All posts by phucnguyenhoang

Chinh phục 9 loại khách hàng bằng câu chữ

  1. Viết cho người cầu toàn cần thực tế, đi thẳng trực tiếp vào sản phẩm, lợi ích thiết thực của sản phẩm dịch vụ. Content nhất quán trước sau như một.
  2. Viết cho người giàu tình cảm cần khai thác yếu tố nhân văn, triết lý cuộc sống. Chú ý đến các tiểu tiết nhỏ của sản phẩm dịch vụ, cũng cần lưu ý rằng phần lớn họ thường mua sản phẩm cho người khác.
  3. Viết cho người tham vọng cần đánh mạnh cái tôi cá nhân của họ, nhấn mạnh lợi ích của sản phầm dịch vụ vun đắp giấc mơ trở thành người thành đạt. Luôn đặt sự tôn trọng lên hàng đầu.
  4. Viết cho người cá tính cần sâu sắc, khiến họ tự liên hệ bản thân cho họ thấy họ là duy nhất khi dùng sản phẩm này, nâng cảm xúc họ lên chứ không nịnh bợdimaco-290916-001
  5. Viết cho người lý trí cần logic, thông tin khách quan, cung cấp nhiều thông tin kiến thức thực tế cho họ về sản phẩm dịch vụ
  6. Viết cho người trung thành cần cho họ thấy sự an toàn, ít sự rủi ro. Chú ý đến tiểu tiết, ý nghĩa cuộc sống của sản phẩm và dịch vụ. Không vội vã chào mời quá lố, cần điềm tĩnh chậm rãi xử lý các nỗi lo lắng trong suy nghĩ của họ
  7. Viết cho người nhiệt tình cần thúc đẩy, động viên tinh thần mạnh mẽ, tránh nói đến những điều không vui, không đau đớn. Cách viết lạc quan, mạch lạc rõ ràng, kích thích họ hành động và chia sẻ
  8. Viết cho người mạnh mẽ cần dứt khoát, thẳng thắn, nói rõ mặt ưu điểm và khuyết điểm. Không giấu diếm thiếu trung thực về bất lợi của sản phẩm dịch vụ. Đưa cho họ quyền lựa chọn, đồng điệu trong cảm xúc cùng họ.
  9. Viết cho người ôn hòa cần chậm rãi, không thách thức trong câu chữ, dĩ hòa vi quý. Cần tìm kiếm điểm chung giữa tính cách của họ và sản phẩm dịch vụ nhằm kết nối và giúp họ cảm thấy gần gũi hơn.

Nguồn: congdongisocial.com

8 trải nghiệm Kinh doanh Online cần vượt qua

Từ mới bước vào nghề, ít vốn hay sản phẩm bão hòa. Kinh nghiệm 8 bước để hoàn thành, phát triển và vượt qua trên con đường Kinh doanh Online của bạn.

1. Lựa chọn sản phẩm
Nếu nhập China thì chẳng có lợi thế gì cả. Vì ít tiền vậy hãy nhập hàng: 1 là chất lượng hẳn, 2 là lạ; ngách thị trường nhỏ.
Nên chọn sản phẩm việt, handmade hay quê hương là tốt nhất.

2. Ads hay ko ads
Ads ko phải lựa chọn hay. Hãy tập trung nghịch sản phẩm, nghịch ra content, review, video. Nghịch nghệ thuật nhu cầu sử dụng sản phẩm. Nghịch cho thấu hiểu sản phẩm như chuyên gia, lúc đó bán hàng qua đâu: profile, bạn bè, offfline truyền miệng, forum, viết bài forum chia sẻ kinh nghiệm, youtube review…

3. Đã có đơn hàng dù ít
Hãy chăm sóc thật tốt đúng như câu khách hàng là thượng đế. chăm sóc để nhận phản hồi, để quay lại tối ưu hay tìm insight sản phẩm, target. chăm sóc để bán thêm sản phẩm, bán cho bạn bè.

4. Hiểu và pro chút rồi
Hiểu sản phẩm, thấy đúng đúng, insight cũng ok, content cũng ổn. tiền chắc có chút. thử test ads coi sao.

5. Test thế nào
Không vội vàng, test nhiều tệp ngân sách nhỏ, 1 tuần âm ỉ chắc ra đơn. tăng lên chút coi sao. cứ từ từ tối ưu. nhưng vẫn phải bán hàng qua các kênh còn lại.

6. Ổn hơn, có tiền nhiều hơn
Tối ưu sản phẩm, giá, nguồn. Đầu tư lớn, lưu ý tính toán kỹ các chỉ số % như: lợi nhuận, marketing, cod, tỷ lệ hoàn…. đưa vào công thức riêng.

7. Máu rồi
Thuê nhân sự or outsource áp kpi % theo đơn hoặc chỉ số gì đó có thể deal được scale lên.

8. Thất bại hay thành công
Như nhau vì chúng ta học dc nhiều thứ, để tự tin oánh trận đánh mới.

Chúc ace thành công.

