All posts by phucnguyenhoang

Kế hoạch kinh doanh với 5 câu hỏi quan trọng

Hãy đặt ra câu hỏi, kế hoạch kinh doanh có thể làm gì cho bạn, thay vì bạn có thể làm gì cho kế hoạch kinh doanh. Những câu hỏi về giá cả, tuyển dụng và các lĩnh vực khác có thể xuất hiện khi việc kinh doanh phát triển.

Một kế hoạch kinh doanh chi tiết và thường xuyên được sửa đổi sẽ trả lời những câu hỏi đó.

Những câu trả lời này có thể giúp bạn kiểm soát được mục tiêu dài hạn trong tâm trí trong khi vẫn lèo lái công ty hướng theo các mục tiêu ngắn hạn.

Đây là 5 câu hỏi cốt lõi và cách mà một kế hoạch kinh doanh trả lời cho những câu hỏi đó :

1. Giá của tôi có hợp lý không?

Có 2 thành phần cần thiết của giá cả nằm trong kế hoạch kinh doanh của bạn

Xét xem liệu giá cả có đồng hành với những thông điệp của bạn. Nếu bạn tuyên bố cung cấu một sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao, bạn không thể đưa ra một mức giá thấp mà không đi kèm vỡi những mâu thuẫn với những thông điệp tiếp thị. Bạn nên đặt giá theo những giá trị liên quan thứ mà bạn cung cấp, hoặc nguy cơ làm rối loạn thị trường tiềm năng của bạn.

Kế hoạch kinh doanh nên bao gồm cả doanh thu và chi phí trên mỗi sản phẩm nền tảng, chi phí tổng thể trực tiếp và phần vượt quá. Những yếu tố này có thể giúp bạn thiết lập các hạn chế liên quan đến lợi nhuận. Bạn phải trang trải những chi phí, bao gồm các chi phí ngoài các chi phí trực tiếp mua những gì bạn bán, chẳng hạn như yếu tố tiền thuê nhà và lương nhân viên.

2. Tôi có đủ khả năng để tuyển dụng?

Đặc biệt khi bạn đang điều hành một công ty mới, bạn không thể không nghĩ tới việc tuyển dụng thêm vài người có thể giúp bạn với hàng tá công việc phải làm. Chuyện gì xảy ra nếu bạn tuyển thêm một nhân viên kinh doanh ? Hay một quản lý nữa có thể giải quyết được vài vấn đề của bạn?

Quay lạ kế hoạch kinh doanh và quyết định cái gì xảy ra với những kế hoạch nếu bạn thêm vào mức lương và những lợi ích. Đoán xem liệu những bổ sung về sức người có thêm vào doanh thu, hay làm giảm chi phí.

Hoặc có thể bạn nên xem xét tuyển thêm một người làm theo hợp đồng. Hiển nhiên, tuyển dụng một người nào đó gần như là rẻ hơn, nhưng chỉ khi có một cần dài hạn mà biện minh cho thêm các chi phí cố định. Nếu chỉ là ý muốn ngắn hạn thì chi phí đó ko ảnh hưởng mãi mãi đến phần vượt quá.

Personal Perspective of a Person Planning for Work

Personal Perspective of a Person Planning for Work

Dù bằng cách nào, làm việc những con số không thể loại bỏ được sự không chắc chắn, những nó có thể dễ hiểu hơn những yếu tố thay đổi.

3. Tôi có đang thực hiện chiến lược của tôi?

Thử nghiệm sự liên kết chiến lược của bạn : Thực hiện những sự kiện quan trọng, chi tiêu cho hoạt động tiếp thị và phát triển cho sản phẩm hay dịch vụ mới, những chi phí lien quan cho thấy được những ưu tiên được phản ánh trong chiến lược của bạn. Không hiếm những trường hợp chiến lược một đằng nhưng trong thực hiện và chi tiêu thì lại ra một nẻo.

Ví dụ, bạn nói bạn sẽ nhấn mạnh chuyên môn máy tính mở rộng trong chiến lược, nhưng lại trả cho nhân viên dịch vụ dưới giá thị trường. Hoặc bạn nói sẽ tập trung một sản phẩm, nhưng lại bỏ tiền quảng cáo cho sản phẩm khác.

4.Tôi có đủ khả năng để chuyển đi?

Trong một số trường hợp người chủ mới cần chuyển đi để cắt giảm chi phí, hoặc tới một nơi có thể giúp chiếm ưu thế trong kinh doanh. Nếu bạn muốn thay đổi, quay về với những con số cơ bản và phá vỡ các thành phần của kế hoạch kinh doanh.

Ước tính tiền thuê một tháng sẽ là bao nhiêu với chỗ mới, chi phí di chuyển, tu sửa và cả phần doanh thu kinh doanh bị mất đi khi bạn di chuyển.

Sau đó điều chỉnh những dự đoán về doanh thu với những phần được thêm trong kinh doanh hay là phần chi phí có thể được cắt bớt. Nếu trong dài hạn mà không có sự phát triển, có lẽ bạn nên quên chuyện chuyển đi thì hơn.

5. Tôi có đang kìm hãm sự phát triển kinh doanh của chính tôi?

Xem lại kế hoạch kinh doanh và cho sự kiêu căng của bạn một cái nhìn được làm mới. Để tâm đến thị trường mục tiêu và chiến lược, và thêm việc cung cấp kinh doanh của bạn những sự khác biệt đặc biệt. Những thứ mà bạn cung cấp có phù hợp với thị trường? Thông điệp bạn gửi đi có tới đúng những khách hàng tiềm năng của bạn không?

Suy nghĩ về những thứ bạn có thể dễ dàng thêm vào để bán thêm cho mỗi khách hàng? Có những thứ dễ hái mà bạn lại để quên mất? Có thể khách trong nhà hàng của bạn, ví dụ, muốn những chiếc cố, T-Shirt hay những món tráng miệng. Những khách khách hàng sử dụng dịch vụ máy tính của bạn muốn dịch vụ tự động back-up, hay nâng cấp hệ thống.

Giờ hãy nhìn lại marketing. Những thông điệp bạn phát đi đã thay đổi cho phù hợp với thị trường? Kế hoạch truyền thông có điều chỉnh công nghệ, truyền thông và xã hội? Nếu bạn bỏ thêm tiền và thời gian với marketing, doanh thu của bạn có tăng lên?

Kế hoạch kinh doanh không phải là một tờ giấy tĩnh – Nó là một công cụ tốt nhất định hướng kinh doanh của bạn. Trả lời những câu hỏi này một cách định kỳ giúp bạn giữ được kế hoạch dài hạn trong tâm trí và điều chỉnh những bước đi tức thời phù hợp .

Xu hướng quảng cáo khi người dùng ngày càng “thông minh”

Trong thời đại công nghệ thông tin, Internet ngày càng phát triển như hiện nay, các phương thức quảng cáo và marketing truyền thống bắt đầu trở nên “chật chội” hơn.

Bởi vậy, các nhà tiếp thị cũng đang tìm kiếm và thay đổi các phương thức quảng cáo cho thân thiện và dễ thu hút người dùng.

Các phương thức quảng cáo cũ như email marketing, banner ads, pop-up… thường gây cảm giác khó chịu, bị làm phiền và khiến người dùng có cảm giác đang bị tiếp thị. Bởi vậy, khi công nghệ ngày càng phát triển, các hình thức marketing truyền thống dần mất đi tính hiệu quả và thu hút. Người dùng trở nên “thông minh” hơn, họ đã bắt đầu tìm cách loại bỏ quảng cáo với các tiện ích như AdBlock Plus được tích hợp ngay trên các trình duyệt Firefox, IE, Chrome…, lọc bỏ email không mong muốn vào hòm thư rác, hay đơn giản chỉ là bỏ qua không quan tâm đến quảng cáo.

Trước thực tế đó, nhiều công ty lớn đang tìm cách thay đổi phương thức tiếp thị hướng đến tính chia sẻ, thân thiện và tương tác để quảng bá sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Quảng cáo hiện nay không chỉ còn dừng ở một hình ảnh banner thông thường nữa, mà đã tiến đến tích hợp với những thông tin và tiện ích thu hút người dùng nhiều hơn.

Thực tế, trên thế giới có không ít doanh nghiệp lớn đã sử dụng hình thức này để quảng bá thương hiệu của mình. Trong một khung đặt quảng cáo, bạn có thể tìm thấy một chuỗi slideshow hình ảnh mà bạn có thể lựa chọn xem theo ý thích, một video clip vui nhộn, hấp dẫn về sản phẩm, một bản đồ chỉ dẫn đường đi tới địa chỉ gần nhất của cửa hàng, một danh sách các bài viết và thông tin hữu ích, những liên kết đến các trang mạng xã hội của hãng như Facebook, Twitter, Youtube… hay thậm chí là các ý kiến, bình luận của chính người dùng.

