng tương tác cũng như lượng traffic đã bị giảm đi đáng kể.

Dưới đây là những bí quyết bạn có thể áp dụng để tăng lượng tiếp cận và lượt tương tác cho bài viết của bạn trên Facebook.

1. Thực sự hiểu khách hàng của bạn

Lời khuyên đầu tiên của Facebook để thúc đẩy lượng tiếp cận các bài viết là“Những bài viết đó phải đủ thu hút để người xem quan tâm và chia sẻ với bạn bè của họ”.

Lưu ý trên của Facebook là một trong số những điều mà những người quản trịFanpage luôn phải chú ý. Nếu muốn bài viết của bạn được nhiều người quan tâm và chia sẻ, điều đầu tiên bạn cần chú ý là nội dung của bài viết phải thực sự hấp dẫn người đọc. Tất nhiên, khán giả sẽ thay đổi những thứ họ thích, hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi những sở thích này thường xuyên và điều chỉnh nội dung khi cần thiết.

2. Tránh sử dụng những tiêu đề câu kéo người dùng nhấp vào bài viết bạn chia sẻ

Những nhà xuất bản hoặc người làm Marketing thường dùng cách đặt những tiêu đề giật gân để gây sự chú ý với người dùng, thu hút các nhấp chuột vào một thời điểm nhất định. Đó là một quyết định sáng suốt nếu bạn thực sự có thể cung cấp những thông tin đó như theo tiêu đề. Nhưng thường, đó chỉ là những cách giật tiêu đề để thu hút sự chú ý nhất thời.

Facebook hiện đã sử dụng một hệ thống phát hiện những tiêu đề giật gân trong nội dung bài viết, sau khi một bài viết được chia sẻ, Facebook sẽ kiểm tra các Fanpage, các trang web liên tục đăng bài với nhiều chủ đề và giảm thiểu sự hiển thị bài viết trên New Feed người dùng.

Facebook cũng khuyến khích những nhà xuất bản sử dụng tiêu đề bài viết có thông tin thích hợp, về cơ bản, không được spam hoặc lừa dối trong nội dung bài viết và không chỉ tập trung vào lượng nhấp chuột vào bài viết, dưới đây là một ví dụ Facebook đưa ra về những điều nào-không-được-phép-làm.

3. Sử dụng hashtags

Hashtags hiện nay đã dần trở lên quan trọng nhất trên Twitter và Instagram, nó cũng là một trong những yếu tố giúp tăng phạm vi tiếp cận trên Facebook. Giống như trên Twitter hay Instagram, khi mọi người nhấp chuột vào hashtags trên Facebook hoặc tìm kiếm hashtags đó, họ sẽ thấy những bài viết đã chứa hashtags đó, cho phép người dùng tìm nội dung hoặc chủ đề có liên quan họ quan tâm.

Nếu bạn đang tìm kiếm để tham gia một cuộc trò chuyện hãy sử dụng những hashtags phổ biến để thúc đẩy cuộc trò chuyện đó. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung cho thương hiệu và bài viết của bạn, hãy tạo một hashtags cho riêng bạn mà đại diện cho chủ đề đó và sử dụng nó bất cứ đâu liên quan.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Hashtagify.me để tìm kiếm một vài ý tưởng, nhưng về mặt kỹ thuật, công cụ này chỉ dành cho những hashtag trên Twitter và Instagram.

Khi viết hashtags, nếu bạn đang dùng một cụm từ, hãy chú ý viết hoa chữ đầu tiên của mỗi từ để dễ đọc, hiểu và ghi nhớ, tránh sử dụng những khoảng trống hoặc dấu chấm câu. Thêm nữa, hãy chắc chắn rằng bạn có thể hiểu được ý nghĩa của bất kỳ hashtags nào bạn có ý định sử dụng.

4. Sử dụng những tính năng đề cập, gắn thẻ để tìm đối tượng mới

Tính năng đề cập, gắn thẻ trang khác cùng với người sử dụng trong bài viết là một cách tốt để tiếp cận được nhiều người hơn. Không chỉ làm những người bạn gắn thẻ và nhắc đến trong bài viết chú ý hơn mà họ cũng buộc phải tương tác, chia sẻ bài viết của bạn với bạn bè của họ nếu bài viết của bạn thực sự là chủ đề người dùng quan tâm.

