All posts by phucnguyenhoang

64 từ Copywriter không thể bỏ qua

Từ ngữ với copywriter giống như bánh mì với bơ. Từ ngữ là để bán. Từ ngữ cần khơi gợi sự quan tâm của mọi người, làm cho họ tưởng tượng và khiến họ cảm thấy “cái này đáng để trả tiền mua”.

Copywriter không thể chỉ đánh giá dựa trên việc sử dụng từ ngữ chính xác, ngữ pháp, nhịp điều hay sự rõ ràng của ý tưởng – mặc dù tất cả đều rất quan trọng. Để viết được một bài viết tạo ra tương tác, những phản ứng của người đọc… copywriter phải đưa vào từ ngữ mà chúng ta sử dụng những cảm xúc, tình cảm và cả tâm lý.

Dưới đây là 64 từ có thể giúp bạn biến một bài viết bình thường trở thành một bài viết với nhiều sức mạnh hơn và hiệu quả hơn (trong bán hàng).

Những từ này đều có thể được sử dụng trong tất cả các bài viết của bạn.

1. Bạn

Sử dụng từ “bạn” làm người đọc tập trung hơn vào thông điệp của bạn. Sử dụng từ “bạn” nhiều hơn là sử dụng các cụm “chúng tôi”, “của chúng tôi” hay “chúng ta”. “Bạn” là nền tảng của copywriting nhắm tới khách hàng khi biến họ thành trung tâm và nó cũng là cách khiến bài viết có thể giúp chuyển đổi từ “người đọc” sang thành “khách hàng”.

2. Bởi vì

Hãy cho người đọc một lý do để họ làm một điều gì đó, kể cả khi nó không phải là một lý do quá tuyệt vời. Nhưng thật sự là vậy. Ellen Langer, một nhà tâm lý học xã hội và là giáo sư tại Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc nghiên cứu, trong đó thử nghiệm xem mọi người có sẵn sàng để ai đó xếp hàng chen ngang mình không, bằng việc sử dụng những cụm từ khác nhau để thuyết phục. Kết quả là khi có một lý do nào đó được đưa ra (đơn giản như :”Tôi đang rất vội), 90% đã đồng ý người đó được đứng vào hàng chờ.

“Bởi vì” là một cỗ máy. Hãy sử dụng nó trong các tiêu đề, các offers hay calls to action của bạn.

Những từ sử dụng để nói về sự mới mẻ

3. Giới thiệu

4. Chào mừng

5. Độc nhất

6. Công bố/Thông báo

7. Đột phá

8. Đáng kinh ngạc

9. Thú vị

10. Rất ngạc nhiên

Những từ sử dụng để nói về sự độc quyền

11. Đặc biệt

12. Bí mật

13. Ẩn số

14. Chân lý

15. Sự cám dỗ

16. Nghiêm cấm

17. Không bao giờ

18. Tiết lộ/Bật mí

19. Dành riêng cho

20. Giới hạn

Những từ sử dụng để nói về tính cấp thiết

21. Ngay bây giờ

22. Khám phá

23. Mới

24. Kết quả

25. Chỉ (only)

26. Trực tiếp

27. Gấp rút

28. Nhanh chóng

29. Không thể trì hoãn

Những từ sử dụng để trấn an

30. Có thể

31. Đảm bảo

32. Chứng minh

33. Dễ dàng

34. Chăm sóc

35. Đơn giản

36. An toàn

37. Trọn đời

Những từ sử dụng để thể hiện sự chăm sóc

38. Gia đình

39. Tình yêu

40. Trẻ em

41. Thiên đường

42. Giấc mơ

43. Sức khoẻ

Những từ sử dụng để thể hiện tính chất “tiết kiệm”

44. Tiết kiệm

45. Tiền

46. Giá rẻ

47. Nhận được

48. Miễn phí

49. Giảm/hạ giá

50. Món hời

51. Tặng thưởng

52. Chiết khấu

53. Thấp nhất

Những từ sử dụng để thể hiện “nỗi đau”

54. Ghét

55. Thất bại

56. Sợ hãi

57. Lười biếng

58. Nhục nhã

59. Cô đơn

60. Bị từ chối

61. Căng thẳng

62. Ngu ngốc

63. Cảm thấy tội lỗi

Tặng thêm cho bạn một từ nữa: Tưởng tượng (64)

Khi bạn sử dụng một từ như “tưởng tượng”, nó giống như bạn đang mời độc giả của mình có một kỳ nghỉ chớp nhoáng tới nơi vui vẻ và yêu thích của họ. Một nơi mà không có nỗi đau, nỗi buồn, không bực bội hay khó chịu. Một bức tranh hay một viễn cảnh tươi đẹp là loại kịch bản rất tuyệt vời để mở đầu cho một bản copywriting của bạn, hoặc là để cung cấp một giải pháp nào đó mà bạn đang muốn nhắc tới.

Làm thế nào để sử dụng những từ này để bán hàng?

Tôi vừa cung cấp cho các bạn một danh sách các từ có thể sử dụng trong bài viết bán hàng và có thể bạn đang tự hỏi “Tôi phải làm cái quái gì với đống từ này”. Tôi không gợi ý bạn cố gắng dùng mọi từ tôi liệt kê ra đây trong bài viết của mình. Thay vào đó, hãy xem xét từ góc độ “cảm xúc”, xem bạn đang muốn khai thác khía cạnh nào của cảm xúc để tác động tới tâm lý của khách hàng. Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn người đọc cảm thấy, đừng viết chỉ theo cảm hứng hay cảm tính mà hãy phân tích và suy nghĩ thấu đáo, sau đó chọn một từ bạn cho là phù hợp trong số những mục tôi đã gợi ý ở trên.

Hãy để tôi nhấn mạnh thêm một lần nữa bởi vì đó là chìa khoá để gia tăng sức mạnh cho từ ngữ của bạn: Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn ai đó cảm thấy hay những gì bạn muốn họ nghĩ tới, và chọn một từ loại trong số đó.

Hãy tham khảo một vài ví dụ dưới đây của tôi để bạn có thể nhìn thấy rõ hơn những gì tôi muốn nói.

Một lời đề nghị: “Giảm giá này chỉ áp dụng tới nửa đêm ngày thứ 6.”

=>Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn họ cảm thấy có chút lo lắng/sợ hãi (vì có thể bỏ lỡ) và ưu đãi này là một chương trình đặc biệt.

Tôi sẽ viết: “Chương trình giảm giá độc quyền này chỉ kéo dài tới nửa đêm. Hãy đăng ký ngay!”

Call to action: “Tải bản hướng dẫn này và bắt đầu lên kế hoạch cho bữa tiệc sắp tới của bạn!”

=> Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn đảm bảo với họ rằng hướng dẫn này sẽ chỉ cho họ cách để làm việc được với những nhà cung cấp tốt nhất (và dễ dàng nhất).

Tôi sẽ viết: “Tải bản kế hoạch miễn phí này để khám phá 11 bí mật đơn giản trong việc thuê nhà cung cấp mà ai cũng phải lưu giữ.”

Một tiêu đề cho brochure: “Sản phẩm mới của chúng tôi giúp đỡ hàng triệu người”

=> Tôi muốn người đọc cảm thấy gì? Tôi muốn họ cảm nhận được tính chất thú vị của sản phẩm và nó hữu dụng với họ.

