View. Like. Share

Khi người người, nhà nhà đều ám ảnh với những viral campaign như một loại ‘”thuốc biệt dược” và mong rằng hiệu ứng viral sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, đó là lúc chúng ta cần đặt lại câu hỏi: “Chúng ta căn cứ vào đâu để nói là nội dung của chúng ta được lan truyền?”

Lan truyền có phải chỉ là những lượt view, like, share trên Facebook và chiến dịch được cho là thành công đó có mang lại giá trị kinh doanh cho thương hiệu? Không mang đến những giải pháp hay ý tưởng mới lạ cho một viral campaign hiệu quả, bài viết này sẽ đưa ta trở về những sự thật ngầm hiểu cơ bản mà bất kỳ marketer nào cũng cần nắm rõ khi bắt đầu một chiến dịch marketing, từ ý nghĩa của những view, like, share đến hành trình khẳng định giá trị bản thân khách hàng.

You are what you share – Seth Godin

Viral là một khái niệm không rõ ràng.

Chúng ta căn cứ vào đâu để nói là nội dung của chúng ta được lan truyền?

Dựa vào lượt xem (view)? Chưa chắc đã đúng vì lượt xem có thể đạt được thông qua việc mua quảng cáo.

Dựa vào lượt thích (like)? Có khả năng vì khi người ta thích có nghĩa là người ta có cảm xúc và phản ứng lại nội dung của mình.

Nhưng cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là lượt chia sẻ (share), người ta xem và mong muốn giới thiệu cho mọi người cần xem.

Và do đó, trước khi làm một đoạn phim gọi là viral, chúng ta hãy tìm hiểu xem vì sao chúng ta view, like và share.

Ảnh: cyberbullying.org.

View

Thật ra thì không ai ép chúng ta xem, chúng ta được quyền chọn cái gì chúng ta muốn xem. Dĩ nhiên, sẽ có vài trường hợp bạn bị ép phải xem, ví như những đoạn quảng cáo trước những xuất chiếu phim, nhưng phần lớn chúng ta được quyền từ chối.

Tôi rất thích tính năng unfollow của Facebook. Đó là một tính năng tuyệt vời, cho phép bạn chặng những người bạn không muốn thấy nội dung của họ mà không phá hủy tình bằng hữu. Chúng ta unfollow và từ đó chọn lọc ra những người, những nội dung mà chúng ta muốn xem. Từ đó, chúng ta phải hiểu rằng mỗi đoạn phim gọi là viral chúng ta làm ra, phải được “phát hành” tại những nơi mà đối tượng chúng ta muốn xem.

KOL chưa chắc có sức mạnh thuyết phục, nhưng lợi thế của họ chính là lượng người đang theo dõi họ.

Like

Tạo sao chúng ta bấm nút like?

Phải chăng chúng ta nói cho người được like biết rằng tôi có quan tâm đến bạn?

Bao nhiêu lần chúng ta được an ủi vì một người nào đó chúng ta mong đợi vào like, và bạn biết rằng họ đã đọc những dòng tâm sự của bạn.

Like hệt như cách mà bạn nói “tao quan tâm đến mày” mà không cần phải gọi điện hỏi thăm cho nó.

Like là quan tâm, đồng cảm và chăm sóc.

Nhưng quan trọng hơn, những gì bạn like nói cho có thế giới biết bạn đang quan tâm đến điều gì.

Share

“Động cơ chia sẻ của bạn là gì?” – Tạ Bích Loan

Ảnh: cyberbullying.org.

Đây chính là điều quan trọng nhất.

Tạo nội dung được view hay like khá đơn giản, như tạo nội dung để được share quả là chuyện không hề giản đơn. Vậy thì thương hiệu làm gì để cái gọi là viral của họ được share?

Trong một nghiên cứu của tờ New York Times, chúng ta biết được những lý do cơ bản để chúng ta share.

Trước hết, 49% chúng ta share vì chúng ta muốn mang lại cho người thân của mình những thông tin quan trọng, hay và giải trí. Thật ra một mẫu quảng cáo hay những đoạn phim đến từ thương hiệu rất khó tạo ra điều này vì chúng ta không thể cạnh tranh được với những phóng sự giật gân về ung thư của VTV hay bài hát mới của Sơn Tùng. Người ta có những ý định “phòng thủ” nhất định đối với thông tin được đưa ra với mục đích quảng cáo. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều trường hợp người tiêu dùng chấp nhận những thông tin hữu ích đến từ thương hiệu, nhưng nó phải là thông tin rất độc đáo và hữu ích.