Nguồn Cộng đồng iSocial

Content Is King – Những Điều Cần Biết

Content Marketing cực kỳ cần thiết và hiệu quả nếu bạn biết cách làm nó trở nên thu hút.
Chắc hẳn nếu các bạn làm Content Marketing thì một điều tuyệt vời mà chúng ta luôn mong muốn đạt được đó là nội dung chúng ta làm có độ Viral cao. Vì thế, bạn có thể tưởng tượng ra chúng ta sẽ hạnh phúc như thế nào khi biết nội dung hay và thu hút đang trở thành xu hướng “Hot” dẫn đến thành công. Với những ai mà chưa hiểu lý do tại sao, ngay sau đây là câu trả lời.
nhung-dieu-can-biet-de-lam-ra-content-marketing-tuyet-voi
Ngoài việc chạy Ads ( Quảng Cáo Bài Viết ) thì các bạn còn muốn là một người viết nội dung Chuyên Nghiệp. Những bức ảnh và video, tất cả vì mục đích thu hút và duy trì khách hàng trung thành – những người kỳ vòng sẽ sử dụng dịch vụ và sản phẩm của bạn trong một ngày gần đây. Nghe có vẻ dễ !!! Nhưng thật ra có vô vàn những thử thách để có thể thu hút sự chú ý của mọi người, vì vậy trừ khi bạn đang tạo nên những nội dung thực sự thu hút và tương tác với những người mà muốn hoặc cần, nếu không sẽ rất tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả gì cả !!!
OK và bắt đầu nào !!! Những điều các bạn làm Content Marketing cần biết giúp bạn tạo nên những nội dung hay và tạo được sự tương tác cao với khách hàng ( Fan) trung thành.
Đầu tiên là hãy xác định nội dung các bạn làm. Mọi người tìm kiếm những giá trị trong việc đọc nội dung sẽ giúp họ giải thích được cái gì mà họ đang và sẽ quan tâm. Nội dung của bạn sẽ thật sự thu hút nếu như bạn khơi gợi được cảm xúc trong họ. Họ nhìn thấy những điều quen thuộc nhưng theo một cách mới sẽ khiến họ cảm thấy bất ngờ và cuốn hút. Nếu bạn có thể làm điều này gắn liền với sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể đưa họ đến gần với việc mua hàng hơn.
Hãy sử dụng nghệ thuật của Ngôn Từ để đánh mạnh vào cảm xúc của Fan. Việc khơi gợi cảm xúc là cách tuyệt vời để những người lần đầu tiên đọc trở thành Fan trung thành của bạn. Thực tế, đó là bước đầu tiên trong bất kỳ quá trình bán hàng nào. Nếu bạn xác định được những vướng mắc của mọi người đối với doanh nghiệp, sau đó bạn xuất hiện như một chuyên gia kinh nghiệm để giúp họ giải quyết vấn đề. Nếu cách viết của bạn theo phong cách học thuật, mọi người sẽ nghĩ bạn đang dạy họ chứ không phải bán hàng. Nếu bạn có thể cung cấp những giải pháp mà không liên quan cụ thể tới sản phẩm hay dịch vụ, bạn sẽ thu được những nguồn thông tin tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng cho mục đích bán hàng lần sau.
thau-hieu-cam-xuc-khach-hang
Đôi khi chúng ta làm Content Marketing nên mang lại cho Fan của chúng ta những nội dung có tính Giải Trí cao. Đừng cố gắng đưa tất cả mọi thứ vào trong một mẩu nội dung. Bất kể nó là bài Blog, video hay tài liệu tham khảo, nó chỉ nên chuyển tải một Thông Điệp. Các bạn nên chú ý, quan tâm tới hình ảnh, tránh sự nhàm chán và nhạt nhẽo. Mọi người có rất nhiều lựa chọn để đọc nội dung mà bạn viết và họ sẵn sàng theo dõi những nội dung mà khiến họ khóc, cười hay thực sự gây được tương tác. Họ thích những câu chuyện mà giúp họ có những bài học và liên tưởng xa. Tất nhiên, tôi không khuyên bạn phải hát, phải nhảy (điều này có thể đúng trong một vài trường hợp). Nhưng tìm cách để khéo léo thêm những nét hài hước ngay cả khi chuyện sắp kể thực sự nghiêm trọng.
Hãy gây sự tò mò cho Fan của Page bạn, nếu thông tin của bạn đưa ra chẳng khác gì ở những nguồn khác, vậy làm cách nào để bạn có thể khiến mọi người theo dõi. Tìm sự thú vị, bất thường và các sự kiện để đưa vào nội dung chính của bạn. Bạn cần đưa cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời, tại đó họ thấy những gì họ cần, mặc dù giải trí nhưng mang đến sự bất ngờ. Bất kỳ nội dung nào chỉ đưa lên một cách bình thường, thuần tùy đều làm mất thời gian của bạn.
gay-su-to-mo-cho-khach-hang
===>> Lưu ý khi làm Content Marketing đó là không nên đưa quá nhiều thông tin cho dù nó là dạng bài viết bình thường, video hay tài liệu tham khảo, nó chỉ nên chuyển tải một thông điệp. Hãy chọn lấy một phần thông tin bạn muốn chuyển tải và xây dựng nội dung chung quanh ý tưởng đó. Càng nhồi nhét thông tin vào một chỗ, người xem sẽ càng khó để có thể nhớ hết. Ý tưởng ở đây là chỉ cần đem lại cho họ một vài thông tin giá trị để họ còn quay lại với bạn sau này..
Cuối cùng là hãy làm cho Fan của Page bạn phái có những hành động thiết thực với bài viết. Cách tốt nhất để đưa cho mọi người những giá trị là cung cấp cho họ những điều thúc đẩy hành động. Thật là tốt nếu như mọi người hành động theo lời đề xuất của bạn và biết được kết quả trong một thời gian ngắn. Nếu bạn tạo cho người đọc thói quen hành động theo những điều bạn nói, sau đó, họ cũng sẽ sẵn sàng để theo dõi những gì bạn viết hay làm theo những đề nghị mà bạn đưa ra. Hiện này, Facebook đã cho phép chúng ta Live Stream trên Facebook Fanpage vì vậy các bạn hãy tận dụng tính năng tuyệt vời này để Phát Video Trực Tiếp để Hỏi – Đáp, Tư Vấn Miễn Phí cho Fan xoay quanh các câu hỏi, vướng mắc về Sản Phẩm & Dịch Vụ mà Fanpage bạn cung cấp. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết, thiết thực hơn rất nhiều giữa Fan và Shop Online của chúng ta. Tương tác Like, Comment, Share sẽ rất tốt nếu bạn là những người Tư Vấn và Chăm Sóc Khách Hàng thông minh !!!
phat-video-truc-tiep-tren-facebook
Lời Kết : Các bạn làm Administrators ( Quản Trị Viên ) hãy nhớ rằng Content Marketing là một Chiến Dịch Dài và Trường Kỳ Kháng Chiến, cần có Chiến Lược & Chiến Thuật cụ thể như một Plan Định Hướng Phát Triển chư không phải làm theo Cảm Hứng, Rảnh Thì Làm, Bận Thì Bỏ, Vui Thì Viết, Buồn Thì Thôi Mặc Kệ. Nhưng sự cân nhắc, lên kế hoạch đòi hỏi phải Sáng Tạo và những điều bạn thu lại sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển Fanpage cũng như Doanh Nghiệp của các bạn rất nhiều đó !!!
Chúc các bạn làm Administrators ( Quản Trị Viên ) phát triển Fanpage Thành Công !!!
Moderators tại Cộng đồng iSocial : Nguyễn Xuân Vũ

4 Bước Xây Dựng Một Chiến Dịch Quảng Cáo Hiệu Quả

Hiện nay, công việc Marketing Digital đã trở thành kênh quảng cáo phổ biến chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lên kế hoạch sử dụng kênh Marketing Online bởi nhận thấy được những hiệu quả vượt trội mà kênh quảng cáo này mang lại.

Hơn nữa trong một bối cảnh ngày càng nhiều thông tin và quảng cáo tranh dành sự chú ý rất hạn chế của mỗi Khách Hàng của chúng ta, để xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả là một công việc Không Hề Dễ và cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với một sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.

Nhưng phải bắt đầu từ đâu ???
Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Online Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp ???

cac-buoc-tao-chien-dich-quang-cao-hieu-qua

Để xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả cho một thương hiệu, việc đầu tiên cần phải thực hiện là xác định được mục tiêu của quảng cáo mà chúng ta sẽ triển khai. Một quảng cáo có thể được thực hiện với những chủ đích khác nhau như để tăng doanh số bán hàng, để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn có mặt hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Cá nhân mình đã được học hỏi từ rất nhiều các anh/ chị đi trước trong ngành Marketing Digital về kinh nghiệm làm và xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả, đồng thời cũng là chút kinh nghiệm nho nho sau quá trình học tập và làm việc ở một số đơn vị làm Truyền Thông thì mình nhận thấy việc xây dựng chiến dịch quảng cáo sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau :

Bước 1: Điều Đầu Tiên Là Chúng Ta Phải Xác Định Được Mục Tiêu Của Chiến Dịch Quảng Cáo

Như các bạn đa biết trong Marketing thì mỗi chiến dịch quảng cáo đều có mục tiêu cụ thể khác nhau. Xét về mặt tổng quát mà nói thì mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có 1 trong 4 loại mục tiêu sau:

+ Mục tiêu thông tin: Truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện… đến với đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.

+ Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung quảng cáo.

+ Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên con người, địa danh…

+ Mục tiêu so sánh và tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, công dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Xây Dựng Ngân Sách Cho Chiến Dịch Quảng Cáo

Ngân sách chiến dịch quảng cáo gồm 2 phần:

+ Chi phí thực hiện quảng cáo và lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo.

+ Chi phí thực hiện quảng cáo thường bao gồm: Chi phí thuê các Agency làm quảng cáo, chi phí phương tiện truyền thông, chi phí thuê diễn viên, chi phí đạo cụ, máy móc… Doanh nghiệp cần phải ước tính được lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo (cả trong dài hạn, lẫn ngắn hạn) để biết được có nên tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

xac-dinh-ngan-sach-quang-cao

Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách chiến dịch quảng cáo:

+ Giai đoạn hiện tại của chu kỳ sống của sản phẩm: Ví dụ như 1 sản phẩm đang trong giai đoạn triển khai cần phải có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, nghĩa là doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí lớn cho chiến dịch quảng cáo.

+ Thị phần: Trong hầu hết các trường hợp, thị phần tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo và lợi nhuận thu về, nghĩa là thị phần càng lớn thì chi phí bỏ ra cho quảng cáo càng lớn cũng như là lợi nhuận thu về càng cao.

Bước 3: Xây Dựng Chiến Lược Quảng Cáo

Việc xây dựng chiến lược quảng cáo bao gồm công việc thiết kế thông điệp quảng cáo và lựa chọn phương tiện truyền thông.