Tôi sẽ viết: “Một tiết lộ mới! Bước đột phá thú vị này đang giúp đỡ hàng triệu người… Nó có thể cũng rất cần cho BẠN”

Hãy biến chúng thành ngôn ngữ của bạn

Nếu bạn đang có một tiêu đề, call to action, offer hay một tuyên bố khiến BẠN buồn ngủ. Hãy rà soát lại danh sách nói trên và tự hỏi mình những gì bạn muốn người đọc cảm thấy và thêm thắt những từ có sức mạnh tăng thêm gia vị cho câu chuyện hay một bài viết của mình. Bất kể bạn viết gì, hãy tập trung vào người đọc.

Hãy kiểm tra và so sánh những thay đổi giữa chính những bài viết của mình trước và sau khi đọc bài viết này.

Tất nhiên, nếu bạn có những từ “đắt” của riêng mình, hãy cho tôi biết và tôi sẽ đưa thêm chúng vào danh sách.

Nguồn: brandsvietnam

3 chiến lược Marketing cơ bản

Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố này. Nếu một trong ba yếu tố này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển. Nếu cả ba yếu tố đều tăng thì doanh nghiệp đó phát triển rất tốt.

Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng

Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.

Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

dimaco-051016-003

Chiến lược thứ 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình

Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan tâm tới số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép tiến hành toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản phẩm hay dịch vụ không?

Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm. Nếu khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua của doanh nghiệp khác. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình.

Chiến lược thứ ba: Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen

Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình.

 

Bốn khái niệm chính trong Marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960,[1] mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

dimaco-051016-001

4P là một khái niệm trong marketing, đó là:

Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,…

Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng…

Việc phối hợp 4P trong một chiến lược duy nhất để đạt thành công trong marketing được gọi là marketing hỗn hợp.

Với nhân tố Sản phẩm, doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, cho dù đó là sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến.

Để sản phẩm có thể bán tốt nhất, chiến lược về Giá cả cũng là vô cùng quan trọng. Giá rẻ không hẳn là giá tốt (có những sản phẩm; đặc biệt đồ hiệu phải bán với giá cao mới có thể xâm nhập thị trường). Nếu điều kiện cho phép, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành chiến lược “giá hớt váng sữa” để thu lợi tối đa. Diễn biến về giá cũng có thể là công cụ tốt để doanh nghiệp vừa gặt hái lợi nhuận tối đa, vừa cạnh tranh tốt nhất trên thị trường.

Kênh phân phối cũng được xem là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong marketing. Địa điểm thích hợp và địa điểm tối ưu luôn được tìm kiếm và cân nhắc.

Việc Khuếch trương được hoạch định ngay từ trước khi tung sản phẩm. Các hoạt động khuếch trương phổ biến được sử dụng gồm các chiến dịch quảng cáo, PR, roadshow, tài trợ…

Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý)… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.

Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.

Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng “tiêu hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng.

Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.

Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

4 loại công nghệ giới tiếp thị B2B cần phải nắm bắt

Tiếp thị B2B chưa bao giờ là công việc dễ dàng với các doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp kinh doanh B2B thường cho rằng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp sẽ khác hoàn toàn đối tượng khách hàng của B2C.

Nhưng điều này có còn thực sự đúng trong thời đại tiếp thị số (Digital Marketing), khi mà những nền tảng công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp tiếp thị B2B dễ dàng và đa dạng như B2C?

Đo lường (Analytics), Tiếp thị tự động (Marketing Automation), Chọn lọc và Cá nhân hóa (Targeting and Personalization), Thử nghiệm và Tối ưu hóa (Experimentation and Optimization); là 4 loại công nghệ dành cho giới tiếp thị B2B được bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang, giám đốc tiếp thị IBM Việt Nam chia sẻ, trong buổi hội thảo tại Đại hội Sales và Marketing Việt Nam 2016.

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang, giám đốc tiếp thị IBM Việt Nam.

Đo lường (Analytics)

Người làm tiếp thị giờ đây chính là nhà khóa học, mọi thứ cần được đo lường chính xác bằng các công cụ đo lường. Các công cụ đo lường giúp người tiếp thị đo được hành vi mua hàng, xác định rõ được công chúng mục tiêu, người tiêu dùng đang muốn gì đang nói gì về các thương hiệu, tính toán được ROI (Return on Invesment)…

Các tác dụng nói trên nghe có vẻ như không liên quan tới một đối tượng khách hàng là một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nhớ rằng bản chất kinh doanh B2B là câu chuyện giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Bên mua hàng thực chất vẫn là các doanh nghiệp có những nhóm khách hàng cụ thể. Vì vậy khi muốn bán hàng của mình cho doanh nghiệp bên mua, bạn cũng cần làm hài lòng cả các khách hàng của đối tác. Khi công ty bạn giúp các đồng nghiệp tăng trưởng, bạn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong thành công của họ.

Tiếp thị tự động (Marketing Automation)

Tiếp thị B2B trên thực tế là việc các doanh nghiệp làm tiếp thị cho các doanh nghiệp khác. Các phần mềm tiếp thị tự động cho B2B chủ yếu sẽ tìm kiếm tính năng phần mềm giúp họ nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Nuôi dưỡng đầu mối, cho điểm đầu mối, bán hàng tự động (SFA) là các tính năng tích hợp quan trọng của các phần mềm tiếp thị B2B mang lại.

Tiếp thị tự động giúp doanh nghiệp có thể theo sát khách hàng từ giai đoạn tìm hiểu sản phẩm đến khi trở thành tiềm năng và cuối cùng là mua hàng. Theo nghiên cứu mà trang reachmarketing.com công bố, các doanh nghiệp sử dụng công cụ tiếp thị tự động để kết hợp 2 bộ phận bán hàng (sales) và tiếp thị (marketing) có doanh số tăng 400%, đồng thời có lượng khách hàng tiềm năng (leads) quyết định mua hàng nhiều hơn.

Chọn lọc và Cá nhân hóa (Targeting and Personalization)

Nhiều người làm tiếp thị B2B cho rằng việc cá nhân hóa sản phẩm với từng doanh nghiệp là không có tác dụng, và chỉ hiệu quả khi tiếp thị B2C. Tuy nhiên, theo công bốnghiên cứu của Accenture, một trong nhưng công ty tư vấn công nghệ hàng đầu trên thế giới, các doanh nghiệp bên mua của B2B cũng muốn được cá nhân hóa các sản phẩm cung cấp cho riêng doanh nghiệp của họ.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, để cá nhân hóa các sản phẩm thì chiến dịch tiếp thị cần chia làm 4 bước. Đầu tiên là thu thập dữ liệu, sau đó là phân khúc nhóm khách hàng, tiếp đến là chọn lọc khách hàng tiềm năng (leads), cuối cùng là cá nhân hóa các sản phẩm của mình cho doanh nghiệp đó.

Thử nghiệm và Tối ưu hóa (Experimentation and Optimization)

Hai phương pháp tiếp thị phổ biến nhất của loại hình này là so sánh A/B (A/B Testing) và thử nghiệm từng phần (Multivariate Test). A/B Test (hay A/B Split Test) là một phương pháp thử nghiệm 2 phiên bản (A và B) về giao diện hoặc cách bố trí nội dung trong các hình thức tiếp thị khác nhau như: email, website, quảng cáo Facebook… Thử nghiệm từng phần là phương pháp thử nghiệm trên một phiên bản nhưng được thay đổi các phần nhỏ trong toàn bộ cấu trúc của phiên bản đó.