Ở Việt Nam hiện nay, cũng đã có một số website thực hiện thành công các cách thức quảng cáo thương hiệu tương tự, đơn cử như sản phẩm Box Application của AdMicro, một gói quảng cáo tích hợp thêm nhiều tính năng, có thể thực hiện trên các website thuộc hệ thống AdNetwork gồm hơn 50 sản phẩm báo chí và các cổng thông tin trực tuyến. Thay vì một banner hình ảnh lớn hay những pop-up gây khó chịu và phiền toái cho người dùng, thì giờ khung quảng cáo được thiết kế rất thân thiện với bạn đọc và cung cấp các thông tin thực sự hữu ích. Quảng cáo có thể được xem như là một phần của chính website với giao diện đồng nhất, nhưng vẫn không hề mất đi tính hấp dẫn và thu hút đối với người dùng.

Hình thức quảng cáo này sẽ giúp các nhà tiếp thị cung cấp những thông tin phong phú, phù hợp với nội dung của website. Giao diện được thiết kế đồng bộ như là một phần của website, nhờ đó, độc giả sẽ tiếp nhận thông tin như đang đọc báo, chứ không phải đang xem quảng cáo. Các chuỗi hình ảnh, video clip giúp tăng hiệu quả thu hút và độ tập trung của người xem. Các tiện ích liên quan đến mạng xã hội như Facebook, Twitter, Blogger… tích hợp ngay trong quảng cáo giúp tăng cường liên kết với mạng lưới những người dùng trên các mạng xã hội này. Ngoài ra, các tính năng như hệ thống định vị bản đồ, chia sẻ, trao đổi, thảo luận trực tuyến… có thể khiến độc giả tương tác ngay với quảng cáo. Đây là một mục tiêu mà hầu hết các nhà tiếp thị đều mong muốn đạt được, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Như vậy, khi mà Internet đang là một kênh marketing không thể bỏ qua với khả năng tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tiềm năng, nhưng người dùng Internet cũng ngày càng trở nên “thông minh” hơn trong việc bỏ qua quảng cáo, thì các phương thức quảng cáo “thông minh” và thân thiện sẽ là một xu hướng tất yếu.

Chiêu tiếp thị làm mê lòng người

Một chiến dịch tiếp thị thành công cần phải hội đủ 3 yếu tố quan trọng là lôi cuốn, cung cấp thông tin và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.
Áp lực của việc thiết kế thành công một chiến lược tiếp thị có thể rất cao. Điều đáng buồn là không phải lúc nào cũng chiến dịch tiếp thị cũng thành công như mong đợi. Thế nhưng, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng cải thiện cơ hội thành công bằng cách áp dụng quy tắc đơn giản.

Một chiến dịch tiếp thị thành công cần phải hội đủ 3 yếu tố quan trọng là lôi cuốn, cung cấp thông tin và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.Cuộc sống ngày nay khiến chúng ta trở nên bận rộn hơn bao giờ hết đến nỗi chẳng còn bao nhiêu thời gian dành cho bản thân. Chúng ta trở nên mệt mỏi. Chúng ta phải tận dụng từng giây phút một, nào là giải quyết các nhu cầu thiết yếu hằng ngày, đối mặt với tiếng ồn và tình trạng tắc nghẽn giao thông. Một chiến dịch tiếp thị phải được thiết kế thật lôi cuốn mới có thể thu hút được sự chú ý và làm chúng ta không bị nhầm lẫn với hàng ngàn mẫu quảng cáo mỗi ngày vẫn đập vào mắt trong lúc chúng ta lái xe, đi xe buýt, xem tivi, mua sắm, truy cập mạng, đọc báo hay nghe đài.

Khi bán bất kỳ sản phẩm nào cho bất kỳ ai và ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, hãy luôn tự hỏi bản thân: “Mẩu quảng cáo, brochure, pano quảng cáo, việc thiết kế trưng bày, quảng cáo trên đài… có tạo được sự lôi cuốn, cung cấp thông tin giá trị và khiến khách hàng phải dừng bất cứ chuyện gì đang làm để đặt mua sản phẩm hay dịch vụ của mình?”.

Về cơ bản, nhiệm vụ của các chuyên gia tiếp thị là lôi cuốn đối tượng khách hàng tiềm năng, khiến họ chú ý đến thông điệp sản phẩm hay dịch vụ của mình hơn là của đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều chiến dịch tiếp thị thất bại trong việc tạo được sự chú ý đó và tệ hơn nữa là chúng không có khả năng thuyết phục để thu hút sự phản hồi của khách hàng.

Mục tiêu chính của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào cũng là thu hút sự chú ý và nhận được phản hồi từ khách hàng. Chỉ riêng tại Mỹ, ngành công nghiệp tiếp thị tiêu tốn 35 tỷ đô la mỗi tháng cho việc này.

Liệu có người nào sẽ bị thu hút nếu lại thấy thêm một mẫu quảng cáo bánh hamburger; hoặc một bức ảnh nữa về cặp vợ chồng trung niên đẹp đôi, tay trong tay đi dạo bên bờ biển vắng để quảng cáo cho một công ty dịch vụ tài chính; hoặc lại một mẩu quảng cáo xe hơi nữa đăng ảnh chiếc xe bóng loáng một mình trên con đường ngoằn nghèo, dưới trời đổ mưa tại Monument Valley?

Vậy làm cách nào để bạn có thể phá vỡ sự nhàm chán và tạo ấn tượng bất ngờ, khiến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến có thể phân biệt ngay thương hiệu sản phẩm và đáp ứng những gì bạn chào mời? Làm thế nào để thực hiện được điều này?Hãy tham khảo những chiến dịch tiếp thị quảng cáo xuất sắc dưới đây, tất cả đều thể hiện sức mạnh của sự kết hợp ba yếu tố: lôi cuốn, cung cấp thông tin giá trị, và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.

 

Mẫu quảng cáo kêu gọi trợ giúp ấn tượng

Nếu phải chọn mẩu quảng cáo mà tôi thích nhất, tôi sẽ chọn mẩu quảng cáo của Sir Ernest Shackleton, nhà thám hiểm địa cực nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Năm 1933, Shackleton cho đăng một mẩu quảng cáo ngắn gọn trên nhiều tờ báo ở London để tìm người tình nguyện đi cùng ông trong chuyến thám hiểm Nam Cực sắp tới. Ông hy vọng sẽ có khoảng 50 đến 75 người viết thư đến tìm hiểu thông tin. Cuối cùng mẫu quảng cáo của ông đã thu hút năm nghìn lá thư phản hồi:
“Tuyển nam cho chuyến đi mạo hiểm. Lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn. Có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công. – Sir Ernest ShackletonMẫu quảng cáo chỉ gói gọi trong 37 từ trên đã hội tụ đủ ba yếu tố để thành công: lôi cuốn, cung cấp thông tin, lời kêu gọi thuyết phục để thu hút sự phản hồi. Không cần phải thêm một từ nào nữa.Những ngày đầu tiên của tạp chí PlayboyVào đầu những năm 1950, khi mới lên 5-6 tuổi, tôi không thể nào hình dung được công việc của cha tôi đang làm là gì. Bản thân cha tôi cũng khá mơ hồ về công việc của mình. Mãi sau, tôi mới biết rằng lúc đó ông đang viết những bức thư quảng cáo đầu tiên cho tạp chí Playboy của Hugh Hefner, một tạp chí còn rất mới và vô cùng chật vật mỗi lần xuất bản.

Những lá thư này sau đó được gửi đến các độc giả nam theo danh sách khách hàng đang đặt mua dài hạn các tờ tạp chí dành cho nam giới khác – điều này dĩ nhiên không có gì khó hiểu. Điều hơi khác biệt chính là cách mà cha tôi viết những lá thư này… với tư cách là nàng thỏ Playboy Bunny. Mỗi bức thư đều đính kèm một bức ảnh của nàng thỏ trong bộ trang phục Bunny. Bức ảnh không chỉ xuất hiện trên bức thư mà trong tờ bướm quảng cáo kèm theo của công ty đều có đăng thêm các bức ảnh khác nhau của nàng Thỏ cũng như bạn bè của nàng. Thậm chí chữ ký cũng là của nàng Thỏ Playboy Bunny.Do đó, hàng triệu nam giới Mỹ nhận được các bức thư từ “Nàng Thỏ Playboy Bunny thật”, miêu tả những đặc điểm nổi bật của tờ tạp chí Playboy lúc đó: tiểu thuyết hấp dẫn, bình luận về xã hội, và tất nhiên là không thiếu những bức ảnh gợi cảm của nàng Thỏ Playboy và bạn bè của cô. Cách tiếp cận đầy sức lôi cuốn này đã gặt hái kết quả thành công hơn nhiều so với việc Hugh hoặc các biên tập nam khác viết những lá thư đó với bút danh của mình.
Vì sao phải quảng cáo?