+ Thiết kế thông điệp quảng cáo
Thông điệp quảng cáo là yếu tố cốt lõi của chiến dịch quảng cáo. Một chiến dịch quảng cáo cho dù được đầu tư với quy mô rầm rộ bao nhiêu mà thông điệp quảng cáo sơ sài, khó hiểu, gây hiểu nhầm, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, luật pháp đều sẽ trở nên thất bại.

Nội dung thông điệp quảng cáo phần lớn dựa trên mục đích quảng cáo. Nếu quảng cáo nhằm mục đích thông tin, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào nhãn hiệu, hình dáng, công dụng sản phẩm cũng như là cách thức mua sản phẩm. Trong trường hợp quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào lợi ích sản phẩm. Giả sử quảng cáo nhằm vào mục tiêu gợi nhớ, nội dung thông điệp thường chỉ đơn giản là làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm. Đối với quảng cáo với mục tiêu so sánh, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào việc phân tích lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ. Một thông điệp quảng cáo hay sẽ bao gồm các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, xúc tích, ý nghĩa.

Lưu ý: Thông điệp quảng cáo luôn phải:
Phù hợp với luật pháp tại quốc gia quảng bá
Phù hợp với văn hóa tại quốc gia quảng bá
Phù hợp với tôn giáo tại quốc gia quảng bá
Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, logo, nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác.

+ Lựa chọn phương tiện truyền thông:
Việc lựa chọn phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một chiếc dịch quảng cáo, bao gồm: lựa chọn loại phương tiện truyền thông; độ bao phủ, độ thường xuyên của quảng cáo trên phương tiện truyền thông; thời gian xuất hiện quảng cáo trên phương tiện truyền thông.

lua-chon-phuong-tien-truyen-thong-hieu-qua

  • Lựa chọn loại phương tiện truyền thông: Có rất nhiều loại phương tiện truyền thông (tham khảo phía dưới), tuy nhiên, việc lựa chọn loại nào sẽ dựa trên hành vi khách hàng mục tiêu. Dĩ nhiên, doanh nghiệp có thể chọn hết tất cả loại hình phương tiện truyền thông nhưng sẽ rất tốn kém và dẫn đến thua lỗ. Vì vậy tùy vào Sản Phẩm & Dịch Vụ, phân khúc đối tượng người dùng và khách hàng tiềm năng mà bạn muốn làm Truyền Thông Quảng Cáo đến họ. Ví dụ nếu khách hàng là những bà nội trợ thì nên chọn TV, nếu khách hàng là các bạn trẻ sinh viên hay dân văn phòng thì nên chọn Internet như Banner Quảng Cáo, Báo Điện Tử, Forum, SEO, Facebook Fanpage, Google Adword…
  • Lựa chọn độ bao phủ, độ thường xuyên của quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Phụ thuộc vào mức độ rầm rộ trong phần xác định mục tiêu quảng cáo
  • Lựa chọn thời gian xuất hiện quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Căn cứ vào hành vi của khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu xem Các Kênh Truyền Thông mà bạn áp dụng vào những khung giờ nào, lướt web vào thời điểm nào,… Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo nếu việc lựa chọn phương tiện truyền thông được tối ưu hóa.

Bước 4: Kiểm Tra Đo Lường & Đánh Giá Trong Quá Trình Chạy Và Sau Chiến Dịch

Doanh nghiệp cần phải theo dõi quá trình chạy chiến dịch quảng cáo để có thể có hành động kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố như trục trặc kỹ thuật, sai thời điểm, thời lượng quảng cáo, khách hàng phản ánh và khiếu nại về quảng cáo…

do-luong-hieu-qua-truyen-thong-va-quang-cao

Việc đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí:
+ Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tò mò, kích thích, phản đối, thờ ơ, ức chế…
+ Doanh thu sản phẩm: tăng nhẹ, tăng đột biến, không tăng không giảm, giảm nhẹ, giảm mạnh.
Về mặt lý thuyết, một chiến dịch quảng cáo thành công phải được sự ủng hộ của khách hàng mục tiêu cũng như cải thiện doanh số sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo nếu không phải là người trong cuộc bởi tiêu chí đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách như thời gian, mục đích quảng cáo…

Chúc Các Bạn Thành Công !!!

Moderators tại Cộng đồng iSocial : Nguyễn Xuân Vũ

Nội dung xây dựng lòng tin khách hàng

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều tất yếu khi bạn kinh doanh. Vậy chúng ta có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.

Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá. Dưới đây là một số cách làm nội dung, có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ.

  1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu

Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó. VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

  1. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty

Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng…hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm. Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

  1. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng

Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này. Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

  1. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia

Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng. Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen…

  1. Nguồn gốc xuất xứ

Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

  1. Testimonial (cảm nhận khách hàng)

Dùng khách hàng  nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn. Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage…

  1. Tư vấn trực tiếp

Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ. Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

  1. Chính sách bảo hành & hoàn tiền

Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

  1. Tài trợ cho hoạt động xã hội

Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

  1. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc…sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

  1. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác

Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được. Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

  1. Case studies

Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời…

  1. Cho dùng thử

Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ. Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

Kiều Thắng 8/2016

 

Tự động hóa xây dựng nội dung

Việc tự động hóa quy trình xây dựng nội dung cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang sử dụng con dao 2 lưỡi, vì không có một công cụ nào nào có thể tự tạo được nội dung theo tính ngẫu hứng, hoặc đúng chủ đích (không tính việc copy y nguyên nội dung).

 

Ở đây mình sẽ đưa ra các công cụ có thể giúp chúng ta giải quyết việc rút ngắn các quy trình xây dựng nội dung trên các kênh online:

1) Đầu tiên cần xác định chúng ta có bao nhiêu kênh cần tự động hóa quy trình xây dựng nội dung, ví dụ:

– 5 WEBSITE WORDPRESS
– 2 WEBSITE WORDPRESS.COM
– 2 WEBSITE TUMBLR.COM
– 2 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 5 FANPAGE FACEBOOK
– 5 WEBSITE BLOGGER
– 1 WEBSITE (TỰ CODE, CÓ FEED, RSS)
– (CÁC MÃ NGUỒN MỞ KHÁC)

* Lưu ý là tất cả các website/page này chúng ta đều đang sở hữu.

2) Xác định nguồn tin gốc để tự đổng đẩy nội dung mới lên các kênh online khác, ví dụ:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 TUMBLR -> 1 FACEBOOK CÁ NHÂN -> 1 WORDPRESS.COM

– 5 WEBSITE (NGUỒN NGOÀI) -> 5 WEBSITE WORDPRESS -> 3 WEBSITE BLOGGER -> 2 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE WORDPRESS -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

– 1 WEBSITE (TỰ CODE) -> 1 WEBSITE BLOGGER -> 1 FANPAGE FACEBOOK

* Sau khi vạch ra được các luồng tự động hóa quy trình xây dựng nội dung như thế này, chúng ta sẽ có các nguồn tin chính mà chúng ta phải xây dựng (hoặc người khác xây dựng), và chúng ta sẽ tập trung xây dựng nội dung ở các nguồn đó:

– 1 FACEBOOK CÁ NHÂN
– 1 WEBSITE WORDPRESS
– 1 WEBSITE (TỰ CODE)

* Các website nguồn ngoài là của người khác xây dựng nên, ví dụ vnxpress.net, 24h.com.vn,… mà có bài nào mới là site mình tự động lấy về. Cái này thường sẽ có 2 dạng:

– Lấy toàn bộ dữ liệu về site mình.
– Hiển thị toàn bộ dữ liệu của người khác về site mình.

(Vì 2 vấn đề này phức tạp hơn, đụng đến code, nên mình sẽ để dành cho 1 post khác.)

3) Các công cụ và dịch vụ hỗ trợ tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung:

– http://ifttt.com/ : Dịch vụ trung gian giữa 2 website, có nhiệm vụ đẩy nội dung tự động theo cấu hình tự tạo từ kênh này sang kênh kia.

– http://hootsuite.com/ : Công cụ quản lý và tự động đăng nội dung lên Social Media hiệu quả

– http://dlvr.it/ : Dịch vụ thu nhập RSS feed và đẩy lên các mạng xã hội

– NextScripts: Social Networks Auto-Poster : Plugin WP hỗ trợ đẩy nội dung từ WordPress lên các mạng xã hội tùy chọn.