Tiếp theo, 68% chúng ta share vì chúng ta muốn khẳng định lại giá trị bản thân.

Chúng ta muốn thể hiện mình là người kiên cường, không bỏ cuộc thông qua những đoạn phim đầy cảm xúc của các thương hiệu thể thao như Nike, Adidas, Under Amour…

Chúng ta muốn nói cho thế giới biết là tôi là người rất tinh tế, thời trang và sành điệu thông qua những mẫu phim quảng cáo tinh tế của Kenzo, LV hay Hermes.

Chúng ta muốn khẳng định mình là những tay lái đầy đam mê thông qua những đoạn phim quảng cáo xe máy chất lừ của Honda.

Tất cả những phim quảng cáo viral đều chất chứa một quan điểm sống, một phong cách và một giá trị sống khác nhau mà người xem muốn share.

Tiếp theo, 78% chúng ta share vì để nuôi dưỡng một mối quan hệ nào đó mà chúng ta trân trọng. Chúng ta đi chơi, chụp hình và sẽ tag người bạn của mình vào. Chúng ta tag những bài viết về tình yêu, hôn nhân gia đình, cách giáo dục con cái cho người bạn đời của mình.

Như thế, lúc này mỗi đoạn phim chúng ta làm chính là phương tiện giúp người dùng gởi thông điệp nào đó đế người thân, bạn bè của mình.

Chúng ta sẽ share và tag một đoạn phim tôn vinh người mẹ của P&G với mẹ của mình như là cách chúng ta nói cảm ơn mẹ.

Chúng ta sẽ share và tag một đoạn phim của một hãng dụng cụ nhà bếp nói về sự chia sẻ của vợ chồng trong gian bếp với chồng của mình, như là một cách nhắc khéo rằng tối nay đừng đi nhậu, về nhà nấu cơm cùng em.

Chúng ta share những đoạn phim hay về nghị lực sống cho những người bạn đang mắc phải những căn bệnh hay đang tuyệt vọng.

Đằng sau mỗi một đoạn phim quảng cáo mang tính viral chính là một thông điệp mà người bấm nút share muốn gởi đến những người thân yêu của mình.

Đằng sau mỗi một đoạn phim quảng cáo mang tính viral chính là một thông điệp mà người bấm nút share muốn gởi đến những người thân yêu của mình.

Cuối cùng, 84% những người share vì muốn nói cho thế giới biết tôi đang quan tâm và ủng hộ điều gì.

Tôi ủng hộ môi trường. Tôi chọn cá, không chọn thép. Tôi phản đối việc xây nhà máy thép. Đó là những thông điệp được đưa ra khi chúng ta share những bài báo về vần đề này.

Vậy thì thương hiệu có ủng hộ điều mà người tiêu dùng cũng đang ủng hộ? Thương hiệu hãy ủng hộ hôn nhân đồng tính. Hãy ủng hộ và khuyến khích con trẻ mơ uớc, người trẻ khởi nghiệp và người lớn tuổi sống tiếp với những ước mơ dang dở của mình. Đó có thể là thông điệp của bột giặt Omo, điện thoại thông minh Samsung hay sữa cho người lớn tuổi Ensure Gold.

Lúc này, những đoạn phim viral là những đoạn phim mang những quan điểm chung nhất, thân thuộc nhất mà chúng ta muốn nói ra.

Đừng mong người bình thường, view, like và share một đoạn phim quảng cáo, vì cơ bản nó không mang nhiều giá trị gì cho họ.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim được quay thật đẹp, hình ảnh âm thanh xuất sắc để khi chúng ta share, chúng ta nói cho thế giới biết về gu thẩm mỹ của mình.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim mang tính giải trí cao mà người tiêu dùng share nó như một món quà gởi tặng bạn bè.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim mang những giá trị, tư tưởng sống mà người tiêu dùng chúng ta đang theo đuổi hoặc quan tâm.

Chúng ta tạo ra những đoạn phim với thông điệp đầy ý nghĩa mà người tiêu dùng gởi đến người thân.

Và hy vọng nó sẽ được viral.