Hầu hết mọi người đều tin rằng việc quảng cáo chủ yếu là để tung sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, để xây dựng nhận biết thương hiệu và để thu hút khách hàng. Thật ra, những mục tiêu này đều đúng cả, tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì ý nghĩa của việc quảng cáo chưa được trọn vẹn. Sau đây là 6 lý do chính yếu cho việc quảng cáo, tuy vậy không phải lý do nào cũng dễ nhận biết:
– Tạo động lực thúc đẩy cho “đội quân” của bạn: Việc quảng cáo có khả năng tạo động lực thúc đẩy nhân viên của bạn và nếu được thực hiện hiệu quả nhân viên sẽ cảm thấy tự hào về công ty và bản thân họ. Những mẫu quảng cáo mới nên được đem ra xem xét nội bộ trong các cuộc họp nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự phấn khích và nhân viên sau đó sẽ thảo luận với gia đình và bạn bè của họ về chiến dịch quảng cáo. Nhớ thông báo cho nhân viên biết khi nào mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện và trên phương tiện truyền thông nào.
– Nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ: Bạn cần gửi thông điệp này tới khách hàng để họ thấy được rằng quả không sai lầm khi chọn công ty bạn làm đối tác kinh doanh – một ý tưởng mà khách hàng sẽ chẳng bao giờ tự thân nghĩ đến. Qua việc tăng cường nhận thức cũng như củng cố trí nhớ của khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu công ty, việc quảng cáo khuyến khích khách hàng hỗ trợ thêm cho chiến dịch quảng cáo của ban. Hầu hết những mối kinh doanh “mới” có được nhờ quảng cáo là từ khách hàng hiện tại của bạn.
– Có thêm khách hàng mới: Ai cũng muốn có thêm nhiều khách hàng, nhưng những khách hàng tiềm năng này cần được trang bị thêm thông tin. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ website hoặc số điện thoại phải được in rõ ràng và dễ nhìn thấy. Bạn cũng cần nói rõ khách hàng có thể phản hồi trên phương tiện nào hoặc hướng dẫn chính xác cách thức và địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt ra thời hạn cụ thể.
– Tuyển dụng nhân tài của đối thủ cạnh tranh: Nếu nhân sự từ đối thủ cạnh tranh liên hệ và hỏi bạn về cơ hội việc làm sau khi xem mẫu quảng cáo của công ty, bạn biết rằng mình đã thành công. Ngay cả khi họ không đề cập gì đến mẫu quảng cáo, bạn vẫn có thể biết được đó là lý do chính đã thu hút và khiến họ liên hệ với bạn.
– Tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty: Các phương tiện truyền thông cũng sẽ theo dõi mẫu quảng cáo của bạn. Rất có thể phóng viên sẽ đề nghị phỏng vấn bạn sau khi chiến dịch quảng cáo bắt đầu. Hãy tận dụng cơ hội này và tỏ ra cộng tác với họ. Điều này tương tự như việc bạn làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về những điều tốt đẹp của công ty mình qua chiến dịch quảng cáo.
– Xây dựng thương hiệu: Một điều rất đơn giản là càng nhiều người biết đến công ty bạn càng tốt.

Kiểu hỗn hợp kênh truyền thông và tại chúng không hiệu quả

Khi quảng cáo trực tuyến gia tăng, nó chắc chắn ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay, các marketer gặp nhiều thử thách trong việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật phức tạp – từ tìm kiếm cho đến việc kết hợp công cụ quảng cáo và hơn thế – nhằm đạt được các kết quả mong đợi. Mỗi kênh có các nguyên tắc, mục tiêu và phương pháp quản lý riêng nhằm đạt được sự nhịp nhàng.

Cho dù, trên lý thuyết, mỗi kênh có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khi chúng cùng hoạt động trong một môi trường chung.
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Nguy hiểm hơn, các kết quả chắc chắn đạt được có thể bị bỏ lỡ bởi cái nhìn thiếu bao quát.
Tạo ra một hỗn hợp phù hợp từ các kênh đơn lẻ không đủ để tối đa hóa những cơ hội mà các kênh đem lại; đúng hơn, các nhà quảng cáo cần có một lý thuyết tiếp cận và xây dựng các nguyên tắc riêng cho mỗi kênh.
Nhưng với quá nhiều kênh và quá nhiều nguyên tắc, một nhà quảng cáo nên bắt đầu từ đâu?

Dự báo khó khăn và thoát khỏi xung đột.

Để cảm nhận được điều gì bạn đang làm đúng, điều gì bạn đang làm quá tốt, tháo gỡ những xung đột và loại bỏ những hoạt động vô ích. Bạn có thể nhận thấy vài điều bạn muốn thay đổi. Chẳng hạn, có thể bạn đang tập trung vào nhiều kênh trên mức độ cần thiết nhằm thu hút khách hàng, trong khi đối thủ của bạn sử dụng ít kênh hơn.

Điểm bắt đầu: Hãy nhìn vào những gì đối thủ của bạn sẵn sàng chi để có một khách hàng. Chi phí mục tiêu tương quan của bạn như thế nào? Bạn có một kênh, ở đó bạn trả 5 USD để có một khách hàng, trong khi đối thủ của bạn là 7 USD? Nếu vậy, bạn có biết tại sao không?

Nếu bạn đang hoạt động với một kênh, thay vì rộng hơn. Bạn có thể nhận thấy chi phí để đạt tới mục tiêu của bạn không tối ưu cho toàn bộ chiến dịch.

Quản lý chi phí hiệu quả hơn

Với việc sử dụng cùng một lúc nhiều kênh, chi phí tăng lên nhanh chóng, điều này tạo ra thử thách lớn đối với các marketer, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mà mỗi đồng bỏ ra cần có sự cân nhắc. Nhìn vào chi phí cho mỗi kênh là cách tốt nhất để có được sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn và kiểm soát tốt chi phí, trong khi vẫn đạt được những kết quả như mong đợi.

Điểm bắt đầu: Lùi một bước và xem lại mục tiêu của bạn, và mỗi kênh có thể hỗ trợ các mục tiêu đó như thế nào. Đo lường mức độ ảnh hưởng, chi phí của các hoạt động cả trên thực tại và kế hoạch. Sử dụng các kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như giám sát, báo cáo, quản lý gia tăng giá trị sống của khách hàng, rà soát chiến dịch tới đánh giá hiệu quả đầu tư và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

Kiểm tra, tối ưu hóa và kiểm tra lại lần nữa giữa các kênh.

Sự chênh lệch lớn dần trong kiểm tra có thể ảnh hưởng lớn tới ROI của một chiến dịch đơn lẻ và cũng có thể được áp dụng toàn bộ chiến dịch marketing đa kênh. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy một điều thông qua hoạt động kiểm tra, đó là khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng tích cực hơn khi bạn “giảm dollars” so với “giảm %”. Những kết quả này có thể cũng được sử dụng tới xác định, đâu là điểm bắt đầu để cải thiện các kênh khác.

Điểm bắt đầu: Kiểm tra sáng tạo, những thứ bạn cung cấp cho khách hàng, những sắp xếp, và thực hiện điều này thường xuyên ở mức có thể, và đừng bao giờ để thứ gì đó vào cột “mất”. Khi bạn tạo ra những tiến bộ dựa vào kết quả kiểm tra mỗi kênh và tối đa chúng, hãy xem lại những thứ không hiệu quả trước đó, đặc biệt khi bạn đang xem xét sự khác nhau giữa các kênh. Bạn không bao giờ biết – thứ gì đó không hiệu quả trước khi bắt đầu một sự kết hợp mới.

Gắn kết đội ngũ trong và ngoài

Trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt là một chiến dịch đa kênh, đảm bảo mọi người có sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thậm chí chỉ cần một ai đó mất kết nối, có thể một cơ hội lớn đã bị bỏ qua. Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông bao cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực, kết quả là mất lưu lượng, sai lầm này có thể sẽ không bao giờ phục hồi được, nó chẳng khác gì một trải nghiệm tồi tệ.

Điểm bắt đầu: Kết hợp mọi thành viên trong đội và những người liên quan trong thảo luận ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Giữ cho đường truyền thông tin luôn mở khi có thay đổi phát sinh.

Dự báo những thay đổi của ngành.

Không gian ảo của thế giới trực tuyến đã xóa bỏ hoàn toàn những giới hạn của truyền thông truyền thống. Những từ khóa trước đây liên kết với thương hiệu của bạn thì hiện tại chỉ là một trò chơi công khai cho đối thủ cạnh tranh, những từ đó có thể hướng sự truy cập ra khỏi website của bạn và trược tiếp tới website của đối thủ. Những thay đổi gần đây cho Google chỉ bao gồm những thứ phức tạp, có ảnh hưởng đáng kế đến ROI của marketers và sự kết hợp các kênh của họ.