(Ngoài ra còn khá nhiều, nhưng mình nghĩ nhiều đây là đủ với những người low tech như mình  )

* Ứng dụng:

– Với nguồn gốc là Facebook cá nhân, ta có thể sử dụng: ifttt.com
– Với nguồn gốc là Website WordPress, ta có thể sử dụng: ifttt.com hoặc Plugin Social Networks Auto-Poster.
– Với nguồn gốc là Website (tự code), ta vẫn có thể sử dụng ifttt.com hoặc dlvr.it
– Với việc quản lý nhiều page, mạng xã hội, ta có thể sử dụng: hootsuite.com

(Để đảm bảo nội dung chất lượng thì hãy để chế độ publish là draft, rồi tự mình vào kiểm duyệt.)

Tóm lại là dù có tự động đến đâu thì vẫn cần có bàn tay con người đụng vào, trên đây mình đưa ra một số cách tối ưu hóa quy trình xây dựng nội dung các kênh online, nó sẽ giúp mọi người:

– TIẾT KIỆM ĐƯỢC THỜI GIAN
– TIẾT KIỆM ĐƯỢC CÔNG SỨC

KEYWORD – Chìa khóa của thành công !

Bạn đang làm SEO/AdWords/Facebook Ads/Youtube Marketing chứ ? Có bao giờ bạn thắc mắc việc Keyword của mình lên được TOP của Seach Engine rồi mà hiệu quả doanh thu vẫn không có tiến triển gì chưa ?

Có bao giờ bạn thắc mắc về việc đã đầu tư khá nhiều tiền cho quảng cáo tuy nhiên bạn không hề thấy hiệu quả trong kinh doanh của bạn tăng lên ?

Có bao giờ bạn thắc mắc về việc Video của bạn được up lên nhưng chẳng có lượt tìm kiếm nào, chả ai biết đến, mặc dù nó rất hay ?

Và bạn sẽ còn nhiều thắc mắc nữa, khi mà bạn đã làm, đã xong, mà lại chẳng thấy hiệu quả mang lại !

Bỏ qua các yếu tố về trang đích, về sản phẩm, về thương hiệu (vì ở đây mình sẽ mặc định là nó đang tốt, chí ít là có một khởi đầu tốt), thì có 1 yếu tố rất quan trọng, mang tính sống còn đối với việc chúng ta làm tiếp thị trực tuyến.

Đó là xác định KEYWORD (Từ khóa).

Vậy làm sao để xác định được một Keyword tốt, mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thị quảng cáo ?

I. HIỂU VỀ KEYWORD (TỪ KHÓA)

1. Xác định được đặc tính về sản phẩm dịch vụ mà chúng ta cung cấp.

Ví dụ:

+ Mình cung cấp sản phẩm: Đồ gỗ nội thất.

+ Thị trường: Toàn quốc.

+ Giá: Đắt (đồ cao cấp)+ Thương hiệu: Thạch thất

Dựa vào các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, mình có thể xác định 1 số từ khóa: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ nội thất hà nội, đồ gỗ nội thất cao cấp, đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ thạch thất,… (Chọn càng nhiều càng tốt).

2. Họ có nhu cầu và quan tâm đến điều gì khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này ?Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, người dùng, và tự hỏi, nếu là bạn, bạn có mua sản phẩm này không, nếu mua thì vì sao mua? Và nếu không mua thì vì sao lại không?

Ví dụ với sản phẩm Đồ gỗ nội thất:

+ Nhu cầu mua đồ gỗ chất lượng cao.

+ Nhu cầu mua đồ gỗ tại khu vực Hà Nội.

+ Nhu cầu mua đồ gỗ cao cấp nhưng chi phí không đủ (cần mua hàng khuyến mãi).Với 3 nhu cầu này, mình tiếp tục chọn được 1 số từ khóa: mua đồ gỗ chất lượng cao, mua đồ gỗ cao cấp, mua đồ gỗ hà nội, mua đồ gỗ chất lượng cao hà nội,… (Chọn càng nhiêu càng tốt).

Với 2 bước trên + Việc kết hợp viết các công cụ phía dưới bạn sẽ có 1 danh sách rất nhiều Keyword.

II. BIẾT SỬ DỤNG CÔNG CỤ:

1. Google Trends: http://www.google.com/trends – Công cụ nắm bắt xu hướng người dùng của Google.

Ví dụ: Bạn có thể tìm từ khóa “iphone 5” – bạn sẽ thấy từ khóa này được tím kiếm rất nhiều và đột biến vào tháng 9/2012. Vì lúc đó là lúc iPhone 5 ra đời.

2. Google Suggestion – hay chính là Google Search Box (Gợi ý tìm kiếm của Google)

Google đưa ra các gợi ý liên quan đến cụm từ bạn gõ vào thanh search box trước đó, và các gợi ý đó sẽ được sắp xếp theo độ phổ biến, tức là được tìm kiếm nhiều.

Ví dụ: Bạn có thể tìm từ “iphone 5” trên search box thì nó sẽ ra 1 loạt danh sách từ khóa gợi ý:+ iphone 5s : Nhu cầu tìm kiếm thông tin về iphone 5s+ iphone 5c: Nhu cầu tìm kiếm thông tin về iphone 5c+ iphone 5 gia bao nhieu: Nhu cầu tìm kiếm giá của sản phẩm iphone 5

3. Keyword Planner: http://adwords.google.com/keywordplanner – Công cụ phân tích từ khóa dựa trên các số liệu như lưu lượng tìm kiếm hàng tháng, cạnh tranh,..

___

Với 3 công cụ này bạn có thể xác định được từ khóa nào được tìm kiếm nhiều, và được tìm kiếm bao nhiêu lần trong 1 tháng, và trung bình 1 ngày.

Từ đó bạn có thể dựa vào tỷ lệ chuyển đổi người biết->người mua->mua lại->giới thiệu dựa trên hiệu quả kinh doanh thực tế mà mình đã tính toán trước đó mà chọn từ khóa hợp lý, và mức kỳ vọng không quá ảo…

Ví dụ: Với 1 từ khóa mang có lượt tìm kiếm 10.000 lần 1 tháng (thường sẽ đúng với TOP 1), và tỷ lệ chuyển đổi từ người vào (100) -> người mua (1) là 1%, giả dụ bạn lên được từ khóa TOP 1, thì bạn sẽ có được công thức:

(100 người mua*giá) – (chi phí) = doanh thu kỳ vọng đạt được.

III. XÁC ĐỊNH KEYWORD PHÙ HỢP

Khi đã Hiểu về dịch vụ, sản phẩm của mình, và người dùng của mình họ quan tâm gì đến dịch vụ, sản phẩm này, thì bạn sẽ chọn được Keyword đúng.

Và khi đã BIẾT sử dụng các công cụ hỗ trợ, bạn sẽ biết cách chọn những Keyword phù hợp (Cạnh tranh ít + Lưu lượng truy cập cao -> Doanh thu cao). Bạn có thể sử dụng các mức đo lường: Độ cạnh tranh, lượt tìm kiếm, mức độ ưu tiến chiến dịch… để chọn Keyword nào được ưu tiên “lên sàn” trước.

Và bạn hoàn toàn có thể áp dụng công thức này để làm Facebook Ads (Chọn sở thích người dùng), Youtube Marketing (Chọn Tags Video), AdWords, SEO (Từ khóa phù hợp)…

Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không thực hành luôn, thử kiểm tra xem những Keyword mình làm đã hợp lý chưa, đã mang lại hiệu quả chưa ?

 

Copyright © 2013 – Trung Đức

10 công cụ ít-người-biết để tạo ra nội dung nổi bật

Bất cứ ai sở hữu website đều biết rằng quá trình này mất nhiều thời gian thế nào, từ việc tạo dựng, rồi vận hành, rồi cập nhật, thay đổi, đăng tải nội dung & hình ảnh, theo dõi các mạng xã hội kết nối với website đó. Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề là, thứ duy nhất mà người dùng quan tâm, đó là NỘI DUNG. Chắc chắn đó là công cụ cạnh tranh hoàn hảo nhất của bạn.