Một chú ý nhỏ là khi bạn gắn thẻ người dùng và nhận được bình luận từ bất cứ ai, hãy sử dụng tính năng trả lời tự động với tên của họ giống như nhắc đến và giữ cho cuộc hội thoại được tiếp tục, đây là một bí quyết giúp bài viết của bạn nhận được sự quan tâm của người dùng hơn.

5. Giữ các video gốc

Nhiều nhà xuất bản thường xuyên đính kèm cả hình ảnh, nội dung video trong bài viết của họ, đây cũng là cách để thu hút lượt tương tác.

Nhưng video gốc cũng có thể mang đến lượt tiếp cận lớn.Video nguyên bản là một video trực tiếp tải lên mạng xã hội và sau đó tự động phát trên News Feedcủa người dùng.

Video truyền thống sẽ thực sự tốt với Fanpage trên Facebook, giúp loại bỏ các rào cản với sự tương tác, làm mọi người dễ chia sẻ hơn, do đó, sẽ mở rộng lượng tiếp cận bài viết.

Ví dụ từ Microsoft đã chứng minh điều này, chỉ trong 1 giờ đăng tải, video đã nhận được nhiều hơn 3000 lượt xem, 8 lượt chia sẻ và 54 lượt likes.

6. Khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp chia sẻ và tương tác với bài viết

Nhân viên nên là một trong những người like Fanpage của chính doanh nghiệp mình. Khuyến khích họ tham gia tương tác trên trang Fanpage của Facebookhoặc chia sẻ bài viết của Fanpage để giúp tạo ra một lượng tiếp cận hoặc chia sẻ tự nhiên nhiều hơn. Bạn cũng có thể gửi 1 email nhắc nhở hàng tuần cho các nhân viên trong doanh nghiệp biết về một số bài viết tốt để họ có thể chủ động tương tác với bài viết.

Biên tập: Infolinks Việt Nam

Quảng cáo Sáng tạo trong bản thân Vấn đề

Cùng với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt để thu hút sự chú ý của thị trường, những nhà sáng tạo quảng cáo thường tìm đến những cách thức truyền thống để truyền tải các thông điệp marketing, một cách trực quan hoặc phi trực quan (qua ngôn ngữ). “Tư duy ngoài khuôn mẫu” là một lời khuyên thường thấy.

Để khuyến khích cách tư duy này, việc bơm những chủ để ngẫu nhiên vào quá trình lên ý tưởng là một cách làm quen thuộc. Và trong những buổi brainstorm, những ý tưởng càng điên rồ thì càng tốt.

Vậy nên khá là ngạc nhiên khi nghiên cứu tập trung vào “trong khuôn mẫu” hơn là “ngoài khuôn mẫu” lại khám phá ra sáu nhóm quảng cáo được định nghĩa rõ ràng và thường được gọi là các “Mẫu”. Những mẫu này sẽ được miêu tả cụ thể, nhưng trước tiên chúng ta cần nhắc qua về bối cảnh ra đời của chúng trước đã.

Jacob Goldenberg và David Mazursky là hai giáo sư chuyên ngành sáng tạo và marketing với công việc chính là tìm kiếm những quy tắc đồng nhất, có thể nhận dạng được và có thể đa dạng hoá được trong việc cải tiến sản phẩm. Họ kết thúc công việc của mình vào đầu những năm 2000 với những quan sát được mở rộng sang những phạm vi ngoài dự tính ban đầu. Những quan sát đó đã được miêu tả trong các tạp chí như Science, Journal of Marketing Research, Management Science và Marketing Science. Những phương pháp trong công trình của họ cũng đã được Philips Consumer Electronics, Ford Motor Co., Ogilvy & Mather Worldwide, Coca Cola và nhiều hãng khác sử dụng.

Điểm cốt lõi trong các Mẫu Sáng tạo của Goldenberg và Mazursky là ý tưởng rằng những phương pháp hướng sâu vào vấn đề nhằm tìm kiếm những giải pháp sáng tạo thì cho ra kết quả hiệu quả hơn và có khả năng trở nên tiềm năng hơn là những phương pháp nhìn ra ngoài phạm vi của chúng. Họ mở rộng nghiên cứu hướng sản phẩm sang quảng cáo bởi đặc thù hoạt động sáng tạo những ý tưởng truyền thông marketing cũng chính là việc loại bỏ những giới hạn, trì hoãn những phán xét và lên ý tưởng bằng những phương tiện tự do liên tưởng với bất kỳ suy nghĩ nào nảy ra trong đầu – chính là những đặc trưng của việc nhìn bên ngoài khuôn mẫu được ca ngợi trong giới marketing nhưng lại có những khác biệt đáng kể với lý thuyết Mẫu của họ.