Sự thu hút khách hàng đang ngày càng bị thu hẹp do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều bên, các nhà làm tiếp thị cần phải hiểu rõ về các phép thử nghiệm nhằm tối ưu hóa quy trình tiếp thị của doanh nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, 4 loại công nghệ này, dù là B2B hay B2C đều có thể áp dụng hiệu quả, bởi các doanh nghiệp bản chất vẫn được vận động bằng yếu tố con người, và với các công nghệ hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng và theo sát họ đến giai đoạn mua hàng.

Nguồn: Brandsvietnam

Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, xây sau

Xây dựng thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, bán lẻ hay B2B. Chiến lược thương hiệu hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp lợi thế lớn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh.

Nhưng “thương hiệu” thực ra là gì?

Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch của trang LogoYes.com – trang web thiết kế logo theo mô hình do-it-yourself (tự tay làm lấy) đầu tiên trên thế giới, ông John Williams cho rằng, hiểu được tầm quan trọng của thuật ngữ “xây dựng thương hiệu” sẽ giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cho chính công ty mình.

Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là lời hứa của bạn đến khách hàng. Nó cho biết họ có thể trông đợi gì từ các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp, và nó phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu lấy nguồn gốc từ câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Và trong mắt mọi người, bạn như thế nào?

Liệu bạn có phải là người dám khác biệt đầy sáng tạo trong lĩnh vực mình hoạt động? Hay dày dạn kinh nghiệm và đáng tin cậy? Sản phẩm của bạn theo tiêu chí giá cao đi đôi với chất lượng, hay giá thấp nhưng mang lại giá trị cao? Bạn không thể chọn cả hai, bạn cũng không thể cung cấp tất cả mọi thứ. Việc bạn là ai dựa trên mức độ khách hàng mục tiêu muốn và cần gì ở bạn.

Nike gia tăng giá trị của mình bằng hình thức chất lượng được thừa nhận bởi người nổi tiếng. 

Nền tảng cho thương hiệu chính là logo. Từ trang web, bao bì đóng gói cho đến chất liệu quảng cáo, tất cả cần được tích hợp vào logo của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu.

Chiến lược và giá trị thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu với những câu hỏi: làm thế nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tới ai. Việc bạn quảng cáo ở đâu là một phần trong chiến lược thương hiệu. Và kênh phân phối cũng là một phần của chiến lược đó. Khi đó, giao tiếp bằng trực quan hay qua lời nói cũng là một phần trong chiến lược.

Xây dựng thương hiệu nhất quán và mang tính chiến lược sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh với giá trị cao. Với phần giá trị gia tăng thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, bạn có thể ra giá cao hơn so với những sản phẩm tương tự nhưng lại không có thương hiệu. Ví dụ điển hình là Coke và soda thông thường. Coca-Cola đã xây dựng được một thương hiệu có giá trị quá mạnh, vì thế sản phẩm của họ có giá cao hơn, và khách hàng phải trả phần cao hơn đó.

Giá trị gia tăng thực tế lên giá trị thương hiệu thường đi kèm dưới hình thức chất lượng được thừa nhận hoặc gắn kết tình cảm. Ví dụ như Nike, họ liên kết các sản phẩm của mình với các ngôi sao thể thao hàng đầu với mong muốn khách hàng từ việc yêu quý các vận động viên, sẽ thích luôn sản phẩm của họ. Giày của Nike bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng.

Định nghĩa chính mình

Việc định nghĩa thương hiệu cũng giống như một cuộc hành trình kinh doanh tự khám phá, có thể đầy khó khăn, tốn thời gian và không dễ chịu chút nào. Nó cũng đòi hỏi ít nhất việc bạn có thể trả lời được các câu hỏi sau:

  • Sứ mệnh của công ty là gì?
  • Lợi ích và đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty?
  • Khách hàng và khách hàng tiềm năng nghĩ gì về công ty?
  • Những phẩm chất nào công ty cần có?

Hãy tự mình nghiên cứu. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đừng phụ thuộc vào những điều bạn cho rằng khách hàng nghĩ như vậy. Hãy thực sự biết họ nghĩ gì.

Vì việc xác định thương hiệu và phát triển chiến lược thương hiệu có thể trở nên vô cùng phức tạp, hãy tận dụng ý kiến chuyên môn từ nhóm tư vấn doanh nghiệp nhỏ phi lợi nhuận hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ nào đó.

Khi đã xác định được thương hiệu, làm sao để tiếp thị ra thế giới bên ngoài? Sau đây là một số lời khuyên đơn giản, nhưng đã được thời gian kiếm chứng:

  • Tạo ra một logo tuyệt vời. Đặt nó ở khắp mọi nơi.
  • Viết lại thông điệp thương hiệu. Thông điệp chính bạn muốn truyền tải về thương hiệu của mình là gì? Mỗi nhân viên cần phải nhận thức được đặc trưng thương hiệu của mình.
  • Tích hợp thương hiệu. Mở rộng thương hiệu đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, cách trả lời điện thoại, cách ăn mặc của bạn và nhân viên bán hàng khi gặp khách hàng, chữ ký trên email, tất cả mọi thứ.
  • Tạo ra “tiếng nói” cho công ty mà có thể phản ánh đúng thương hiệu của bạn. Điều quan trọng là “tiếng nói” này cần được thể hiện trong các văn bản và kết hợp vào hình ảnh trực quan trên tất cả mọi nguyên vật liệu, dù trực tuyến hay ngoài đời thực. Thương hiệu của bạn có thân thiện với khách hàng? Hãy giao tiếp. Nó có thanh lịch? Hãy trang trọng hơn. Hãy phát triển tagline (một dạng slogan hoặc cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và sống động tóm tắt về một công ty hoặc một sản phẩm). Viết cái gì đó dễ nhớ, ý nghĩa và súc tích, giúp thể hiện được bản chất thương hiệu.
  • Thiết kế biểu mẫu và tạo ra các tiêu chuẩn thương hiệu cho các tài liệu tiếp thị. Sử dụng cùng màu sắc, vị trí logo, cái nhìn và cảm nhận thông suốt. Bạn không cần phải cầu kỳ, nhưng hãy nhất quán.
  • Hãy thành thật với thương hiệu. Khách hàng sẽ không quay trở lại hoặc giới thiệu người khác cho bạn nếu bạn không thực hiện được những điều mà thương hiệu của mình hứa hẹn.
  • Hãy nhất quán. Vấn đề này liên quan đến tất cả các điều trên và là điểm lưu ý quan trọng nhất. Nếu bạn không làm được điều này, mọi nỗ lực thiết lập thương hiệu của bạn sẽ thất bại.

Nguồn: Brandsvietnam

Deep Learning thay đổi ngành bán lẻ trực tuyến?