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, bạn cần một chút mẹo vặt, không phải vì mọi thứ quá tệ, mà còn bởi vì “luôn có những thứ để khiến mọi việc tốt hơn”. Bạn đã là người tạo ra website đó, nhưng đôi lúc, dường như mọi thứ đang “quay lưng” lại với bạn, và phá huỷ những gì mà bạn tạo ra. Bạn gọi những thứ đó là “kẻ huỷ diệt” (mặc dù, đôi lúc cũng là do lỗi của bạn), do bị chặn, do mất tập trung, sự vật vã khổ sở để hạn chế công việc của bạn, và danh sách chụp ảnh dài vô tận…

Dưới đây là những công cụ ít-người-biết (nhưng chắc chắn rất chất lượng) để giúp bạn xây dựng những nội dung hấp dẫn hơn.

  1. Bubbl Bubbl.us

Nếu như bạn không thể brainstorm với một cái bút, một tờ giấy và một cốc trà, có lẽ bạn sẽ muốn ngồi “tự kỷ” cùng Bubbl.us đấy. Đây là một công cụ giúp bạn xây dựng các bảng biểu, hình ảnh số liệu và các thành phần khác liên quan đến đồ hoạ, để giúp bạn “bật ra” ý tưởng, sắp xếp các ý gọn gàng hơn.

Nếu thích note lại mọi ý tưởng, và thêm hình vẽ, màu sắc cho ý tưởng, thì Bubbl là một công cụ hoàn hảo
Nếu thích note lại mọi ý tưởng, và thêm hình vẽ, màu sắc cho ý tưởng, thì Bubbl là một công cụ hoàn hảo

Bubble.us được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu “sơ đồ tư duy”. Có thể, bạn cảm thấy “sơ đồ” là một thứ gì đó quá xa xôi hay phức tạp, nhưng Bubble.us lại không hề như vậy, bởi tất cả mọi thứ đều khiến người dùng cảm thấy thân thiện và dễ tương tác.

  1. Omniwriter OmmWriter

Tôi biết rất nhiều blogger gặp vấn đề này “Không thể tập trung khi đang viết một cái gì đó”, bởi vì, bạn cần phải online để nghiên cứu thông tin trên Internet, mà bạn biết rồi đấy, Internet là “mẹ đẻ” của tất cả những việc khiến bạn mất tập trung.

Không giống như quy trình xây dựng nội dung thông thường, OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung, bằng cách tuỳ chọn bản nhạc bạn thích, chọn 1 khung nền phù hợp, để bạn dễ dàng tập trung lâu hơn.

OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung
OmmWriter cho phép bạn làm việc trong môi trường thoải mái, được tha hồ mất-tập-trung

Hơn thế nữa, OmmWriter có rất nhiều phím tắt cho người dùng. Mỗi phím tắt tương ứng với một âm thanh nào đó thú vị (có lẽ, đây là điểm thú vị nhất của OmmWriter khiến tôi thấy hứng thú)

  1. EduGeeks EduGeeksClub

Đôi lúc, để cải thiện chất lượng nội dung bài viết, bạn cần một công cụ chuyên nghiệp để cải thiện chất lượng nội dung bài viết. Vậy tại sao bạn lại sử dụng EduGeeksClub – một trang web cung cấp dịch vụ chỉnh sửa bài viết, và những dịch vụ này do NGƯỜI thực hiện, không phải một phần mềm nào.

cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung của bạn.
EduGeeks cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung.

Trang web này thật sự rất hữu ích và thậm chí, còn cho bạn lời khuyên thực tế về cách viết, cách chỉnh sửa và quản lý nội dung của bạn.

  1. CoSchedule CoSchedule Headline Analyzer

Headline Analyzer là một công cụ rất thú vị, cho phép bạn kiểm tra tiêu đề của bài viết, bài báo, bản tin. Ứng dụng này cho phép bạn kiểm tra chính tả, mức độ đọc hiểu, cũng như cấu trúc tiêu đề… Sau đó, ứng dụng này sẽ “chấm điểm” tiêu đề của bạn theo thang điểm từ 0 đến 100, cùng với một vài gợi ý và bí kíp để bạn sửa tiêu đề đó.

Một điều rất đặc biệt đó là Headline Analyzer có thể biết được chính xác kiểu tiêu đề mà bạn đang dùng, và sau đó, hệ thống sẽ lưu vào danh sách cho những lần sử dụng tiếp theo.

  1. Impactbnd– Blog Title Generator

Nếu bạn bị bí ý tưởng, không nghĩ ra tiêu đề bài viết, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất “loạn lạc”. Đặc biệt, đó là lúc bạn đang bị sếp dồn deadline, dồn dập giao việc, thì không-thể-nghĩ-ra-một-cái-tiêu-đề cũng khiến bạn áp lực muốn nổ tung. Đó là lý do tại sao mà Impactbnd Blog Title Generator ra đời.

Impactbnd Blog Title Generator thay bạn "nghĩ ra" một cái tiêu đề hoàn hảo trong lúc sếp dồn deadlines
Impactbnd Blog Title Generator thay bạn “nghĩ ra” một cái tiêu đề hoàn hảo trong lúc sếp dồn deadlines

Tất cả những gì bạn cần làm đó là nhập vào từ khoá vào, sau đó, ứng dụng sẽ đưa ra một loạt các gợi ý về từng phần trong tiêu đề đó, giúp bạn xác định được cách xây dựng một tiêu đề bằng cách chèn thêm các từ khoá phù hợp. Vì vậy, thay vì tự động tạo những tiêu đề mang tính ngẫu nhiên, Impactbnd cho phép bạn tạo từng phần của tiêu đề. Đó chính là điểm cộng lớn nhất cho Impactbnd.

  1. Hemingway Hemingway App

Ứng dụng này được xây dựng để chỉnh sửa nội dung bài viết bằng cách tăng mức độ mạch lạc của bài viết, khiến câu từ trở nên đơn giản hơn, thay thế những câu và từ phức tạp bằng những câu từ đơn giản, sử dụng câu chủ động & bị động xen kẽ ra sao… Chắc chắn, bài viết của bạn sẽ trở nên dễ hiểu và có trọng tâm hơn.

Hemingway cho phép bạn tạo ra những bài viết chất lượng hơn bằng cách chỉnh sửa ngữ pháp, độ mạch lạc của bài viết
Hemingway cho phép bạn tạo ra những bài viết chất lượng hơn bằng cách chỉnh sửa ngữ pháp, độ mạch lạc của bài viết
  1. Grammarly Grammarly

Grammarly là công cụ online tuyệt vời để kiểm tra ngữ pháp online, và tạo cảm giác “người viết” hơn là “máy viết”. Tuy nhiên, Grammarly còn hơn cả một công cụ kiểm tra ngữ pháp thông thường. Công cụ này kiểm tra ngữ pháp với độ chính xác cao, và còn kiểm tra lỗi đạo văn.

Không chỉ đơn giản là chỉnh sửa ngữ pháp, Grammarly còn kiểm tra lỗi đạo văn, đồng thời đưa ra những đề xuất để khắc phục lần sau
Không chỉ đơn giản là chỉnh sửa ngữ pháp, Grammarly còn kiểm tra lỗi đạo văn, đồng thời đưa ra những đề xuất để bạn khắc phục lần sau

Bên cạnh đó, Grammarly cung cấp cho bạn một bản nhận xét chi tiết, bao gồm lỗi dùng từ và một vài đề xuất để khắc phục những lỗi đó. Grammarly là một Tiện ích hoạt động trên Google Chrome và có thể được sử dụng trên WordPress hoặc CMS.

  1. Write App WriteApp

Một công cụ khác cho phép bạn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền. Bạn có thể truy cập tất cả các công cụ chỉnh sửa mà bạn cần. Thêm vào đó, bạn còn có thể lưu và đăng tải những nội dung bạn viết, cũng như tạo nội dung, phân loại và chia sẻ các chú thích. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng công cụ này ở chế độ Toàn Màn Hình để đạt được hiệu quả công việc lớn nhất.

