All posts by phucnguyenhoang

Influencer Marketing: 7 điều cần chú ý

Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch

Cũng giống như bất cứ một chiến dịch quảng cáo nào, một chiến dịch quảng cáo với người ảnh hưởng cũng cần một mục tiêu rõ ràng. Keyword ở đây là một mục tiêu. Chúng ta thường có xu hướng đặt ra rất nhiều mục tiêu cho một chiến dịch. Tuy nhiên theo tôi, càng tập trung, càng “single-minded” thì càng hiệu quả. Mục tiêu đó có thể là tăng nhận diện một sản phẩm, hay review một dịch vụ hay có thể là tăng lượng download một ứng dụng mới. Điều này càng đặc biệt quan trọng với các nhãn hàng vừa và nhỏ vì “khi bạn không có nhiều tiền, hãy sử dụng thật thông minh và hiệu quả”

Xác định đúng người muốn hợp tác

Mỗi một chiến dịch sẽ có một dạng người ảnh hưởng phù hợp cần hợp tác. Về cơ bản, bạn cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu, từ đó có thể xác định rõ ai ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng và đi tìm những người đó để họ “bán hàng” cho bạn.

Nếu thị trường của bạn tập trung vào chỉ là Hà Nội (hay TP.HCM), bạn không nhất thiết phải tìm kiếm và hợp tác với các người ảnh hưởng với lượng fan trải đều toàn quốc. Thay vào đó, hãy tìm kiếm và hợp tác với những người ảnh hưởng tại địa phương hay thành phố đó thôi. Hiệu quả sẽ rất rõ ràng và chi phí thì rất hợp lý.

Đừng lựa chọn dựa trên cảm tính

Một sai lầm rất phổ biến mà tôi thường thấy các nhãn hàng và doanh nghiệp về mỹ phẩm hay thời trang (dành cho nữ) thường gặp phải đó là hợp tác với các hot girl (hay sexy bikini model) để quảng cáo trên trang Facebook cá nhân của bạn người mẫu đó. Khả năng rất cao là những người hâm mộ/theo dõi của bạn này chủ yếu là nam, không phải là nữ. Do đó, sản phẩm của bạn sẽ không tiếp cận được đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì vậy, hãy tìm hiểu rõ ai là fan của họ trước khi lựa chọn và hợp tác (Hiip có thể giúp bạn xác định rõ fan của người ảnh hưởng là nam hay nữ, độ tuổi ra sao, sống ở đâu và quan tâm gì để bạn chọn đúng đối tác và đầu tư thông minh).

Có chương trình và concept rõ ràng

Theo tôi, nên có một chương trình cụ thể hơn là chỉ nhờ người ảnh hưởng chia sẻ hay quảng cáo cho sản phẩm. Ví dụ: đó có thể là đợt promotion dành riêng cho một dịp đặc biệt nào đó hay một concept ý nghĩa cho việc tung ra một sản phẩm mới. Nói chung, người ảnh hưởng là đối tác giúp bạn (1) sáng tạo nội dung tự nhiên hơn, phù hợp với người theo dõi của họ hơn và (2) phân phối hay truyền tải (amplify) nội dung đó. Nhưng trước hết, bạn cần có một concept và chương trình hay cái đã.

Tôn trọng người ảnh hưởng và nội dung của họ

Hãy rõ ràng, đây là một mối quan hệ. Ngoài việc bạn trả tiền cho người ảnh hưởng, bạn cũng cần họ thật sự yêu thích sản phẩm hay ít nhất là có ấn tượng tốt đẹp với nhãn hàng của mình.

Hãy lắng nghe họ. Hãy tôn trọng nội dung mà họ đề xuất. Nhiều khi, người ảnh hưởng không cần nói gì, chỉ chia sẻ 1 link sản phẩm thôi cũng hiệu quả và “thật” hơn rất nhiều so với việc họ nói quá nhiều về sản phẩm của bạn. Đôi lúc, đối với một số người ảnh hưởng, nó đơn giản là phong cách của họ. Phải có một lí do tại sao họ là người ảnh hưởng, đúng không?

Làm một thứ với nhiều người, không phải một người với nhiều thứ

Làm việc với chỉ một (hay một vài) người ảnh hưởng lớn có nghĩa là mình đang đặt tất cả trứng vào một giỏ. Nó có thể thành công, nhưng cũng có thể không. Thay vào đó, hãy dành cơ hội hợp tác với nhiều người ảnh hưởng vừa và nhỏ (micro-influencer). Thay vì một người nói về sản phẩm của mình, hãy để nhiều người nói về sản phẩm của bạn. Có những lợi ích rõ ràng sau đây:

  1. Tiếp cận được với nhiều khách hàng và tệp khách hàng khác nhau
  2. Tạo một tác động cộng hưởng mạnh mẽ

Chạy kết hợp với các phương tiện truyền thông khác

Cuối cùng, quảng cáo với người ảnh hưởng không phải là phép màu có thể giúp bạn đạt được mọi thứ. Tôi vẫn luôn tin vào tiếp thị hỗn hợp (marketing mix) và mỗi kênh sẽ có những mục tiêu và giá trị khác nhau. Do đó, lời khuyên cuối là nên chạy song song với các kênh và công cụ khác sẽ tạo hiệu ứng lan toả gấp rất nhiều lần. Bạn không chỉ cần người khác tin tưởng (bằng influencer marketing), mà bạn còn muốn rất nhiều người tin và sử dụng đúng không? Vậy hãy kết hợp với với các kênh khác để lan toả sự tin tưởng đến nhiều khách hàng nhé!

Phi Nguyen
CEO of Hiip

Nguồn: Brands Vietnam

Nike – Nghệ thuật xây dựng thương hiệu cảm xúc

Thành lập vào thập niên 70 của thế kỉ XX, hiện tại thương hiệu Nike được định giá 22,5 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 18 trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu (Theo Forbes). Sự thành công của Nike không chỉ đến từ chất lượng và kiểu dáng của những đôi giày, mà còn nhờ chiến lược marketing thông minh của Nike sử dụng nghệ thuật xây dựng thương hiệu cảm xúc (emotional branding).
dimaco-090916-002
Nike đã sử dụng hình tượng anh hùng để chinh phục cảm xúc của khách hàng và tác động đến hành vi mua hàng của họ như thế nào?
Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc Là Gì?
Xây dựng thương hiệu cảm xúc là việc xây dựng thương hiệu đánh trực tiếp vào nhu cầu, khát vọng, cái tôi và trạng thái cảm xúc của khách hàng. Mục tiêu của xây dựng thương hiệu cảm xúc là tạo ra mối liên kết bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu bằng cách kích thích cảm xúc của khách hàng.
Khách hàng có xu hướng lựa chọn theo cảm xúc. Về lý mà nói thì suy nghĩ của chúng ta có thể đúng đắn, nhưng thường cảm xúc vẫn chiến thắng. Những thương hiệu thành công biết rằng họ không thể chỉ đánh vào nhu cầu của khách hàng, họ cần phải đánh vào cả nhu cầu, mong muốn và cảm xúc. Những nhãn hàng này luôn chạm đến trái tim của khách hàng, điều mà các nhãn hàng khác không làm được.

Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc. Bất cứ ai cũng có nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng, được công nhận, được thể hiện bản thân. Đó là những nhu cầu bậc cao nhất của con người. Bằng cách đáp ứng những nhu cầu bậc cao này, chúng ta có thể khéo léo quảng bá sản phẩm của mình và chiếm được tình yêu và sự tin tưởng từ khách hàng.Maslow

Nike – Thành Công Vang Dội Khi Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc

Chiến lược thương hiệu của Nike là xây dựng một thương hiệu mạnh nhằm truyền cảm hứng và tạo dựng sự trung thành nồng nhiệt từ khách hàng trên toàn thế giới. Nike đã sử dụng một hình tượng xuyên suốt trong chiến dịch quảng cáo của mình – hình tượng anh hùng. Nike nhận ra khát khao bên trong mỗi người là trở nên tuyệt vời và nổi bật, và đã nhắm vào khát khao đó bằng slogan “Just Do It” (Cứ làm đi), hoặc một slogan khác ít quen thuộc hơn “Strive for Greatness” (Đấu tranh vì những điều tuyệt vời). Chính cảm xúc bên trong đó đã thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của Nike, ngay khi họ không phải vận động viên. Đó là thành công của thương hiệu Nike: mặc dù bán hàng thể thao nhưng lại nhắm đến khách hàng ở tất cả các ngành nghề.

Nike tập trung vào 3 loại khách hàng chính: phụ nữ, vận động viên trẻ tuổi, và những người thích chạy bộ. Khách hàng của Nike có đặc điểm chính là có đôi phần thiếu niềm tin vào bản thân mình. Phụ nữ thường đánh giá là phái yếu hơn trong hoạt động thể dục thể thao, còn những vận động viên trẻ thường có tài năng nhưng chưa có nhiều thành tựu, vẫn phải nỗ lực tập luyện mỗi ngày để trở nên giỏi hơn, mạnh hơn. Do đó, Nike đã tập trung vào việc truyền cảm hứng và khích lệ khách hàng tin tưởng hơn vào bản thân, vào sức mạnh bên trong con người mình. Họ đã xây dựng một thương hiệu cảm xúc gắn liền với sự tự tin, bền bỉ và thông bao giờ bỏ cuộc.

Cách Nike xây dựng hình tượng anh hùng cũng rất đa dạng. Từ một chiến binh trên sân cỏ ở Brazil cho đến những vận động viên cầu lông ở Nhật Bản. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hình tượng này ở Nike, là người anh hùng không chỉ chiến đấu lại những kẻ xấu xa, mà họ còn chiến thắng được kẻ thù nằm bên trong con người họ. Nike đã phác hoạ lên một cuộc chiến giữa hai bản thể bên trong một con người: một bên lười nhác, một bên năng động và khoẻ mạnh. Kẻ xấu ở đây chính là phiên bản lười nhác. Phiên bản năng động phải đấu tranh để chiến thắng căn bệnh lười nhác. Đây chính là điều khó khăn nhất – chiến thắng chính bản thân mình.
Khi xem thông điệp này của Nike, mỗi chúng ta đều phải gật gù vì ai cũng đều từng phải đấu tranh với sự lười nhác của bản thân mình. Nike hiểu được điều này, và tiếp thêm sức mạnh cho người xem để họ có thể đứng lên và tiếp tục chạy, trở nên tuyệt vời hơn, trở thành một người hùng của chính bản thân mình.

Tạm Kết

Mỗi con người đều có một khát khao thầm kín bên trong: trở nên tốt đẹp hơn và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Bằng cách vô cùng khéo léo và tinh tế, Nike đã làm vẽ nên một bức tranh đẹp khi khát khao đó được thoả mãn. Điều đó đã xây dựng được tình cảm bền vững từ phía khách hàng dành cho thương hiệu.

Đằng sau thành công của thương hiệu Nike, không chỉ có câu chuyện về cảm xúc muốn trở thành người hùng. Đây chỉ là một trong những yếu tố nổi bật góp phần vào việc gây dựng tên tuổi toàn cầu của Nike. Tuy vậy, những điều đó, xin phép hẹn các bạn trong một bài viết khác, kể về những câu chuyện khác. Chúc các bạn có thể làm cho khách hàng yêu quý thương hiệu của mình giống như câu chuyện của Nike!

Nguồn: inboundcafe

Xây dựng lòng tin khách hàng

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều tất yếu khi bạn kinh doanh. Vậy chúng ta có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.

dimaco-090916-001

Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá. Dưới đây là một số cách làm nội dung, có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ.

1/ Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu

Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó. VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

2/ Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty

Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng…hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm. Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

3/ Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng

Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này.
Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

4/ Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia

Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng. Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen…

5/ Nguồn gốc xuất xứ

Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

6/ Testimonial (cảm nhận khách hàng)

Dùng khách hàng  nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn. Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage…

7/ Tư vấn trực tiếp

Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ.
Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

8/ Chính sách bảo hành & hoàn tiền

Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

9/ Tài trợ cho hoạt động xã hội

Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

10/ Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc…sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

11/ So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác

Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được.
Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

12/ Case studies

Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.
Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời…

13/ Cho dùng thử

Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ. Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…
Nguồn: Cộng đồng Isocial

Cách quảng cáo sản phẩm bán hàng online

Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Cốc Cốc, Google hay Facebook, xu hướng tiếp cận sản phẩm của khách hàng đang ngày một khác, do đó, các đơn vị kinh doanh không thay đổi sẽ khó mà “sống” nổi trên thị trường.

Minh chứng từ những lần lao đao của 2 gã bán lẻ khổng lồ

Đầu năm 2016, Macy’s – chuỗi bán lẻ thời trang hàng hiệu khổng lồ tại Mỹ đã tuyên bố đóng 100 cửa hàng và sa thải hàng nghìn nhân viên. Trong diễn biến đó, Macy’s đã phải vật lộn với doanh số bán hàng ngày một nghèo nàn, khiến cho giá cổ phiếu của hãng rớt thảm tới 47% trong năm 2015.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, Walmart – 1 trong những nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất thế giới đã tuyên bố đóng cửa 269 địa điểm bán hàng trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với 16.000 nhân viên của tập đoàn sẽ mất việc, trong đó có khoảng 10.000 người Mỹ.
Điểm chung của 2 “ông lớn” bán lẻ trên là họ đều kinh doanh theo mô hình truyền thống. Và việc hàng trăm cửa hàng phải đóng cửa được các chuyên gia nhận định là điều tất yếu. Họ chỉ ra rằng, những minh chứng điển hình trên cảnh báo cách bán hàng truyền thống đang vô cùng khó khăn. Song đây lại chính là cơ hội của kinh tế số.
Câu chuyện trên cũng được ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2016 vừa qua khi nói về xu thế bán hàng trong thời đại hiện nay.
Theo ông Hưng, báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam là 4 tỷ USD. Đến 2020 con số này có thể tăng lên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn bởi tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất nhiều.

Video online sẽ thay thế truyền hình truyền thống

Đại diện VECOM nhấn mạnh, bất chấp sự ra đi của một số website thương mại điện tử như Lingo, Bé Yêu hay Deca… thì thay vào đó có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đang tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Đây là xu hướng chung của toàn thế giới. Các con số cho thấy tiếp thị trực tuyến có quy mô tăng trưởng nhanh hơn và giúp sức cho thương mại điện tử. Như tại thị trường Mỹ, năm 2015, tiếp thị trực tuyến đạt 60 tỷ USD và dự báo có thể đạt 105 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Hưng, tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến cũng đang tăng trưởng đáng kể. Nếu quy mô tiếp thị trực tuyến năm 2010 khoảng 26 triệu USD thì đến năm 2015 đã đạt đến con số 329 triệu USD. Đến 2020, con số này có thể tăng lên 1,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đạt con số này không dễ và cũng không nên chỉ nhìn vào các doanh nghiệp lớn mà quên đi sự đóng góp của mọi cá nhân, doanh nghiệp hộ gia đình. Và ngược lại, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần nhìn nhận tiếp thị trực tuyến đang là yếu tố rất quan trọng trong xu hướng hiện nay.
Cũng trong diễn đàn, đại diện của gã khổng lồ Google ở châu Á – chuyên gia Joe Ruelle cũng cho rằng, xu xướng tại Việt Nam sẽ bỏ truyền hình và tiến tới là tương lai của online video. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến qua video thay vì bằng những phương thức đơn giản, cũ như hình ảnh (tĩnh, động, bài viết).
Cũng theo ông Joe, hình thức tiếp thị trực tuyến qua video là cách thức giúp DN không những quảng bá hình ảnh, thương hiệu mà còn là cách để tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cũng đồng quan điểm với Joe, ông William Nguyen – Facebook Business Manager cho rằng, video đang là hình thức được các DN tiếp cận tiếp thị rất hiệu quả. Tuy nhiên, các DN, đơn vị cũng cần chú ý đến cách làm, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Bởi các quy định về bản quyền đang ngày càng nóng và được quản lý chặt chẽ hơn rất nhiều.
Nguồn: Cafebiz

3 Công Cụ Marketing nhất định phải thử

Các công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội có thể khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn… nhưng cũng có lúc phức tạp hơn nếu như bạn sa lầy vào việc thử quá nhiều công cụ Marketing hoặc nghĩ rằng mình phải sử dụng tất cả trong số chúng.

