All posts by phucnguyenhoang

4 công cụ miễn phí phân tích mạng xã hội

Hãy thử nhớ lại những bài đăng của đối thủ với nội dung và tương tác cao đã khiến bạn phải trầm trồ. Bạn có tự hỏi những bài đăng đó có hiệu quả ra sao, và mình có thể học tập như thế nào?

May mắn là, mạng xã hội (MXH) là nơi mà tất cả mọi dữ liệu đều được/ bị phân tích. Bạn hoàn toàn có thể nhập Fanpage của đối thủ vào 4 bộ máy phân tích này.

Vantage Points

#1: Fanpage Karma – so sánh trực quan

Fanpage Karma sẽ phân tích các tài khoản trên Twitter, Google+, Instagram, Youtube và Pinterest, và đặc biệt là Facebook.

Fanpage Karma so sánh trực tiếp các Fanpage khác nhau và cho ra kết quả dưới dạng biểu đồ – một hình thức nhanh chóng và trực quan. Bạn có thể nhập vào Fanpage của bạn, và nhập thêm Fanpage của (các) đối thủ.

1. Bạn có thể so sáng với nhiều đối thủ 1 lúc
So sánh Fanpage của mình với Fanpage của nhiều đối thủ

Thời gian phân tích mặc định của Fanpage Karma là 90 ngày gần nhất, tuy nhiên bạn có thể tùy chỉnh. Fanpage Karma sẽ đo lường và so sánh Tổng quan (General) và cả các thông số cụ thể như Lượt Tương tác (Engagement), tốc độ phát triển (Growth), Độ lặp (Frequency), thậm chí là các từ khóa được sử sụng nhiều nhất và hiệu quả của các từ khóa đó. Từ đó, bạn có thể so sánh các thông số, những nội dung hiệu quả của mình và đối thủ, từ đó, đưa ra chiến lược đúng đắn.

2. Và có cái nhìn cụ thể về Nội dung
So sánh Top Posts giữa Samsung, LG và HTC
3. Xem những từ khóa, hashtag và nguồn hữu ích nhất
Những từ thường được sử dụng và hiệu quả của chúng

Fanpage Karma còn gửi cho bạn một báo cáo hàng tuần nếu bạn yêu cầu.

Bản Nâng cấp với 75$/ tháng sẽ phân tích nhiều thông số cụ thể, và hỗ trợ việc xuất số liệu ra Excel hoặc PowerPoint.

#2: LikeAnalyzer – đánh giá mức độ thành công của Fanpage

LikeAnalyzer không cần thu thập Facebook Insights nhưng vẫn đánh giá được Fanpage một cách nhanh chóng và chính xác.

LikeAnalyzer dùng thang đo điểm từ 1 – 100 để đánh giá các thông số của Fanpage như Lượt thích (like), tốc độ phát triển (growth), Số người đang xem trang (PTAT), Độ phản hồi (Responsiveness), loại bài đăng (Post type)… Nếu bạn thấy dấu v xanh, tức là thông số đó của bạn tốt; còn nếu thấy dấu x đỏ, điều đó có nghĩa là thông số chưa đạt yêu cầu. LikeAnalyzer cũng đưa ra các gợi ý giúp phát triển Fanpage và những Fanpage tương tự để tham khảo.

Không so sánh trực quan như Fanpage Karma, LikeAnalyzer chỉ đo lường độ thành công của Fanpage và đưa ra các gợi ý. Sau khi nhập Fanpage của mình, hãy nhập Fanpage của đối thủ và tham khảo.

#3: Klear – giúp bạn định hướng influencer

Klear vừa có chức năng phân tích, vừa xác định influencer trong lĩnh vực của bạn. Klear sử dụng dữ liệu của Twitter, Facebook và Instagram.

Bạn có tìm thấy biết được Lượng Post trung bình (Activity), Độ phổ biến (Popularity) và Mức độ Phản hồi (Responsiveness), và đặc biệt là những Nội dung tốt nhất (Top Content) trên Tài khoản MXH của mình. Klear cũng đưa ra các tài khoản thường xuyên tương tác nhất, và tiết lộ ai trong số đó có ảnh hưởng lớn nhất (influencer). Klear là một công cụ toàn năng, nó không chỉ đánh giá số lượng công chúng mà bạn tiếp cận được, công cụ này còn đánh giá cả chất lượng của công chúng.

6. Phân tích cụ thể trang của tất cả mọi người trên MXH
Chức năng phân tích Nội dung của Klear

Klear cho phép bạn tìm kiếm 10 influncer theo kỹ năng hoặc / và địa điểm, và điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn đang lập danh sách influencer cho mình.

5. Tìm influencer theo kỹ năng và địa điểm
Chức năng tìm kiếm Influencer của Klear

Klear có thể được sử dụng để phân tích các Tài khoản MXH của bạn cũng như của đối thủ.

Nâng cấp lên Tài khoản Pro với 249$/ tháng, bạn sẽ nắm bắt được nhiều thông tin của influencer hơn.

#4: Twitonomy – dành riêng cho Twitter

Twitonomy  là công cụ dành riêng cho Twitter, dùng để đo lường các thông số như số Tweet mỗi ngày, Số Retweet, Lượt Favorite, Lượt Metion, Lượt trả lời…. Cũng giống như các công cụ khác, Twitonomy hoàn toàn miễn phí nhưng bị giới hạn chức năng. Tài khoản Nâng cấp với 19$/ tháng sẽ cung cấp nhiều tiện ích hơn.

7. Một ví dụ của Twitonomy
Giao diện Phân tích của Twitonomy

Kết luận:

Hãy trang bị cho mình những công cụ phân tích quyền năng, không chỉ để phân tích MXH của chính mình mà còn để so sánh với đối thủ. Từ đó, bạn có thể sẽ học được nhiều điều để áp dụng vào chiến lược của riêng mình.

Những công cụ này có ích đối với bạn không? Bạn có biết công cụ nào tối ưu hơn nữa không? Hãy bình luận để chia sẻ cho chúng tôi nữa nhé.

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn tham khảo: Social Media Examiner

9 lời khuyên dành cho Doanh nghiệp B2B khi sử dụng Facebook

Nếu bạn là Doanh nghiệp B2B và bạn cho rằng Facebook là “chốn ăn chơi”, không phải nơi để kết nối, thì hãy đọc 9 lời khuyên dưới đây. Bạn sẽ biết cách tận dụng Facebook để phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp và kết nối với nhiều khách hàng tiềm năng cũng như nhân sự tương lai hơn.

#1 Facebook để thể hiện văn hóa Doanh nghiệp

Văn hóa Doanh nghiệp là những giá trị của riêng Công ty bạn, đừng ngại thể hiện điều đó trên Facebook. Những hình ảnh đẹp về Công ty, những khoảnh khắc làm việc được lén chụp lại, hay những buổi liên hoan vui vẻ, sẽ tạo nên hình ảnh về một Doanh nghiệp hạnh phúc. Chia sẻ những hình ảnh này là một cách tuyệt vời để giới thiệu Công ty đến những người quan tâm – trong đó có khách hàng tiềm năng và những nhân sự tương lai của bạn.

Các ứng viên khi tìm kiếm việc làm vẫn thường cân nhắc về môi trường làm việc. Thể hiện văn hóa Doanh nghiệp trên một MXH rộng như Facebook sẽ đưa bạn tiếp cận với nhiều ứng viên sáng giá hơn.
Hãy chọn những hình ảnh đẹp và viết những mô tả có cảm xúc

#2 Cho phép đánh giá (rating) trên Facebook

Cho phép khách hàng đánh giá và trả lời những đánh giá của khách hàng, gửi lời cảm ơn… sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ. Những đánh giá tích cực tất nhiên sẽ tạo dựng hình ảnh tốt cho Doanh nghiệp. Với những đánh giá tiêu cực, hãy cảm ơn (vì đã phản hồi), xin lỗi (vì bạn không hài lòng), hỏi rõ lý do và hứa hẹn khắc phục.
Hãy luôn thích (like) và nói cảm ơn

#3 Sáng tạo những nội dung lan truyền

Công chúng và khách hàng tiềm năng của bạn không phải là đại chúng, mà là các Doanh nghiệp khác. Vì vậy, bạn không cần một Chiến dịch Truyền thông hoành tráng, mà chỉ cần một vài bài đăng với nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
Những chọn nội dung không đơn giản đến mức phổ thông nhưng cũng không phức tạp đến mức khó hiểu

Nhưng nội dung là không đủ, bạn còn cần phải thể hiện nó một cách thú vị. Một hình ảnh đồ họa bằng Photoshop có vẻ hơi mất thời gian? Hãy làm quen với Visage, Canva, PicMonkeyhay Snagit – đơn giản và nhanh gọn nhưng vẫn rất đẹp.

Ảnh GIF cũng là một lựa chọn hay. Tuy nhiên, Facebook không cho dẫn ảnh GIF từ Google nữa, bạn có thể dẫn từ Tumblr hoặc Imgur nha.

#4 Kết nối bằng Video

Hãy nói chuyện trực tiếp với những người quan tâm đến Công ty của bạn. Video là một công cụ tuyệt vời để làm điều này.

Bạn không cần một phần mềm chuyên nghiệp và một bối cảnh được đầu tư kỹ lưỡng. Một video đơn giản sẽ tạo ra cảm giác gần gũi. Sự tương tác giữa người – người, dù là gián tiếp quan màn hình, vẫn luôn tạo được sự tin tưởng hơn.