Nếu muốn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền, hãy chọn Write App
Nếu muốn tạo nội dung mà không sợ bị-làm-phiền, hãy chọn Write App
  1. Power Thesaurus Power Thesaurus
giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups là 2 điểm cộng lớn của Power Thesaurus
giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups là 2 điểm cộng lớn của Power Thesaurus

Power Thesaurus tương tự với nhiều website từ điển khác mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Vậy điều gì khiến Power Thesarus trở nên thật sự khác biệt? Đó chính là giao diện người dùng cực kỳ thân thiện, không có bất cứ quảng cáo nào và pop-ups. Một điểm cộng khác chính là đội ngũ của Power Thesaurus rất chịu khó cập nhật các xu hướng ngôn ngữ mới để phục vụ người dùng.

  1. Stay Focused Stay Focused
10
StayFocusd giúp bạn tập trung hơn để làm việc

Nếu bạn sử dụng Google Chrome, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chống lại các “cám dỗ” trên các website. Vậy, ứng dụng này giúp được gì? Ứng dụng này cho phép bạn tập trung hơn, “tránh xa” các tiện ích mở rộng trên trình duyệt (những tiện ích này làm hạn chế khả năng truy cập vào các website của bạn, bởi chúng đặt ra giới hạn thời gian truy cập) Khi hết thời gian, bạn không thể truy cập vào các trang đó trong thời gian còn lại của ngày. Tiện ích này nằm trong danh sách mặc định của các website, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tuỳ chỉnh thêm / bớt website tuỳ ý.

Bây giờ, bạn đã được trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết để xây dựng nội dung mà bạn thích, những nội dung có thể thu hút, tạo cảm hứng cho những người xung quanh. Hãy bắt đầu ngay thôi.

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn: Smart Insights

9 nguyên tắc phát triển Blog bền vững

Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những bài viết về “Chiến lược tăng traffic cho blog”, hứa hẹn blog của bạn sẽ đạt hơn 100k lượt truy cập ngay sau khi đọc và làm theo. Đó chính là lý do tôi viết bài này.

Thật ra, “Chiến lược tăng traffic” không phải là thứ có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Mỗi trường hợp, mỗi ngành hàng, và mỗi blogger đều phải có một chiến lược của riêng mình. Đừng kỳ vọng đạt được thành công giống như ai đó bằng cách sử dụng chiến lược của họ. Nói cách khác, bạn không thể tạo thêm một Facebook nữa giống như Mark đã làm rồi hy vọng là nó sẽ đạt nhiều người dùng hơn Facebook hiện tại. Đừng làm giống hệt, bạn phải làm khác đi và làm tốt hơn.

blog_writing_800_800
Việc tăng traffic trên Blog không chỉ đơn giản là Blog Commenting, Guest Posting hay Conference…

Bây giờ, tôi sẽ nói cho bạn hiểu vì sao các “Chiến lược tăng traffic” kia không thể hoàn toàn đưa lượng truy cập của bạn “tăng đột biến” như bạn kỳ vọng.

#1 Blog Commenting – Bình luận trên blog sẽ không giúp cho lượng traffic của blog bạn tăng cao, trừ khi comment đó còn hay hơn cả bài viết của bạn.

#2 Guest posting – Guest posting là hình thức đăng bài của mình lên blog khác. Việc Guest post trên blog của người khác vừa không đem lại hiệu quả, vừa lấy đi của bạn một quỹ thời gian mà đáng lẽ ra bạn có thể dùng để phát triển nội dung của mình. Mặc dù vậy, cho phép các blogger khác guest post trên blog của mình lại là một chiến lược khá ổn: vừa có nội dung hay, vừa có sự ủng hộ của các blogger khác.

#3 Speaking in Conferences – Mở ra một Phòng Hội thảo Trực tuyến chỉ làm tăng danh tiếng cho bạn chứ không trực tiếp tăng traffic cho blog của bạn. Và Phòng Hội thảo chỉ giới hạn trong vài trăm người, nên dù bạn nói gì thì cũng chỉ có chừng đó người nghe bạn nói thôi. Hơn nữa, việc chuẩn bị cho cuộc nói chuyện của mình luôn tốn nhiều thời gian hơn việc chuẩn bị nội dung cho blog. Vì vậy, bạn biết nên đầu tư thời gian vào đâu rồi đấy.

#4 Phát triển những nội dung “tuyệt vời” – Tuyệt vời là một từ chủ quan. Bạn thấy “tuyệt vời”, nhưng với người khác lại “chẳng có gì”, và ngược lại. Thật ra khi bắt đầu một blog, đây là điều tối thiểu mà bạn phải làm. Còn để thu hút nhiều độc giả hơn, bạn phải làm được nhiều hơn thế.

#5 Giật tít, Viết kiểu chuyện trò, Lên lịch nội dung, Chăm chỉ hoạt động trên mạng xã hội, Viết những thứ độc đáo… – nghe có vẻ hay đấy, nhưng toàn là những điều cơ bản. Ngay cả khi bạn kết hợp tất cả những thủ thứ này, hiệu quả cũng không đáng kể lắm đâu.

Được rồi, tôi không muốn làm cho bạn ngán ngẩm thêm với những “chiến lược tăng traffic” này nữa. Hãy để tôi nói cho bạn sự thật:

Phát triển blog không phải dễ như việc đi từ 1 đến 2 đến 3. Phát triển một blog thật sự rất khó.

Templated-4-1024x740
Khi đã bắt đầu viết blog, hãy nhớ 3 điều: Kiên định, kiên nhẫn và luôn quảng bá

Và đây là những nguyên tắc về blog của riêng tôi:

Nguyên tắc #1: Luôn viết blog, hoặc đừng viết

Bạn nên blog 2 lần/ tuần, hoặc tối thiểu là 1 lần/ tuần. Thành công của một blog tỉ lệ thuận với mức độ cập nhật của nó. Tôi không cần biết nội dung của bạn như thế nào, tôi chỉ cần biết nếu bạn duy trì được độ thường xuyên của blog, chắc chắn blog sẽ phát triển.

Hãy nhớ rằng viết blog là một cuộc đua marathon không bao giờ kết thúc – bạn không thể “đánh nhanh thắng nhanh”, bạn phải luôn chạy thật ổn định, và khi bạn dừng lại, thì bạn đã bị vượt lên.

Vậy nên, nếu không thể viết blog thường xuyên, thì tốt nhất đừng viết blog.

Nguyên tắc #2: Coi đây là một công việc nghiêm túc

Blogging không phải là thứ giúp bạn giết thời gian, blogging thật sự là một công việc cần được đầu tư. Nếu việc viết blog không phải là thứ mà bạn ưu tiên dành nhiều thời gian, và bạn chỉ viết khi nào rảnh, khi nào tiện, hoặc khi nào có hứng, thì bạn không nên lãng phí thời gian của mình nữa.

Nguyên tắc #3: Nghiên cứu

Tôi luôn dành ra từ 1 tuần đến vài tháng để khảo sát, nghiên cứu. Đừng bao giờ viết về những điều mà bạn không biết hoặc chưa từng tìm hiểu.

Nguyên tắc #4: Trình bày khoa học

Tôi dành khá nhiều thời gian cho việc sắp xếp các bài viết của mình, bài nào trước, bài nào sau, kiến thức nào là nền tảng, kiến thức nào là nâng cao. Tôi cố gắng dùng những từ ngữ đơn giản nhất có thể để giải thích cho các vấn đề chuyên môn.

Đó là cách mà tôi “phục vụ” người dùng và khiến blog trở nên nổi bật. Nhiều blogger đưa ra quá nhiều khái niệm quá hàn lâm trong bài viết của mình, trong khi họ không thể giải thích cho người đọc hiểu. Đừng như họ.

Nguyên tắc #5: Đi theo mô hình truyền thông AIDA

A – Attention

I – Interest

D – Desire

A – Action

Hãy thu hút sự chú ý, khiến mọi người “có hứng” với nội dung bạn viết, vun vén những ham muốn, và cuối cùng là kích thích hành động của độc giả. Đây là mô hình truyền thông kinh điển mà bạn nên học tập.