Sau khi bạn thử nghiệm với một công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội mới, hãy đặt ra câu hỏi liệu công cụ đó có tốt hơn so với một công cụ tương tự khác mà bạn đang dùng hay không. Nếu một trong những công cụ hiện tại của bạn có thể được thay thế bằng một cái khác tốt hơn, đừng ngần ngại mà hãy sử dụng nó ngay – không cần phải giữ lại một công cụ không còn giúp ích được cho bạn.

Một điều quan trọng nữa đó là hãy thường xuyên thử nghiệm các ứng dụng Marketing truyền thông mạng xã hội mới, vì bạn có thể tìm ra một ứng dụng giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc hơn đấy.
Sau đây là 3 công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội rất đáng để bạn xem qua.

Socedo

Socedo là một công cụ thu hút khách hàng B2B qua truyền thông mạng xã hội. Có thể bạn đã nghe nói về các công cụ thu hút khách hàng rồi, nhưng công cụ này tập trung vào những khách hàng bắt nguồn từ mạng xã hội. Socedo giúp bạn phát hiện, tương tác và khoanh vùng khách hàng tiềm năng từ mạng xã hội. Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong khi làm tăng số lượng khách hàng trong kênh của bạn – và kết quả này dẫn đến việc tăng doanh thu nếu bạn có một tiến trình chuyển đổi thích hợp.
Bạn có thể lên chương trình cho Socedo để tìm ra những khách hàng từ mạng xã hội phù hợp với chân dung khách hàng của bạn, thế nên bạn không cần phải lo lắng về việc xác định sai khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, Socedo còn kiểm tra xem liệu họ có sở thích trùng khớp với thị trường ngách của bạn hay không để có thể gửi đến bạn những khách hàng phù hợp nhất.

Edgar

Nếu bạn “theo dõi” bất kỳ người nổi tiếng nào trong ngành của bạn, chắc hẳn bạn đã chú ý rằng họ thường đăng lại các nội dung cũ nhiều lần. Có một lý do để giải thích cho việc này – việc đăng lại nội dung của bạn nhiều lần – hoặc thậm chí là 50 lần trong trong 1 năm – cho phép bạn đạt được những kết quả tuyệt vời. Những người chỉ vừa mới “theo dõi” bạn trong tuần từ lúc bạn đăng một bài cụ thể nào đó, chắc hẳn rằng họ vẫn chưa xem qua bài đăng đó. Bằng cách đăng bài lại một lần nữa, những người vừa mới “theo dõi” bạn sẽ có cơ hội để xem nội dung những bài đăng đó.
Vậy chúng ta có thể làm được gì với Edgar? Edgar là một công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội có khả năng tự động chia sẻ lại các bài viết trước đây của bạn. Điều làm cho Edgar trở thành một công cụ tốt như vậy là do nó còn có khả năng phân tích các thời điểm tốt nhất để đăng lại bài viết của bạn, thế nên bạn không cần phải giải quyết vấn đề đó. Sau khi gửi lại một bài đăng cũ, Edgar sẽ gửi nội dung đó trở lại vị trí dưới cùng của hàng chờ, nơi được chờ đợi cho đến một thời điểm hoàn hảo để đăng lên một lần nữa. Edgar là một công cụ rất tiện lợi giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trên phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Canva

Được nhiều người biết đến hơn là Socedo và Edgar, Canva là công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội thứ ba mà bạn nên thử. Canva là một công cụ tạo ra hình ảnh đồ họa có khả năng đơn giản hóa tiến trình tạo ra hình ảnh cho Website và trang mạng xã hội của bạn. Chúng cung cấp các mẫu tạo sẵn cho mọi trang mạng xã hội phổ biến và luôn tối ưu về kích thước cho các trang mạng xã hội riêng biệt. Với Canva, bạn chỉ mất từ một vài giây đến một vài phút để tạo ra một bức hình tuyệt vời. Ngay cả những người không có nhiều năng khiếu về nghệ thuật cũng có thể tạo ra một bức ảnh tốt bằng công cụ Canva.

Kết luận

Nếu bạn không có nhiều thời gian để thử các công cụ Marketing truyền thông mạng xã hội mới, hãy thử 3 công cụ mà chúng tôi đề nghị trên đây: Socedo, Edgar và Canva. Cả 3 công cụ này được thiết kế để giúp bạn tiết kiệm thời gian trong khi phải giải quyết các khía cạnh quan trọng khác trong công việc, bao gồm thu hút khách hàng, tái sử dụng nội dung bài viết và tạo ra hình ảnh. Từng công cụ trên đây đều nổi bật hơn hẳn các công cụ khác với chức năng tương tự.

Tác giả: Brad Friedman

Nguồn: http://www.socialmediatoday.com

Người dịch: Tâm Nguyễn

100.000 views chỉ trong 3 ngày?

Pipecandy là một startup trẻ trong lĩnh vực khảo sát thị trường đã đạt 100.000 lượt xem (pageview) và hơn 10.000 lượt download chỉ trong 3 ngày nhờ chiến lược content marketing hiệu quả. Ashwin Ramasamy, nhà đồng sáng lập công ty Pipecandy (Ấn Độ) đã chia sẻ trọn vẹn cuộc hành trình đầy thử thách để đạt được con số ấn tượng đó.

Thành công không có ngõ tắt

“Nếu bạn định hướng xây dựng nền tảng content marketing chất lượng cho người dùng, thì đây là con đường không có ngõ tắt. Sẽ rất khó gợi lên cảm xúc, gây sốc, gây cười hoặc gây tức giận nếu bạn đang là công ty mô hình kinh doanh B2B. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các doanh nghiệp B2B bỏ cuộc trước khi họ bắt tay vào xây dựng content. Tuy nhiên, nếu bạn có quan điểm riêng, rõ ràng, thì luôn có khán giả sẵn sàng lắng nghe bạn.”

Các bài học và kinh nghiệm mà Pipecandy đã chia sẻ:

1/ Chọn lọc content

Ashwin cho biết, anh đã tung một báo cáo thường niên về chủ để “Xu hướng phát triển của di động”, nhưng đây không phải loại báo cáo thông thường. Điều mà Pipecandy đã làm là chắt lọc những chi tiết đắt giá nhất. Pipecandy đã chọn viết về “Các mức giá của lập trình ứng dụng” tại các thị trường nổi bật trên thế giới. Đây là thông tin cần thiết mà bất cứ công ty nào thường thuê lập trình viên bên ngoài (outsource) đang tìm kiếm nhưng không phải ai cũng tìm được.