Việc mua sắm trực tuyến trong tương lai sẽ càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn với công nghệ nhận diện chuyên sâu (Deep Learning), một thuật toán dựa trên một số ý tưởng từ não bộ tới việc tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cụ thể cũng như trừu tượng, qua đó làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu. Công nghệ này vốn từng được ứng dụng trong nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Hãy hình dung khi bạn tình cờ nhìn thấy và thích một tấm thảm hay một chiếc đèn trang trí trong một tấm ảnh chụp cảnh phòng khách, có lẽ bạn sẽ gặp không ít khó khăn và mất thời gian để tìm hiểu những mặt hàng này đang được bán ở đâu. Nhưng Houzz, một công ty có trụ sở ở Palo Alto, California (Mỹ), đã làm cho việc ấy trở nên vô cùng dễ dàng: chỉ cần nhấp chuột vào một món đồ mà bạn thấy thích trong vô số bức ảnh mô tả thiết kế các không gian khác nhau của căn nhà, ngay lập tức bạn sẽ nhận được rất nhiều hình ảnh và thông tin kèm theo kể cả giá bán của món đồ ấy. Việc mua hàng tiếp theo sẽ được thực hiện tiếp tục trên trang web của Houzz tương tự như các trang bán lẻ trực tuyến khác.

Đến với trang web của Houzz, khách hàng có thể tự thiết kế lại căn nhà của mình theo chính nguồn cảm hứng của họ. Người tiêu dùng cũng như các chuyên gia thiết kế có thể đưa lên trang web này những bức ảnh mô tả các dự án đã hoàn thiện của họ, trên đó họ có thể tự gắn những vật dụng trang trí và đồ nội thất do các nhà cung cấp liên kết với Houzz cung cấp (và chỉ được gắn những sản phẩm do các nhà cung cấp có liên kết với Houzz, đây là điều kiện bắt buộc của trang web). Khi xem ảnh, những người tiêu dùng khác có thể dễ dàng chọn và mua những sản phẩm mà họ nhìn thấy và yêu thích.

Được thành lập vào năm 2014, trang web bán lẻ của Houzz hiện phân phối khoảng 6 triệu mặt hàng của 15.000 nhà cung cấp. Theo Tech Crunch, một trang web chuyên cung cấp các thông tin về các công ty công nghệ và các xu hướng công nghệ mới nhất, để thực hiện được mô hình bán lẻ trực tuyến như trên, Houzz đã phát triển một hệ thống nhận diện chuyên sâu, có khả năng quét hình ảnh của những căn phòng có đồ trang trí và nội thất, sau đó tạo cho người tiêu dùng cơ hội mua sắm những mặt hàng tương tự trong cơ sở dữ liệu của mình. Houzz gọi đó là Visual Match, một công nghệ có triển vọng trở thành nguồn doanh thu chủ lực của công ty trong tương lai. Theo một số chuyên gia, nguồn thu này dự báo sẽ đạt con số 1 tỉ USD trong vòng năm năm tới. Hiện Houzz đang liên kết với nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng và nội thất nổi tiếng trên thế giới như Black and Decker, GE và Keurig, với mức hoa hồng bán hàng 15% đối với bất kỳ mặt hàng nào được bán qua trang web của công ty.

Các chuyên gia nhận định, công nghệ nhận diện chuyên sâu sẽ có thể trở thành một “quân bài chủ lực” cho những công ty trong ngành bán lẻ trực tuyến như Houzz trong tương lai. Khi việc nhận diện một sản phẩm cụ thể nào đó trở nên dễ dàng như việc xử lý một bức ảnh bằng các thuật toán, người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn. Chẳng hạn, chỉ cần nhấp vào hình ảnh của một chiếc áo khoác mà một người bạn của mình hoặc một nhân vật nổi tiếng nào đó đăng trên Facebook là công nghệ deep learning có thể giúp một người tiêu dùng nhận diện đó là loại áo gì, có những sản phẩm tương tự nào, đặc điểm và giá bán ra sao. So với công nghệ nhận diện hình ảnh thông thường, deep learning còn có ưu điểm là có độ chính xác cao hơn do có thể phân tích một khối lượng hình ảnh lớn hơn và so sánh với các kết quả trong quá khứ.

Hồi đầu năm 2016, Facebook đã ứng dụng một công nghệ tương tự được gọi là Automatic Alternative Text. Công nghệ này nghiên cứu hình ảnh và đưa ra mô tả bằng chữ viết cho những người khiếm thị. Google cũng cho ra đời PlaNet, một công nghệ nhận diện địa điểm một bức ảnh được chụp mà không dùng chức năng liên kết với địa điểm (geotag) trong lúc chụp. Việc phân tích dữ liệu của công nghệ này chủ yếu dựa trên phong cảnh và các hình ảnh khác như loại cây cỏ, ngôn ngữ trên các bảng hiệu, các phong cách kiến trúc, đường phố.

Nguồn: Brandsvietnam

Marketing thị giác – Xin đừng bỏ quên

Nếu nhắm mắt lại 30s và nghĩ về thương hiệu KFC bạn sẽ mường tượng ra điều gì? Là gà rán, là màu đỏ, logo KFC hay hình ảnh quen thuộc của ngài đại tá Sander?

Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao bạn lại lưu giữ những hình ảnh này khi bạn chưa từng làm một bài tập thực hành nào để ghi nhớ chúng? Câu trả lời nằm ở cơ chế hoạt động của não bộ con người. Khi tiếp xúc với những hình ảnh mang thông điệp đồng bộ và được nhắc lại nhiều lần, não bộ của chúng ta có xu hướng lưu giữ và hình dung lại khi được gợi nhớ. Khách hàng không quan tâm về các chiến lược thương hiệu hay các kế hoạch truyền thông phía sau mà chỉ lưu nhớ những gì tiếp xúc tại các điểm chạm giữa họ và thương hiệu, đặc biệt là các tương tác qua thị giác. Bởi vậy, các nhà quản trị thương hiệu trên thế giới đều ưu tiên việc khai thác sức mạnh của hình ảnh trong hoạt động Marketing, hay còn gọi là Marketing thị giác – Visual Marketing.

Marketing thị giác là gì?

“Marketing thị giác là hoạt động nghiên cứu, phân tích và sử dụng hình ảnh trong các hoạt động Marketing để tăng cường sự lưu nhớ và nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng”.

Cụm từ “Marketing thị giác” diễn tả việc sử dụng các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh của thương hiệu trong Marketing. Khai thác sức mạnh của hình ảnh và thị giác sẽ làm cho các hoạt đông Marketing thu hút hơn và đáng nhớ hơn. Điều này góp phần vào việc củng cố hình dung của khách hàng về thương hiệu và thông điệp trong tâm trí và nhớ đến thương hiệu tại thời điểm mua. Câu chuyện kinh điển có thể kể đến trường hợp của Coca-Cola khi thiết kế chai riêng biệt của Coca đã thể hiện được cá tính đặc trưng riêng của thương hiệu ngay cả khi chỉ còn lại vỏ chai. Cơ quan sở hữu trí tuệ của Nhật Bản đã thực hiện việc kiểm chứng bằng cách bóc hết nhãn, logo trên chai Coca. Kết quả, có đến 93% người tiêu dùng không cần nhìn nhãn hiệu, chỉ cần dựa vào kiểu dáng chai đã nhận ra thức uống Coca quen thuộc.