Điểm bắt đầu: Lập bảng kê người giám sát và bảo vệ thương hiệu của bạn, cũng như cách thức môi trường mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đó. Ví dụ, những mở rộng của Google đã ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiềm. Và nó cùng từng thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu,  điều này sẽ quyết định bạn có thể gia tăng những liên kết hữu ích hay không – hoặc trao lợi nhuận cho đối thủ của bạn.
Nếu bạn không có một thương hiệu có thể phân biệt, hãy nhận dạng các chiến lược có thể bảo vệ bạn, chẳng hạn như tập trung vào phát triển công việc kinh doanh hiện tại, liên kết…
Hãy nhớ rằng đây chính là những điều giúp cho các kênh của bạn được tối ưu hóa và gắn kết. Hãy để hỗn hợp marketing của bạn dẫn bạn đến cấp độ mới của sự hiệu quả và hợp tác dẫn đến thành công dài hạn.

Làm quảng cáo hiệu quả trong thời đại của “sự tức thì”

Chúng ta đang sống trong thời đại của sự tức thì, khi mà những phản hồi gần như là ngay lập tức.

Khi đăng một post trên Facebook hoặc Instagram, chúng ta sẽ thấy buồn nếu không ai “like” hoặc “share” tin đó ngay lập tức. Nhưng social media có tính năng phản hồi ngay lập tức không có nghĩa là cách chúng ta trả lời phải thay đổi, hoặc là các nội dung được chia sẻ phải được tạo ra trong khoảng thời gian ngắn hơn và ít công sức hơn. Có khi còn ngược lại.

The Warc 100 đã cho thấy sự gắn kết trên mạng xã hội là một xu hướng đang phát triển và khẳng định rằng: “Social media đã nâng vị trí của mình lên thành phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất với 80% chiến dịch marketing The Warc 100 đề cập đã sử dụng social media theo nhiều cách”.

Nhìn vào vấn đề này, rất dễ cho rằng tất cả chiến dịch đều cần tới mạng xã hội để có hiệu quả. Cái suy nghĩ này – theo tôi – cũng tệ như việc cứ nghĩ rằng chiến dịch thành công đều bắt đầu bằng một TVC hay. Thay vì bắt đầu với việc sử dụng phương tiện truyền thông nào, các chiến dịch hiệu quả nên bắt đầu với vấn đềhành vi người tiêu dùng họ cần thay đổi là gì. Một khi động cơ thay đổi được phát hiện, chiến dịch có thể được xây dựng xung quanh đó để thúc đẩy hành vi mong muốn.

Sự sáng tạo trong quảng cáo đã từng giống như nghệ thuật (bạn biết đó là quảng cáo hay chỉ khi bạn xem nó), nhưng bây giờ quảng cáo giống với ngành kiến trúc hơn, nó được làm theo một mục đích nhất định (bạn biết chiến dịch đó hay khi nó có hiệu quả như dự tính). Đó là điều hiển nhiên, vì bạn phải biết quảng cáo được thực hiện để đạt được mục tiêu gì, và bạn phải có những dữ liệu nhất định để đánh giá chiến dịch thành công thế nào.

Tôi tin rằng một lý do làm social media trở nên phổ biến là bởi công tác kiểm tra rất dễ dàng. Nếu người dùng đủ quan tâm khi thảo luận về chiến dịch của bạn, thì ít ra bạn biết rằng chiến dịch đã có hiệu quả trên phương diện nào đó. Điều buồn cười là đây không phải là vấn đề gì mới. Người dùng luôn nói về những quảng cáo mà họ gắn kết. Theo Bảng phân tích hành vi digital của Millward Brown cho thấy, cũng giống việc bán hàng, giữa trí nhớ thương hiệu trong quảng cáo và mức độ một chiến dịch kích thích thảo luận trên mạng xã hội có một mối liên hệ mạnh mẽ.

Vì thế được thảo luận nhiều có thể là một chỉ số hàng đầu để đo sự thành công, đặc biệt là những ngành hàng ít được nói đến. Nhưng đối với ngành hàng được thảo luận nhiều như ngành hàng điện máy hoặc xe hơi thì sẽ phải đo nhiều yếu tố hơn nữa vì nhiều người sẽ bắt đầu tìm kiếm về thương hiệu, chứ không chỉ trò chuyện về nó.

Tất cả dẫn tôi về vấn đề chính, đó là không có phương pháp duy nhất trong marketing. Cả serie “Volvo Truck Live Test” từng làm mưa làm gió ở các giải thưởng Marketing đã chứng minh rằng chiến dịch viral trên social media có thể thành công thậm chí với những ngành ít được thảo luận nhiều, nhưng thành công đó sẽ không có được nếu thiếu những insight thực sự, sự sáng tạo và làm việc cần mẫn. Và càng nhiều marketer gia nhập vào xu hướng thương hiệu trên mạng xã hội thì tiêu chuẩn thành công sẽ càng cao hơn.

Bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam

Người dùng thích đăng ký khách hàng thân thiết qua di động

Chương trình khách hàng thân thiết sẽ thu hút người dùng nếu thủ tục đăng ký đơn giản chỉ bằng một tin nhắn.

Công ty dịch vụ tiếp thị di động 3Cinteractive (Mỹ) vừa công bố khảo sát Mobile Marketing Planning Guide 2017 cho thấy, khoảng 70% người tiêu dùng không đăng ký các chương trình khách hàng thân thiết vì nó quá phức tạp, trải qua nhiều bước xác nhận thông tin dài dòng. Tuy nhiên cũng với tỷ lệ tương tự các khách hàng cho biết họ sẵn lòng tham gia chương trình này nếu thủ tục đăng ký đơn giản hóa chỉ qua một tin nhắn văn bản.

Khảo sát đã tập trung vào việc các nhà marketing đa dạng hóa cách thức phân bổ ngân sách vào phân khúc tiếp thị di động. Trong đó, chương trình khách hàng thân thiết là một điểm nhấn quan trọng mà những người quản trị doanh nghiệp cần phải hướng tới trong năm sau.

Bà Margie Kupfer – Phó chủ tịch tiếp thị tại 3Cinteractive nói rằng, có được khách hàng mới luôn là trọng tâm cho bất kỳ chiến lược phát triển kinh doanh nào. Tuy nhiên, ưu tiên cho lượng khách hàng hiện tại cũng quan trọng không kém vì chi phí phải bỏ ra để thu hút người dùng mới không hề rẻ.

“Tận dụng điện thoại di động khuyến khích người dùng tham gia chương trình khách hàng trung thành là giải pháp tốt cho vấn đề này. Hiện tại, nhiều người phụ thuộc vào thiết bị di động và sử dụng chúng cả ngày. Do đó, các thương hiệu cần tối ưu hóa chương trình tương thích với điện thoại, bất kể là ngành hàng nào”, bà Margie Kupfer chia sẻ.

Nghiên cứu của 3Cinteractive chỉ ra rằng người dùng rất thích tiếp cận chương trình khách hàng thân thiết qua di động nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được. Vì thế những thương hiệu nào đáp ứng tốt kỳ vọng khách hàng sẽ có lợi thế trong cuộc đua chiếm lòng tin của người tiêu dùng.

Có nhiều cách để giữ chân khách hàng và khiến họ hài lòng trở lại mua hàng, trong đó, gầy dựng lòng trung thành là một trong những phương pháp quan trọng nhất. 40% người dùng thân thiết với thương hiệu ưu tiên giao tiếp cùng doanh nghiệp qua tin nhắn văn bản SMS. Chỉ 20% muốn dùng ứng dụng di động hay trao đổi qua email.

Kết quả khảo sát ghi nhận sự quan tâm của khách hàng đến việc nhận phiếu giảm giá qua di động.

“Ngày nay người dân ra đường có thể quên mang theo coupon in sẵn nhưng chắc chắn chẳng thể quên cầm điện thoại. Vì thế tận dụng di động sẽ giúp thương hiệu luôn tiếp cận được người dùng mọi lúc, mọi nơi, đem đến nhiều thuận lợi để tạo nên lòng trung thành của khách hàng”, bà Margie Kupfer chia sẻ.

Nguồn: VNExpress

Thấu hiểu khách hàng trong suốt vòng đời sản phẩm

Mục tiêu cuối cùng của một sản phẩm là làm thế nào để khách hàng sẵn sàng chi tiền mua. Thế nhưng, nếu không hiểu khách hàng thì việc chinh phục họ sẽ luôn là một bài toán khó đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Một số doanh nghiệp tin rằng, cứ tạo ra sản phẩm rồi đầu tư mạnh cho công tác truyền thông, lấy được cảm tình của khách hàng là sẽ có cơ hội thành công. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ, bởi việc thấu hiểu khách hàng cần được bắt đầu từ khi ý tưởng về sản phẩm chỉ mới manh nha.