Tất nhiên, hãy nói về những điều mà cả bạn và khách hàng tiềm năng đều quan tâm, và cảm thấy có ích.

#5 Hãy truyền cảm hứng

Trích dẫn những câu nói hay, những sự thật thú vị, những kinh nghiệm trong nghề, những xu hướng mới…  là một cách để truyền cảm hứng và lan truyền. Chắc chắn sẽ có người thích và chia sẻ, vậy thì viêc bạn cần làm thêm là thiết kế một hình ảnh đẹp, đặt những trích dẫn vào đó và đừng quên lồng logo của Doanh nghiệp vào. Vậy là, hình ảnh Công ty bạn đã rõ nét hơn một chút trong lòng mọi người rồi.
Hãy nhớ sử dụng những trích dẫn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực của bạn

Nếu chủ Doanh nghiệp là một người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng, hãy xin phép sử dụng hình ảnh của người đó.

#6 Hãy trao đổi

Bạn sẽ tặng công chúng của mình những ebook miễn phí hay những cuộc hội thảo trực tuyến chia sẻ các vấn đề chuyên môn. Đổi lại, bạn sẽ có e-mail của họ. Một cách thu thập dữ liệu để làm E-mail Marketing dễ dàng và cực kỳ tự nguyện.
Những bài đăng tặng Ebook của MediaZ là những bài có lượng tương tác cao nhấtSự kiện hỏi đáp trực tuyến cũng thu hút nhiều người trong ngành

#7 Đưa công chúng vào cuộc

Không ai thích một cuộc độc thoại, chúng ta đều muốn được đối thoại. Đó là lý do mà bạn nên trả lời tất cả các bình luận của mọi người, càng nhanh càng tốt.

Một cách hay hơn nữa để tăng đối thoại trên Facebook, đó là hỏi. Bạn hỏi, công chúng trả lời. Hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực của bạn, thể hiện nó dưới một hình thức thú vị để kích thích công chúng trả lời.
Hỏi về những nội dung mà công chúng quan tâm sẽ giúp bạn hiểu họ hơn

#8 Chia sẻ câu chuyện

Mỗi Doanh nghiệp đều có rất nhiều câu chuyện đằng sau, hãy tìm những cách thật sáng tạo để chia sẻ điều đó. Nó sẽ giúp cho nhân sự tương lai thích thú, và khách hàng thì hiểu bạn hơn.
Những câu chuyện thực tế được thể hiện dưới hình thức thú vị luôn luôn thu hút

#9 Quảng cáo trên Facebook

Hãy cân nhắc nếu bạn có ý định quảng cáo trên Facebook, vì bạn phải nhắm đúng vào đối tượng là khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể Tùy chọn quảng cáo đến chủ những Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực có liên quan, và nếu đây không phải là lần đầu tiên bạn quảng cáo, hãy thử remarketing – tức quảng cáo đến những người đã truy cập vào và xem các dịch vụ của bạn nhưng chưa hề hành động (đặt hàng sản phẩm, dịch vụ…)

 

Quảng cáo sẽ đạt hiệu quả tối đa khi kết hợp với hình ảnh đẹp và thông điệp hay

 

Kết luận

Đừng “hạ giá” Facebook và coi đó là lựa chọn cuối cùng cho Marketing MXH của bạn. Facebook sở hữu lượng người dùng lớn nhất Việt Nam, bởi vậy trang Facebook Doanh nghiệp của bạn sẽ luôn có cơ hội được nhìn thấy. Đừng bỏ qua Facebook!

Bạn nghĩ sao về Facebook dành cho Doanh nghiệp B2B? Những lời khuyên trên có có ích với bạn không? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận nhé!

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Nguồn tham khảo: Social Media Examiner

Hiểu sâu hơn về thuật toán mới của Facebook

Gần đây, Facebook đã công bố ít nhất 3 thay đổi về thuật toán, khiến cho các thương hiệu lớn hoang mang. Cùng đi sâu hơn vào các thay đổi này để nhìn rõ liệu đó có hoàn toàn là bất lợi, và làm thế nào để “xoay chuyển” những thuật toán đó.

Trước hết, chúng tôi giới thiệu sơ qua về một số thuật ngữ được sử dụng trong bài viết:

  • News Feed: là bảng tin của bạn, thứ hiện lên đầu tiên khi bạn mở Facebook.
  • Post: là bài đăng trên Facebook, dưới bất kỳ dạng nào.
  • Publisher: chỉ chung những tài khoản tạo ra nhiều nội dung trên Facebook. Đó có thể là những cá nhân sở hữu lượng bạn bè hay lượng theo dõi đồ sộ, hay những Fanpage có nhiều fan. Nếu bạn sử dụng Facebook như một kênh Marketing/ Truyền thông, bạn cũng được coi là một publisher.

3 sự thay đổi về thuật toán hiển thị Facebook

  1. Người dùng Facebook sẽ có thể nhìn thấy nhiều post từ 1 nguồn trên News Feed trong cùng 1 thời điểm thay vì chỉ 1 Post mới nhất từ mỗi nguồn như trước đây.
  2. Facebook sẽ ưu tiên hiển thị Post từ bạn bè cao hơn trong News Feed so với Post từ Fanpage các bạn đã Like.
  3. Facebook sẽ không hiển thị trên News Feed những Post mà bạn bè của người dùng Like hoặc Comment.

Và giờ hãy cùng nhìn xem những thay đổi này từ đâu mà có, mục đích của chúng là gì, chúng sẽ ảnh hưởng tới các publisher như thế nào, và có thể làm gì để “xoay chuyển” chúng.

Quan điểm của Facebook về News Feed

Trong thời đại mà mỗi giây trôi qua là hàng nghìn câu chuyện được đưa lên Facebook, bạn có thể nắm rõ mọi thông tin đó?

Chris Cox – Giám đốc Sản phẩm của Facebook – đã đưa ra quan điểm của họ về News Feed: “Trong vô số tin tức vừa được cập nhật, bạn chỉ có thể chọn lọc ra 10 thông tin quan trọngvới bản thân nhất để tiếp nhận. Và chúng tôi làm điều đó giúp bạn”.

Vậy nên, Facebook liên tục cập nhật thuật toán của mình để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Và giờ đây, Facebook muốn người dùng hoàn toàn tự điều chỉnh News Feedcủa mình, để chọn ra những thông tin mà họ có hứng thú nhất, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thuật toán cứng nhắc như trước.

2Người dùng sẽ xây dựng News Feed của riêng mình như thế nào?

Facebook sẽ đo lường sự thích thú của bạn đối với các post từ bạn bè và các Publisher mà bạn theo dõi. Làm thế nào Facebook đo lường được điều này?

3

Facebook dựa trên sở thích và hành vi của bạn, số lần bấm “like” và “share” của bạn, và đặc biệt là thời gian bạn bỏ ra để đọc câu chuyện đó. Và Facebook còn tính toán thông qua:

  • Ai là Publisher: Bạn bè/ Page mà bạn thường xuyên tương tác sẽ được hiển thị nhiều hơn. Ngoài ra, bạn bè được ưu tiên hơn Page.
  • Loại bài đăng: Bạn thường xuyên tương tác với loại bài đăng nào, Facebook sẽ ưu tiên cho loại bài đăng đó
  • Tương tác của Post: Post càng có nhiều tương tác thì càng có khả năng được hiểu thị lên News Feed.
  • Thời điểm đăng bài: Tại thời điểm mà Nội dung được đăng lên, càng có ít bài đăng cùng lúc, cạnh tranh càng giảm, post càng dễ được hiển thị.
  • Bài đăng có mang tính sự kiện không: Facebook ưu tiên cho những bài đăng mang tính sự kiện (life event) như có công việc mới, thay đổi tình trạng quan hệ… Một số báo cáo còn chỉ ra rằng, nếu sử dụng từ “Congratulations” (chúc mừng), Facebook sẽ dành cho bạn sự ưu tiên, dù không thật sự rõ ràng.

Facebook chấm điểm cho mỗi yếu tố trên, cộng số điểm đó lại, và sắp xếp thứ tự xuất hiện trên News Feed dựa trên số điểm đó.

5

Điều này có thể gây khó khăn cho các thương hiệu trên Facebook, khi mà những Nội dung hàng triệu like vẫn phải xếp sau bạn bè người dùng.

Vậy các Doanh nghiệp phải làm thế nào để Marketing trên Facebook? Câu trả lời là họ phải tập trung tạo ra những nội dung để tăng tương tác với người dùng, và hạn chế các nội dung quảng cáo. Hãy biết cách lồng ghép để người dùng phản hồi lại và tương tác với bài đăng của bạn, có như vậy những câu chuyện của bạn mới có cơ hội lên News Feed.

Và nhớ nhé, Facebook tính thời gian dừng lại đọc của người dùng đối với mỗi mẩu tin.

Facebook hỏi ý kiến người dùng như thế nào?