Trên thực tế, để tạo được content chất này, Pipecandy đã phải bỏ ra 3 tháng để tiếp cận đến hơn 1.000 cty lập trình ứng dụng ở khắp các thị trường. Để khảo sát và thu được con số thống kê này khó khăn hơn nhiều đối với một startup, không có ngân sách để thu hút, không quà tặng hào nhoáng để dụ dỗ người trả lời khảo sát.

Pipecandy đã luân phiên gửi email, gọi điện, năn nỉ và làm tất cả để thu được có vài trăm câu trả lời cho bản khảo sát.

2/ Viết content marketing thật chất, trình bày thật đẹp

Chúng ta đang ngập chìm trong vô vàn sản phẩm chất lượng ở khắp mọi nơi và người dùng thì rất tàn nhẫn, dễ dàng bỏ qua nỗ lực của bạn, Ashwin nhận định.

Hàng loạt trang tin công nghệ nổi tiếng đã từ chối đăng bảng báo cáo của Pipecandy. Một vài trang tin tử tế đã chỉ ra rằng phần minh họa cho báo cáo của Pipecandy quá tệ. Thực tế cho thấy một công ty startup thì không đủ tiền để thuê studio thiết kế chuyên nghiệp như visual.ly (một studio chuyên thiết kế và xây dựng hình ảnh cho các chiến dịch quảng cáo).

Tuy nhiên, Pipecandy cũng quyết định thuê một designer từ Paris để làm việc cho họ trong 3 tuần. Kết quả: tệ hại. Pipecandy đành phải nhúng tay vào và tự làm.

Pipecandy đã dựng toàn bộ infographic trong 2 ngày bằng PowerPoint và thuê một agency để thiết kế lại bằng photoshop. Pipecandy hoàn toàn không trả phí cho agency này, nhưng đổi lại, họ được đặt thông tin bản quyền của họ trên ảnh.

Lời khuyên dành cho bạn: Hãy sử dụng bất kỳ công cụ nào mà bạn cảm thấy thuận tiện cho mình nhất.

3/ Hãy tạo content marketing thật chất, thật đẹp nhưng phải đặt ở nơi dễ tiếp cận!

Dựa trên kinh nghiệm của những năm trước, Pipecandy biết rõ họ rất khó lòng tiếp cận được các trang tin một mình. Bị đối tác trả lời thư chậm trễ, gặp rắc rối ở khâu thiết kế, đã khiến cho Pipecandy trễ mất 2 tháng so với dự kiến.

Pipecandy đã chọn DIY PR- công ty chuyên dạy PR cho startup và theo học nơi đó trong vòng 1 tháng. Trọn quá trình đó họ đã được hướng dẫn làm cách nào để email cho báo chí và nên tiếp cận những ai. Kết quả: Pipecandy đã có thể gửi thư tự động đến hơn 100 phóng viên chỉ trong 1 ngày.

Trong cùng thời điểm, đại diện của Pipecandy, anh Ashwin cũng bắt đầu viết bài cho Techcrunch (báo công nghệ Mỹ). Ashwin đã cho đăng bài viết về “Xu hướng phát triển hệ di động”, công bố những số liệu thông kê từ báo cáo của Pipecandy. Anh cũng đồng thời cảnh báo các nhà lập trình ứng dụng Châu Á sẽ gây khó khăn cho các công ty lập trình Mỹ như thế nào.

Pipecandy sau đó tiếp tục mang bài viết ấy, thay đổi nội dung một chút và đăng thêm ở một số báo chuyên trang (nhằm nhắm vào thị trường ngách). Chỉ một tháng sau đó, trên hầu hết các mặt báo công nghệ lớn bao gồm cả Techcrunch, Mobile Industry Review, TechinAsia,…đều có bài báo cáo của Pipecandy.

Những lời khuyên đắt giá từ Pipecandy:

1/ Kiếm tiền từ content của bạn

Khi bạn đặt nhiều nỗ lực cho việc viết content thật độc đáo, hãy kiếm tiền từ nó. Điều này không có nghĩa là bạn dán ngay cho nó một mức giá, nhưng ít nhất bạn hãy tự tạo nhiều cơ hội mở nhằm để kiếm tiền hoặc ít nhất cũng gầy dựng một lượng đọc giả để nuôi dưỡng và tương tác với họ thường xuyên.

Trong trường hợp này, sau khi công bố một số báo cáo hữu ích về thị trường di động hoàn toàn miễn phí, Pipecandy đã dẫn dụ người dùng đăng ký thông tin cá nhân để có được toàn bộ bản báo cáo.

2/ Xây dựng thương hiệu cho content

Nếu ý tưởng làm content marketing độc đáo “nhảy” ra trong quá trình bạn làm việc và nghiên cứu thì hãy cố gắng xây dựng thương hiệu cho nó.

Nguồn: InboundCafe

Tốc độ tải trang trên di động tại sao Marketing cần quan tâm?

Người mua luôn kì vọng các nhãn hiệu sẽ cung cấp những dịch vụ nhanh chóng và có trải nghiệm trên điện thoại di động tốt hơn. Và những kì vọng này có xu hướng tiếp tục tăng khi ngày càng nhiều người mua sắm trên thiết bị di động bất cứ lúc nào. Thật không may là trên thực tế nhiều trang web không hỗ trợ hiển thị tốt trên điện thoại di động.

Khách hàng hiện nay có khoảng 30% quyết định mua hàng diễn ra trên điện thoại di động. Tốc độ tải trang trên di động của các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ là 6.9s vào tháng 7/2016 trong khi đó, theo số liệu mới nhất, 40% người tiêu dùng sẽ rời khỏi trang web khi họ phải chờ quá 3s. Và 79% người mua sắm không hài lòng với các trang web chia sẻ rằng họ sẽ gần như không quay lại trang web này lần nữa.

Dưới đây là một số nguyên nhân và cách giải quyết cho tình trạng này.

1. Nhiều trang web quá phức tạp cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Người mua ít có khả năng chuyển đổi khi trang web phức tạp hay có tốc độ tải trang chậm. Để xem những yếu tố nào khiến một trang web trở lên phức tạp với người dùng, chúng ta chỉ cần nhìn vào các trang có số lượng chuyển đổi thấp, cụ thể các yếu tố hình ảnh, các thành phần trên trang.

Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web trên điện thoại di động.

Số lượng các trang con trong trang web

Các yếu tố khác trên một trang web lớn hơn trọng lượng và độ phức tạp của trang. Một trang web thông thường nặng khoảng 2,486 KB, chứa rất nhiều thông tin lưu trữ trên các server khác nhau. Nhiều nội dung trên trang web không thể tối ưu hóa và không thể kiểm soát được, do đó, nó cũng không thể dự đoán được. Điều này làm trang web có tốc độ tải trang không ổn định.

Chúng tôi nhận thấy rằng số lượng các thành phần trên trang web là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến chuyển đổi. Và khi chúng ta nhìn vào tổng thể trang web, những trang web có quá nhiều hình ảnh hoặc thành phần phụ sẽ dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn.

Giải pháp: Là chủ của trang web, bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thiết lập ngân sách hoạt động cho các trang. Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch xem bạn muốn trang web của mình hiển thị những gì sau 3s tải trang. Sử dụng tiêu chuẩn đó, bạn có thể hủy những thành phần không cần thiết là nguyên nhân giảm tốc độ tải trang web của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra và giám sát xem những yếu tố nào từ bên thứ 3 làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của bạn.