Điểm khởi đầu của thành công hoặc thất bại

Theo bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc Khách hàng của Nielsen Việt Nam, việc nghiên cứu khách hàng giúp cho doanh nghiệp hiểu được họ thực sự cần gì, muốn gì ở dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp; trải nghiệm hiện tại của họ với sản phẩm của doanh nghiệp là như thế nào. Từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở hoạch định các chiến lược marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng phù hợp để không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua sự mong đợi của khách hàng, từ đó tạo nên sự gắn kết giữa khách hàng với thương hiệu.

Từ góc độ của người có nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, bà Hà nhấn mạnh, chính khả năng thấu hiểu khách hàng một cách khác biệt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới và giành được thị phần trên thị trường.

Theo bà Hà, việc thấu hiểu khách hàng hiện diện trong mỗi giai đoạn, từ khi doanh nghiệp đó lên ý tưởng phát triển sản phẩm đến khi sản phẩm được tung ra thị trường. Ở mỗi giai đoạn, nhiệm vụ và mục tiêu của việc thấu hiểu khách hàng sẽ khác nhau, cùng với đó sẽ là những câu hỏi khác nhau cần tìm lời giải đáp. Trong quá trình lên ý tưởng phát triển sản phẩm, doanh nghiệp cần hiểu khách hàng tiềm năng của mình là ai, họ cần sản phẩm có tính năng gì, mang lại lợi ích gì, phục vụ nhu cầu gì…Ở giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần hiểu thông điệp nào được truyền tải sẽ được tiếp nhận nhiều nhất bởi khách hàng, thương hiệu sẽ được nhận biết và nhắc nhớ như thế nào… Những hiểu biết như vậy luôn giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hình ảnh thương hiệu và có những chiến lược tung sản phẩm hiệu quả.

Thực tế đã chứng minh, việc thấu hiểu khách hàng đóng vai trò rất quan trọng quyết định thành hay bại của một sản phẩm hay một chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Câu chuyện về sản phẩm máy CD tạo mùi của P&G là một ví dụ. Năm 2004, công ty này tung sản phẩm máy CD tạo mùi thơm Febreze Centstories, đi cùng với năm chiếc CD có thể thay đổi mùi thơm 30 phút một lần. Một ý tưởng nghe có vẻ rất sáng tạo và khác biệt, tuy nhiên, kết cục là không mấy người mua sản phẩm này, và Febreze Centstories trở thành một sản phẩm thất bại. Lý do khách hàng không mua nằm ở chỗ: họ không hiểu đó là sản phẩm phát nhạc, thiết bị tạo mùi hay là cả hai, và nhiều người cũng không lý giải được tại sao họ nên mua nó thay vì mua một chiếc máy chơi CD thông thường. Nhưng lý do thất bại sâu hơn lại bắt nguồn từ phía P&G, khi họ đã không tìm hiểu rõ rằng: sản phẩm mới, tính năng mới (tạo mùi thơm) được thêm vào sản phẩm không phải là tiêu chí quan trọng đối với việc sử dụng sản phẩm này của khách hàng. Bình luận về thất bại này, bà Hà nhấn mạnh, bài học mà các doanh nghiệp cần rút ra là: các sản phẩm mới cần có sự thử nghiệm và tìm hiểu về mức độ sẵn lòng chi trả cũng như mức phí chuyển đổi sang sản phẩm mới của khách hàng. Sau khi đã có được những dữ liệu thông tin đầy đủ hãy tính đến việc tung sản phẩm ra thị trường.

Trong một trường hợp khác, việc thấu hiểu khách hàng đã mang lại thành công rất lớn cho một chiến dịch truyền thông của thương hiệu. Tết 2015, Vinacafé tung ra chiến dịch quảng cáo “yêu thương thành lời”, clip này đã được Youtube công nhận là “nội dung quảng cáo thành công nhất của Việt Nam trên Youtube Tết 2015” với 8 triệu lượt xem. Ý tưởng chủ đạo của chiến dịch “Vinacafé – Cup of love” cho phép các bạn trẻ thể hiện “Lời tỏ tình” tri ân tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ đã chạm vào đúng tâm lý của nhóm đối tượng công chúng mục tiêu. Để có được định hướng này, trước khi chạy chiến dịch quảng cáo, Nielsen đã tiếp cận khách hàng chủ đạo của dòng sản phẩm này để tìm hiểu hành vi mua hàng của họ, phong cách sống, suy nghĩ, nhu cầu và rào cản. Kết quả là, sau quá trình nghiên cứu, Nielsen và Vinacafé đã tìm ra và khai thác được một sự thật ngầm hiểu đắt giá, đó là “Thật ngượng ngùng để nói lời yêu thương đối với ba mẹ”, cùng với việc lấy ý kiến phản hồi của khách hàng để hoàn thiện các ý tưởng quảng cáo cho chiến dịch.

Biến thấu hiểu khách hàng thành lợi thế cạnh tranh

Có ai đó từng nói: không có câu trả lời sai mà chỉ có câu hỏi không đúng. Để có được thông tin chính xác và hữu ích về khách hàng để định hướng chiến lược marketing, nghệ thuật đặt câu hỏi đóng vai trò rất quan trọng. Bà Hà chia sẻ, trước khi nghiên cứu, việc đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể: kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng vào việc gì và ai là người sử dụng? Việc xác định mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp đưa ra định hướng tiếp cận và áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Là đơn vị đã trực tiếp thực hiện các cuộc phỏng vấn và nghiên cứu sâu thị trường cho những nhãn hàng lớn trong nước và thế giới, Nielsen Việt Nam đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp trong cách đặt câu hỏi. Các dạng câu hỏi như câu hỏi đóng: câu hỏi phân đôi, câu hỏi sắp hàng thứ tự hay câu hỏi bậc thang…; và câu hỏi mở: câu hỏi tự do trả lời, câu hỏi thăm dò hay kỹ thuật hiện hình… cần được sử dụng linh hoạt cho những nhóm đối tượng khác nhau và phục vụ các mục tiêu nghiên cứu khác nhau.

Bà Hà lưu ý, khi đặt câu hỏi cần chú ý đến phần giới thiệu phải mang tính thuyết phục, một số ít câu hỏi ban đầu dành để xây dựng mối quan hệ, dễ trả lời và không khiến người dự vấn cảm thấy bất an. Bên cạnh đó, thứ tự câu hỏi cần được sắp xếp hợp lý, đi từ chung tới riêng. Ví dụ: hỏi về vấn đề sử dụng sản phẩm nói chung rồi mới tới vấn đề sử dụng các nhãn hiệu. Các câu hỏi phức tạp hơn nên đặt ở phần giữa bảng hỏi, các câu hỏi mang tính nhạy cảm hoặc bàn đến những chủ đề cấm đặt ở phần cuối bảng hỏi. Thứ tự logic và chuyển tiếp chủ đề thảo luận một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt, cần lưu ý thứ tự câu hỏi – các câu hỏi đặt trước có thể tác động tới các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ở phần sau…

Khả năng thấu hiểu khách hàng một cách khác biệt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới và giành thị phần trên thị trường.

Một vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là trong bối cảnh thông tin có thể được chia sẻ trong tích tắc và trước sự tác động của nhiều luồng thông tin, khách hàng rất dễ thay đổi tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ…Vì vậy, trắc nghiệm để thấu hiểu khách hàng cần phải được làm thường xuyên, liên tục. Bởi, chỉ cần chậm hơn một chút so với đối thủ trong việc thấu hiểu và chia sẻ với những nhu cầu, vấn đề của khách hàng, thương hiệu có thể phải đối diện với nguy cơ bị đối thủ chiếm lĩnh thị phần.

Bà Hà cho rằng, với việc ứng dụng công nghệ, hiện đã có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng một cách thường xuyên. Một trong những giải pháp mà Nielsen cũng đang áp dụng là “Real-time Mystery Shopper”. Việc áp dụng giải pháp này đã giúp cho các doanh nghiệp biết đâu là các điểm cần hoàn thiện ngay tại các điểm bán hay giao dịch. Hoặc “Listening Platform” cho phép doanh nghiệp lắng nghe 24/7 các ý kiến phản hồi của khách hàng ngay sau mỗi giao dịch. Bên cạnh đó còn có giải pháp “Real-time Lab”, cho phép các doanh nghiệp có thể test nhanh các ý tưởng sản phẩm. Ngoài ra, các ứng dụng trong khoa học thần kinh cũng đã được áp dụng như giải pháp Nielsen Neuro Focus dùng trong việc test các TVC, đem lại các kết quả chính xác và nhanh chóng…

Tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp trong 18 năm nghiên cứu thị trường, bà Hà nhận định, rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay lại bắt nguồn từ chính thái độ của họ về việc thấu hiểu khách hàng. Bà Hà cho hay, doanh nghiệp vẫn còn rất băn khoăn khi đặt ra những câu hỏi kiểu như: có cần thiết hay không việc thấu hiểu khách hàng? Chỉ cần có sản phẩm, rồi sẽ tìm cách quảng bá và bán hàng, như thế có đủ không? Một số cho rằng chúng tôi đã làm lâu năm trong ngành, chúng tôi đã rất hiểu khách hàng của mình. Đây là điều bà vẫn thường xuyên gặp trong quá trình tiếp cận doanh nghiệp. “Quan niệm chủ quan như trên có thể sẽ hạn chế các doanh nghiệp tìm ra những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng để cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp”, bà Hà cho biết.