Với những nội dung thú vị, chắc chắn bạn sẽ tương tác. Nhưng nếu như bạn nhìn thấy bạn thân của mình đăng bài về chú chó chết, hẳn bạn sẽ không like/ comment, mà hỏi thăm họ. Vậy thì Facebook không có dấu hiệu gì để tính điểm tương tác cho bạn và bạn thân rồi. Nhưng đừng lo, vì Facebook còn có 2 vũ khí lợi hại này:

  • The Feed Quality Panel: Facebook tập hợp khoảng 700 người để sắp xếp News Feed theo thứ từ chán nhất cho đến hay nhất. Từ đó, Facebook sẽ soi xét xem hệ thống thuật toán của mình đã chấm điểm và dự đoán đúng sở thích, hành vi của người dùng chưa.
  • Online Survey: mỗi ngày có 10.000 bản khảo sát được gửi cho người dùng, với nội dung đơn giản là hỏi người dùng có thích những Post. đang ở trên News Feed của họ không

8

Và thế là, Facebook lại tiếp tục cố gắng đưa lại những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng, và đặc biệt chú tâm vào việc trao cho người dùng quyền được tùy biến News Feed của mình.

9

Bạn theo dõi, bỏ theo dõi ai, ẩn tin của ai, hay đặt ai ở chế độ “See first” (hiển thị đầu tiên trên bảng tin) là những nỗ lực của Facebook để giúp người dùng xây dựng được một News Feed với những tin tức liên quan mật thiết đến bản thân họ.

Facebook cũng mong muốn người dùng tự biết cách làm sạch News Feed của mình bằng cách “Unfollow” (Bỏ theo dõi) nhưng tin tức, nội dung không liên quan đến mình. Đó có thể là bà dì thích post ảnh bỉm sữa, hay một Page với những nội dung nhảm nhí; “Hide post” (Ẩn bài) những nội dung không cần thiết để nó ít hiện ra hơn. Và với những Publisher mà bạn quan tâm, bạn hoàn toàn có thể ưu tiên họ bằng cách bấm vào “See first” để tin tức của họ luôn hiện ra đầu tiên trên News Feed.

Facebook tuyên bố, họ sẽ để cho người dùng kiểm soát trải nghiệm News Feed của mình với các chức năng trên, thay vì bắt họ phải đi theo thuật toán như ngày xưa.

Publisher phải làm gì với những thay đổi này?

Nếu sử dụng Facebook như một Kênh Marketing/ Truyền thông, bạn chính là Publisher. Publisher thì phải nhớ kỹ 4 điều này:

newsfeed11

  • Viết Headline hấp dẫn: Hãy nhớ rằng Facebook đo thời gian người đọc dừng lại đọc một bài đăng. Vì vậy, Headline giật gân, gây shock đã hết thời. Hãy sử dụng sức mạnh của ngôn từ để viết lên những Headline hay, dễ đọc, và chứa đựng phần hấp dẫn nhất của nội dung.
  • Tránh Nội dung mang tính thương mại: Nội dung mang tính thương mại chắc chắn không khiến công chúng hứng thú, và đừng quên Facebook đang chấm điểm từng post của bạn. Nội dung mang tính thương mại trong post này sẽ khiến post sau bị đứng chót trong News Feed người dùng. Đây cũng là cách Facebook bắt bạn trả tiền cho Quảng cáo nhiều hơn.
  • Hãy trải nghiệm: Nội dung hay đối với Publisher này chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho Publisher khác. Công chúng của nhãn hàng này thích nội dung này không có nghĩa là công chúng của nhãn hàng kia cũng y như vậy. Thế thì, hãy thử hết các loại bài đăng, và đo lường kết quả phản hồi từ những bài đăng đó.
  • Sử dụng Audience Insight và các công cụ đo lường: đọc số liệu, phân tích dữ liệu là kỹ năng đo lường kết quả cơ bản nhất mà bất kỳ Publisher nào cũng phải có.
  • Sử dụng Audience Optimization: nhắm đúng mục tiêu bạn muốn hướng tới là lợi ích của chức năng này.

10

Chúc các bạn luôn có thể “xoay chuyển” cùng thuật toán Facebook!

Nguồn từ Facebook: https://developers.facebook.com/videos/f8-2016/news-feed-getting-your-content-to-the-right-people

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Dựa trên tài liệu của: Social Media Today

7 cách để trò chuyện với độc giả

Ở trường Tiểu học, bạn được dạy viết đúng ngữ pháp. Ở trường Đại học, bạn được dạy viết các bài tiêu luận thật hàn lâm và “nguy hiểm”. Nhưng không ai dạy cho bạn cách đối thoại, trò chuyện, tâm tình, thuyết phục, truyền cảm, không ai dạy cho bạn viết một cách tự nhiên và chân thành.

Đó là lý do, Content “nhân bản vô tính” đầy rẫy trên mạng, và tính xác thực của các Content đó thì không ai hay.

Nếu bạn muốn làm Content khác biệt hơn, hiệu quả hơn, cách đơn giản nhất, là biến nó thành một cuộc trò chuyện. Vì khi được chuyện trò, người ta có xu hướng dễ mở lòng hơn, thích thú hơn, và tin tưởng hơn.

Và đây là 7 cách giúp bạn biến tấu Content thành một cuộc trò chuyện tâm tình:

3015934-poster-p-6-tips-for-having-productive-conversations

1. Không viết cho tất cả mọi người

Một diễn giả khi đứng trước 10.000 mà anh ta không hề quen biết, theo phản xạ, sẽ bắt đầu bằng câu: “Quý vị và các bạn thân mến!” – rất khách sáo và xa lạ.

Đó cũng là phản xạ tự nhiên của bạn, nếu bạn không biết mình đang viết cho ai, không hiểu độc giả của mình, và từ đó đi đến suy nghĩ: viết cho mọi người cùng đọc.

Vì vậy, hãy chọn ra đối tượng công chúng mục tiêu và tìm hiểu tâm lý, tính cách, sở thích và hành vi của họ. Hiểu họ rồi, bạn sẽ tự “bật ra” một lời chào thân thiện và tự nhiên.

2. Đừng cố gắng gây ấn tượng bằng những từ ngữ hàn lâm

Vì nó sẽ tạo cảm giác rất đao to búa lớn, nhưng giáo điều và sáo rỗng.

Thử so sánh 2 đoạn này nhé:

“Hãy là người tiên phong sử dụng các phần mềm được phát triển bởi những lập trình viên dẫn đầu thị trường. Hãy lên lịch bài đăng cho các trang Mạng xã hội của bạn với các ứng dụng đa nhiệm nhận được nhiều đánh giá tích cực trên các hệ điều hành”.

“Với những ứng dụng mới giúp tiết kiệm thời gian, bạn có thể lên lịch bài đăng Mạng xã hội trong vòng một nốt nhạc”.

Bạn muốn đọc đoạn nào hơn?

Nền tảng của một cuộc đối thoại là sự thấu hiểu. Nên đừng cố gắng gây ấn tượng bằng cách nói những điều mà người đọc không hiểu.

3. Đặt mình ở sau

Đừng quá tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ của mình, hãy đặt độc giả lên trước và giúp họ giải quyết vấn đề của họ đã.

Đặt ở cương vị người đọc, bạn thích mẫu nào hơn:

“ Đăng ký theo dõi và chúng tôi sẽ gửi cho bạn các ấn phẩm Marketing hàng tuần”

“Làm thế nào để lên chiến dịch Marketing thông minh hơn? Hãy đăng ký theo dõi để nhận các ấn phẩm Marketing hàng tuần để có câu trả lời nhé!”.

Đừng sử dụng quá nhiều từ “tôi”, “chúng tôi”, thay vào đó, hãy chuyển hết về “bạn”, “của bạn”.

Two business women talking outside , one holding digital tablet --- Image by © Mareen Fischinger/Corbis

 

4. Nói chuyện như một người bạn

Những nhóm bạn thường đến với nhau từ những điểm chung – hãy tìm ra điểm chung của nhóm công chúng mục tiêu và gắn kết với họ.

Nếu bạn kinh doanh thời trang dành cho sinh viên, hãy dành vài bài đăng để nói về “Hậu duệ mặt trời”. Nếu bạn bán thuốc giảm cân, đừng ngại chia sẻ thực đơn ăn kiêng hay ảnh phòng gym của mình. Độc giả sẽ “nhớ mặt đặt tên” bạn, và cảm thấy gần gũi với bạn một cách tự nhiên.

Bạn cũng có thể kể những câu chuyện có thật hoặc không có thật, tất nhiên là phải liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhé! Thu hút nhất vẫn là những câu chuyện mang tính “kinh nghiệm” – những sai lầm và sửa chữa của bạn. Nếu bạn có một giọng văn cá tính, hãy tận dụng để trở nên nổi bật.

Nếu công chúng tương tác nhiều và tỏ ý tò mò về con người bạn, thì cứ hé lộ vừa đủ về bản thân mình.

5. Bạn có hay dùng câu hỏi không?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, câu hỏi sẽ giúp tăng lượng click lên cao gấp đôi so với các bài viết thông thường, và khiến cho người đọc cảm thấy thuyết phục hơn.

Vì câu hỏi khiến cho người đọc phải suy nghĩ, và vì thế nó in sâu hơn vào tâm trí của họ, thay vì trôi tuột như những câu đơn bình thường. Và nếu người đọc có cùng quan điểm mà câu hỏi đặt ra, thì xin chúc mừng, bài đăng của bạn hoàn toàn thuyết phục được họ!

Bản thân tôi sẽ thử đổi sang cách viết này nhé!