Phân ngành quảng cáo cũng có những nền tảng nhất định để nghiên cứu có thể dễ dàng tiếp cận – một sân chơi rộng lớn nơi những cuộc thi về sáng tạo truyền thông marketing được tổ chức hàng năm. Một đợt chọn mẫu và đánh giá được thực hiện vởi những chuyên gia quảng cáo về 200 quảng cáo có lượt bình chọn cao nhất từ các cuộc thi tiết lộ rằng 89% những quảng cáo được yêu thích đều thuộc vào sáu Mẫu Sáng tạo riêng biệt, và trong một khảo sát khác bao gồm những quảng cáo không đạt giải, chỉ 2.5% số quảng cáo phù hợp với một Mẫu Sáng tạo bất kỳ.

Các cuộc thi quảng cáo thường bị chỉ trích vì đặc thù các cuộc thi này chỉ đánh giá dựa trên mức độ sáng tạo mà không màng đến các mục tiêu marketing khả thi. Tuy nhiên, năm này qua năm khác, các công ty trên toàn thế giới vẫn nhờ đến các hãng quảng cáo để giúp họ đạt được các mục tiêu marketing, vậy nên hãy giả định rằng cái mà những chuyên gia hàng đầu trong ngành quảng cáo cho là tốt nhất thì chính là những cái có giá trị để học hỏi.

Trong phương pháp luận Mẫu Sáng tạo, dưới đây là những phương pháp tốt nhất của tốt nhất:

Tương đồng Hình ảnh

Những quảng cáo phù hợp trong Mẫu này thay thế yếu tố trực quan cốt lõi thành đại diện mang tính biểu tượng mà chuyển tải những ý nghĩa khác cho quảng cáo đó. Đây là Mẫu phổ biến nhất từ trước đến nay, gấp đôi số lượng của bất kỳ Mẫu nào trong những Mẫu còn lại.

Tình huống Đỉnh điểm

Những quảng cáo phù hợp trong Mẫu này sử dụng những tình huống phi thực tế để nhấn mạnh tầm quan trọng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong quảng cáo đó. Tình huống có thể phản ánh một vật thay thế phi lý cho sản phẩm, mà thay vì sử dụng sử dụng, nhân vật quảng cáo sẽ làm một hành động cũng phi lý để đạt được kết quả tương tự, hoặc phóng đại một cách bất thường khả năng hoặc giá trị của sản phẩm. Thường là yếu tố hài hước có vai trò hỗ trợ trong Mẫu này.

Kết quả

Những quảng cáo phù hợp trong Mẫu này mô tả những tình huống mà sự hiện diện của sản phẩm được cường điệu hoá bằng cách xuất hiện một cách khoa trương và dẫn đến những kết quả phi thực tế sau khi sử dụng sản phẩm đó, hoặc quảng cáo mô tả những hậu quả được phóng đại quá mức nếu không sử dụng sản phẩm.

Cạnh tranh

Những quảng cáo phù hợp trong Mẫu này đặt sản phẩm vào tình huống phải cạnh tranh với một sản phẩm khác ở một nhóm khác hoặc là vật thể khác hoặc ở những sự kiện không liên quan, ví dụ như cuộc đua giữa một chiếc ô tô và viên đạn, hoặc để thể hiện việc sử dụng sản phẩm một cách kỳ diệu theo cái cách không hề liên quan đến sản phẩm.

Thí nghiệm Tương tác

Những quảng cáo phù hợp trong Mẫu này hướng người xem đến một trải nghiệm tương tác với một thực thể xuất hiện trong quảng cáo; hoặc bằng tương tác vật lý thực tế hoặc làm cho người xem phải tưởng tượng ra sự tương tác.

Thay thế Chiều kích

Những quảng cáo phù hợp trong Mẫu này phóng đại kích thước của sản phẩm để phù hợp với bối cảnh nó xuất hiện. Có vài cách thức để thực hiện điều này: bằng cách mở rộng hoặc thu nhỏ kích thước của sản phẩm, hoặc mở rộng hay thu nhỏ giới hạn không gian mà sản phẩm được sử dụng; hoặc bằng cách thâu tóm những khoảng thời gian mà sản phẩm thường được sử dụng.