Nguồn: BrandsVietNam

10 bài học kinh doanh đắt giá năm 2016

10 bài học kinh doanh đắt giá năm 2016

Những công ty được Tạp chí Forbes liệt kê trong bài đều có quy mô ở tầm toàn cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa những doanh nghiệp (DN) nhỏ hơn không đủ “tầm” để mắc những sai lầm như họ. Và, trong kinh doanh, sai lầm của người này luôn là bài học quý đối với những người khác.

Coca-Cola và vấn đề địa chính trị

Hồi đầu năm 2016, Coca-Cola muốn làm một “cử chỉ đẹp” – gửi lời chúc mừng năm mới tới mọi khách hàng trên toàn thế giới. Khi gửi lời chúc tới người dùng ở Nga qua mạng xã hội tại quốc gia này, Coke sử dụng tấm bản đồ thiếu tên Crimea, trong khi lãnh thổ này đã thuộc về Nga từ tháng 3/2014.

Điều này khiến người Nga giận dữ. Sau đó, Công ty đã cung cấp lại bản đồ nước Nga bao gồm Crimea cùng với lời xin lỗi. Nhưng sự “sửa sai” này lại gây ra làn sóng phản đối từ người Ukraine – “chủ nhân” cũ của Crimea, họ nghỉ việc và đốt dây chuyền nhà máy Coca-Cola.

Địa chính trị rõ ràng là việc không nên nằm ngoài sự hiểu biết của DN, nhất là với những DN toàn cầu.

PwC và vấn đề ứng xử với đối tác

Theo quy định hoạt động, khi tìm ra lỗi trong một phần mềm nào đó, các nhà nghiên cứu bảo mật sẽ báo cho DN và dành ra một khoảng thời gian thích hợp để DN sửa lỗi trước khi công khai ra cộng đồng để người dùng biết.

Các chuyên gia cho rằng PwC đã có cách tiếp cận sai đối với không gian an ninh mạng khi “căng thẳng” với ESNC. Ảnh: Wikipedia.

Hồi tháng 8, ESNC – công ty hệ thống bảo mật tại Munich (Đức) đã thông báo cho PwC – một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (big four) – về một con bọ nguy hiểm trong phần mềm của họ có thể khiến kẻ tấn công thay đổi các tài liệu kế toán và thống kê tài chính của Công ty. Hậu quả của sự tấn công này có thể là gian lận, ăn cắp dữ liệu hoặc thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.

Thay vì cảm ơn ESNC và tiến hành khắc phục lỗi phần mềm, PwC lại liên tục gửi thư yêu cầu ESNC không được công bố hoặc tiết lộ cho người sử dụng phần mềm của họ. Thậm chí, PwC còn sử dụng luật pháp để đe dọa ESNC, theo ZDNet. Kết quả là, vào đầu tháng 12 (sau thời hạn mà ESNC khuyến nghị PwC khắc phục lỗi), công ty bảo mật này đã công khai chi tiết về lỗ hổng phần mềm của PwC.

Diễn biến tiếp theo chưa được cập nhật, nhưng thật khó đoán nếu PwC chưa loại trừ được con bọ nguy hiểm kia trong phần mềm tài chính của mình. Và điều quan trọng hơn, đây không phải là cách một DN gây dựng lòng tin với khách hàng và đối tác.

Yahoo và vấn đề định giá doanh nghiệp

Vận may của Yahoo ngày một sút giảm sau khi DN này từ chối đề nghị mua lại của Microsoft với giá 45 tỷ USD vào năm 2008 (bởi vì HĐQT của Yahoo cho rằng giá trị của Công ty cao hơn). Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực cải cách không mang lại kết quả, CEO Marissa Mayer và HĐQT của Yahoo nhận ra con đường cuối cùng của họ là bán DN.

Rồi Yahoo cũng tìm ra người mua, với giá chỉ bằng một phần mười giá mà Microsoft thương thảo, là Verizon. Sau đó, tin Yahoo gặp lỗ hổng dữ liệu bắt đầu vào năm 2014 được xác nhận vào tháng 9/2016, và mới đầu tháng 12 vừa rồi là thông tin hơn một tỷ tài khoản người dùng Yahoo đã bị đánh cắp, các luật sư của Verizon đã và đang nhắc tới việc thay đổi quyết định mua lại Yahoo.