Cách thông thường: “Bạn nên đưa câu hỏi vào, nó sẽ tăng tương tác cho bài viết”

Dùng câu hỏi: “Bạn muốn bài đăng của mình nhiều tương tác hơn? Hãy sử dụng câu hỏi!”

6. Rút ngắn câu

Viết dài thì dễ thành lê thê, lại khiến người đọc mỏi mắt. Vì vậy, hãy rút ngắn câu nhất có thể. Chưa kể, việc viết ngắn sẽ khiến cho bài đăng của bạn rõ ý hơn, và bạn có thể nhấn mạnh vào trọng tâm.

Nhớ nhấn vào ý chính. Ý chính. Như thế này này.

7. Quên hết những gì đã học đi!

16 năm đi học với vô số các bài tập làm văn và tiểu luận có thể sẽ khiến cho bạn bị ám ảnh với những từ ngữ khoa học, thuật ngữ chuyên môn, những yếu tố về văn phạm và ngữ pháp, và thậm chí làm cho bạn thiếu tự tin khi không có một bài văn mẫu nào bên cạnh.

Quên hết đi! Vì bạn không viết tiểu thuyết, cũng không nghiên cứu các vấn đề khoa học. Bạn đơn giản là đang trò chuyện với các khách hàng tiềm năng của mình. Cứ thoải mái thêm vài các từ như “hừm”, “à”, “ôi chao”, các xu hướng như “Thật không thể tin nổi!”, “Các mẹ biết gì chưa?”… Hãy để bài viết tự nhiên như cảm xúc.

friends-chatting-over-coffee

Và cuối cùng, tôi muốn nói rằng…

Thông tin thì quan trọng thật đấy, nhưng chẳng ai muốn tiếp nhận thông tin về sản phẩm/ dịch vụ với một giọng văn khô cứng, hàn lâm và xa lạ cả.

Người đọc thật ra rất mong muốn được kết nối, dù chỉ là ở trên mạng. Những bài đăng mang tính chuyện trò, tâm tình thật sự có tác động khá lớn với họ, và thậm chí là thuyết phục được họ.

Vì vậy, hãy cứ viết, hãy cứ chuyện trò, thật tự nhiên, rồi độc giả sẽ trả lời bạn.

Mang ra một tách trà, rồi độc giả sẽ mời bạn một miếng bánh. Đó chính là đối thoại!

“À, bạn có muốn thêm đường không?” ?

 

Biên tập bởi: MediaZ Corp

Dựa trên tài liệu của: Copy Blogger

4 cách đơn giản để thay đổi chiến lược nội dung

Cuộc sống vốn dĩ là sự chuyển động không ngừng. Thế giới marketing cũng vậy. Khi người dùng thay đổi hành vi, thói quen… bạn cũng cần thay đổi! Vậy, lúc nào bạn cần thay đổi, bạn cần làm gì để thay đổi? Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về cách thay đổi chiến lược content marketing nhé.

KHI NÀO BẠN CẦN THAY ĐỔI

Có rất nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết được mức độ hiệu quả của chiến lược nội dung. Nếu bạn không đạt được mục tiêu ban đầu, chắn chắn là các chỉ số dưới đây đang “gặp vấn đề” cực lớn.

Thứ hạng tìm kiếm sụt giảm

Trước tiên, hãy kiểm tra thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm. Nếu thứ hạng của trang đã giảm, chắc chắn bạn đang gặp vấn đề rồi đấy. Không chỉ vậy, việc thứ hạng trang giảm sẽ ảnh hưởng đến lượng traffic tự nhiên”. Nếu thứ hạng tìm kiếm giảm, chắc chắn lượng traffic cũng giảm theo.

Blindfold businessman holding bow and arrow look for target in wrong direction. Business concept. Vector illustration
Bạn có đang bắn bừa không? Ảnh: ST
Ít bình luận và ít tương tác

Tương tác là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ thành công của một nội dung. Bạn có thể đánh giá mức độ tương tác dựa trên số lượt bình luận, thảo luận, chia sẻ và phản hồi. Nếu tương tác giảm, nghĩa là những nội dung đó KHÔNG ĐÁNG để mọi người tương tác. Vậy thì, tại sao bạn cần làm tiếp nhỉ?

Tỉ lệ chuyển đổi thấp

Quá dễ để nhìn thấy con số này: Hãy nhìn vào kết quả của TỪNG nội dung đưa lên. Mọi người có hành động (mua hàng, click vào link, đăng ký tham gia sự kiện…) sau khi đọc nội dung đó không? Nếu có, bạn đang làm rất tốt. Nếu không, chắc hẳn bạn đã làm thiếu điều gì đó rồi.

Mức độ cạnh tranh tăng

Mức độ cạnh tranh được coi là yếu tố tác động từ bên ngoài. Nếu xuất hiện thêm đối thủ mới, chắc chắn bạn sẽ cần “chiến đấu”, đổi mới liên tục để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tiếp tục sống sót trong “cuộc chơi” này. Tuy nhiên, yếu tố này không ảnh hưởng quá nhiều, trừ khi doanh nghiệp của bạn rất lớn, và đối thủ mới cũng lớn như vậy.

Ok, vậy là bạn đã có 4 dấu hiệu để nhận biết khi nào cần thay đổi chiến lược nội dung. Nếu có ít nhất 2 trong 4 dấu hiệu trên, bạn hãy tự nhìn lại mình, và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi.

Đừng nhảy xuống vực nữa. Leo lên thôi
Đừng nhảy xuống vực nữa. Leo lên thôi. Ảnh: ST

THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO

Trước tiên, hãy nhận thức về sự thay đổi

Đừng cố gắng đi vào chi tiết từ đầu. Hãy bắt đầu bằng việc nhận thức về sự thay đổi, suy nghĩ về sự thay đổi đó. Hãy tự hỏi mình những câu như: Bạn sẽ thay đổi cái gì, Cái đó có thể cải thiện kết quả không… Sau đó , bắt đầu vào hành động cụ thể cũng không muộn.

Tìm những Angles* mới

Đặt dưới góc nhìn của công chúng mục tiêu, nếu đọc mãi những angles cũ, bạn có chán không? Chắc chắn là có rồi. Vì thế, hãy thường xuyên thổi những “luồng gió mới”, thêm các angles thú vị để công chúng mục tiêu không cảm thấy nhàm chán.

Đừng quên là những angles đó PHẢI liên quan đến lĩnh vực của bạn đó nha. Nếu không, chính thương hiệu của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

*Angle: Khía cạnh khai thác xung quanh một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp nào đó

Hãy đi chậm nhưng đi dài và bền sức

Đừng vì bạn đang bị “bối rối” mà cố gắng thay đổi tất cả mọi thứ trong cùng một lúc. Thay vào đó, hãy thay đổi dần dần, thay đổi từ những thứ nho nhỏ. Mỗi lần như vậy, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của từng thay đổi đến kết quả chung.

Mà, bạn cũng không muốn công chúng mục tiêu “sốc nhiệt” phải không?

Hãy thay đổi trước khi bạn buộc phải làm thế. Ảnh: Crowdynews
Hãy thay đổi từ từ trước khi bạn buộc phải làm thế. Ảnh: Crowdynews
Liên tục đo lường, phân tích TẤT CẢ mọi thứ

ĐO LƯỜNG có thể cho bạn biết TẤT CẢ những gì bạn nên biết. Dữ liệu là con át chủ bài trong đo lường. Nếu không có dữ liệu, làm sao bạn biết rằng bạn đang thay đổi HIỆU QUẢ được?

Hãy ghi lại tất cả dữ liệu, từ những con số nhỏ nhất như: Mức độ tương tác tăng thêm bao nhiêu, bạn đang dùng angles gì… Nếu những con số đó tích cực, thì hãy duy trì chiến lược của bạn để tiếp tục có những con số như vậy. Nếu không, hãy thay đổi như gợi ý trên.

Vậy là sau khi đọc được bài này, bạn đã hiểu cách đánh giá chiến lược của mình rồi. Bạn không cần thay đổi hàng tuần hay hàng tháng, thay đổi 1 hoặc 2 lần một năm là ok. Có thể, ban đầu bạn cảm thấy không quen, hoặc hơi bỡ ngỡ một chút. Điều đó là bình thường. Quan trọng là, bạn đã nhận ra, và biết cách thay đổi chúng. Just do it now!

Nguồn: MediaZ

6 chiêu câu khách từ Pokemon Go

Giám đốc tiếp thị Jones Lang LaSalle New Zealand, Constantino Co cho rằng, cơn sốt Pokemon Go là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam quảng bá thương hiệu và tăng doanh số – đặc biệt là ngành hàng ăn uống.

Ông Constantino Co cho biết, tính đến ngày 25/8, trò chơi thực tế ảo Pokemon Go đã giữ vị trí dẫn đầu trên Apple và là ứng dụng có tổng doanh thu cao nhất. Yelp nhìn thấy cơ hội này và họ đã thêm bộ lọc Pokestop vào trang ứng dụng của mình, nơi mà người chơi có thể tìm thấy các cửa hàng thực phẩm và Pokestops gần đó. Chuyên gia này đề xuất một số chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội Pokemon Go để tăng doanh số bán lẻ.

Thứ nhất: Tham gia trò chơi. Nhà bán lẻ cần hòa vào cơn sốt này, cần phải chơi trò chơi này. Hiểu rõ được cách trò chơi hoạt động sẽ giúp công ty có nhiều ý tưởng cho chiến lược quảng bá.