Có thể có những quảng cáo phù hợp với nhiều Mẫu. Ví dụ, minh hoạ quảng cáo sản phẩm giày của Nike có thể phù hợp với Mẫu Kết quả, Cạnh tranh và Thay thế Chiều kích.

Lưu ý rằng những Mẫu này không thể thay thế được cho những chiến lược quảng cáo như cộng hưởng cảm xúc hoặc định vị, chính là những kết quả đầu ra của những Mẫu này. Thay vào đó, chúng được sử dụng ở giai đoạn đầu của những chiến lược này, như là một khung ý thức để quảng cáo được phát triển một cách hiệu quả từ những thông tin từ “trong khuôn mẫu”, mà không hề tìm kiếm những yếu tố ngẫu nhiên được hình dung ngoài khuôn mẫu.

Những phương pháp sáng tạo bên trong và bên ngoài khuôn mẫu đều mang đến những ý tưởng quảng cáo tuyệt vời. Mẫu Sáng tạo giúp tiến gần về nhà hơn, là nơi tuyệt vời để bắt đầu những cuộc hành trình mới.

Nguồn: BrandDance

Marketing 3.0: Đừng làm việc tốt một mình

Izen, cậu sinh viên hết năm thứ nhất ở ĐH Cornell, Mỹ, nhận được tin sét đánh là người ông của mình bị bệnh Alzheimer, đó là một thời khắc buồn trong cuộc đời cậu. Thay vì ngồi đó và buồn bã, cậu thấy rằng cuộc đời phải có lúc thăng lúc trầm, có lúc mình ở trên đỉnh thế giới, có lúc mình cũng ở đáy vực sâu. Cậu kết nỗi buồn vào một hạt thủy tinh, trong đó có một chút bùn lấy từ đáy biển Chết, nơi thấp nhất trên thế giới. Phía bên kia, cậu kết niềm vui vào một giọt nước lấy từ đỉnh Everest, mái nhà của thế giới. Các hạt còn lại trong suốt và không màu để người đeo có thể kể câu chuyện của mình trong đó. Vòng tay LOKAI ra đời như thế năm 2013. “Hãy khiêm tốn khi ở đỉnh cao trong cuộc đời và giữ hy vọng khi rơi vào vùng đen tối. Hãy giữ cân bằng trong cuộc sống của mình”, đó là những gì thương hiệu này nhắc nhở khách hàng mỗi khi truy cập vào web site của họ.

Câu chuyện của TOMS Shoe ở Argentina, nơi marketing không còn là story telling mà chuyển sang story doing, giúp ích cho đời, đã tạo cảm hứng rất nhiều cho Izen và anh đã hướng doanh nghiệp của mình tới những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Cho đi là nhận lại. Ở kỷ nguyên PR – Marketing 3.0 người tiêu dùng tin rằng đồng tiền bỏ ra không chỉ thoả mãn nhu cầu của mình mà còn góp phần cải tạo môi trường, gìn giữ thiên nhiên, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững.

Khi động đất xảy ra ở Nepal, cậu sinh viên ngày nào, giờ đã là một ông chủ, đã quyết định hiến tặng 100.000 usd để hỗ trợ các nạn nhân nơi đây. Một phần lợi nhuận của công ty, anh hiến tặng cho quỹ nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Năm 2015 anh cam kết, mỗi chiếc vòng bán ra, Lokai sẽ trích ra 1 usd tặng cho quỹ bảo vệ thiên nhiên World Wildlife Fund và mục tiêu anh đặt ra là gây quỹ được 250.000 usd. Năm 2016, anh kết hợp với tổ chức Charity sản xuất những chiếc vòng màu xanh ra trời và một loại bình đựng nước đặc biệt để trích từ lợi nhuận một khoản tiền đủ đào 100 cái giếng tại Ethiopia, giúp cho cuộc sống của 10.000 người dân (năm ngoái, hãng đã đào được 33 giếng).

Một chương trình đặc biệt tên là Walk with Yeshi. Người tương tác sẽ theo chân cô gái Ethiopia này trên suốt quãng đường 2 tiếng rưỡi hàng ngày đi lấy nước của cô. Có cả ảnh, video, sơ đồ di chuyển của cô. Khách hàng muốn nhìn tận mắt những nơi, những người họ muốn giúp khi mua hàng của hãng và chương trình chat trên Facebook Messenger cho phép làm điều ấy.