Facebook và vấn đề “lấn sân”

Facebook, vốn phủ nhận việc mình là một DN truyền thông, chắc chắn đã phải bỏ ra nhiều công sức để trở thành nơi mà người dùng tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, việc trở thành một kênh thông tin đối với bất cứ công ty nào, cả công nghệ lẫn truyền thông, hoàn toàn không đơn giản.

Tình trạng câu “like”, thư rác, tin tức lừa đảo đang ảnh hưởng tới Facebook. Ảnh: cnet.

Facebook đã có lần phải bào chữa cho cáo buộc thiên vị, và phải thay đổi cách quản lý các tin tức mới nhất bằng cách cho thôi việc một số nhà báo đảm nhiệm mảng này, đồng thời sử dụng hệ thống tự động hóa.

Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi, mạng xã hội này bị tố đã dung túng cho những tin tức giả mạo gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử. Mặc dù mạnh mẽ phủ nhận, nhưng thực tế là hiện tại Facebook đang phải tìm cách khắc phục tình trạng câu “like”, thư rác, tin tức lừa đảo hiển thị trên nền tảng của mình.

Samsung và vấn đề “đốt cháy giai đoạn”

Các DN luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm đặc biệt làm “nóng” thị trường, nhưng chắc chắn không ai muốn sản phẩm của mình “nóng” kiểu như Galaxy Note 7 của Samsung.

Samsung đã phải cho tạm ngưng sản xuất tới hai lần và triển khai kế hoạch cực kỳ tốn kém để thu về mọi chiếc điện thoại Note 7 được bán ra trên toàn cầu, do tình trạng cháy nổ. Theo Reuters, quá trình thu về sản phẩm tệ hại này có thể tốn đến hơn 17 tỷ USD.

Đây chắc chắn là bài học về sự “đốt cháy giai đoạn” – giới thiệu sản phẩm ra thị trường khi nó chưa sẵn sàng – mà các DN không thể bỏ qua.

Gawker và vấn đề “lượng sức mình”

Ngưỡng hợp pháp là vấn đề được các hãng công nghệ đặc biệt lưu tâm trong khi không được đặt nặng trong giới truyền thông. Có lẽ vì thế mà Gawker Media – một công ty truyền thông trực tuyến có trụ sở tại New York (Mỹ) đã đi quá xa khi công bố đoạn băng quan hệ tình dục của Terry Bollea, một đô vật được biết đến với nghệ danh Hulk Hogan.

Tòa án Florida đã yêu cầu Gawker bồi thường cho Hogan số tiền lên tới 140 triệu USD vì việc này. Để có được số tiền này, Gawker phải bán gần như toàn bộ tài sản của mình và sau đó phá sản.

Peter Thiel

Peter Thiel – “đại gia” đứng sau vụ kiện khiến Gawker Media phá sản. Ảnh: Prismo.

Điều đáng chú ý là tỷ phú công nghệ Peter Thiel – đồng sáng lập PayPal đã bí mật cung cấp tài chính cho vụ kiện chống lại Gawker, cho nó là một phần cuộc chiến với hãng truyền thông này vì đã làm lộ ra việc ông là người đồng tính hồi năm 2007, theo The New York Times.

Ngòi bút có thể mang nhiều quyền lực hơn lưỡi gươm, nhưng hãy chỉ rút vũ khí ra sau khi đã chắc chắn về khả năng “chịu lực” của mình.

Mylan và vấn đề chiến lược tăng trưởng

Thuốc là sản phẩm không được người tiêu dùng ưa chuộng, song lại không thể bỏ qua khi có nhu cầu. Tuy nhiên, việc lạm dụng đặc tính này của sản phẩm không phải điều mà các hãng dược nên làm.

Công ty Dược Mylan Pharmaceuticals (của Mỹ, đăng ký tại Hà Lan, trụ sở chính tại Anh) năm 2007 đưa ra thị trường thuốc EpiPen – loại thuốc đặc biệt quan trọng với những người có các bệnh dị ứng nguy hiểm đến tính mạng, với giá 57USD mỗi hộp. Từ đó đến nay, công ty này liên tục tăng giá, và đến năm 2016 thì mỗi hộp thuốc EpiPen có giá tới hơn 500USD.