Thấu hiểu được khách hàng và có được lựa chọn của họ dường như vẫn là chưa đủ. Bởi thách thức đặt ra với doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà còn ở mức cao hơn là làm thế nào để mang đến những trải nghiệm vượt qua sự mong đợi của họ. Theo bà Hà, để biến những thông tin mình thấu hiểu khách hàng trở thành lợi thế cạnh tranh thực sự, các doanh nghiệp nên xác định rõ lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời luôn đổi mới và sáng tạo để mang đến những sản phẩm tốt hơn, trải nghiệm tốt hơn. Một điều cũng không kém quan trọng là doanh nghiệp phải luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, hiểu được họ, cập nhật những xu hướng thay đổi của khách hàng và thị trường để có thể dẫn đầu xu hướng đó.

Chuyên gia này cũng lưu ý thêm, doanh nghiệp cũng cần giữ chữ tín với khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình để có thể tạo lòng tin cho khách hàng và đem lại sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng của mình, bởi: “Có được khách hàng là quan trọng, nhưng gắn kết được với khách hàng mới đem lại lợi ích lâu dài và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững”, bà Hà nhấn mạnh.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Cách thức định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là một thuật ngữ nằm trong cửa miệng của nhiều người. Tuy nhiên, từ “nói” đến “hành” lại là một khoảng cách.
Nguyên nhân là trong các lớp học về Marketing, thuật ngữ này được nhắc nhiều nhưng lại không có một hướng dẫn cụ thể cách thực hiện, còn trong môi trường thực tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được mức độ quan trọng của công tác định vị thương hiệu, thậm chí không phải cứ có thâm niên trong lĩnh vực Marketing thì có thể làm tốt công tác định vị thương hiệu. Sau đây là một trích dẫn từ cuốn sách “Quản trị thương hiệu” của NXB Đại học Quốc gia TP HCM vừa được phát hành có hướng dẫn khá cụ thể về cách thức định vị thương hiệu:

“Định vị thương hiệu là việc xác định vị trí của thương hiệu đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường được nhận thức bởi người tiêu dùng. Mục đích của định vị thương hiệu là xác định rõ khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, những giá trị cốt lõi của thương hiệu khác biệt với đối thủ cạnh tranh để từ đó định hướng cho các hoạt động quảng bá xây dựng thương hiệu. Trong một định vị thương hiệu thường gồm 02 phần: bảng định vị và câu phát biểu định vị thương hiệu”. (*)

Bảng định vị thường bao gồm các nội dung như: 1) Thấu hiểu khách hàng (Consumer Insight); 2) Lợi ích thương hiệu (Benefits); 3) Lý do hay cơ sở tin tưởng vào lợi ích (Reason to Believe); 4) Khách hàng mục tiêu (Target Consumer); 5) Đối thủ cạnh tranh (Key Competitors); 6) Giá trị thương hiệu (Brand Values); 7) Tính cách thương hiệu (Brand Personalities); 8) Mô tả điểm khác biệt về sản phẩm và bao bì sản phẩm (Difference); 9) Điều quan trọng nhất đọng lại trong tâm trí khách hàng (Consumer takes away/ Essence)

Ví dụ về cách thức xây dựng bảng định vị thương hiệu của một công ty bán lẻ máy tính như sau: (**)

Thấu hiểu khách hàng: “Bạn quan tâm đến sản phẩm công nghệ thông tin(CNTT), đặc biệt là máy tính. Bạn quan tâm đến những điểm bán hàng CNTT có uytín, trưng bày nhiều hàng chính hãng, bắt mắt và đa dạng sản phẩm. Bạn quan tâmđến chất lượng dịch vụ bảo hành và giá cả hợp lý. Bạn muốn tìm một điểm bánhàng CNTT nổi tiếng, đáng tin cậy, được ưa thích để tìm mua những chiếc máytính đẹp, hàng hiệu với chất lượng đảm bảo. Bạn muốn thể hiện sự sành điệu củamình trong lĩnh vực CNTT khi chọn một điểm mua hàng”.

Khách hàng mục tiêu: Nam,nữ, độ tuổi 15 đến 35, tập trung từ 18 đến 25, thu nhập thuộc tầng lớp ABC, ởkhu vực thành thị và nông thôn, tập trung các thành phố lớn và là sinh viên haynhân viên văn phòng với đặc tính cá nhân năng động, sáng tạo, thích hàng công nghệcao.

Đốithủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranhchính là PV và đối thủ cạnh tranh mở rộng là các trung tâm điện máy và siêu thịđiện thoại có bán máy tính và các điểm bán lẻ máy tính khác.

Lợiích thương hiệu: Lợi íchchức năng là cung cấp hàng chính hãng với chất lượng dịch vụ bảo hành tốt vàgiá hợp lý, còn lợi ích cảm tính là mang lại cảm giác an tâm và sành điệu.

Giá trị thương hiệu: Giá trịthương hiệu thể hiện qua: i) Tiên phong trong việc tìm các nguồn hàng chínhhãng, giá cả phù hợp; ii) Luôn cập nhật hàng mới và phát triển nhiều mặt hàng;iii) Không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ bảo hành; iv) Được biết đến nhưmột thương hiệu dẫn đầu trong ngành kinh doanh bán lẻ máy tính tại Việt Nam vớicơ sở vật chất được đầu tư tốt nhất; v) Được biết đến như một thương hiệu duynhất trong ngành kinh doanh bán lẻ máy tính có tòa nhà chuyên làm văn phòng vàtrung tâm bảo hành chuyên nghiệp.

Tính cách thương hiệu: Thể hiệnqua các đặc tính năng động, phổ biến, thân thiện, thành công, được ưa thích vàtin tưởng.

Điều cốt lõi đọng lại trong tâm trí khách hàng: “HL Computer là thương hiệu của chuỗi siêuthị bán lẻ máy tính số 1 Việt Nam

Câu phát biểu định vị phải ngắn gọn, xác định đặc tính sản phẩm, lợi ích sản phẩm, nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời thể hiện được vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Một ví dụ về câu phát biểu định vị thương hiệu như (***): “Tigi là thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm được chế biến từ rau quả nhằm cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tiện lợi, giàu vitamin với cảm giác sử dụng thật sảng khoái, năng động và trẻ trung”..

Tóm lại, định vị thương hiệu là một công việc rất cần thiết, là nền tảng để xây dựng thương hiệu thành công. Định vị thương hiệu cũng là một công việc khó, khó trong cả nghiên cứu và thực tế, do đó chúng ta nên  hiểu rõ bản chất của công việc định vị trước khi tiến hành định vị một thương hiệu cụ thể.

Nguồn: PM

Khám phá sự thật ngầm hiểu trong quảng cáo

Nếu quảng cáo bắt nguồn từ sự thật ngầm hiểu (customer insight), thương hiệu có cơ hội rất lớn để đi vào tâm trí khách hàng. Nhưng có đến 60% quảng cáo đang không có customer insight.

Sẵn sàng đầu tư chi phí để có được một vị trí trên sóng truyền hình, nhưng rất nhiều đoạn quảng cáo khiến khán giả… chán ngán. Ngược lại, có những quảng cáo khiến người xem cảm thấy thích thú và đón nhận một cách rất tự nhiên… đó chính là những quảng cáo mà theo chuyên gia Hồ Công Hoài Phương, Giám đốc Kế hoạch (Planning Director) của Công ty Quảng cáo Dentsu One gọi là “có duyên”.

Trong một workshop gần đây của Học viện Thương hiệu Sage, chuyên gia này đã chia sẻ góc nhìn của mình từ chính trải nghiệm của ông trong quá trình hoạch định các chiến lược quảng cáo và xây dựng các TVC quảng cáo cho nhiều nhãn hàng lớn.

Tìm vấn đề trước khi tìm insight

Mấy năm trở lại đây, cùng với nhiều thuật ngữ khác, customer insight – “sự thật ngầm hiểu” được nhắc đến khá nhiều, thậm chí trở thành một từ thời thượng, một “bảo vật” mà doanh nghiệp nào cũng khát khao chiếm giữ để tìm được đường vào tâm trí khách hàng.