Nguyên tắc #6: Nguyên tắc 90/10

Khi nói đến Content Marketing, hãy nhớ đến nguyên tắc này:

Dành 10% để phát triển nội dung, và dành 90% để quảng bá nội dung đó.

Dù nội dung của bạn có hay đến đâu cũng sẽ vô ích nếu không ai biết đến nó.

Phát triển những nội dung “tuyệt vời” và lượng traffic sẽ tự tăng ư? Không có đâu, bạn phải quảng bá cơ.

Nguyên tắc #7: Phát triển Danh sách Email Marketing

Email Marketing được coi là chiến thuật digital marketing hiệu quả nhất và đem về nhiều lợi nhuận ròng nhất. Những blog có lượt traffic cao nhất là những blog có Danh sách Email Marketing khổng lồ nhất.

Danh sách Email Marketing càng dài, bạn càng ít phụ thuộc vào các hệ thống quảng cáo (Google, Facebook, Twitter, Linkedin, Bing…). Không có các hệ thống trên, blog của bạn vẫn sẽ sống tốt.

Nguyên tắc #8: Không guest blogging – nội dung của ai, blog của người đó

Tôi gần như không bao giờ guest post, chỉ trừ một vài trường hợp cực kỳ đặc biệt. Tôi cho rằng những thứ tôi mất công làm ra, chỉ nên có ở trên blog của tôi. Tôi cũng tránh xa các platform mạng xã hội như Linkedin, Facebook, Google+… Hôm nay chúng còn sống, nhưng biết ngày mai thế nào? Khi những trang đó không hoạt động nữa, những bài viết của tôi cũng không còn nữa.

Và nếu bạn cứ guest blogging, bạn sẽ không còn thời gian để viết bài cho blog của mình nữa.

Nguyên tắc #9: Blog là một quyển sách online

Tôi không đặt ngày trên blog của mình, vì tôi không coi blog của mình đơn giản chỉ là một blog. Tôi coi blog của tôi là một cuốn sách online, và mỗi post là một trang sách viết dở. Đó là một tài liệu sống, được cập nhật hàng ngày, giống như Wikipedia vậy.

Và tôi không hứa hẹn blog của bạn sẽ “đạt 100k lượt truy cập trong vòng 1 tháng” sau khi bạn đọc và làm theo bài viết này đâu nhé! Nhưng hãy cố gắng toàn tâm cho blog của bạn và quảng bá chúng. Nỗ lực của bạn sẽ được xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.

Biên tập bởi MediaZ Corp

Nguồn tham khảo: Optimize Smart

12 Xu hướng Marketing Mạng xã hội cho SME

Mạng xã hội (MXH) đang dần trở thành một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong mọi lĩnh vực. Vậy, SMEs đã và đang sử dụng MXH như thế nào cho hoạt động Marketing của họ? MXH đang đóng vai trò ra sao trong hoạt động của SMEs?

social-media

Hãy cùng đọc bản khảo sát 12 xu hướng Marketing trên MXH dành cho SMEs, được thực hiện bởi Social Media Examiner tại Mỹ và một số nước khác. Khảo sát có sự tham gia của 3.720 marketersm chủ doanh nghiệp và những người tự kinh doanh, trong đó:

– 82% người tham gia đang làm việc trong SMEs có quy mô nhỏ hơn 100 người

– 37% hoạt động trong SMEs có quy mô từ 2 – 10 người

– 23% kinh doanh độc lập.

 

Bài viết sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về:

– MXH có ích cho SMEs hay không?

– SMEs đang dành bao nhiêu thời gian để Marketing trên MXH?

– Loại Nội dung nào SMEs có thể sử dụng?

– SMEs nên mua quảng cáo trên MXH nào?

Hãy cùng xem 12 xu hướng dưới đây và cân nhắc lại chiến lược Marketing MXH trong năm 2016 của doanh nghiệp nhé.

 

Xu hướng #1: MXH rất quan trọng với SMEs

96% người tham gia khảo sát sử dụng MXH trong hoạt động Marketing, và 92% trong số đó đồng ý rằng MXH rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát là những người được chọn ra từ một tập ngẫu nhiên 300.000 người, và có thể họ “có hứng thú” với MXH hơn những người không tham gia khảo sát.

1

 

Xu hướng #2: Facebook thống trị hoạt động Marketing trên MXH của SMEs

Facebook là MXH được 93% Marketer sử dụng, là tiếp theo là Twitter với 79%. Trong năm tới, 62% có ý định đầu tư nhiều hơn vào Facebook cho hoạt động Marketing của họ, 66% sẽ đầu tư nhiều hơn vào hoạt động trên Twitter, Youtube, Linkedin.

2

Twitter đang dành lại thị phần từ Facebook, và với tiềm năng phát triển, hãy xem Twitter có thể đem lại điều gì thú vị trong năm tới.

YouTube được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn sử dụng. Có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ rệt này với 71% doanh nghiệp trên 100 người sử dụng YouTube, trong khi con số này ở SMEs là 38%.

 

Xu hướng #3: Các Doanh nghiệp B2C sử dụng MXH khác với Doanh nghiệp B2B

Các Doanh nghiệp B2B lựa chọn Linkedin là mạng xã hội chính để kết nối, trong khi các Doanh nghiệp B2C chọn Facebook. Điều này hợp lý bởi các Doanh nghiệp B2B sử dụng MXH để tìm kiếm đối tác trong từng lĩnh vực cụ thể, và những người hoạt động trong lĩnh vực đó, và Linkedin đáp ứng được điều này. Còn Facebook lại là nơi tập trung “người tiêu dùng” trên toàn thế giới.

3

71% marketer của Doanh nghiệp B2B muốn tìm hiểu về Linkedin trong năm tới, nhưng chỉ 18% số đó sử dụng dịch vụ quảng cáo của Linkedin. Còn tỉ lệ những người sẽ sử dụng Quảng cáo của Facebook lên đến 75%.

 

Xu hướng #4: Hầu hết SMEs không biết các hoạt động trên Facebook có hiệu quả hay không

92% SMEs đồng ý rằng MXH rất quan trọng với doanh nghiệp của họ, và phần lớn họ sử dụng Facebook cho hoạt động Marketing, nhưng hầu hết đều nói rằng họ không biết chắc Facebook hiệu có thật sự hiệu quả hay không.

“Hiệu quả” ở đây nghĩa là “xây dựng thương hiệu” hay “quan hệ với khách hàng”. Đó cũng có thể là tăng thêm lợi nhuận và mang đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Mấu chốt là, phần lớn doanh nghiệp không biết chắc Facebook có giúp họ đạt được mục tiêu hay không. Điều đó có nghĩa là, họ không có một mục tiêu cụ thể, hoặc họ không biết đo lường hiệu quả hoạt động Marketing như thế nào. Sốc hơn nữa, mặc dù có một số lượng lớn sử dụng Facebook, nhưng chỉ có 1/3 người trong số đó thật sự biết được Facebook hiệu quả hay không.

4

Hầu hết các marketers không chắc chắn về tác động của việc sử dụng MXH (dù đó là một vấn đề cần được quan tâm). Ngoài lợi ích của việc tạo ra một chiến lược hoàn chỉnh với mục tiêu và phương pháp đo lường rõ ràng, SMEs sẽ mất nhiều thời gian để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Các doanh nghiệp chỉ đơn thuần chấp nhận các khái niệm đặt ra bởi các công ty dịch vụ Marketing và truyền thông, rằng Facebook là kênh “rất rẻ” để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Tất nhiên, tất cả những thứ “cường điệu hoá” đó vẫn mang lại một giá trị tiềm năng cho những người sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook.

Mặt khác, 44% những người tham gia khảo sát mới sử dụng MXH dưới 2 năm. Khoảng thời gian ngắn như vậy không thể khiến họ hiểu rõ ràng về MXH được. Trong khi đó, hầu hết, hiệu quả trên MXH sẽ yêu cầu khoảng thời gian dài (thường thì lớn hơn 1 năm). SMEs có thể sẽ rất sốt ruột và không cho phép đội Marketing cơ hội để tận dụng MXH hiệu quả.