Số lượng hình ảnh

Số lượng hình ảnh trên trang web cũng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Khi nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra rằng số lượng hình ảnh trên trang web là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng lớn đến lượng chuyển đổi của khách hàng khi truy cập website. Trên một trang bán lẻ tiêu biểu, các yếu tố đồ họa như logo, hình ảnh sản phẩm có thể chiếm tới 2/3 dữ liệu trên web, tương đương với hàng trăm KB. Kết quả làm tốc độ tải trang chậm hơn. Thực tế, chúng tôi nghiên cứu được là các trang có lượng khách hàng chuyển đổi sang quyết định mua hàng có ít hơn 38% lượng hình ảnh so với các trang không có lượng chuyển đổi.

Giải pháp: Để đảm bảo rằng trang web của bạn có tốc độ tải trang được cải thiện trên điện thoại di động, hãy chắc chắn rằng định dạng hình ảnh của bạn được định dạng đúng. Ví dụ, với định dạng JPEG thay vì PNG, bạn có thể giảm kích thước tập tin đi 1 nửa, hình ảnh cũng nên được nén và thay đổi kích cỡ.

2. Tốc độ tải trang web chậm có thể làm tăng tỷ lệ thoát

Về tỷ lệ thoát trang, tốc độ tải trang có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ này. Dưới đây là 2 yếu tố tác động đến tỷ lệ thoát đó là DOM- Thời gian sẵn sàng và thời gian tải toàn bộ trang.

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang web trên di động.

DOM-Thời gian sẵn sàng

Chúng tôi thấy rằng DOM, lượng thời gian cần cho HTML của trang nhận và phân tích bằng các trình duyệt cũng là một trong những yếu tố dự báo tỷ lệ thoát hiệu quả. Tương ứng với việc bạn đang xem một công thức nấu ăn trên mạng trong khi các thành phần để nấu món ăn đó vẫn đang ở chế độ chờ. Trong khi người dùng không thể nhận thức được khi nào mã HTML được hiển thị trên trang web, những thông tin cần thiết nên được tải trước những thông tin khác như hình ảnh hiển thị.

Nhìn chung, nếu DOM trong cả quá trình trải nghiệm bị chậm tương ứng với tỷ lệ thoát sẽ tăng lên. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ thoát khỏi trang có thời gian thấp hơn 55% so với tỷ lệ không thoát khỏi trang. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy rằng tỷ lệ thoát khỏi trang sẽ cao hơn khi tốc độ tải trang đầu tiên chậm hơn là khi vào các trang sau chậm. Điều này cho thấy ấn tượng đầu tiên rất quan trọng cụ thể là nếu ấn tượng đầu tiên của người dùng khi vào một trang web là tốc độ tải chậm thì họ có nhiều khả năng sẽ thoát ra ngay sau đó.

Giải pháp: Một cách để tăng tốc DOM của trang web là bạn tránh việc sử dụng JavaScript (một loại ngôn ngữ lập trình) để chặn và ngăn trình duyệt từ phân tích các cú pháp HTML. Các yếu tố phổ biến với JavaScript là quảng cáo của bên thứ 3, phân tích phải được lấy từ một máy chủ bên ngoài trước khi tải. Ngoài ra, cũng có một vài giải pháp để giảm ảnh hưởng của JavaScript đến tốc độ tải trang web, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ những chuyên gia triển web.

Thời gian tải toàn bộ trang

Sau khi khắc phục DOM, số giây để trang web tải đầy đủ, hình ảnh, phông chữ, mã CSS,… có ảnh hưởng khá lớn đến việc người dùng quyết định ở lại hay thoát khỏi trang web trên điện thoại di động. Chúng tôi đã nhận thấy rằng, nếu chờ quá 2.5s tải một trang web thì khả năng người dùng thoát khỏi trang web đó là rất lớn.

Đây là một phát hiện ý nghĩa bởi trong ngành làm web, có một xu hướng rằng tăng thời gian tải trang như một thước đo vô nghĩa. Với sự tương quan mạnh mẽ giữa thời gian tải trang và tỷ lệ thoát, gạt bỏ nó lúc này có vẻ hơi vội vàng.

Giải pháp: Chúng tôi đề cập đến một vài cách để cải thiện thời gian tải toàn bộ trang bao gồm việc tối ưu hóa hình ảnh và tránh những ảnh hưởng của bên thứ 3 có thể làm chậm thời gian tải trang. Bạn cũng có thể tối ưu hóa phông chữ, cấu trúc trang web để có thể tăng tốc độ tải trang web. Nó cũng có thể giúp tránh liên kết chuyển hướng, tự động đưa người dùng đến một trang web mới.

3. Làm thế nào để phân tích và cải thiện tốc độ trên trang web phiên bản di động của bạn?

Sử dụng công cụ của Google để đánh giá tốc độ tải trang web.

Làm thế nào để tốc độ tải trang web của bạn được cải thiện. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang web của mình trên điện thoại di động thông qua công cụ dưới đây của Think with Google https://testmysite.thinkwithgoogle.com/.

Và nghiên cứu này được tạo ra một mã nguồn mở mới một cách tự do có sẵn trên GitHub có thể được áp dụng cho bất kì trang web nào. Nhóm phát triển web của bạn có thể sử dụng những dữ liệu từ công cụ này để phân tích hiệu suất dữ liệu cho doanh nghiệp và trả lời những câu hỏi như: Điều gì trên trang web ảnh hưởng đến chỉ số kinh doanh, Nên tập trung vào các chỉ số hiệu suất gì, Làm thế nào để cải thiện tốc độ, ….Và từ đó có những cách giải quyết để cải thiện tốc độ tải trang web.

Biên tập: Infolinks Việt Nam
Theo Think with Google

4 lưu ý khi sử dụng dữ liệu trong marketing

“Dữ liệu không phải là người kể chuyện giỏi”. Đó là khẳng định của bà Manjiry Tamhane – CEO toàn cầu của Hãng tư vấn tiếp thị đa quốc gia Gain Theory.

Trong lĩnh vực tiếp thị, mỗi dữ liệu kể một câu chuyện rất riêng. Thậm chí một nguồn dữ liệu có thể cho những câu chuyện đầy mẫu thuẫn. Nắm bắt được điểm cốt lõi và tìm ra sự thật, đó là việc của các nhà tiếp thị. Dữ liệu là nền tảng cho các kế hoạch truyền thông hay kích hoạt thương hiệu. Vậy khi nghiên cứu dữ liệu, các nhà tiếp thị phải theo dõi loại dữ liệu nào? Và sự thật nằm ở đâu?

Dữ liệu bị lỗi có thể do rất nhiều lý do, một trong số đó là mẫu không đại diện. Khi dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy những câu chuyện đầy mâu thuẫn. Trên thực tế, đó chỉ đơn thuần do lỗi định dạng báo cáo lệch. Trong trường hợp đó, cần kết hợp các nguồn dữ liệu này một cách tương xứng và thuê bên thứ ba có kinh nghiệm phân tích dữ liệu để phân loại toàn bộ dữ liệu, đồng thời đưa ra bản báo cáo có thể kể chuyện một cách mạch lạc và chân thực.

Khi có sự sâu thuẫn giữa các dữ liệu, các marketer phải lặp đi lặp lại một quá trình nhằm loại bỏ các thông điệp gây hiểu nhầm. Có 4 điều cần lưu ý trong quá trình này:

Khi có sự sâu thuẫn giữa các dữ liệu, các marketer phải lặp đi lặp lại một quá trình nhằm loại bỏ các thông điệp gây hiểu nhầm. Nguồn: Forbes.

Nhìn xa hơn: Cần đưa bối cảnh lịch sử vào các dữ liệu mà bạn đang nghiên cứu. Vì có ngữ cảnh, bạn mới có thể xác định hướng của dữ liệu và ý nghĩa của các số liệu mới trong mối liên hệ với quá khứ. Trong giới marketing, có rất nhiều báo cáo ngày hoặc tuần. Ví dụ như báo cáo tỷ lệ nhấp chuột (click-through-rate) hằng ngày. Báo cáo này không thể đưa ra được bức tranh toàn cảnh về những điều đang diễn ra. Vì thế các nhà tiếp thị nên tránh tập trung quá nhiều vào nguồn dữ liệu hạn chế đó.