Là một phần không thể thiếu của hoạt động truyền thông hỗn hợp nhưng nhiệm vụ thực hiện các hoạt động Marketing thị giác lại thuộc về các Creative Agency hoặc Branding Designer, những người không trực tiếp làm Marketing nhưng biết cách sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất. Để có thể tạo ra được những hình ảnh có tính thẩm mỹ, truyền tải được thông điệp và có tính gợi nhớ cao, người làm Marketing và người làm hình ảnh cần có sự thấu hiểu, phối hợp và làm việc ăn ý với nhau. Tuy nhiên, để tìm được ngôn ngữ chung của Marketer và Designer lại không phải vấn đề đơn giản khi hai đối tượng này có cách suy nghĩ và logic hoàn toàn khác biệt. Nhà quản trị thương hiệu chuyên nghiệp cần và nên thấu hiểu ngôn ngữ thiết kế để có thể truyền tải ý tưởng và phối hợp với bộ phận thiết kế để hoạt động marketing thị giác có hiệu quả.

Xu hướng thế giới

Đối với các thương hiệu trên thế giới, marketing thị giác là một phần của hoạt động truyền thông hỗn hợp. Nếu nhắm mắt lại trong 30s và nghĩ về thương hiệu KFC bạn sẽ mường tượng ra điều gì? Là gà rán, là màu đỏ, hay hình ảnh quen thuộc của ngài đại tá Sander? Bạn có được sự hình dung như vậy là nhờ sự nhất quán trong nhận diện và hình ảnh thương hiệu. Thiết kế Logo KFC là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất và ngay lập tức được nhận ra trên thế giới. Logo KFC mô tả người sáng lập mang tính biểu tượng của công ty, Đại tá Sanders. KFC được biết đến với bản sắc hình ảnh đơn giản và tuyệt vời nhất quán của nó. Bên cạnh đó, với đặc trưng là ngành thức ăn nhanh, màu đỏ được lựa chọn làm nhận diện và xuất hiện đồng bộ trong hình ảnh của các hoạt động Marketing của KFC cả online lẫn offline. Chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment đã nhận định: “Màu sắc chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”. Màu sắc còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc gợi nhớ thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Nó kích thích cảm nhận và truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, đồng thời dễ dàng khơi gợi tính chất và hình ảnh của sản phẩm. Đó là lý do do cùng ngành thức ăn nhanh nhưng nghĩ tới KFC người ta sẽ nhớ tới màu đỏ và gà rán trong khi với McDonald lại là màu vàng và hamburger.

Đồng bộ nhận diện thương hiệu và hình ảnh đã trở thành một hoạt động bắt buộc đối với các thương hiệu trên thế giới. Không chỉ dừng ở những yếu tố nhận diện thông thường như màu sắc, font chữ, logo… mà thậm chí phong cách thiết kế cũng được bao hàm trong Marketing thị giác, thể hiện đặc tính và cá tính của thương hiệu. Apple là một ví dụ điển hình. Bắt đầu từ logo trái táo cắn dở dù đơn giản nhưng đầy cá tính và thể hiện sự khát khao trọn vẹn, tất cả các thiết kế mang thương hiệu Apple đều tiếp tục truyền tải thông điệp đó. iPhone với thiết kế không bàn phím là một cuộc cách mạng lớn về thiết bị di động. Mỗi thế hệ iPhone ra đời sau đó là đều nhận được sự mong đợi từ cộng đồng người dùng công nghệ bởi Apple đã tạo được nhu cầu và nuôi dưỡng niềm đam mê thẩm mỹ vượt trội, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy mình hội nhập với nền thẩm mỹ đương đại và phong cách thiết kế tối giản nhưng đầy tinh tế.

Tại Việt Nam, điều gì đang diễn ra?

Hình ảnh sẽ tác động trực tiếp tới sự quan tâm của người tiêu dùng tới thương hiệu. Trong một hội chợ triển lãm tiêu dùng, giám đốc của một thương hiệu nông sản Việt Nam đã chia sẻ sự khó khăn khi mời khách dùng thử sản phẩm bởi nhiều khách hàng đã “ngó lơ” sản phẩm do thiết kế bao bì không hấp dẫn. “Bao bì kém bắt mắt đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của chúng tôi rất nhiều, dù sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt”, bà thừa nhận. Câu chuyện trên không phải chuyện xa lạ đối với các thương hiệu Việt. Các sản phẩm Việt, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, luôn phải để giá thấp vì không thể cạnh tranh với các mặt hàng đến từ các nước khác như Thái Lan hoặc Hàn Quốc… Lý do không nằm ở chất lượng sản phẩm mà nằm ở hình ảnh của thương hiệu. Các thương hiệu Việt, vốn vẫn theo lối mòn tư duy cũ, đa phần chỉ tập trung phát triển sản phẩm mà quên mất yếu tố hình ảnh. Rất nhiều thương hiệu Việt dù sản phẩm rất tốt nhưng mẫu mã quá xấu, bao bì già nua và không đầu tư vào hình ảnh truyền thông nên không được khách hàng đón nhận.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Hiện cũng có nhiều thương hiệu Việt đã dành được lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường nhờ nắm bắt được tầm quan trọng và cách quản trị các hoạt động Marketing thị giác. Thương hiệu của sản phẩm cacao – Alluvia là một ví dụ điển hình. Nhờ nhiều năm sinh sống ở nước ngoài và từng làm việc cho các tập đoàn lớn nên bà Nguyễn Ngọc Điệp, giám đốc công ty Cacao Xuân Ron Chợ Gạo hiểu được tầm quan trọng của một bao bì đẹp. Để có thể lọt vào mắt xanh của người tiêu dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên, thương hiệu Alluvia đã đầu tư vào thiết kế sang trọng và màu sắc trang nhã. Yếu tố thân thiện môi trường cũng được đặc biệt quan tâm và thể hiện ngay trên bao bì sản phẩm, bởi mục tiêu thương hiệu hướng tới là xuất khẩu và đây là yếu tố khách hàng quốc tế đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, còn có rất nhiều cái tên thương hiệu Việt với đã có sự chú trọng tới hình ảnh và hoạt động Marketing thị giác như Bitis với chiến lược đồng bộ hóa hình ảnh thương hiệu, Nutrifood với hình ảnh thương hiệu được cải tiến và hoạt động truyền thông được đầu tư chăm chút, hoặc với những thương hiệu chỉ đơn giản là bao bì đổi mới như nước khoáng Vĩnh Hảo hay dầu gội Đại Dương…Điều này thể hiện những nỗ lực thay đổi chính mình của các doanh nghiệp Việt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu.

Trước thềm hội nhập quốc tế với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam kí kết với các nước, các khu vực kinh tế trên thế giới đã và đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các thương hiệu Việt. Thị trường mở rộng, nhiều hàng rào được dỡ bỏ, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đồng nghĩa với các thương hiệu trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà phải cạnh tranh khốc liệt với thương hiệu ngoại để tồn tại. Rõ ràng hình ảnh thương hiệu hay bề ngoài của thương hiệu không phải là tất cả nhưng là một phần rất quan trong, bởi không có nó thương hiệu sẽ không thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và truyền tải được hết đặc tính, giá trị của thương hiệu cũng như nhận được sự đánh giá đúng đắn. Ngay lúc này, người làm Marketing hơn lúc nào hết cần có cái nhìn thấu đáo hơn đối với quản trị hoạt động marketing thị giác và nỗ lực cải tiến hình ảnh để nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu Việt.