Từ khi tăng giá EpiPen, cổ phiếu của Mylan giảm từ gần 58USD xuống còn 38USD, tương đương mức giảm 38%. Trong kinh doanh, đôi khi việc tăng lợi nhuận không có giá trị nhiều như bạn tưởng.

Theranos và vấn đề quảng cáo “quá lời”

Trong một thời gian dài, Theranos – công ty công nghệ kỹ thuật y sinh có trụ sở tại California (Mỹ) có vẻ như sẽ trở thành “vua” trong lĩnh vực xét nghiệm máu. Theranos – do Elizabeth Holmes sáng lập và điều hành – tuyên bố, chỉ với 1 – 2 giọt máu trích từ đầu ngón tay có thể chạy hơn 70 xét nghiệm, với chi phí thấp hơn từ 50 – 90% mức chi trả tiêu chuẩn.

Năm 2014, Theranos đã quyên góp được hơn 400 triệu USD tài trợ và được định giá tới 9 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa tới một năm sau, bằng chứng về việc những quảng bá của Theranos không đáp ứng yêu cầu giám sát bắt đầu được đưa ra.

Elizabeth Holmes

Elizabeth Holmes – nhà sáng lập startup Theranos từng được định giá 9 tỷ USD nay bị cấm hoạt động 2 năm. Ảnh: Fortune.

Càng đi sâu vào chi tiết những sai sót của Theranos, cơ quan điều tra càng tìm ra nhiều sai phạm nghiêm trọng khác. Cuối tháng 11 vừa qua, Theranos nhận đơn kiện thứ ba vì đã thổi phồng nhiều dự án và quảng cáo sai sự thật, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào các dự án khởi nghiệp.

Trước đó, một nhà đầu tư cũng đã kiện Theranos, đòi bồi thường 140 triệu USD vì những thông tin không chính xác của startup này. Còn Elizabeth Holmes đã bị cấm hoạt động (sở hữu hoặc điều hành một phòng thí nghiệm y tế) trong vòng 2 năm.

Những quảng cáo thái quá quá nguy hiểm!

Wells Fargo và sự lơ là trước lời cảnh báo

Từ năm 2005, khi John Stumpf trở thành Chủ tịch Wells Fargo (ông trở thành CEO 2 năm sau đó), một vài nhân viên ngân hàng này đã cố gắng cảnh báo bộ phận quản lý về một hành vi gian lận nghiêm trọng: một số nhân viên mở tài khoản cho khách hàng khống. Điều này có nghĩa là Ngân hàng phải trả phí vào các tài khoản giả, và các nhân viên trên lấy đi số phí đó.

Đáng tiếc, CEO Stumpf đã bỏ qua cảnh báo ấy, thậm chí Wells Fargo còn tìm cách sa thải người cung cấp thông tin, theo The New York Times. CNN cho biết, sau vụ kiện đầu tiên của khách hàng hồi tháng 9, Wells Fargo đã sa thải 5.300 nhân viên liên quan đến việc lừa đảo, chấp nhận nộp 185 triệu USD tiền phạt và hoàn trả 5 triệu USD cho khách hàng.

CEO Stumpf đã xin thôi việc vào tháng 10. Nghiêm trọng hơn, Wells Fargo đang bị cơ quan chức năng điều tra.

Một bài học quá đắt về sự lơ là trước cảnh báo từ nội bộ!

Nguồn: BrandsVietNam

17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017

17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017

Chúng ta đều biết chiến lược sử dụng truyền thông xã hội có trả phí là hiện tại và cũng là tương lai của social marketing. Nhưng các thủ thuật xuất sắc nhất là gì? Loại nội dung nào sẽ tạo sự cộng hưởng lớn và những kênh nào đạt hiệu quả cao nhất?

Dưới đây là dự đoán của các chuyên gia về những xu hướng sẽ ảnh hưởng tới marketing truyền thông xã hội trong năm 2017, được đăng tải trên trang Business 2 Community.