Xem video:

Nguồn: Adweek.

“Đừng bao giờ làm việc tốt một mình”, ở kỷ nguyên marketing với khuôn mặt nhân văn, hãy tạo điều kiện cho khách hàng làm việc thiện cùng với nhãn hàng. Xã hội cũng nhiệt tình hưởng ứng và chia sẻ để lan toả sự tử tế. Sự tương tác sẽ càng sâu sắc và bền vững, đảm bảo cho nhãn hàng một chỗ đứng lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng hiện đại.

Một số brand làm marketing nhân văn rất tuyệt:

Vòng tay LOKAI:

Giày TOMS shoe:

Lifebuoy help children to reach 5:

Coca-Cola hello happiness:

Davines Zero impact:

Accor Planet 21:

Nguồn: Accor Hotels.

The Bridge of life’ by Samsung Life Insurance:

Starhub, Third Eye:

thương mại công bằng, Fairtrade

https://www.youtube.com/watch?v=7K4G5-ydhS0

#Elite_PR_School

Sự khác biệt vùng miền ở thị trường Việt Nam

Hơn 1/3 dân số Việt Nam sinh sống ở miền Nam, đóng góp gần 50% tổng sản phẩm quốc nội. Đây cũng là khu vực có đóng góp nhiều nhất vào GDP cả nước. Trong khi đó, miền Bắc là khu vực có mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn cao nhất.

Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Thị trường Việt Nam không chỉ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn mà còn có rất nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Chúng tôi nhận thấy những sự khác biệt này thông qua phong cách sống, nền văn hóa và chân dung của mỗi hộ gia đình. Các doanh nghiệp nên chú trọng, dành thời gian để tìm hiểu và tận dụng những sự khác biệt này để tạo ra các chiến lược địa phương hóa giúp doanh nghiệp đến được với nhiều người tiêu dùng hơn trải dài khắp Việt Nam.”

Su-khac-biet-vung-mien-o-thi-truong-Viet-Nam-001

Nguồn: Brands Vienam

Giải mã khách hàng, gặt hái thành công

Giáo sư John Quelch, Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ), bậc thầy về Marketing, đã có buổi thuyết trình ấn tượng về kinh doanh tại Hội nghị thường niên “Việt Nam CEO Summit 2016”, diễn ra ở Hà Nội, trước đông đảo các CEO Việt Nam.

Thành công lớn nhờ thấu hiểu khách hàng

Bàn về khởi nghiệp kinh doanh, Giáo sư John Quelch lấy ví dụ điển hình về Tập đoàn máy tính Dell của Mỹ, do Michael Dell thành lập năm 1984. Từ một công ty non trẻ giờ Dell đã trở thành đế chế nổi tiếng, kiếm hàng tỷ USD mỗi năm.

Các DN đang gặt hái thành công trên thương trường đều có điểm chung duy nhất là đã tìm ra chìa khóa để “mở khóa” khách hàng.

Khi khởi nghiệp, Dell đơn giản chỉ là công ty bán máy tính theo yêu cầu của khách hàng. Vào đầu những năm 1980, máy tính là sản phẩm có giá trị lớn, phổ biến ở mức 3.000 USD/chiếc. Vì vậy, trên thị trường lúc bấy giờ chỉ tập trung quảng cáo và bán hàng tới các công ty cỡ vừa và lớn. Chính vì thế, Dell đã xác định hướng đi riêng là chú trọng vào đối tượng khách hàng cá nhân và các gia đình có nhu cầu lớn.

10085Customer_1469852986

Các DN đang gặt hái thành công trên thương trường đều có điểm chung duy nhất là đã tìm ra chìa khóa để “mở khóa” khách hàng.

Dell tìm hiểu và nhận thấy, nếu mua linh kiện rời về lắp ráp, một chiếc máy tính chỉ có giá thành khoảng 600 USD. Như vậy có thể bán giá thấp hơn giá thị trường nhiều và mở ra cơ hội làm giàu tuyệt vời. Sau khi tiến hành, thành công đến ngay tức thì, số lượng khách hàng cá nhân của Dell ngày càng tăng.