Thứ hai: Hiểu biết đối tượng khách hàng. Thế hệ Y (còn gọi là Millennial – những người trong độ tuổi 18-35) chính là đối tượng mục tiêu của trò chơi này. Đồ ăn và thức uống tiện lợi đang là danh mục hấp dẫn thế hệ này.

Thứ ba: Thời điểm là tất cả. Vào giờ ăn trưa, cuối tuần và suốt các kì nghỉ (thời gian mà cha mẹ có nhiều hoạt động cho gia đình) là thời điểm tốt nhất để chạy các chương trình khuyến mãi và các cuộc thi.

Các nhà bán lẻ có thể hòa mình vào cơn sốt Pokemon Go bằng cách tham gia trò chơi nhằm hiểu cách thức lôi kéo người tiêu dùng đến cửa hàng vừa mua sắm vừa săn các Pokemon quý. Ảnh: JLL.

Thứ tư: Chiến thuật “câu” các khách hàng tiềm năng một cách sáng tạo. Pokestops là những địa điểm nổi tiếng (như viện bảo tàng, tòa nhà lịch sử, trung tâm mua sắm,…), nơi huấn luyện Pokemon (người chơi) có thể săn các vật phẩm trong game miễn phí và kích hoạt công cụ lure module (Lure Module là một công cụ nhằm thu hút Pokemon kéo đến Pokestop của bạn trong vòng 30 phút).

Lure Module trị giá khoảng 30.000 đồng cho 30 phút và sẽ có nhiều Pokemon xuất hiện trong phạm vi 10 đến 15m và người chơi có thể ngồi thư giãn và bắt Pokemon mà không phải đi bộ xung quanh nữa. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, chi trả khoảng 30.000 đồng để kích hoạt một “Lure Module” cũng không tổn hại nhiều đến ngân sách, nhưng sẽ mang đến nhiều khách hàng hơn.

Nhà bán lẻ cũng có thể chia sẻ phí kích hoạt Lure Module với các cửa hàng lân cận. Hãy cân nhắc về việc đặt hai hoặc ba Pokestop tại các nơi gần cửa hàng của bạn để thật sự thấy được hiệu quả.

Thứ năm: Cung cấp wifi miễn phí. Tạo điều kiện để khách hàng kết nối wifi miễn phí và nhanh chóng sẽ tiết kiệm dữ liệu sử dụng di động cho các khách hàng của bạn cũng như khuyến khích họ đi vào cửa hàng của bạn chứ không phải là đứng trên đường phố.

Thứ sáu: Hãy nói với khách hàng rằng công ty rất hạnh phúc khi có họ trong cửa hàng bằng cách đặt một tấm áp phích trước lối vào để nói rằng cửa hàng đang hỗ trợ người chơi Pokemon Go.

Nguồn: VNExpress

Mary Meeker dự đoán tương lai di động

Báo cáo thường niên về các xu hướng Internet, phần lớn được Mary Meeker dự đoán, cuối cùng đã hoàn thành và vô cùng ấn tượng khi đã cung cấp cho người đọc một lượng lớn thông tin hữu dụng.

Báo cáo nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng Internet tuy có chậm lại đôi chút (với ba tỷ người dùng trên toàn cầu và tốc độ tăng trưởng khoảng chín phần trăm vào năm ngoái), nhưng Internet vẫn đang đóng vai trò lớn với nhiều khía cạnh của cuộc sống hơn bao giờ hết, trong việc tăng trưởng của nền kinh tế, ngành quảng cáo, nền tảng kỹ thuật số, IOT (Internet Of Things – Mạng lưới vạn vật kết nối), và nhiều hơn nữa. Nhưng nếu phải chọn ra một yếu tố mang tính đột phá từ dữ liệu này thì đó chính là việc điện thoại di động sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của xu hướng Internet.

Meeker cho biết thị trường smartphone trên toàn cầu sẽ suy giảm sau năm năm tăng trưởng chóng mặt, quảng cáo trực tuyến nói chung tăng 20 phần trăm từ 2014 đến 2015, trong đó quảng cáo di động chiếm một phần đáng kể trong sự tăng trưởng này với con số lên đến 66 phần trăm so với năm ngoái. Mức tăng trưởng này tuy rất ấn tượng nhưng cô khẳng định rằng các Marketer vẫn đang sử dụng quá nhiều ngân sách marketing cho các hình thức media truyền thống.

social-media

Nền kinh tế dựa trên Internet phần lớn được đóng góp bởi Doanh số quảng cáo, tưởng chừng như không hề có chút giá trị nào cách đây 20 năm thì ngày nay lại đạt đến mức 60 tỷ USD. Các khoản chi tiêu cho quảng cáo được quyết định phần lớn bởi công nghệ hiện đại và nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như sự bùng nổ của công nghệ, việc sử dụng di động và nền tảng hệ thống (mobile platform) có thể làm được nhiều hơn so với việc chỉ phục vụ nhu cầu giao tiếp thông thường, Mary Meeker đã vẽ nên bức tranh khá thú vị về tương lai của điện thoại di động trong những năm tới.

Gửi tin nhắn văn bản sẽ không còn tốn phí trong một ngày không xa

Hiện nay Facebook và WeChat đang thống trị và chuyển đổi cách trao đổi truyền thống từ tin nhắn thông dụng bằng việc sử dụng điện thoại di động thành việc trao đổi không còn sử dụng chữ để nhắn tin nữa. Thế hệ Gen Z, như trong báo cáo của Meeker, thường được cho là “bẩm sinh đã biết công nghệ”, có vẻ ưa chuộng giao tiếp bằng hình ảnh. Những nền tảng trực quan như Facebook, Snapchat và Instagram đã và đang thống trị môi trường di động. Snapchat đã sẵn sàng để giữ một vai trò to lớn trong tương lai của marketing trên điện thoại di động, với những cơ hội tuyệt vời dựa trên bộ lọc và ống kính làm nên thương hiệu. Các Snapchatter trung bình sẽ dành khoảng 20 giây cho ứng dụng này – lâu hơn nhiều so với việc tương tác với quảng cáo điển hình. Meeker xem Snapchat như sự lựa chọn hoàn hảo cho các loại hình quảng cáo video. Những video quảng cáo ngắn gọn, mang tính giải trí và phù hợp bối cảnh, sự kết hợp nghe chừng như đơn giản nhưng những platform khác lại gặp phải vấn đề sao chép, thực tế cho thấy tỉ lệ chặn quảng cáo di động lên đến 100 phần trăm.

Sự gia tăng của giao diện nhận dạng giọng nói cũng được triển khai vô cùng tốt, Google và Android nhận thấy 20 phần trăm các lượt tìm kiếm đều bằng giọng nói. Theo Google, việc tìm kiếm bằng giọng nói trong môi trường có tiếng ồn thấp và hỗ trợ sử dụng giọng nói trên điện thoại di động ngày càng tăng nhanh. Sự chuyển đổi đến giao diện giọng nói tượng trưng cho một kỷ nguyên mới với khái niệm “Always on” (Luôn luôn hiện diện) và những chuyên gia nghiên cứu phát triển cũng đang cấp tốc xây dựng những nền tảng cần thiết cho sự thay đổi sắp tới.

Marketer ở Mỹ chỉ chi 12% ngân sách cho quảng cáo trên di động, trong khi người tiêu dùng thì lại dành một lượng lớn thời gian (khoảng 25%) cho phương tiện truyền thông, có thể nói cơ hội đáng giá 22 tỷ USD đã bị bỏ lỡ.

‘Always On ” trong một thế giới liên kết toàn cầu

Thiết bị di động dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta; những platform như WeChat đang giữ vững vị thế bằng cách mở rộng đến dịch vụ tin nhắn cho ngân hàng và ngay cả ngành bán lẻ. Chỉ trong khoản thời gian ngắn thôi mà một nhà bán lẻ có thể đạt 100 triệu USD từ doanh số bán hàng trực tuyến, vậy nên không có gì đáng nghi ngờ khi nói thương mại di động cũng có vai trò riêng của nó. Ở Trung Quốc chẳng hạn; có khoảng 10 triệu tài khoản kinh doanh trên WeChat, và hơn 80 phần trăm lượng người dùng ứng dụng này theo dõi ít nhất một trong số các tài khoản đó. Sự thúc đẩy của điện thoại di động đến nền kinh tế Internet là vô cùng đáng kể và kèm theo đó là sự mở rộng của IOT, điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ được kết nối với nhau thông qua các thiết bị di động mà còn có tất cả mọi thiết bị.

Các Marketer trong khu vực APAC đang nhận ra vai trò quan trọng của điện thoại di động đối với chiến lược của họ trong vài năm tới, đặc biệt là việc các chuyên gia dự báo sẽ có 2 tỷ người dùng smartphone, chỉ riêng ở APAC, vào năm 2019. Trong sự kiện gần nhất của R3 – AdTech 40 Roundatable – tại Singapore, các Marketer cấp cao đã cùng nhau tham dự, thảo luận về những thách thức của việc thực hiện chiến lược mobile first (ưu tiên quảng cáo trên điện thoại di động), đồng thời thừa nhận rằng “sự hiểu biết về hệ sinh thái kỹ thuật số (digital) thật sự là một cuộc hành trình”. Nếu dự đoán của Mary Meeker là đúng thì sớm hay muộn, các Marketer cũng phải bắt tay vào thực hiện cuộc hành trình này.