1. Sự nổi lên của khán giả có chọn lọc và nội dung cá nhân hóa

Sean Zinsmeister, giám đốc cấp cao về marketing sản phẩm, Infer, @szinsmeister

Khi năm 2016 khép lại, tất cả những tên tuổi mạng xã hội lớn (Google, LinkedIn, Twitter và Facebook) đều hỗ trợ khán giả có chọn lọc. Điều này cho phép các nhà tiếp thị linh hoạt hơn trong phân khúc của mình để sử dụng những công cụ như phân tích dự đoán, tạo lập hồ sơ người dùng và chia nhỏ cơ sở dữ liệu để đẩy lên các nền tảng khác nhau. Đặc biệt, các nhà tiếp thị có thể xác định những tài khoản mục tiêu phù hợp nhất và chuyển tải được những nội dung cá nhân hóa tới đúng đối tượng tiềm năng.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng với việc ngày càng nhiều người sử dụng phần mềm chặn quảng cáo trong khi sự tương tác qua quảng cáo banner truyền thống giảm sút, nhắm đến các tài khoản mục tiêu qua các kênh xã hội sẽ đạt độ bao phủ rộng lớn hơn, tỷ lệ khớp cao hơn, và giúp tối ưu hóa ngân sách marketing dễ dàng hơn.

Ảnh: marccx.com.

2. Cái chết của Twitter

Cyril Lemaire, Giám đốc quản lý, Traktek Partners

Quảng cáo trên mạng xã hội qua Facebook, Instagram và Pinterest sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, Twitter nhiều khả năng sẽ phải gánh chịu sự sụt giảm mạnh hai con số về số người dùng thường xuyên, mất đi vai trò trong mắt các nhà quảng cáo và sẽ bị một công ty truyền thông số khác mua lại.

3. Nội dung tương tác nhiều hơn

Russab Ali, Nhà sáng lập, SMC Marketing

Các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang những nội dung tương tác nhiều hơn, trong đó người đọc phải đưa ra những lựa chọn ảnh hưởng tới kết quả của nội dung. Điều này đã được chứng kiến trong năm 2016, khi các bài trắc nghiệm và bài kiểm tra là những nội dung được chia sẻ nhiều nhất. Trong năm 2017, điều này sẽ còn tiến xa hơn nữa, nhất là với video tương tác và các bài viết trên blog. Khi độc giả có tác động trực tiếp đến nội dung thì họ sẽ tương tác nhiều hơn và điều đó giúp họ nhớ tới các thương hiệu hơn.

Những loại nội dung này sẽ trở nên phổ biến hơn trong các chiến dịch trên truyền thông xã hội trong năm 2017, và các thương hiệu không chỉ muốn độc giả nhớ tới tên họ mà còn phải cảm thấy thích thú và chia sẻ với bạn bè. Mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau, và các thương hiệu sẽ hưởng lợi.

4. Video 360°

Gregory Golinski, Điều phối viên marketing, Arizona Grand Resort & Spa

Nội dung 360° sẽ là một xu hướng đáng kể trong năm 2017. Sẽ ngày càng có nhiều người đăng tải các đoạn video 360° quay bằng máy GoPro lên mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè và người thân. Các doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi lớn từ công nghệ này. Họ sẽ có thể phát đi các đoạn video 360° quay khách sạn, nhà, xe hơi, bảo tàng, phòng tranh… cho các khách hàng tiềm năng trên nhiều kênh truyền thông xã hội khác nhau.

Ảnh: YouTube.com.

5. Cú hích thực tế ảo

Tiến sỹ Tim Lynch, Psychsoft, @psychosoftpc

Việc áp dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) trong truyền thông xã hội ngày càng rộng khắp hơn. Facebook sở hữu Oculus Rift là có lý do của họ, và sẽ dần dần thúc đẩy việc sử dụng VR trên nền tảng của mình. Twitter sẽ phải làm theo, nếu không sẽ có nguy cơ trở thành MySpace thứ hai. Google+ cũng sẽ tiến tới áp dụng VR, vì đó là Google.

6. Bắt đầu sử dụng mạng xã hội để kinh doanh giữa các doanh nghiệp (B2B)

Zaki Usman, CEO kiêm nhà sáng lập, Pagezii Marketing, @zaki_usman

2017 sẽ là năm của bán hàng trên mạng xã hội. Các nhân viên kinh doanh thuộc mọi công ty từ lớn đến vừa và nhỏ sẽ sử dụng các kênh xã hội để tương tác khách hàng và đối tác. Có thể đơn giản là sử dụng Twitter để nêu khả năng về một đợt bán hàng hoặc dùng LinkedIn để quảng bá việc tải nội dung nhắm đến một công ty mục tiêu nào đó. Dù sử dụng kênh nào hay hoạt động nào, nghệ thuật bán hàng qua mạng xã hội cũng sẽ có thêm đà tăng trưởng trong năm 2017.