Nhìn sâu hơn: Cần đánh giá cái gì là hiệu quả và cái gì không. Bạn nên cập nhật những góc nhìn mới nhất về tác động của các chiến lược tiếp thị đối với thương hiệu. Ví dụ, chuyên gia trong ngành hay các học giả nghĩ gì về ảnh hưởng của video theo yêu cầu (Video-On-Demand) lên doanh số? Rút kinh nghiệm từ thành công và sai lầm của người khác – nghiên cứu những điều đó cả trong dữ liệu lẫn trong cuộc sống.

Đặt câu hỏi: Để thấy được sự thật trong mớ dữ liệu đầy mâu thuẫn, cần nhìn nhận một cách vô cùng tỉ mỉ. Hãy tập trung vào các nguồn dữ liệu mâu thuẫn. Chúng kể câu chuyện gì? Liệt kê ra tất cả các lý do có thể gây ra mâu thuẫn và sau đó nghiên cứu từng lý do một. Từ đó cố gắng loại trừ sai lầm để đi đến sự thật.

Nguồn: thefsforum.

Luôn cẩn trọng: Nếu tất cả các cách trên không giải quyết được vấn đề, tốt nhất bạn nên thận trọng. Hãy trung thực thừa nhận rằng có mâu thuẫn trong việc diễn giải dữ liệu. Đó sẽ là lựa chọn an toàn hơn nhiều so với việc đưa ra kết luận sai lầm.

Chúng ta thường được nghe về kiểm tra và học hỏi (Testing and Learning), việc này đặc biệt thích hợp trong việc tìm kiếm sự thật từ khối dữ liệu. Khi không chắc chắn một phần nào đó có hiệu quả hay không, hãy giảm đầu tư xuống mức có thể kiểm soát được và xem xét hiệu quả ra sao.

Người ta hay nói rằng câu chuyện nào cũng có ba mặt: Mặt bên này, mặt bên kia và sự thật. Lọc đám dữ liệu thời gian thực (real-time) khổng lồ bày ra trước mắt là nhiệm vụ hết sức nặng nề cho các nhà tiếp thị, đặc biệt khi những gì họ thấy sau khi phân tích lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, đi đến tận cùng của sự trái ngược cuối cùng lại giúp ta tiết kiệm được một lượng tiền rất lớn.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Influencer marketing: người ảnh hưởng siêu nhỏ

Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp bạn làm điều đó. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các kênh mạng xã hội với nội dung hoặc là do nhãn hàng biên soạn trước hoặc do người ảnh hưởng tự viết theo cách của họ.

Bình minh của những người ảnh hưởng siêu nhỏ

Trước đây, các nhãn hàng và doanh nghiệp thường hợp tác với người ảnh hưởng là các ca sĩ, diễn viên hoặc người mẫu nổi tiếng (Sao hạng A) để làm đại sứ thương hiệu hay quảng cáo về sản phẩm trên TV và báo chí. Tuy nhiên, người tiêu dùng trẻ giờ đã thay đổi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Xu hướng tiếp thị trên thế giới đã chuyển qua một mô hình “influencer marketing” mới, mà tôi xin gọi là “micro-influencer” marketing hay quảng cáo với những người ảnh hưởng siêu nhỏ.

Một người ảnh hưởng siêu nhỏ có thể có 10,000 – 50,000 người theo dõi trên Facebook hay Instagram trong khi những người ảnh hưởng hàng đầu thường có hơn 100,000 người hâm mộ. Một sao hạng A có thể có 1 lượng lớn người hâm mộ, tuy nhiên chúng ta cần xem xét tại sao khán giả lại quan tâm đến ngôi sao này. Thường thì người hâm mộ chỉ chú ý đến những thứ thú vị hay giải trí hơn là những sản phẩm được quảng cáo. Đôi khi, bạn theo dõi có thể bởi vì mọi người đều theo dõi, chứ không phải bạn quan tâm đến nội dung. Ngược lại, khán giả theo dõi những người ảnh hưởng siêu nhỏ này bởi vì họ thật sự (1) có một mối quan hệ thật ngoài đời hoặc là (2) chia sẻ một sự quan tâm đặc biệt về một chủ đề nào đó trong cuộc sống.

Hầu hết các công ty, đặc biệt là vừa và nhỏ, không đủ tiền để trả cho các “top influencer” để quảng bá sản phẩm. Do đó, họ bắt đầu tìm đến những người ảnh hưởng siêu nhỏ này để hợp tác tài trợ và cũng chuyển đổi dần từ sự nổi tiếng và số lượng người hâm mộ sang sự phù hợp của những người theo dõi và lượng tương tác thực. Không ngạc nhiên khi một “micro influencer” với 50,000 người theo dõi có thể đạt được tương tác cao như một “top influencer” với 1 triệu người theo dõi. Tương tác thực cao và chi phí thấp cho những chiến dịch này giúp nhãn hàng bán sản phẩm và tăng hàng trăm người theo dõi mới.

Ví dụ một công ty đồ thể thao hợp tác với 1 ngôi sao với 1 triệu fan, họ có thể tiếp cận 1 lượng khán giả lớn, nhưng 90% của những người này có thể không phải là dân yêu thể thao. Nếu công ty này làm việc với 20 người ảnh hưởng siêu nhỏ mà những người theo dõi họ cũng là fan cuồng nhiệt thể thao, nhãn hàng sẽ tiếp cận được một lượng lớn người hâm mộ thật sự.

Ngoài việc có một mối quan hệ thân thiết với những người theo dõi, việc tạo dựng nội dung cho nhãn hàng vẫn là một công việc thứ 2, không phải công việc toàn thời gian nên họ sẽ ít đăng nội dung tài trợ hơn. Do đó, nội dung của họ sẽ tự nhiên hơn. Với cùng một ngân sách, nhãn hàng có thể cộng tác với 20-40 “micro-influencer” để tiếp cận lượng khán giả khác nhau và thấy tương tác thực và tốt hơn, so với 1 hay 2 ngôi sao nổi tiếng.

Hiip, công ty tiên phong về influencer marketing, giúp nhãn hàng và doanh nghiệp kết nối với hơn 1,000 người ảnh hưởng, tiếp cận khoảng 30 triệu người. Bằng việc phân tích và chọn lựa dựa trên dữ liệu mạng xã hội (độ tuổi, giới tính, vị trí và mối quan tâm của fan của người ảnh hưởng), Hiip đã giúp Galaxy Distribution quảng bá thành công bộ phim “Ice Age 5” (Kỷ băng hà 5) tại Việt Nam.

Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi mà doanh số phòng vé ở tuần thứ hai không hề sụt giảm so với tuần đầu công chiếu phim. Với một kinh phí khiêm tốn, Galaxy hợp tác với hơn 20 người ảnh hưởng dựa trên demographic phù hợp với khán giả mục tiêu của phim, tiếp cận tổng lượng người theo dõi là gần 3 triệu và hơn 20 nghìn tương tác tích cực về bộ phim trên Facebook. Đây là một trong những lý do giúp Kỷ băng hà 5 thành công và đánh bại Fan Cuồng trong tuần ra mắt phim đó.