R3 Việt Nam

Khai thác phản hồi của khách hàng hiệu quả

Hiện nay, khách hàng ngày càng có nhiều quyền lực hơn. Họ muốn chủ động đưa ra những ý kiến phản hồi, cải tiến hay thay đổi sản phẩm theo sự hiểu biết hay ý muốn của mình trong quá trình tương tác với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp lại không tận dụng hết những lợi ích từ phản hồi của khách hàng, thậm chí không tìm hiểu phản hồi của khách hàng thông qua các điểm tương tác với họ.

Theo Emily Carrion – Giám đốc tiếp thị của Apptentive, một công ty cung cấp phần mềm gắn kết khách hàng, chuyên giúp các doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng, điều này là một sự mất mát lớn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Để tìm hiểu nhận thức của khách hàng và các công ty về thực tế đưa ra và nhận phản hồi, Apptentive đã hợp tác với SurveyMonkey thực hiện hai cuộc khảo sát với 1.000 người tiêu dùng Mỹ ở độ tuổi 18 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy, khoảng 51% khách hàng mong đợi các công ty trực tiếp tìm hiểu phản hồi của họ.

Trong số những khách hàng có sử dụng các ứng dụng điện thoại thông minh, 64% muốn đưa ra phản hồi qua ứng dụng và mong muốn các công ty đưa ra yêu cầu này trực tiếp cho họ. Trong khi đó, khoảng 30% các công ty không bao giờ yêu cầu khách hàng đưa ra các phản hồi.

Người tiêu dùng đưa ra phản hồi vì họ muốn được trở thành một phần của quá trình thiết kế, sản xuất, kinh doanh và phân phối những sản phẩm, nhãn hiệu mà họ yêu thích. Theo Carrion, người tiêu dùng thường mong đợi doanh nghiệp sẽ đưa ra cho họ những câu hỏi cụ thể sau đây:

  • Bạn hãy nêu ra những tính năng nổi bật hiện tại và tính năng mới của sản phẩm mà bạn cảm thấy ấn tượng.
  • Theo bạn, chúng tôi có thể làm gì để cải tiến sản phẩm hay dịch vụ?
  • Bạn nghĩ rằng sản phẩm của chúng tôi đang thiếu những tính năng nào? Những tính năng nào đang thừa?
  • Chúng tôi nên làm gì để cải thiện trải nghiệm của người sử dụng?

Những câu hỏi chung chung như “Bạn đánh giá thế nào về sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?” sẽ không có tác dụng. Đưa ra những câu hỏi cụ thể, doanh nghiệp mới có thể thu thập được những phản hồi có giá trị từ khách hàng, từ đó vạch ra được một kế hoạch đáp ứng chính xác những nhu cầu của họ.

Theo Carrion, bằng cách tìm hiểu phản hồi của khách hàng và tạo ra cho họ những trải nghiệm tốt hơn, doanh nghiệp sẽ chiếm được lòng trung thành của họ. Thực tế cho thấy, nếu khách hàng biết rằng doanh nghiệp có áp dụng các phản hồi, khuyến nghị do họ đưa ra thì 97% sẽ trở nên trung thành với doanh nghiệp.

Nếu khách hàng biết rằng doanh nghiệp có áp dụng các phản hồi, khuyến nghị do họ đưa ra thì 97% sẽ trở nên trung thành với doanh nghiệp.

Việc triển khai các ý tưởng do khách hàng đóng góp không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm dành cho họ mà còn là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ “lấy khách hàng làm trọng tâm”, từ đó phục vụ nhu cầu của họ tốt hơn.

Carrion đưa ra những lời khuyên giúp doanh nghiệp thu thập được nhiều phản hồi hơn từ khách hàng và củng cố lòng trung thành của họ:

1. Chủ động yêu cầu khách hàng đưa ra phản hồi

Đa số người tiêu dùng muốn doanh nghiệp trực tiếp yêu cầu họ đưa ra phản hồi.

Thay vì thụ động chờ khách hàng đưa ra phản hồi, doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu những ý kiến đóng góp của họ, sử dụng cách gửi ra các lời nhắc nhở từ các ứng dụng dành cho điện thoại di động hoặc yêu cầu khách hàng trả lời bảng câu hỏi khảo sát sau khi họ đã được tham gia đánh giá xếp hạng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, lý do hàng đầu khiến khách không tham gia các cuộc khảo sát là chúng lấy đi của họ quá nhiều thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp nên làm cho việc tham gia khảo sát dễ dàng và thu hút khách hàng hơn bằng cách đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, cô đọng và trực tiếp.

2. Hỏi đúng lúc, đúng nơi

Mục đích là tránh làm cho khách hàng cảm thấy phiền toái hay bị gián đoạn công việc khi trả lời các câu hỏi khảo sát. Hãy để cho khách hàng hoàn tất các công việc theo dự định ban đầu của họ trước khi yêu cầu họ đưa ra các phản hồi. Chẳng hạn, nên chờ cho khách hàng hoàn thành việc mua hàng rồi mới đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chứ không nên chen ngang trong quá trình họ đang mua hàng.

Đảm bảo rằng khách hàng đã có đủ trải nghiệm về sản phẩm hay dịch của doanh nghiệp trước khi yêu cầu họ đưa ra phản hồi. Khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp lần đầu tiên thường sẽ không có được những hiểu biết sâu về chúng như những khách hàng thường xuyên.

Lý do hàng đầu khiến khách không tham gia các cuộc khảo sát là chúng lấy đi của họ quá nhiều thời gian.

Cần phải tôn trọng khách hàng và không nên yêu cầu họ tham gia khảo sát nhiều lần trong một thời gian ngắn, nhất là khi khách hàng đã từ chối một lần.

3. Phản hồi những khách hàng đã tham gia khảo sát

Việc không đưa ra phản hồi cho khách hàng thể hiện doanh nghiệp thật sự không quan tâm đến họ và điều này sẽ làm suy giảm lòng trung thành của khách hàng.

Khoảng 55% khách hàng tham gia khảo sát qua các ứng dụng dành cho điện thoại cho biết họ có thể sẽ không mua bán gì với doanh nghiệp nữa nếu phản hồi của họ không được doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế 67% số người tham gia khảo sát qua ứng dụng dành cho điện thoại lại chưa bao giờ nhận được phản hồi từ doanh nghiệp.

Carrion khuyên doanh nghiệp nên làm cho khách hàng cảm thấy rằng ý kiến của họ luôn được lắng nghe và cách tốt nhất để chứng minh điều này là thực hiện một số thay đổi từ chính những lời góp ý, phản hồi của khách hàng.

Khảo sát của Apptentive, khách hàng cũng cho biết họ đánh giá rất cao việc doanh nghiệp gửi cho họ những thông điệp phản hồi mang tính cá nhân cao và tạo điều kiện để họ trao đổi với doanh nghiệp về những ý kiến mà họ đã đưa ra.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Hãy cho người tiêu dùng lý do để tin

Tìm được lý do để khách hàng tin tưởng, thông điệp mang tính đột phá và độc đáo so với đối thủ, thương hiệu sẽ nắm được cơ hội rất lớn để chinh phục khách hàng.

Các thương hiệu mỗi ngày đều cố gắng truyền tải rất nhiều thông điệp tới khách hàng của mình. Nhưng các thương hiệu đó đã thật sự đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm câu trả lời cho câu hỏi: làm sao để họ tin? Thực tế thị trường đã chứng minh một điều rất rõ ràng: hãy cho người tiêu dùng lý do để tin bạn, khi đó họ sẽ chọn bạn.

Bắt đầu từ thấu hiểu khách hàng

Sản phẩm sữa của Vinamilk quảng cáo là giúp tăng chiều cao. Sản phẩm sữa tắm của Dove là giúp dưỡng ẩm da… Tôi có nên tin? Đó là hàng loạt những câu hỏi mà người tiêu dùng đặt ra khi tiếp cận những thông tin quảng cáo từ thương hiệu.

Nhiệm vụ của một người làm marketing luôn gắn với việc thay đổi thái độ và hành vi của khách hàng.

Trong marketing, “lý do để tin ” (Reason-to-believe) được hiểu là những yếu tố giúp giải đáp lý do vì sao khách hàng nên tin vào tính năng sản phẩm của thương hiệu. Đây là điểm nhấn vô cùng quan trọng để thâm nhập vào nhận thức của công chúng. “Lý do để tin” giành một vị trí then chốt trong xây dựng chiến lược truyền thông của thương hiệu. Theo ông Nguyễn Quang Hiệp, Giám đốc Nhãn hàng Công ty CALOFIC: “Việc xác định “lý do để tin” được thực hiện ngay từ khâu định vị thương hiệu, cụ thể là sau khi xác định được tính năng sản phẩm chủ đạo. Ví dụ, với nước rửa chén Sunlight, đó là đánh bay vết dầu mỡ cứng đầu. Lý do để tin là: “chiết xuất từ 100 trái chanh” và “nước rửa chén dạng đặc, sệt” để người tiêu dùng tin tưởng vào tính vượt trội về tẩy rửa của Sunlight”.