Giải thích khái niệm này, ông Hồ Công Hoài Phương cho biết, customer insight là những thông tin cực kỳ quan trọng về người tiêu dùng, công ty, đối thủ, ngành hàng… giải quyết một vấn đề của doanh nghiệp (cản trở sự phát triển của doanh nghiệp), từ đó giúp người làm marketing khám phá ra được ý tưởng thu hút được sự quan tâm của công chúng. Trong định nghĩa này, ông Phương đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố vấn đề mà doanh nghiệp muốn giải quyết “hãy xác định vấn đề, trước khi đi tìm insight”. Bởi lẽ chỉ khi xác định được vấn đề cần giải quyết, doanh nghiệp mới tìm được insight phù hợp và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Lấy ví dụ, trong một chiến dịch truyền thông của St John Ambulance, vấn đề doanh nghiệp đặt ra là: đa phần mọi người đều chưa ý thức được về tầm quan trọng của việc sơ cứu thương. Để giải quyết vấn đề này, chiến dịch quảng cáo của họ là câu chuyện kể về một người đàn ông đã chiến thắng và sống sót qua căn bệnh ung thư, nhưng sau đó, ông lại bị chết một cách rất đáng tiếc chỉ vì không được sơ cứu kịp thời. Kết thúc mẩu quảng cáo, thương hiệu này đưa ra thông điệp: có đến 140.000 người được cứu hàng năm nếu như được sơ cứu thương kịp thời. Con số này cũng bằng với số người chết vì ung thư hàng năm. Đó là một sự thật gây sốc, cảnh báo sự nguy hiểm của việc nhận thức không đầy đủ về sơ cứu thương.

Theo ông Phương, một quảng cáo thành công nếu đạt được hai tiêu chí: quảng cáo thu hút và khiến người xem thay đổi nhận thức, hành vi sau khi xem quảng cáo. Và để đạt được điều này, một quảng cáo nói riêng – hay những kênh truyền tải thông điệp khác về thương hiệu, cần xuất phát từ insight. Bởi chỉ có bằng cách này, thương hiệu mới chạm được vào những cảm xúc, suy nghĩ, trăn trở của công chúng từ đó tạo ra sự thay đổi từ bên trong nhận thức của công chúng.

Nếu không bắt nguồn từ việc thấu hiểu tâm lý, nhu cầu, khao khát của khách hàng… thương hiệu sẽ rất khó để đi được vào tâm trí và nhận thức của công chúng.

Lấy ví dụ từ chính việc khám phá insight để làm lấy ý tưởng cho một TVC quảng cáo của mình, ông Phương chia sẻ trường hợp của Winner – dòng xe tay côn mới của Honda. Để bắt đầu cho việc tìm kiếm insight, câu hỏi được nhóm sáng tạo đặt ra là: tại sao người ta lái xe tay côn? Sau một loạt những khảo sát, tìm kiếm, từ những chia sẻ bình luận trên các diễn đàn, trang báo và các buổi phỏng vấn sâu… họ đã tìm ra ba câu trả lời chính: 1. Lái xe côn mang lại cảm giác thích thú cho người lái với cảm giác được hòa mình làm một với chiếc xe. Thứ 2, lái vì đam mê. Thứ 3, khi tất cả dừng lại đèn đỏ thì khi đèn chuyển sang màu xanh, người đi xe tay côn sẽ là người vượt lên đầu tiên. Kết quả là nhóm sáng tạo đã đưa ra được một concept TVC dung hoà cả ba yếu tố trên, với những thông điệp đánh vào khao khát chiến thắng và vượt lên phía trước, cùng với đó là câu slogan kết thúc: “Lái chất, sống trọn”. Có thể nói, việc đánh trúng “tim đen” của công chúng mục tiêu là một yếu tố góp phần tạo nên thành công của Winner. Theo một khảo sát của hãng, tỷ lệ nhận biết về thương hiệu trước cửa tiệm của Winner lên đến 98% (con số bình thường rơi vào khoảng 60%).

Rõ ràng, nếu không bắt nguồn từ việc thấu hiểu tâm lý, nhu cầu, khao khát của khách hàng… thương hiệu sẽ rất khó để đi được vào tâm trí và nhận thức của công chúng. Ông Phương nhấn mạnh, với hình thức phỏng vấn để lấy thông tin cho insight hoặc phục vụ cho việc kiểm chứng tính chính xác của insight, thay vì việc chỉ đặt câu hỏi, người phỏng vấn nên cố gắng khơi gợi để người được hỏi chia sẻ câu chuyện của mình. Đằng sau những lời chia sẻ đó rất có thể sẽ là những insight đắt giá cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là người tìm insight phải có đủ sự nhạy cảm và tinh tế để “đọc” được những sự thật này.

Tạo ra giá trị và động lực mua hàng

Trong quá trình tìm kiếm insight, “tại sao” vẫn là câu hỏi quan trọng nhất để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng. Thông thường, với một câu hỏi tại sao sẽ có rất nhiều cách trả lời khác nhau, đó cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp trong cùng một dòng sản phẩm, cùng chung tập khách hàng có thể tìm ra và chiếm giữ được những insight riêng cho mình.

Cũng với cách đặt câu hỏi tại sao, Uniqlo đã xây dựng một chiến dịch rất thành công trên toàn cầu, chiến dịch “Tại sao chúng ta mặc quần áo?”. Giám đốc sáng tạo của thương hiệu này, ông John Jay đã chia sẻ: “Bằng cách tạo ra một thương hiệu toàn cầu với thông điệp đến từ Nhật Bản, chúng tôi đã nói lên được chúng tôi là ai và nguồn gốc của mình. Sự tò mò vô tận của chúng tôi về việc khám phá ý nghĩa của quần áo đối với con người – là trái tim của chiến dịch”.

Một trong những điểm thành công của chiến dịch này, đó là với cách đặt câu hỏi tại sao, Uniqlo đã tạo ra một động lực để thôi thúc công chúng mua hàng. Ông Hồ Công Hoài Phương nhấn mạnh, động lực cùng với giá trị, chính là hai điểm cần thiết mà một insight tốt cần phải tạo ra, bởi điều này sẽ quyết định hiệu quả cuối cùng của quảng cáo: giúp thay đổi nhận thức, hành vi và thúc đẩy khách hàng trả tiền để mua sản phẩm. Vì lẽ đó, một insight tốt không chỉ thu hút sự quan tâm của công chúng với thương hiệu, làm cho mẩu quảng cáo trở nên có duyên mà hơn thế, insight tốt có thể giúp doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, một insight tốt còn góp phần quan trọng trong việc định vị thương hiệu, gắn với bốn chữ P: lời hứa (Promise), mục đích (Purpose), khả năng (Performance) và quan điểm (Point of View). Nếu tìm được một insight tốt, một góc nhìn mới mẻ, thương hiệu có cơ hội tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ cũng như tình yêu của người tiêu dùng. Có thể kể đến thành công của Dove. Dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp dành cho nam của thương hiệu này phải đối diện với một định kiến cố hữu của nhiều người: nam giới mà dành quá nhiều thời gian để chăm sóc vẻ ngoài thường là những người không được mạnh mẽ và có phần hơi “nữ tính”. Nhãn hàng này đã thay đổi định kiến này với việc đưa ra một nội dung truyền thông hoàn toàn mới, trong đó kể về câu chuyện của những ông bố tuyệt vời luôn là điểm tựa, chăm sóc và yêu thương những người thân yêu trong gia đình. Thông điệp Dove đưa ra trong chiến dịch, không chỉ liên kết rất chặt chẽ với thương hiệu mà còn chạm vào điều mà công chúng đang băn khoăn, dỡ bỏ định kiến về việc người đàn ông chăm sóc bản thân: sự quan tâm khiến người đàn ông trở nên mạnh mẽ hơn (care makes a man stronger). Rõ ràng, nếu không bắt nguồn từ việc thấu hiểu người tiêu dùng, thấu hiểu những vấn đề mà họ gặp phải, Dove khó lòng đưa ra một thông điệp truyền thông thành công như vậy.

Có một sự thật khác được một chuyên gia trong ngành marketing đưa ra là có đến khoảng 60% quảng cáo trên truyền hình không có insight nào. Đó sẽ là một sự lãng phí rất lớn. Bởi vậy, lời khuyên của các chuyên gia dành cho doanh nghiệp là trước khi chi tiền cho quảng cáo, truyền thông, hãy dành thời gian để tìm hiểu insight công chúng của mình.

Lưu ý khi tìm Customer Insight

  • Xác định được vấn đề cần giải quyết.
  • Tìm hiểu tâm lý, nhu cầu, khao khát của khách hàng bằng câu hỏi “tại sao”.
  • Khơi gợi để người được hỏi chia sẻ câu chuyện của mình.
  • Định vị thương hiệu, gắn với bốn chữ P: lời hứa (Promise), mục đích (Purpose), khả năng (Performance) và quan điểm (Point of View).