Nguồn: Brandsvietnam

Ngôn từ trong quảng cáo tiếp thị

Ngôn từ có khả năng thuyết phục nhưng cũng có thể khiến cho người khác khó chịu, có khả năng dẫn dắt nhưng cũng có thể gây cản trở cho bạn., có khả năng hàn gắn vết thương nhưng cũng có thể giết chết một con người.

Trung bình mỗi ngày chúng ta tiếp nhận khoảng 300-400 thông điệp quảng cáo, tiếp thị hàng ngày bao gồm báo, tạp chí, đèn LED, email, inbox, vô tuyến, đài phát thanh, tờ rơi…Vậy làm sao để những thông điệp quảng cáo truyền thông của bạn gây ẤN TƯỢNG với những người tiếp nhận ??? Ở đây tôi chỉ nói đến Social Media (Truyền thông mạng xã hội, mà cụ thể là thằng Facebook ) vì trình độ chưa đủ nói về những cái khác…

suc-manh-ngon-tuThực tế ai cũng biết những từ ngữ mà bạn sử dụng trong tiếp thị có thể sẽ thu hút khách hàng hoặc có thể đẩy họ ra xa bạn hơn

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÂU NÓI HỢP LÝ VÀ CÂU NÓI KHÔNG HỢP LÝ GIỐNG NHƯ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ÁNH CHỚP VÀ CON ĐOM ĐÓM

Có thể bạn không tin nhưng ngôn từ có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Đơn giản lấy ví dụ như bạn đi kí hợp đồng, vài lời nói vô ý của bạn có thể làm bạn mất đi hợp đồng đó. Để ý các thương hiệu lớn trên thế giới và ở Việt Nam, thông điệp truyền thông của họ rất trau chuốt về ngôn từ (Cái này chém gió :v )

Trong những bối cảnh và sự kiện khác nhau, chúng ta phải sử dụng những kiểu ngôn ngữ khác nhau. Cách đây vài tuần tôi có chuyến đi CHÉM GIÓ vào Sài Gòn. Chuyến bay khởi hành lúc 11h đêm làm tôi cảm thấy đói và thèm ăn cái gì đó tương tự cơm. Xem catalog trên máy bay tôi thấy 1 món cơm rang mà tôi rất thích. Giá như được làm thêm lon bia nữa thì quá tuyệt. Tiếc là khi được gọi món thì trên máy bay chỉ còn đồ ăn sẵn. Nhân viên phục vụ rất khéo léo khi mời tôi “Anh có thể chọn món bánh mỳ sandwich với 2 lát bánh giòn tan, kẹp ở giữa nhân thịt, rau và thêm một chút tương ớt..” Kết quả là tôi chọn luôn bánh mỳ sandwich dù trước đó không hề thích.

Việc bạn nên làm trong content marketing là gì ?
Bạn nên đọc qua bài viết 9 Bước xây dựng nội dung hấp dẫn cho Fanpage rồi đọc cái dưới ạ

1. Sử dụng các con số trong ngôn từ
Người bán hàng, nhà tiếp thị cần phải biết nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ các con số để tăng tính thuyết phục
  • Hơn ba phần tư…
  • Hơn hai trong số ba…
  • Gần tám trong số mười…
  • Chưa đầy một nửa
  • Dưới ba phần tư
2. Lựa chọn những từ có ý nghĩa tích cực
Bạn có thể lựa chọn những từ ngữ có ý nghĩa tích cực để giúp khách hàng tiềm năng cảm thấy yên tâm, tin tưởng và vui vẻ hơn khi tiếp nhận sản phẩm của bạn. Từ ngữ mà bạn lựa chọn sẽ giúp cho tâm trí họ theo dõi những gì bạn nói, bạn thể hiện. Khi chúng ta đang có tâm trạng tích cực, chúng ta không nên đặt quá nhiều câu hỏi. Câu khẳng định bao giờ cũng tạo ra tâm lý thoải mái và tăng độ TRUST
3. Lựa chọn từ ngữ tạo cảm xúc
Khi bạn xây dựng nội dung, viết bài quảng cáo tiếp thị cần cân nhắc tác động của từ, cụm từ. Có nhiều từ dễ gây xúc động và biểu thị những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Khó để tìm ra ngôn từ chung nhất cho tất cả mọi người. Vì thế cần tránh những từ nhất định mặc dù nó có ý nghĩa tích cực. Thay vào đó sử dụng từ ngữ mơ hồ hơn để họ tự hiểu theo cách của họ.
4. Sử dụng “từ ngữ của loài chồn” 
Nghĩa là những từ ngữ làm cho người đọc không biết chính xác nó như nào. Ví dụ: Có thể, có lẽ, lên đến, gần như, khoảng…
5. Sử dụng từ ngữ gây sự chú ý
Ảnh quảng cáo cho event tại KT-Hair Salon
Hệ thống từ vựng tiếng Việt rất phong phú, vì vậy hãy dành chút thời gian lựa chọn cho mình từ thích hợp nhất. Ví dụ:
  • Giá chỉ còn một nửa
  • Mua một – tặng một
  • Giảm giá 50%
Cả 3 cụm từ trên đều có chung nội dung nhưng dám đảm bảo cụm từ thứ 2 có hiệu quả cao nhất.
Một vài lưu ý nhỏ
  • Không sử dụng biệt ngữ hoặc thuật ngữ kỹ thuật: Trừ khi bạn chắc chắn ai đọc cũng hiểu
  • Không sử dụng từ tục tĩu và tiếng lóng: Bởi nó sẽ làm tổn thương người đọc
  • Ngôn từ đơn giản, dễ hiểu
  • Sử dụng câu có động từ: Dạng call to action ấy ạ
Làm gì thì làm, các bạn tránh Những sai lầm thường gặp khi xây dựng nội dung Fanpage ra ạ
Nhấn mạnh thêm: Hãy đánh vào cảm xúc của người dùng, đánh vào chính những điều mà họ quan tâm, chính những người mà họ đang quan tâm

Từ Facebook đến tiền trên tay

Chạy ads đã có hiệu khách cmt hỏi han thì ok rồi. Nhưng tiếp theo việc chốt đơn cũng là một khâu không kém phần quan trọng, nó quyết định tỷ lệ đơn hàng thành công hay thất bại. Khéo léo trong khâu tư vấn và chốt đơn sẽ mang lại thành công trong kinh doanh online