Chúng tôi bắt đầu nhận thấy rằng những người ảnh hưởng siêu nhỏ này có thể thay đổi hoàn toàn cách nhãn hàng phát triển và thực thi các chiến dịch tiếp thị với người ảnh hưởng nói riêng và tiếp thị hiện đại nói chung. Tính trung bình, việc hợp tác với “micro-influencer” mang lại 2-5 lần lượng tương tác tích cực tốt hơn với 1 “influencer” 100,000 fans. Điều này giúp cho nhãn hàng và doanh nghiệp thật sự xây dựng thương hiệu bền vững khi mà “92% người khách hàng tin tưởng vào giới thiệu của người quen”*.

Phi Nguyen
CEO of Hiip

Online VS Offline: 2 lớp trải nghiệm

Với những người thích bánh, chắc hẳn không ai chỉ đơn thuần thích lớp kem bơ tan chảy ở giữa hay cốt bánh hạnh nhân trắng thơm, mà chính sự hòa quyện trọn vẹn của tất cả các nguyên liệu và hương vị mới tạo nên sự thỏa mãn tuyệt vời cho vị giác.

Và trải nghiệm khách hàng cũng cần phải giống như vậy. Nó không đơn thuần là trải nghiệm trực tuyến hay trải nghiệm tại cửa hàng. Thay vào đó, hãy tập trung mang đến cho khách hàng những trải nghiệm là sự hòa quyện của nhiều lớp (layer) khác nhau, một lớp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, một lớp tương tác trực tiếp với sản phẩm tại cửa hàng và một lớp quá trình thanh toán trực tuyến tối ưu.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng “86% người mua sẽ chi trả nhiều hơn cho 1 trải nghiệm khách hàng tốt, nhưng chỉ 1% khách hàng cảm thấy rằng các nhà cung cấp đáp ứng được sự kỳ vọng của họ”. Và bây giờ là thời gian để bạn mang lại cho khách hàng những gì họ mong muốn. Phục vụ khách hàng theo 1 cách khác biệt. Sẵn sàng để thêm vào nhiều lớp khác nhau cho trải nghiệm thương hiệu.

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp (Brand Layering) là gì?

Đến năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ không đơn thuần chỉ gọi tên giá cả hay sản phẩm như là điểm khác biệt hóa của thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn bán, cách bạn bán, sẽ đều trở thành một thứ hàng hóa.

Trong kinh doanh, sẽ luôn có một ai đó có sản phẩm tốt hơn bạn hay giá rẻ hơn bạn. Toàn cầu hóa đã dạy chúng ta một đối thủ đáng gờm thực sự là như thế nào. Hơn nữa, chúng ta cũng học được rằng, sự gắn kết thương hiệu là chưa đủ. Công ty của bạn phải làm nhiều hơn là việc chỉ đơn thuần đồng nhất nhận diện giữa cửa hàng và thiết kế website.

Đây là thời điểm để thay đổi cách suy nghĩ. Trải nghiệm khách hàng là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Tất cả mọi thứ từ việc chào hỏi của hỗ trợ viên live chat cho tới đóng gói giao nhận sản phẩm tới khách hàng.

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là quá trình xâu chuỗi các giá trị của thương hiệu trong tổng thể, dẫn dắt khách hàng qua các giai đoạn từ nhận biết thương hiệu cho tới khi nhu cầu được đáp ứng.

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp được định nghĩa là: “Quá trình xâu chuỗi các giá trị của thương hiệu trong tổng thể, dẫn dắt khách hàng qua các giai đoạn từ nhận biết thương hiệu cho tới khi nhu cầu được đáp ứng”.

Cách thực hành tốt nhất là bạn cần phải dẫn dắt khách hàng qua những trải nghiệm mua sắm thực tế. Tương tự như trò chơi Pokemon Go, tạo ra các cách thức khác nhau để duy trì sự tương tác của khách hàng. Bạn muốn họ thực sự hào hứng khi trở thành một phần của hành trình trải nghiệm? Bạn sẽ khiến khách hàng bất ngờ như thế nào khi thanh toán? Hay khiến họ thấy thích thú khi mở hộp sản phẩm?

“Bạn cần phải đào sâu hơn. Thương hiệu là cách bạn nói cho khách hàng biết bạn là ai, sản phẩm của bạn là gì, sản phẩm đó có ý nghĩa gì đối với khách hàng – thương hiệu là cách bạn bạn tạo nên những cảm nhận cho khách hàng. Thương hiệu của bạn là những gì dẫn dắt họ mua sản phẩm của bạn. Tôi thích gọi nó là trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp, có nghĩa là bạn sẽ đào sâu vào tất cả các khía cạnh của việc bạn muốn làm nổi bật thương hiệu của mình như thế nào”, Michele Markey – Phó Chủ tịch của FastTrac viết.

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi dài hơn trong hành trình kết nối thương hiệu với khách hàng. Đó chính là việc kết hợp tất cả các kênh và dịch vụ để tạo nên một trải nghiệm khách hàng vượt trôi.

Tại sao trải nghiệm khách hàng nhiều lớp lại quan trọng?

Với vai trò là một chuyên viên thương mại điện tử, bạn đã luôn ngập trong một danh sách dài các việc phải làm. Vì thế, tại sao bạn lại phải thêm 1 nhiệm vụ khác nữa vào kế hoạch chiến lược của mình?

Vì trải nghiệm mua sắm thường tập trung quanh cảm xúc của khách hàng. Khi người mua vui vẻ, họ sẽ giới thiệu bạn tới bạn bè của họ.

“Cho dù có sự xuất hiện của công nghệ kỹ thuật số, có một thứ vẫn đúng trong thế giới kinh doanh: Truyền miệng là hình thức marketing tốt nhất. Chính vì thế, trải nghiệm tuyệt vời với doanh nghiệp là những gì thực sự thúc đẩy khách hàng nói về thương hiệu với bạn bè, gia đình và người quen”, Matt Kleinschmit – Phó Chủ tịch cấp cao của Vision Critical nói.

Nhưng nếu khách hàng không thích thương hiệu của bạn, họ sẽ phàn nàn với bạn bè, người lạ và thậm chí là bất cứ ai sẵn sàng lắng nghe. Và như thế, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và sức lực để lấy lại lòng tin của khách hàng.

Hãy xem trải nghiệm khách hàng nhiều lớp như một phương pháp linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nó bao gồm việc cung cấp cho khách hàng sản phẩm – những gì họ đặt hàng và trải nghiệm – cách thức họ mong muốn sản phẩm ấy.

Hiện tại, có một số công ty làm sai điều này. Họ khiến họ trở thành trung tâm của trải nghiệm khách hàng.

“Bởi vì những công ty này không tập trung nhiều vào toàn bộ hành trình của khách hàng, họ kết thúc với trải nghiệm chung chung kém hiệu quả, không được tối ưu cho khách hàng mà là tối ưu cho công ty. Những gì chúng ta đang ủng hộ hiện nay là sự thay đổi trong quan điểm, vì vậy mà khách hàng trở thành trung tâm của sự chú ý”, Nicolas Maechleris – Chủ tịch McKinsey chia sẻ.

Khi thực hiện một cách chính xác, trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp làm tăng sự kỳ vọng của khách hàng và mở cánh cửa để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Đó là những gì đã xảy ra với Movember, một tổ chức nâng cao nhận thức về ung thư. Ban đầu, nó là một chiến dịch thường niên vào tháng 11. Sau đó, Movember được phát triển thành 1 chiến dịch xuyên suốt năm, chính vì vậy mà họ đã quyết định thêm 1 lớp trải nghiệm thương mại điện tử cho thương hiệu của mình. Website của Movember đã bán thêm các sản phẩm như mũ, áo… có in các hình ảnh liên quan tới ung thư.