Cũng theo chuyên gia này, để tìm được những lý do phù hợp tạo niềm tin cho người tiêu dùng, việc thấu hiểu những nhận thức sẵn có của khách hàng được coi là điểm quan trọng nhất. Lấy dẫn chứng với trường hợp Sunlight. Trong các sản phẩm nước rửa chén, nhận thức mặc định của người tiêu dùng thì phàm đã là nước rửa chén phải đặc, sệt (khi rót chất lỏng chảy xuống từ từ, chứ không phải trôi tuột ào ào) nên hầu hết các thương hiệu đưa nước rửa chén ra thị trường đều làm theo dạng đặc, sệt… Mặc dù ở góc độ chuyên môn, nước ở dạng đặc, sệt hay loãng không liên quan đến tính năng tẩy rửa.

Cũng tương tự như vậy, các dòng sữa tắm Johnson’s Baby cố tình sử dụng gam màu nhạt là một “lý do để tin” đánh vào nhận thức thường trực của khách hàng: màu sắc nhạt nghĩa là không có nhiều hóa chất tẩy rửa và các dòng sữa tắm này sẽ phù hợp cho làn da nhạy cảm của bé.

Từ trải nghiệm của mình trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, vị chuyên gia đến từ công ty sở hữu thương hiệu Neptune nhấn mạnh, để hiểu được nhận thức của khách hàng nhằm tạo ra lý do để họ tin vào sản phẩm, thương hiệu cần phải thực hiện những nghiên cứu thị trường liên quan đến thái độ, hành vi khách hàng qua phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân trực tiếp. “Trong quá trình phỏng vấn, hãy lặp đi, lặp lại câu hỏi “Vì sao?” cho đến khi tìm được đáp án mà bản thân marketer đánh giá bằng trực quan là hợp lý”, ông Hiệp chia sẻ.

Việc xác định ‘lý do để tin’ được thực hiện ngay từ khâu định vị thương hiệu.

Tuy nhiên, có một thực tế là không phải tất cả những thông tin mà thương hiệu quảng bá đều nằm trong vùng nhận thức có sẵn của khách hàng. Đặc biệt với những nhãn hàng mới sẽ có rất nhiều những yếu tố như: hoạt chất, thành phần của sản phẩm… nằm ngoài nền tảng kiến thức và niềm tin của khách hàng. Ông Hiệp cho biết, trong trường hợp này, thương hiệu cần nỗ lực hướng dẫn khách hàng để tạo ra những nhận thức mới. Việc làm này có thể sẽ mất nhiều công sức hơn so với việc lựa chọn truyền thông trên nền kiến thức có sẵn. Mặc dù vậy, giá trị dẫn dắt người tiêu dùng cũng vô cùng lớn, bởi đó là cơ hội để thương hiệu dễ dàng trở thành thương hiệu hàng đầu trong tâm trí khách hàng về dòng sản phẩm đó.

Cũng có nhiều thương hiệu đã thành công với việc xây dựng nhận thức mới cho khách hàng. Ông Hiệp lấy ví dụ: trước đây, Collagen là một chất rất mới mẻ với phụ nữ Việt, nhưng các hãng mỹ phẩm liên tục truyền thông xây dựng nhận thức cho khách hàng, Collagen như là một loại “thần dược” cho da: dưỡng ẩm, chống lão hóa. Và bây giờ ai cũng tin rằng, Collagen có công dụng như thế. Cũng tương tự như vậy, DHA được các hãng sữa bột xây dựng nhận thức cho khách hàng là một loại chất giúp trẻ “thông minh”, đây luôn được coi là một thuộc tính nghe rất cao cấp, được mọi bậc phụ huynh yêu thích và đánh giá cao nên các loại sữa bột chứa DHA thường bán chạy với giá rất cao.

Thực tế, nhiệm vụ của một người làm marketing luôn gắn với việc thay đổi thái độ và hành vi của khách hàng. Theo ông Hiệp, thay đổi thái độ thường khó hơn thay đổi hành vi. Do đó, việc kiến tạo một “lý do để tin” mới nhằm thay đổi thái độ của khách hàng không phải dễ dàng, trừ khi nó gắn liền với một sự kiện có thể gây sốc, khiến họ sực tỉnh. Vụ nước tương từ đậu nành chứa 3-MCPD làm mọi người trở nên sợ hãi, thay đổi thái độ, tìm mua những loại có “lý do để tin” là không chứa 3-MCPD là một ví dụ, vị chuyên gia này lấy dẫn chứng.

Việc xây dựng nền tảng cảm xúc của khách hàng là điều mà thương hiệu không nên bỏ qua trong quá trình truyền thông, tương tác với khách hàng.

Sau khi đã chọn được “lý do để tin”, trước khi đầu tư ngân sách triển khai các hoạt động marketing, doanh nghiệp vẫn cần đánh giá lại tính xác thực của “lý do để tin” thông qua những phương pháp như phỏng vấn nhóm. Chuyên gia này lưu ý, “lý do để tin” luôn xuất phát từ nhận thức của khách hàng, nhưng những người làm marketing cũng cần sử dụng trực giác của mình để đánh giá chính xác kết quả của nghiên cứu thị trường. Bởi, đôi khi phỏng vấn nhóm không đem lại hiệu quả như mong muốn, do khách hàng trả lời không thật lòng hoặc trả lời chiếu lệ…

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kiểm định những giả thiết về “lý do để tin” mà mình cảm thấy có thể sẽ phù hợp (ví dụ, hàng made in US, hay sữa rửa mặt chứa than hoạt tính) xem thực sự nó có quan trọng với khách hàng hay không. Nếu không thì cần nghĩ ra những lý do khác hoặc đào sâu hơn nữa suy nghĩ của khách hàng. Đó là những thủ thuật để kiểm định.

Vì yêu nên tin

Sau khi xác định được “lý do để tin”, những kết quả này cần phải được truyền thông một cách rõ ràng và đầy đủ đến công chúng. Trong đó, điểm tiếp xúc với khách hàng trực tiếp nhất chính là bao bì. Ông Hiệp nhấn mạnh, bao bì sản phẩm là nơi thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm, vì vậy, “lý do để tin” phải được in ở vị trí nổi bật, khách hàng dễ đọc trên bao bì. Tuy nhiên, trên bao bì lẫn truyền thông thường thể hiện ra “Điểm khác biệt độc nhất” (Discriminator / Unique Selling Point), có thể đó là chức năng sản phẩm. Theo ông Hiệp, nếu đây là một điểm khác biệt độc nhất thì hãy thiết kế thật lớn, thật nổi bật trên bao bì cũng như “hét thật to” trong truyền thông, còn nếu “lý do để tin” chỉ đóng vai phụ thì phải làm ở mức độ khiêm tốn hơn.

Trên thực tế, việc khách hàng chi tiền để mua một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào lý trí mà còn quyết định bởi yếu tố cảm xúc, ví dụ, nhiều lúc chúng ta mua một túi kẹo vì… bao bì đẹp, bắt mắt, nhìn ngon miệng chứ không phải vì đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Đó là lý do mà ngày càng có nhiều thương hiệu tìm cách lôi kéo cảm xúc, sự vô thức nằm sâu trong tiềm thức của khách hàng để họ mua hàng một cách vô tư mà không cần phải có lý do mới yêu. Bạn cứ thử hình dung, một khách hàng cuồng iPhone, nhiều lúc thấy logo của Apple họ có cảm xúc bồi hồi khó tả và sẵn sàng “khẩu chiến” với fan của Samsung nếu họ thấy Apple bị xúc phạm. Trong trường hợp này, cảm xúc, tình yêu của khách hàng với thương hiệu (mà đôi khi chính bản thân khách hàng cũng không lý giải được) lại là lý do rất quan trọng để họ tin vào những gì thương hiệu quảng cáo. Vì vậy, đi kèm với những lý do gắn với đặc tính của sản phẩm, việc xây dựng nền tảng cảm xúc của khách hàng là điều thương hiệu không nên bỏ qua trong quá trình truyền thông, tương tác với khách hàng.

Khách hàng chi tiền để mua một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào lý trí mà còn quyết định bởi yếu tố cảm xúc.

Một thách thức đặt ra đối với các thương hiệu là thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Trước sự tấn công liên tục của vô vàn những thương hiệu, người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo và cảnh giác hơn. Bên cạnh đó, các “lý do để tin” cũng ngày càng được khai thác triệt để, điều này đòi hỏi người làm marketing phải liên tục tìm tòi, khám phá để tìm được lý do khác biệt, độc đáo và đáng tin cậy hơn đối thủ. Xuất phát từ nền nhận thức chung của khách hàng, cũng có những thương hiệu đã rất sáng tạo và đột phá trong việc tạo ra “lý do để tin” mới. Thương hiệu tẩy rửa toilet Duck là một ví dụ. Ông Hiệp chỉ ra rằng, với thiết kế cổ chai dạng cổ vịt, thương hiệu này đã tạo ra một “lý do để tin” rất mạnh, tạo cảm nhận đây là một chuyên gia tẩy rửa toilet, vì dạng cổ chai như vậy có thể tiếp cận mọi ngóc ngách trong bồn cầu.