Đối với các khách hàng hỏi han trên face về sp, giá, chất liệu..hãy trả lời ngắn gọn nhất và không quên kèm theo câu : Anh/chị vui lòng để lại số điện thoại nhân viên CSKH bên em sẽ gọi lại tư vấn kỹ hơn cho anh chị. Kèm theo 1 câu cảm ơn, khách sẽ rất dễ để lại số đt và khi đã có số đt + tư vấn ok thì tỷ lệ chốt đơn thành công cực cao. Vì vậy mình sẽ không đi sâu phần trả lời cmt trên page và sẽ đi sâu hơn vào telesale và kỹ năng chốt đơn qua điện thoại
Kỹ năng khi gọi điện chốt đơn:
– Đầu tiên sales cần lưu ý là âm điệu giọng nói, hãy điều chỉnh âm thanh thật dễ nghe, dễ chịu và cuốn hút, điều này sẽ tạo thuận lợi để duy trì buổi nói chuyện thuận lợi.
– Từ 15-20 giây đầu tiên, sales cần giới thiệu ngắn gọn về mục đích cuộc gọi. Ví dụ “xin chào anh chị, em gọi đến cho anh chị từ Page A chuyên bán sản phẩm B, em nhận được số điện thoại của anh/chị trên page đang muốn đặt hàng – hay cần tư vấn – đúng không ạ “. Tất nhiên, những câu từ chối như “Cảm ơn, không cần đâu em!” sẽ thường xuyên xảy ra. Thay vì nản lòng, sales hãy nhiệt tình, vui vẻ đưa thêm ra một câu hỏi khác liên quan đến quyền lợi khách hàng vì sales là người chủ động, tìm cách thu hút sự chú ý của khách hàng.
– Nếu khách hàng đang bận rộn, bạn có thể hỏi thời gian nào là lý tưởng, sales xin một cái hẹn gọi lại để chào hàng một cách đầy đủ nhất.
– Tinh tế cảm nhận mức độ quan tâm của khách hàng thông qua câu trả lời và âm điệu của họ để sales điều chỉnh nội dung cuộc nói chuyện. Phân tích vấn đề nào khiến khách hàng quan tâm nhất như nhu cầu, giá cả, chất lượng…để đưa ra hướng tư vấn tốt nhất giúp khách hàng yên tâm đặt hàng
– Khi khách hàng đã bắt đầu lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đến giá trị và lợi ích của sản phẩm, sales hãy chuẩn bị trước cho mình những câu hỏi và câu trả lời mà khách hàng có thể đặt ra, kể cả những câu hỏi bất ngờ.
– Nên lưu ý đến thời gian gọi, tránh tạo cảm giác làm phiền cho khách hàng lúc sáng sớm, giờ nghỉ trưa, giờ dùng bữa hay lúc quá khuya.
Sau khi đã chốt đơn thành công hãy ghi đầy đủ lại thông tin khách hàng, số điện thoại và địa chỉ

Phương pháp tránh bị hoàn đơn khi gửi hàng qua Ship
– Gọi điện trước khi gửi hàng: Trước khi gửi sp đi điều tối quan trọng là phải gọi lại cho khách hàng thông báo lại cho khách về việc Shop sẽ gửi hàng đi khi nào, bao lâu khách nhận được đây cũng là cách nhắc khách nhớ về việc đặt hàng và loại đi hoàn toàn các đơn hàng khách có thể hủy tránh tình trạng hàng đã gửi đến khách lại hủy đơn. Cảm thấy khách phân vân, chuối thì loại ngay tránh cố đấm ăn xôi, gửi đến khách không nhận thì mất cả phí ship lẫn phí hoàn
– Gọi điện trước khi hàng được giao: Nếu cần thiết hãy căn thời gian hàng chuẩn bị được giao cho khách và gọi lại cho khách hàng thông báo cho khách biết việc Shop chuẩn bị giao để khách chuẩn bị thời gian và tiền để nhận hàng. Điều này tối quan trọng với các shop bán hàng cho khách hàng trẻ – đối tượng dưới 20 tuổi. Đối tượng này thường không chủ động về tài chính, gọi chính là động thái nhắc khách chuẩn bị tiền để nhận tránh tình trạng các “ sỉu nhi” đi chơi game hết tiền lại không có khả năng nhận hàng, hoàn rất uổng
– Phương pháp gói hàng: Hãy quan tâm đến vấn đề này nhất, nhất là các sp như quần áo, giầy dép, mỹ phẩm giá rẻ. Hãy chuẩn bị giấy gói, hộp đóng hàng cẩn thận cho sp vào và dán lại thật kín bằng băng keo, sau đó dán ngoài bằng giấy gói hàng và tiếp tục dán lại kín bằng băng keo, sau đó mới dán vận đơn lên. Tại sao lại lằng nhằng vậy ư? Hãy nghĩ đến cách khi khách nhận hàng, họ thường không có nhiều thời gian cũng như chuẩn bị để kiểm tra gói hàng. Nếu ta gói đẹp+ cẩn thận và quan trọng là KHÓ THÁO ra khách sẽ không đủ kiên nhẫn tháo mở và thường sẽ thanh toán ngay khi nhận. Điều này tránh đi rất nhiều việc hoàn đơn. Hộp sơ sài, dễ tháo mở khách mở toẹt ra, thử hàng không ưng hoàn đơn rất phí. Đương nhiên nếu tự tin chất lượng sp thì phần này ok rồi
– Chọn hãng vận chuyển tốt nhất: Đương nhiên tìm thì khó đấy, hãng nào cũng có cái hay và dở nhưng hãy tìm 1 hãng mà bạn ưng ý nhất, sau đó cố gắng tạo mối quan hệ tốt với các bạn điều vận để các bạn đôn đơn nhiệt tình và nhanh nhất. Online quan trọng nhất là thời gian, giao càng nhanh khách càng ít thay đổi. Tiếp theo bám sát tình trạng vận chuyển, khi thấy tình trạng giao không thành công lập tức làm việc với bên ship và khách để nắm bắt tình trạng tại sao không giao thành công và hẹn lại thời gian giao lại nếu khách hàng bận
– Giaỉ quyết với khách chuối: Bán online và nhất là ship hàng ngại nhất khi gặp khách hàng chuối, khách đặt cho vui mồm. Trong trường hợp này bạn sales là cực quan trọng, hãy gọi lại ngay cho khách để nắm bắt thông tin tại sao khách không nhận, kết hợp giữa giải thích mềm mỏng thuyết phục khách nhận và cứng rắn nói với khách “ Dạ, sp bên em đã gửi đến cho anh chị, phiền anh chị nhận giúp em vì trước khi gửi em cũng đã alo cho anh chị rồi ạ.” Đông tây y kết hợp mình chắc chắn khách sẽ thay đổi ý định – Còn nếu quá chuối nhất quyết không nhận thì tuyệt đối không nổi nóng, cáu gắt, xúc phạm khách hàng vì để sảy ra cái này thì rất phiền và đã phiền lại phải đi giải quyết……
Thân mến

Xin cám ơn chia sẻ từ Mạnh Hà

Các cấp độ nhận thức của người tiêu dùng

Chúng ta đang tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho việc tìm kiếm khách hàng. SEO, Adw, Facebook Ads.. để làm sao tiếp cận đến đối tượng tiềm năng càng nhiều càng tốt.

Việc tối ưu hóa chuyển đổi để tăng tỷ lệ mua hàng, từ đó giảm thiểu chi phí là điều mà chúng ta phải làm. Hiểu được các cấp độ nhận thức của nhóm đối tượng, chúng ta dễ dàng sử dụng các thông điệp phù hợp để thuyết phục họ mua hàng.

Dưới đây là các cấp độ nhận thức của công chúng mục tiêu tôi chiêm nghiệm được trong quá trình bán hàng, làm dịch vụ và đi dạy.