 

Xu hướng #5: SMEs dự kiến sẽ mở rộng hoạt động trên Facebook trong năm tới

Bất chấp hiệu quả Marketing trên Facebook còn tương đối mù mờ, nhưng vẫn có khoảng 62% doanh nghiệp dự kiến sẽ mở rộng hoạt động Marketing trên Facebook trong năm 2016. 68% mong muốn học thêm về Facebook Marketing, và 53% có kế hoạch tăng ngân sách cho Facebook Ads trong năm nay.

Những người vừa mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực Marketing trên MXH có lẽ sẽ không cần “bận tâm” đến việc họ đang bỏ lỡ một “mỏ vàng” ở Facebook. Bởi, Facebook có mặt từ năm 2006, nhưng rất nhiều SMEs vẫn đang “loay hoay” tìm cách tận dụng tất cả các tính năng để tăng tương tác và hiệu quả Marketing trên Facebook.

 

Xu hướng #6: Hầu hết các doanh nghiệp dành trên 6 tiếng hàng tuần trên MXH

Phải chịu áp lực trách nhiệm, hầu hết các chủ doanh nghiệp sẽ luôn lo lắng và suy nghĩ về việc họ sẽ bỏ ra bao nhiêu thời gian để giữ công chúng mục tiêu tương tác liên tục trên MXH. Những công cụ như Hootsuite, Post Planner có thể giảm bớt thời gian bỏ ra trên MXH, nhưng Marketing trên MXH thật sự cần nhiều thời gian hơn thế. Những con số dưới đây sẽ cho các doanh nghiệp và các marketers có một khái niệm rõ ràng hơn về khoảng thời gian mà đối thủ của họ đang đầu tư trên MXH.

33% các nghiên cứu cho rằng, họ dành 1 – 5 giờ hàng tuần để triển khai các hoạt động Marketing trên MXH, tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% dành 6-10 giờ mỗi tuần để làm việc này.

61

Hầu hết các doanh nghiệp với quy mô 2-10 người sẽ dành 1-5 giờ hoặc 6-10 giờ làm Marketing trên MXH mỗi tuần. Tương tự, chỉ khoảng 19% marketers dành trên 20 giờ để phát triển hoạt động này.

62

Xu hướng #7: Tăng “tiếp xúc thương hiệu” là lợi ích lớn nhất của MXH

Mặc dù “tiếp xúc thương hiệu” – có thể hiểu là vị trí và sự xuất hiện thường xuyên của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng – là một thứ rất khó đo lường, nhưng có đến 90% marketer và chủ doanh nghiệp cho rằng đây là lợi ích lớn nhất của MXH. MXH thật sự đưa lại cho họ vị trí cao hơn trong tâm trí của nhiều người tiêu dùng hơn.

7

Xu hướng #8: Tăng lượng traffic của website là lợi ích lớn thứ 2 của MXH

77% marketer và chủ doanh nghiệp cho rằng việc click vào website của công ty/ thương hiệu từ LinkedIn hay Facebook là lợi ích lớn thứ 2 của MXH. Ngoài MXH, Google và các công cụ khác cũng giúp ích trong việc tăng traffic.

8

Doanh nghiệp càng làm Marketing trên MXH lâu dài, thì lượng traffic càng tăng nhiều.

 

Xu hướng #9: MXH giúp tiết kiệm chi phí Marketing cho các SMEs

Trước năm 2014, MXH nổi lên như một kênh truyền thông giúp doanh nghiệp tiếp cận công chúng ở một mức giá thấp, thậm chí là miễn phí như Facebook. Và khi ngày một nhiều người biết đến Facebook, ngày một nhiều doanh nghiệp dùng Facebook, thì Facebook bắt đầu thay đổi chính sách: thu tiền quảng cáo. Giá quảng cáo tăng, tất nhiên lợi nhuận sẽ giảm.

Lúc này, các doanh nghiệp lớn sẽ phải thuê nhân công ngoài để duy trì các hoạt động trên MXH của họ. Nhưng các SMEs với chưa đến 10 nhân sự dành hơn 6 tiếng để vào MXH mỗi ngày vẫn cho rằng MXH đang giúp tiết kiệm chi phí Marketing tổng thể của họ.

9

Xu hướng #10: SMEs sẽ thu nhiều lợi nhuận từ việc bán hàng trên MXH

Mục đích cuối cùng của Marketing là tăng doanh số và khách hàng tiềm năng. So với SEO và các hình thức quảng cáo, sử dụng MXH gặp nhiều thách thức trong việc tăng doanh số bán hàng trực tiếp hơn.

10

Trong khảo sát này, hơn 50% người làm Marketing trên MXH trong 2 năm thừa nhận MXH giúp họ tăng doanh số. Hơn 70% người làm Marketing trên MXH trong 5 năm thấy được điều này.

Một số khảo sát đáng tin khác của Internet Retailers’, Statista  và Shareaholic cũng chỉ ra rằng:

– Doanh số bán nhờ MXH của 500 công ty tăng 25%, cụ thể là từ 2.62 tỉ đô trong năm 2013 đến 3.3 tỉ đô trong năm 2014.

– 31.24% traffic của các website đến từ MXH.

– Một cú nhảy vọt của thương mại MXH chắc chắn sẽ diễn ra trong năm nay.

 

Xu hướng #11: Facebook thống trị Quảng cáo

Quảng cáo Facebook không chỉ rẻ, mà còn có thể phân loại công chúng theo nơi ở, địa điểm cũng như các thông tin cơ bản khác.

11

Quảng cáo trên Linked In và Twitter cũng được các Marketer cân nhắc. Quảng cáo trên Instagram hay Pinterest cũng có tiềm năng phát triển.

Theo khảo sát, có tới 53% Marketer chắc chắn tiếp tục sử dụng Quảng cáo Facebook, 38% dùng Google và Twitter, và 31% chọn phát triển trên cả 3 kênh này. Rất ít người có ý định mua quảng cáo trên các kênh khác như Linked In hay Foursquare.

Ở một góc nhìn khác, có thể thấy rằng ít quảng cáo thì ít cạnh tranh. Ví dụ như Pinterest – MXH được dự đoán sẽ “làm nên chuyện” trong năm 2016. Với người tiêu dùng, Pinterest sẽ là một công cụ giúp lưu giữ những ý tưởng, những thứ họ cần và muốn mua. Như vậy, Pinterest có thể không giúp tăng traffic, nhưng lại làm mong muốn mua hàng.

Vậy nên, các Marketer không nên coi thường các MXH nhỏ, mà nên thử nghiệm tất cả và tìm ra lợi ích riêng của mỗi MXH cho thương hiệu của mình.

 

Xu hướng #12: Các kiểu Nội dung trên MXH

Các loại nội dung mang tính thị giác (Visual Content) và Blog hiện đang được lựa chọn nhiều nhất với 71% và 70%. Video chỉ đứng thứ 3 với 57% do đòi hỏi công nghệ cao về ngân sách nhiều.

12

Dù Visual Content và Video bắt mắt hơn, các Marketer vẫn cho rằng Blog là Nội dung quan trọng nhất. Điều này xuất phát từ hành vi khảo sát và chọn lọc kỹ càng trước khi mua hàng của người tiêu dùng. Các Marketer thấy được rằng, một bài Blog dài sẽ cung cấp nhiều thông tin đầy đủ và đáng tin hơn so với một cái ảnh hay một video ngắn.

123

Kết

Nếu bạn là Doanh nghiệp vừa hay Doanh nghiệp nhỏ nhỏ, hãy sử dụng đồng tiền của mình để đầu tư xứng đáng.

Vậy bạn đang quản lý Marketing MXH của mình như thế nào? Bạn có đồng tình với kết quả của các cuộc khảo sát trên không? Bạn có câu chuyện Marketing MXH của riêng mình không? Hãy kể cho chúng tôi nghe ở phần Comment nhé!

 

Biên tập bởi MediaZ Corp

Nguồn bài viết: Social Media Examiner