“Cửa hàng thương mại điện tử thực sự đang giúp chúng ta xây dựng một thương hiệu đầy cảm hứng với những sản phẩm hấp dẫn mà người dùng thực sự muốn mặc”, Brooke Bastain – Phụ trách Kinh doanh quốc tế của tổ chức Movember nói. “Những chiếc mũ và áo đã bắt đầu cuộc “trò chuyện” quanh năm và khuếch trương thương hiệu của chúng tôi cho những người trước đây chưa từng nghe tới Movember”.

Có thể nói, thương hiệu của bạn không phải là về bạn. Thương hiệu là những điều khách hàng của bạn cảm thấy khi họ mua hàng.

Chia sẻ kiến thức

Nếu kiến thức là sức mạnh, thì chia sẻ kiến thức giống như sức mạnh của một loại thuốc chữa bệnh.

Để trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp hoạt động hiệu quả thì rất cần có sự cộng tác, phối hợp giữa các bộ phận. Mọi người phải sẵn sàng làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu dài hạn của công ty, chứ không chỉ đơn thuần là mục tiêu của 1 tháng, 1 quý.

Vì vậy, đội ngũ dịch vụ khách hàng cần phải biết những gì đội marketing đang làm. Và đại diện bán hàng cũng phải nhận thức được hành trình của khách hàng. Sự phối hợp trong team sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xử lý các tình huống ở mọi góc độ. Nó giúp loại bỏ các điểm mù không cần thiết.

“Để nhân viên chia sẻ kỹ năng và kiến thức của mình với đồng nghiệp là một cách đơn giản để cải thiện mạnh mẽ chiến lược và chất lượng trong đội của bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do tại sao các nhân viên thường giữ lại kiến thức”, William Craig – cây bút của Entrepreneur viết.

Để khuyến khích điều này, hãy trang bị cho các đội những công cụ cộng tác, như Slack và Trello, khen thưởng nhân viên nếu họ đóng góp thông tin có giá trị và ghi nhận những cá nhân đã nỗ lực để xây dựng các nhóm đa chức năng.

Hãy minh bạch với nhân viên của bạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của chia sẻ kiến thức tới việc tạo trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp hiệu quả.

Dữ liệu khách hàng

Nghiên cứu cho thấy rằng các Giám đốc Marketing (CMO) có kế hoạch tăng ngân sách cho việc phân tích dữ liệu tiếp thị. Dữ liệu cho bạn cơ hội để thực sự hiểu khách hàng.

Bạn có thể tận dụng dữ liệu để cá nhân hoá hành trình của khách hàng. Bạn có thể thu thập thông tin về mong muốn của người tiêu dùng, lối sống và thói quen.

Các chiến dịch ‘one size fits all’ (các chiến dịch được thiết kế cho tất cả các nhóm đối tượng) đã không còn phù hợp. Các tương tác được thiết kế riêng mang lại cho thương hiệu cơ hội tạo nên những trải nghiệm cho từng nhóm khách hàng cụ thể.

Và đừng quên các cách thu thập dữ liệu truyền thống. Các cuộc phỏng vấn khách hàng theo cách cũ vẫn có hiệu quả.

“Tiến hành một vài cuộc phỏng vấn với từng phân khúc khách hàng sử dụng sản phẩm cũng là một việc quan trọng. Điều phù hợp với một khách hàng này có thể không hiệu quả với khách hàng khác. Hiểu dữ liệu và xu hướng có nghĩa là thu thập thông tin từ một tập mẫu đủ lớn các đối tượng mục tiêu”, Sara Vera – nhà khoa học dữ liệu ở Insightly viết.

Để tăng mức độ cá nhân hóa, sử dụng dữ liệu để tối ưu trải nghiệm khách hàng. Tiếp cận đúng cá nhân đúng thời điểm thông quan đúng kênh với những đề nghị phù hợp.

Gắn kết các trải nghiệm

Hãy thoát khỏi những suy nghĩ rằng có những trải nghiệm online và offline. Khách hàng của bạn chỉ muốn tồn tại 1 trải nghiệm duy nhất. Trải nghiệm này neo ở các điểm tiếp xúc khách hàng và hỗ trợ các trải nghiệm khác.

“Số hóa giúp thực tế cuộc sống dễ dàng hơn và ngược lại, các yếu tố trong thực tiễn cũng hỗ trợ cho thế giới số: Thế giới chúng ta là kỹ thuật số, nhưng những trải nghiệm thế giới thật sẽ giúp các trải nghiệm thế giới số mạnh mẽ, tối ưu hơn, và ngược lại. Tập trung vào thực tế đó và dừng suy nghĩ về 2 điều riêng biệt. Hãy xem chúng như một cuộc hành trình liên tục”, Tom Maya – Biên tập nội dung của Eventbrite UK đã chỉ ra.

Ví dụ, trải nghiệm mở đóng gói sản phẩm đối với rất nhiều khách hàng là sự tương tác vật lý đầu tiên với một thương hiệu trực tuyến. Một gói bọc đẹp chính là một lớp trải nghiệm thương hiệu (brand layer) đầy tinh tế. Và sự hiện diện của sản phẩm trở nên đáng nhớ.

Mặc dù các nhà bán lẻ lớn có hàng trăm cửa hàng truyền thống, nhưng họ vẫn đang tiếp tục thử nghiệm với các không gian bán hàng ngắn hạn được gọi là cửa hàng pop-up.

Ví dụ, Target phát triển một cửa hàng pop-up trong suốt kỳ nghỉ năm 2015. Chiến thuật này đã giúp họ có cơ hội thử nghiệm công nghệ mới và tạo ra một trải nghiệm nhận biết thương hiệu độc đáo. Chuỗi bán lẻ cung cấp cho người mua hàng mã xác định tần số radio để lựa chọn sản phẩm, thay vì giỏ hàng. Để đặt hàng, người mua scan mã RFID của họ, và sản phẩm sẽ tự động được thêm vào giỏ hàng.

Dưới đây là một minh hoạ của quy trình mua hàng B2C phức tạp. Hàng trăm điểm tiếp xúc tồn tại, mà có thể ảnh hưởng đến khách hàng cả online và offline. Từ một phim quảng cáo cho tới một bài đăng blog, các điểm tiếp xúc đều đóng một vai trò trong việc quyết định mua sắm của khách hàng.

Hãy nhớ rằng trải nghiệm thương hiệu của bạn cũng nằm trên vai của các nhân viên. Họ cũng nên thể hiện các giá trị và nguyên tắc của công ty. Tương tự như vậy, hãy đối xử tốt với đồng nghiệp.

Bryn Vaupel, Chủ tịch BC Consulting, LLC chỉ ra rằng: “Khi bạn thiết lập các tiêu chuẩn cho trải nghiệm khách hàng, đừng bỏ quên trải nghiệm của nhân viên. Các nhân viên của bạn sẽ mang trải nghiệm mà bạn trao cho họ tới khách hàng. Với vai trò là lãnh đạo của tổ chức, hãy thiết lập các ví dụ về việc làm thế nào để duy trì thương hiệu. Khi bạn tương tác với nhân viên, hãy chào hỏi họ theo cách chuẩn mực và tương tự với những câu mà bạn muốn họ sử dụng với khách hàng của mình”.

Hòa trộn trải nghiệm tại các điểm tiếp xúc thành trải nghiệm thống nhất. Đó là chìa khóa cho sự hài lòng của khách hàng.

Đồng bộ trải nghiệm

Xây dựng nhiều lớp cho trải nghiệm thương hiệu chính là cách thức tối ưu trải nghiệm khách hàng. Nó cho người mua hàng thấy rằng mọi tương tác với thương hiệu đều quan trọng. Hãy làm việc với nhóm của bạn để chia sẻ kiến thức giữa các bộ phận, sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, gắn kết các tương tác online và offline để nó làm việc như 1 và đồng bộ hóa các trải nghiệm của khách hàng.

Nguồn: Subiz Live Chat