Conversation-Rates-Blog-Graphics_G

Cấp độ 1: KHÔNG GÌ CẢ

Đây là cấp độ không nhận thức được được vấn đề, họ không gặp vấn đề dẫn đến họ không cần biết trên đời này tồn tại một sản phẩm như thế. Với những đối tượng này, giai đoạn đầu chúng ta không thể sử dụng các kênh marketing online thông thường như SEO hay Adw vì họ không có vấn đề gì dẫn đến họ sẽ không phát sinh nhu cầu và đương nhiên sẽ không tìm kiếm các từ khóa liên quan đến vấn đề đó.

Ở cấp độ này khi sử dụng kênh Facebook chạy quảng cáo bắt buộc phải chạy trên một đối tượng rộng.

Ví dụ: Những sản phẩm gia dụng thông minh mà chúng ta vẫn thấy quảng cáo trên Facebook là những sản phẩm thuộc vào nhóm đối tượng này. Chúng ta rõ ràng không gặp vấn đề để cần đến giải pháp của sản phẩm. Tuy nhiên khi thấy các quảng cáo về sản phẩm này, chúng ta mới nhận ra rằng mình cần nó vì nó khá tiện ích. Cho dù trước đó không nghĩ rằng có loại sản phẩm này trên đời.

Chi phí quảng cáo để có được một khách hàng trong nhóm đối tượng này thường rất cao. Đó là lý do nhiều trường hợp chạy quảng cáo trong những  ngày đầu không ra đơn hàng.

Nhóm người ở đối tượng này lướt Facebook chỉ để ngó ngàng bạn bè và đọc tin tức xàm xí.

Cấp độ 2: NHẬN THỨC ĐƯỢC VẤN ĐỀ – CHƯA TÌM RA SẢN PHẨM

Đây là cấp độ khả thi nhất để có thể bán được hàng cho nhóm này, chỉ cần đưa ra cho họ một giải pháp để giải quyết vấn đề của họ.  Đối tượng này có nhu cầu tìm kiếm giải pháp khá cao vì khi gặp vấn đề họ luôn có xu hướng tìm kiếm giải pháp để xử lý. Các công việc SEO và Adw đánh vào đối tượng này là rất cần thiết. Các từ khóa tìm kiếm của đối tượng này thường là từ khóa của giải pháp chứ không phải sản phẩm tạo ra giải pháp đó.

Nhóm người này có xu hướng tìm kiếm giải pháp ở Google nhiều hơn là trên Facebook.

Ở Facebook, hãy chia sẻ những thông tin về các giải pháp có thể xử lý được những vấn đề này của họ. Họ sẽ ở lại với mình

Conversation

Cấp độ 3: TÌM GIẢI PHÁP

Nhóm đối tượng ở cấp độ này sẽ nhận thức được vấn đề tốt hơn, họ tìm kiếm các giải pháp một cách thực tế nhất. Ví dụ: Cách chống xuất tinh sớm, cách trị hôi nách, cách triệt lông mu bằng hoa quả dầm…

Việc cần làm là hãy chia sẻ cho họ những giải pháp có thể giúp họ xử lý được vấn đề. Chúng ta sẽ luôn đưa ra nhiều hơn 2 giải pháp để họ có thể lựa chọn, và tốt nhất là nên đưa giải pháp của sản phẩm mình vào trong các giải pháp đó. Chúng ta sẽ có thêm một số khách hàng từ nhóm này.

Ví du: Cách triệt lông mu: Cầm nhíp nhổ lông , cạo lông và mua thuốc trị lông ABC.

Cấp độ 3: TÌM ĐƯỢC SẢN PHẨM – NHƯNG CHƯA TIN

Nhóm đối tượng thuộc cấp độ này đa phần đã nhận thức được vấn đề họ gặp phải, họ đang đi tìm giải pháp và gặp sản phẩm của bạn. Tuy nhiên họ chưa thực sự tin tưởng để bỏ tiền ra mua. Nhóm đối tượng này thường rất đa nghi, họ cố gắng tìm kiếm ở sản phẩm của bạn các câu hỏi “Giá này có đắt không ? Dùng sản phẩm này có làm sao không ? …

Việc cần làm là hãy nói cho khách hàng biết lợi ích sản phẩm của bạn là gì ? Những cam kết, giấy chứng nhận hay bất cứ thứ gì có thể giúp bạn phông bạt trước khách hàng. Làm cho họ tin sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng đưa ra điểm nổi trội nhất ở sản phẩm, chứ không phải kể một loạt công dụng như trên bao bì.

Cấp độ 4: TIN TƯỞNG GIẢI PHÁP NHƯNG CHƯA MUA

Ở cấp độ này là đối tượng đã được educate ở các cấp độ trước. Họ tin tưởng giải pháp mà sản phẩm của bạn đưa ra, tuy nhiên để đi đến hành động cuối cùng là MUA HÀNG  thì chưa. Nhóm người ở cấp độ này ngoài việc muốn mua sản phẩm để xử lý vấn đề của họ thì họ còn cần nhiều hơn thế nữa ở giải pháp.

Ví dụ: Họ biết sản phẩm ABC triệt lông mu không đau rát, nhưng để đi đến hành động mua thuốc  này thì vẫn chưa hoàn toàn. Bạn hãy nói cho họ cái “hay” của sản phẩm này.

Đại khái hãy vẽ cho họ một bức tranh ngôn tình đằng sau sản phẩm ngoài những công năng của sản phẩm.

Cấp độ 5: ACTION

Đây là cấp độ cuối cùng, là cấp độ gặp vấn đề và bạn đã đưa ra cho họ những giải pháp, bạn thuyết phục họ bằng những công dụng, cam kết của sản phẩm. Và quan trọng hơn cả là đối tượng này mong muốn mua sản phẩm càng nhanh càng tốt. Việc của bạn là ngồi check comment, inbox để chốt đơn.

3 CẤP ĐỘ TÓM TẮT

Ở trên tôi đã trình bày 5 cấp độ chính của công chúng mục tiêu trong marketing, tuy nhiên kinh nghiệm của tôi làm Facebook Ads 4 năm nay thì tôi thấy rằng chúng ta sẽ chủ yếu nhắm đến 3 cấp độ cơ bản.

  • THÍCH

Việc của nhà quảng cáo là hãy cố gắng phân tích sản phẩm, target đến đối tượng thích sản phẩm của bạn. Vì nếu không thích chắc chắn sẽ không mua

  • NHU CẦU

Thích là một chuyện, cần sản phẩm đó hay không lại là chuyện khác. Như ví dụ tôi có nói ở trên, nhiều bạn thích triệt lông mu, tuy nhiên vì không triệt cũng quan hệ đều đặn và an toàn nên họ không có nhu cầu triệt lông mu.

  • SỞ HỮU

Thích – có nhu cầu  nhưng không có khả năng tài chính chi trả cho việc mua sản phẩm thì cũng vô ích.

Ví dụ: Tôi thích mua cái xe ô tô, tôi có nhu cầu vì đi làm xa và nắng quá, nhưng tiền thì không có. Vậy nên bán ô tô mà nhắm đến đối tượng giống tôi là hỏng.

Ở 2 phần trên tôi có nói đến 5 cấp độ nhận thức cơ bản và 3 cấp độ nhận thức chính. Việc của chúng ta là đưa nhóm đối tượng tiềm năng từ cấp độ này đến cấp độ cao hơn để hành động cuối cùng của họ là MUA HÀNG.

Chúc các bạn thành công

Phan Bá Tuấn

Co-Founder Max Solutions