Cùng với đó, công ty còn đổi mới hình thức bán hàng. Máy tính đang được bán qua đại lý, Dell đổi sang bán trực tiếp qua điện thoại với mức giá thấp hơn 15%. Phương thức gọi điện sau này được biết đến như hình thức bán hàng trực tiếp đã tạo ra cuộc cách mạng trong kinh doanh, và là tiền đề của bán hàng trực tuyến qua mạng.

Theo Giáo sư John Quelch, với dân số trẻ cùng tinh thần khởi nghiệp đang lên cao,Việt Nam trở thành môi trường tốt cho các công ty khởi nghiệp, và hiện là nước đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về start up. Chỉ riêng mảng công nghệ, mỗi năm, ước tính có khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp với nhiều điển hình thành công.

Nhiều người vẫn nhắc đến câu chuyện của trang Tiki.vn. Cách đây 5 năm khi mới thành lập, Tiki chỉ bán sách tiếng Anh. Sau đó, họ dần chuyển sang bán sách trong nhiều lĩnh vực khác. Giờ đây, Tiki đã trở thành DN phát triển nhiều mặt hàng từ văn phòng phẩm đến thời trang, công nghệ,…

Trong quá trình kinh doanh, Tiki phát hiện ra khách hàng nam thường đến nhà sách chỉ mua đúng loại họ cần rồi về, trong khi khách hàng nữ bao giờ cũng ở lại lâu hơn, tìm nhiều chủng loại và có thể mua cho cả người thân, bạn bè,… Từ đó, họ thay đổi chiến lược marketing, tiếp cận vào khách hàng nữ với các chương trình giảm giá, tặng quà,… Tiếp đến, Tiki cho ra đời chính sách giao hàng trong vòng 24 giờ, rất được khách hàng tin tưởng, nhất là với những người không có thời gian đi mua sách. Kể từ năm 2013, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động ra 64 tỉnh thành trên cả nước và vươn ra thế giới, hiện có mặt tại 17 quốc gia.

John Quelch

GS John Quelch: Phải đặt khách hàng lên đầu, trên cả các cổ đông.

Thành công của hai DN nêu trên, tuy ở 2 quốc gia khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau và quy mô cũng khác nhau, nhưng đều cho thấy sự nhạy bén với thị trường và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Đây luôn là những đòi hỏi quan trọng nhất với người làm kinh doanh nếu muốn thành công.

Coi khách hàng là tài sản số một

GS. John Quelch cho rằng, muốn thành công trước hết phải thấu hiểu khách hàng, để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng và tiềm tàng nhất. Đưa ra những sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao với giá cả hợp lý. Khi đã thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra chiến lược Marketing đầy sức mạnh.

Ngày nay, các thương hiệu lớn như StarBucks, Wal Mart, SouthWest Airline, Lexus… đã rất thành công trong việc biến sự thấu hiểu khách hàng thành những thế mạnh trong sản phẩm dịch vụ của mình. Có thương hiệu thì lựa chọn chiến lược “tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn”; nhưng có thương hiệu chỉ lựa chọn chiến lược “tốt hơn”, hay “tốt đủ dùng”; có thương hiệu định vị sản phẩm, dịch vụ ngang bằng đối thủ cạnh tranh nhưng giá rẻ hơn; cũng có thương hiệu định giá sản phẩm ngang bằng đối thủ nhưng thêm giá trị gia tăng…

Thấu hiểu khách hàng rất quan trọng, đó chính là chiếc “chìa khóa” mở ra thành công. Thấu hiểu khách hàng có thể xác định nhu cầu tiềm năng hoặc mới nổi, chỉ ra những vấn đề của khách hàng; mở rộng lựa chọn, kết hợp lợi ích về chức năng và cảm xúc… cho khách hàng.

Muốn thành công trước hết phải thấu hiểu khách hàng, để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng và tiềm tàng nhất. Khi đã thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra chiến lược marketing đầy sức mạnh.

Điều quan trọng nữa là phải tôn trọng khách hàng. Không bao giờ được nghĩ về bản thân tốt hơn khách hàng, phải coi khách hàng là tài sản số một, là nguồn tiền của mình. Giá trị thương hiệu của mình được xây dựng dựa trên niềm tin của khách hàng, phải đặt khách hàng lên đầu, trên cả các cổ đông – GS John Quelch nhấn mạnh.