Nguồn: BrandsVietNam

3 xu hướng định hình lại tiêu dùng hàng cao cấp

Đầu năm 2016, Pepsi đã công bố kế hoạch giới thiệu Kola House, một quán bar sang trọng ở Meatpacking District – Manhattan (Mỹ). Quán bar sẽ có một “thực đơn món được chế biến hoàn toàn thủ công” dựa trên hạt cola và một người phụ trách thực đơn cocktail luôn sẵn sàng phục vụ các loại thức uống đặc biệt.

Những mong đợi của người tiêu dùng hàng cao cấp sẽ thay đổi rất nhanh. Chúng ta đều biết rằng, nói đến hàng cao cấp không còn đơn giản là siêu xe, túi xách hàng hiệu và kỳ nghỉ đắt tiền.

Sự giàu có tăng lên và các phong cách sống mới, thú vị trở nên khả thi nhờ sự kết nối toàn cầu đã góp phần thay đổi bộ mặt của tiêu dùng hàng cao cấp. Về bản chất, hàng cao cấp luôn thuộc về địa vị hay vị thế xã hội.

Nhưng một khi đã có quá nhiều “đại gia” thì kết quả ra sao? Địa vị sẽ trở nên ít thuộc về “cái tôi có” mà nghiêng về “cái tôi là”: chẳng hạn, là phẩm giá, là tính sáng tạo hay gu thẩm mỹ… Đó là những giá trị vô hình hơn là vật chất. Đây cũng là cơ hội cho những nhãn hàng có thể thấu hiểu và chuyển tải được tư duy mới về tính cao cấp.

Sau đây là những xu hướng đang biến đổi “Tương lai của hàng cao cấp” trong năm 2017 và xa hơn nữa…

Tôi tinh túy

Khi mà sự tìm kiếm địa vị nghiêng về hướng “tôi là ai” thì sứ mệnh trở thành đơn giản: trở thành một tôi tốt hơn hay trở về với chính mình. Các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tiên tiến sẽ kết hợp cả sự tự thể hiện bản thân và sự tận hưởng hàng cao cấp. Những khách hàng này đang tìm cái tôi tinh túy, với họ, cuộc sống là theo đuổi liên tục sự hoàn hảo của cá nhân.

Mandarin Oriental Barcelona

Những người tự thể hiện bản thân thích chạy marathon. Người tìm kiếm địa vị có những kỳ nghỉ xa hoa. Còn người đi tìm “Tôi tinh túy”? Họ kết hợp cả hai.

Đầu năm 2016, Mandarin Oriental Barcelona giới thiệu hai chương trình dành cho những người tham dự Barcelona Marathon. Chương trình Marathon Package của khách sạn này bao gồm phòng nghỉ 3 đêm, huấn luyện viên riêng, áo T-shirt chạy marathon, 2 lần trị liệu spa; gói Get Ready gồm chương trình huấn luyện 5 ngày kết hợp với dịch vụ của một bệnh viện thể thao địa phương. Giá trọn gói là 2.025 EUR dành cho 2 người.

Samsung & de GRISOGONO

Ra mắt tại Baselworld vào tháng 3/2016, Samsung Gear S2 của de GRISOGONO là một phiên bản giới hạn đồng hồ thông minh sang trọng, tác phẩm từ sự hợp tác của Samsung với thương hiệu trang sức sang trọng của Thụy Sĩ là de GRISOGONO, giá bán 15.000 USD.

Được tích hợp các tính năng của Gear S2, chiếc đồng hồ này có thể theo dõi mức độ hoạt động, nhịp tim và đếm bước. Bạn chỉ có thể xem đồng hồ khi đặt hẹn tư vấn tại cửa hàng của de GRISOGONO.

V.I.D. (Very Important Data) – Dữ liệu cá nhân rất quan trọng

Người tiêu dùng được kết nối khắp thế giới đều biết rằng các thương hiệu đang sử dụng (hay lạm dụng?) dữ liệu cá nhân của họ: địa điểm, lịch sử mua sắm, ưu tiên truyền thông và còn nhiều hơn nữa. Đội quân hacker thích điều này – và một ngày nào đó có thể làm điều tương tự!

Một hình thức của “luxury” trong thời đại của dữ liệu cá nhân đó là bảo vệ sự toàn vẹn và an toàn của dữ liệu cá nhân. Và dĩ nhiên, nếu dữ liệu cá nhân của bạn càng đáng giá thì nhu cầu kiểm soát an toàn càng lớn.

Bulgari – Ứng dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong “két sắt Thụy Sĩ”

Tháng 7/2016, thương hiệu trang sức cao cấp của Ý Bulgari hợp tác với WISeKey (công ty hàng đầu về thẩm định và an toàn cung cấp các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân) để phát triển một ứng dụng mang lại sự an toàn khi thanh toán trên điện thoại di động và bảo vệ các dữ liệu khác trên điện thoại thông minh.

“Bulgari Vault app” có thể bảo vệ mật mã, thông tin ngân hàng, hình ảnh, video và tin nhắn; tất cả được cất giữ trong một “két sắt Thụy Sĩ” an toàn cao, chỉ được mở khóa qua nhiều lớp bảo vệ an ninh. Người dùng sẽ trả phí 53 USD một năm. Ứng dụng này được giới thiệu cùng lúc với đồng hồ thông minh của Bulgari – có các tính năng an toàn dữ liệu tương tự.

Vì một thế giới tốt đẹp hơn

Địa vị từng được định nghĩa bởi số tiền bạn kiếm được. Ngày nay, câu chuyện về vị thế cá nhân không chỉ tập trung vào số tiền mà một người kiếm được mà còn là cách người đó cho đi.

Với giới siêu giàu, từ thiện trở thành câu chuyện của địa vị. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là một ví dụ.

Hàng triệu người tiêu dùng giàu có cảm thấy không thoải mái khi xét đến các khía cạnh tiêu cực của tiêu dùng như môi trường, xã hội và cả sức khỏe của chính họ. Với họ, sang trọng đích thực là gì? Đó là tận hưởng mà không thấy “có tội”. Và điều này thúc đẩy một nhu cầu đang gia tăng với các thương hiệu – kết hợp sự sang trọng và mong muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Diamond Foundry

Các CEO trong lĩnh vực công nghệ và diễn viên Hollywood đã tham gia đầu tư vào một công ty start up chế tạo kim cương trong phòng thí nghiệm. Diamond Foundry, công ty có văn phòng tại San Francisco sử dụng trường nhiệt plasma để tạo nên những viên kim cương tương đồng với kim cương tự nhiên về mặt nguyên tử.

Diamond Foundry đã hoạt động âm thầm trước khi ra mắt chính thức vào thời điểm ngôi sao “Kim cương máu” Leonardo DiCaprio và các nhà sáng lập của Google (Larry Page và Sergey Brin), Twitter (Evan Williams) đầu tư vào công ty này. Thương hiệu start up này cho rằng họ là một sự lựa chọn hợp đạo đức so với kim cương khai thác mỏ, thường liên quan đến các tác động tiêu cực gây cho môi trường và xã hội.

Theo đơn đặt hàng

JetSmarter

Là một dịch vụ theo đơn đặt hàng được xem là “Uber dành cho máy bay riêng”. Tháng 3/2016, công ty start up của Mỹ đã tung ra dịch vụ JetShuttle ở châu Âu, cho phép người sử dụng ứng dụng có thể đặt chỗ trên máy bay riêng với một số lộ trình ở châu Âu, bao gồm London – Nice và London – Geneva. Tháng 6/2016, hãng mở thêm dịch vụ tuyến London – New York. Trước đây, người dùng ứng dụng chỉ có thể bao trọn máy bay để sử dụng riêng.

Tmall

ng dụng cho phép người dùng mua sắm trực tiếp tại các show trình diễn thời trang cao cấp. Văn hóa ứng dụng trực tuyến ngày càng được cắm rễ giữa xã hội tiêu dùng được kết nối. Và các ứng dụng sẽ là con đường tiến tới những nhu cầu sang trọng theo đơn đặt hàng.

Tháng 3/2016, nhà bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc Alibaba đã kết hợp cùng Mei.com tung ra kênh bán hàng nhanh Tmall chuyên về hàng thời trang cao cấp. Sự kiện ra mắt Tmall được truyền trực tiếp thông qua một ứng dụng di động đến hàng triệu người xem và 42 bộ trang phục trong chương trình biểu diễn đều có thể được đặt mua ngay qua ứng dụng này.

Trang phục và phụ kiện giảm giá của hơn 300 thương hiệu thời trang quốc tế cao cấp cũng được bán trong ứng dụng, bao gồm những tên tuổi như Giorgio Armani, Longchamp và Stuart Weitzman.

Nguồn: DoanhnhanSaiGon