Việc lựa chọn và khai thác “lý do để tin” phải là một quá trình theo sát, cập nhật phản hồi, nhu cầu thay đổi không ngừng của khách hàng để điều chỉnh công thức sản phẩm đắc dụng và thay đổi phương thức truyền thông phù hợp hoặc thậm chí có thể thay đổi “lý do để tin”. Điều này càng đặc biệt quan trọng ở thị trường Việt Nam, khi thị hiếu khách hàng thay đổi rất nhanh do nhiều yếu tố như: thu nhập ngày càng tăng, đô thị hóa nhanh chóng, độ phủ Internet mở rộng…

Có một chuyên gia marketing đã từng ví von việc thương hiệu chinh phục khách hàng với câu chuyện tình yêu. Cũng giống như quá trình chàng trai chinh phục cô gái, nếu thương hiệu không thể hiện và minh chứng được những điều có thể khiến người tiêu dùng tin tưởng, sẽ rất khó tìm được đường đến với tâm trí và trái tim của khách hàng. Bởi vậy, trước khi nói một điều gì đó với khách hàng, thương hiệu hãy trăn trở với câu hỏi: làm cách nào khách hàng có thể tin tôi?

Nguồn: Brands Vietnam

Kinh doanh trực tuyến: 5 lỗi hay mắc phải

Dưới đây là một vài lỗi thường gặp của các doanh nghiệp nhỏ khi kinh doanh trực tuyến và cách bạn có thể làm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đi đúng hướng.

1. Sử dụng địa chỉ trang mạng xã hội làm địa chỉ web chính

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, mạng xã hội là chìa khóa để phát triển kinh doanh. Nhưng làm sao để khách hàng biết tìm bạn ở đâu trên mạng xã hội. Một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo khách hàng tìm thấy bạn dù bạn kinh doanh trực tuyến ở bất cứ đâu là đăng ký một tên miền và hướng nó đến trang kinh doanh trên mạng xã hội của bạn.

Chuyển tiếp tên miền hoạt động như việc chuyển tiếp thư. Bạn tạo một lệnh tự động chuyển hướng bất kì ai muốn ghé thăm tên miền của bạn tới trang Facebook, LinkedIn, Esty hay bất kì nền tảng xã hội nào bạn dùng làm kênh truyền thông cho hoạt động kinh doanh hoặc trung tâm của hoạt động thương mại điện tử. Việc chuyển tiếp tên miền có thể dễ dàng được thiết lập qua nhà đăng kí tên miền và chỉ mất khoảng 5 phút.

Một tên miền cũng giúp ghi dấu thương hiệu doanh nghiệp bạn bằng việc cung cấp một địa chỉ web dễ nhớ mà bạn có thể dùng để tiếp thị. Và đến khi bạn đã sẵn sàng có một trang web, bạn cũng không phải thay đổi địa chỉ web mà khách hàng đã biết và sử dụng từ trước đó.

2. Sử dụng email miễn phí làm địa chỉ email công ty

Tên miền không chỉ là một địa chỉ web. Nó có thể đại diện cho tất cả các mặt của một hiện diện trực tuyến trong kinh doanh, bao gồm cả truyền thông. Ngoài địa chỉ web, bạn có thể dùng tên miền để thiết lập một địa chi email tùy chỉnh cho doanh nghiệp. Ví dụ, email info@pearlywhitesmiles.com hay pearlywhitesmiles@gmail.com sẽ đáng tin cậy hơn với khách hàng?

Câu trả lời khá rõ ràng, đặc biệt là nếu bạn đã đưa được họ đến thăm trang web pearlywhitesmiles.com. Thực tế, 65% người tiêu dùng Mỹ cho rằng một email mang tên thương hiệu doanh nghiệp (Ví dụ: contact@joescompany.com) thì đáng tin cậy hơn một email gửi từ tài khoản mail miễn phí không có tên thương hiệu (joescompany@gmail.com). Thêm vào đó, các email lừa đảo ngày càng tăng và người tiêu dùng đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp mà họ có thể tin tưởng.

Do vậy, một địa chỉ email đại diện cho công ty và thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

3. Hoãn việc xây dựng website

Không thể phủ nhận là trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, một trang web là điều rất cần thiết. Theo nghiên cứu của Verisign, 84% doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ cho rằng website đóng vai trò quan trọng đối với việc kinh doanh của họ, và 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website khuyên rằng bạn nên có 1 trang web để hỗ trợ công việc kinh doanh.

Chưa bao giờ việc lập một website lại dễ dàng đến thế. Với rất nhiều nhà cung cấp website miễn phí sẵn có hiện nay, chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn đơn giản và tiết kiệm để có xây dựng một trang web trực tuyến. Được thiết kế cho người dùng không chuyên về mảng công nghệ, những công cụ này cung cấp những mẫu website dễ dùng cho phép bạn xây dựng một trang web mới. Một số chức năng, miễn phí hoặc được tính trọn gói, gồm cả giỏ hàng, mẫu, blog trực tuyến, liên kết chia sẻ tới các trang mạng xã hội, phần mềm hỗ trợ âm thanh, hình ảnh, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tối ưu hóa thiết bị di dộng, báo cáo web, hỗ trợ khách hàng và nhiều hơn nữa.

Chìa khóa nằm ở việc bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Khởi tạo một vài trang web và mở rộng từ đó. Hãy đảm bảo là bạn đã tìm hiểu và lựa chọn nhà thiết kế web phù hợp với nhu cầu của bạn và có khả năng mở rộng song song với sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

4. Lập một trang web và bỏ quên nó

Website là trung tâm của hiện diện trực tuyến nhưng sẽ không ai nhìn thấy nó nếu bạn không chủ động tiếp thị kinh doanh trực tuyến. Có rất nhiều cách bạn có thể dùng để thúc đẩy lượng truy cập cho website và tìm kiếm khách hàng:

  • Tiếp thị qua mạng xã hội: Quảng cáo doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ của bạn trên mạng xã hội và hướng khách hàng đến trang web để biết thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua email: Sử dụng email mang tên thương hiệu doanh nghiệp để các tin tức đặc biệt và chương trình khuyến mại tới khách hàng. Đính kèm đường dẫn tới trang web để khách hàng tham khảo thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM): Còn gọi là tìm kiếm mất phí, SEM cho phép bạn quảng bá website trên phần quảng cáo mất phí của các trang kết quả tìm kiếm.

Một trong những cách tốt nhất để thu hút khách hàng tới trang web của bạn và khiến họ quay lại là tạo ra những nội dung chất lượng cao khiến họ thấy thú vị và có giá trị. Người tiêu dùng luôn tìm kiếm những thông tin trực tuyến chân thực và đáng tin cậy vì vậy hãy sử dụng những thông tin mà bạn biết và giữ cho chúng thật đơn giản.

Bắt đầu từ một blog trên website của bạn là cách nhanh chóng và tiết kiệm để bắt đầu xây dựng nội dung. Với mỗi bài blog, tập trung vào một chủ đề và viết thành 2-3 đoạn đơn giản để người tiêu dùng theo dõi, đồng thời, giúp bạn dễ dàng xây dựng nội dung. Thường xuyên thêm những nội dung hấp dẫn vào trang web cũng có thể cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Do vậy bạn càng có lý do để tập trung vào nội dung!

Với nhiều lựa chọn tiếp thị, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay không cần phải tự làm điều đó một mình. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của nhiều nhà đăng ký dịch vụ tiếp thị hoặc đọc thêm lời khuyên tại TipstoGetOnline.com.

5. Không cân nhắc chiến lược tên miền trong tiếp thị

Hãy nhớ rằng ngoài việc là một địa chỉ web hay địa chỉ email, tên miền còn có nhiều tính năng khác. Bạn còn có thể dùng nó để tiếp thị, Thực tế, đó là chiến thuật đã được các thương hiệu lớn sử dụng thành công và bạn có thể ứng dụng để thúc đẩy thương hiệu.

Các công ty lớn đăng ký nhiều hơn một địa chỉ web với nhiều lý do. Gỉả sử bạn đang khởi động một chiến dịch marketing. Bạn có thể đăng ký một tên miền riêng cho chiến dịch đó và chuyển tiếp nó tới một trang nằm trong website sẵn có của doanh nghiệp để hỗ trợ. Bạn cũng có thể thực hiện chuyển tiếp tên miền để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu tên miền của bạn là banhngotthuhuong.com, bạn cũng có thể đăng ký tên miền với vị trí địa lý cụ thể (như, banhngotthuhuonghanoi.com), các đặc điểm nổi bật, hay các khu vực kinh doanh mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm như hanoibanhngot.com hoặc banhngothanoi.com.

Sử dụng những từ khóa như vậy có thể tạo nên sự khác biệt. Thực tế, nghiên cứu mới đây của Verisign chỉ ra rằng hầu như người sử dụng tìm kiếm trên internet lựa chọn nhiều gấp 2 lần các tên miền có chứa ít nhất một từ khóa mà họ đang tìm kiếm, so với tên miền không chưa bất kì từ khóa nào. Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng tìm kiếm, như chất lượng nội dung, liên kết nội bộ, ngân sách quảng cáo, tốc độ trang web nhanh hơn,…việc có một danh mục tên miền mang tính mô tả, chứa nhiều từ khóa có thể là một chiến lược thông minh, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp khi khách hàng nhấp chuột vào website.

Nếu bạn vẫn đang mắc những lỗi này, tin tốt là bạn vẫn có thể sửa được. Hãy đọc 5 điều đầu tiên phải làm khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng.

Nguồn: Brands Vietnam