StarBucks là điển hình của coi trọng khách hàng khi thương hiệu này đưa ra quan điểm rất ấn tượng trong kinh doanh. Đó là không nên mở 5.000 cửa hàng, mà chỉ nên mở 1 cửa hàng 5.000 lần. Điều này thể hiện sự chuẩn mực, tất cả như một và mục tiêu chính là làm hài lòng khách hàng, GS. John Quelch nói.

Nguồn: Brands Vietnam

Tầm quan trọng của emojis với thương hiệu tại Việt Nam

Decision Lab Với 80% người dùng điện thoại thông minh (smartphone) thường xuyên sử dụng biểu tượng cảm xúc (emojis) để giao tiếp, và emojis được trích dẫn như một ngôn ngữ phổ quát ở một số nước, thật không ngạc nhiên tập đoàn lớn trên thế giới cũng theo trào lưu này trong truyền thông thương hiệu và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ trong số này.

Theo chuỗi báo cáo “Genzilla” của Decision Lab tại thị trường Đông Nam Á, nhóm dân số trẻ, được gọi là nhóm thế hệ Z (13-21 tuổi), thích bày tỏ thái độ thông qua các hình ảnh động (stickers), ký tự cảm xúc (emoticons) và biểu tượng cảm xúc (emojis) hơn là ngôn ngữ truyền thống.

Rõ ràng để gắn kết với khách hàng mục tiêu, thương hiệu phải học cách sử dụng emojis. Không chỉ mang xúc tác, emojis còn thể hiện được sự hài hước, qua đó giúp nhân cách hóa thương hiệu mà không phải sử dụng lại thuật ngữ “cười thật lớn – laugh out loud (lol)”.

Khi chúng ta quá tải với việc đọc quá nhiều chữ trên mạng, thì việc sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu cho phép truyền tải được nhiều hơn – đặc biệt cho những mẩu tin ngắn trên Twitter – sẽ giúp tăng sự tương tác giữa người dùng và thương hiệu trong những nỗ lực truyền thông trực tuyến.

coca

Quả thực đã có những kết quả tuyệt vời, khi một số doanh nghiệp lớn bắt đầu áp dụng biểu tượng cảm xúc vào chiến dịch của mình từ năm 2014.

Có những thương hiệu thực sự đã gặt hái được những kết quả lớn sau khi bắt đầu áp dụng emojis, điển hình là Oreo Trung Quốc, với hơn 1,7 tỷ lượt hiển thị (impressions) và 4 triệu đô la doanh số bán.

Các thương hiệu, đặc biệt trong ngành hàng tiêu thụ nhanh (FMCG), với hy vọng đi đầu trong việc áp dụng emojis vào nhóm khách hàng mới này, có thể sẽ thất vọng khi nhìn vào chiến dịch gần đây của Coca-Cola. Công ty này đã sử dụng các ký tự cảm xúc để kết nối với người tiêu dùng và đạt được độ tương tác rất lớn.

Coca-Cola được nhắc tới rất nhiều ở các nước Đông Nam Á trong thời gian gần đây, với phản hồi tích cực cho chiến dịch ‘Chia sẻ Coca-Cola’ hồi năm ngoái.

Dù vậy để duy trì sự yêu thích cho thương hiệu ở Việt Nam, với sự cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc thị trường thế hệ Z, Coca-Cola đã phát động một chiến dịch dựa trên các ký tự cảm xúc, kết nối chặt chẽ với chiến dịch sử dụng emoji thương hiệu trên thân lon Coca-Cola ở trên.

Chỉ trong vòng vài tuần đầu phát sóng, đoạn quảng cáo trên đã thu hút hơn 1,7 triệu lượt xem trên YouTube.

Thue Quist Thomasen, Đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab nhận xét: “Sự thành công của Oreo Trung Quốc và Coca-Cola Việt Nam có sự giúp đỡ của emojis, một cách thức sáng tạo giúp thương hiệu kết nối với phân khúc thế hệ Z, đặc biệt trong nội dung video.

Thế nhưng các thương hiệu cũng đừng quá vội vàng áp dụng, bởi những phương pháp truyền thông cổ điển vẫn còn rất hiệu quả.

Bắt kịp xu thế là việc nên làm, nhưng nếu bạn không có sự thấu hiểu sâu về khách hàng và biết rõ cách họ tương tác với sản phẩm, nỗ lực truyền thông của bạn sẽ không thực sự hiệu quả.”

Nguồn: Brands Vietnam