7. Instagram tiếp tục tăng trưởng

Pratik Shah, Giám đốc marketing, Grin, @grincreatorapp

Tính đến nay, Instagram đã và đang là một công cụ khám phá tuyệt vời và có mức độ tương tác ở vào hàng tốt nhất trong các nền tảng truyền thông xã hội (sau Facebook). Với việc tung ra Instagram Shopping vào năm 2017, Instagram cho phép các thương hiệu nhấn mạnh 5 sản phẩm khác nhau trong bài đăng của họ, và đưa khách hàng tới các trang thông tin chi tiết về sản phẩm và các trang mua sắm. Điều này sẽ gia tăng hoạt động trên khắp nền tảng và thu hút nhiều người theo dõi tìm đến các trang mua hàng.

Ảnh: digitaltrends.com.

8. Livestreaming nổi lên hàng đầu

Andrew Swindlehurst, Giám đốc điều hành tiếp cận cộng đồng, Piccana, @PiccanaLtd

Livestreaming đã được nhiều tên tuổi lớn trong giới truyền thông xã hội sử dụng, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn khá chậm chân về khoản này. Một thương hiệu muốn trở nên gần gũi hơn với khách hàng chắc chắn nên có kế hoạch cho các chiến lược livestreaming. Chẳng hạn nếu có một hoạt động kết nối tập thể thì hãy thử livestreaming đến độc giả để họ cũng cảm thấy mình là một phần trong hoạt động đó.

Với việc tích hợp Periscope và Twitter đầu năm 2016, việc tiếp cận khán giả theo hình thức nội dung này càng trở nên dễ dàng hơn.

9. LinkedIn được nâng cấp

Joshua Mason, Cố vấn viên về marketing số, Accuracast

LinkedIn có thể sẽ phải đại tu nền tảng quảng cáo của mình, nếu không sẽ bị giảm sút doanh thu, bởi Facebook và Twitter đang tỏ ra là những nền tảng tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh B2B. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có sự tăng vọt đáng kể trong doanh thu quảng cáo và điều này sẽ dẫn tới những sự khác biệt lớn của nền tảng này trong năm tới.

10. Chú trọng đến công cụ phân tích và tự động hóa

Dayle Hall, Phó chủ tịch về marketing, Lithium

Phân tích về truyền thông xã hội sẽ được tích hợp hơn vào hoạt động của tất cả các đơn vị trong doanh nghiệp vì các nhãn hiệu muốn nắm bắt nhanh chóng những phản hồi về các sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều nhãn hiệu đầu tư vào các khả năng của trí tuệ nhân tạo. Nhưng sẽ có nhiều doanh nghiệp loay hoay với chuyện khi nào nên dùng con người, khi nào nên dùng máy móc, còn khách hàng sẽ tiếp tục cảm thấy chưa hài lòng lắm với trải nghiệm nhận trả lời tự động.

Ảnh: komfo.com.

11. Tăng hiệu quả cho live video bằng cách thu phí

Jordan Scheltgen, Nhà sáng lập và CEO, Cave Social, @cavejordans

Sự chuyển dịch sang việc tập trung vào các nội dung video sẽ còn tiếp tục trong năm 2017, với việc live video ngày càng nhận được nhiều sự chú ý. Facebook sẽ cho phép tăng tầm tiếp cận của một live video trực tiếp bằng cách thu phí.

LinkedIn cũng sẽ có một động thái nào đó nhằm tích hợp Skype vào nền tảng của họ. Snapchat sẽ “phản pháo” trước “đợt tấn công” của Instagram bằng một tính năng khám phá tự nhiên nào đó, cho phép người dùng tìm thấy nhau và kết nối dễ dàng hơn.

12. Sự sụp đổ của nội dung Facebook “hữu cơ”

Lauren Maffeo, biên tập viên nội dung, GetApp, @LaurenMaffeo

Facebook chỉnh sửa thuật toán trên News Feed vào đầu năm nay nhằm ưu tiên các bài đăng của bạn bè và người thân của người dùng đã khiến hiệu quả thu hút người đọc hữu cơ tới các trang web – cả báo chí lẫn doanh nghiệp – bị sụt giảm mạnh. Điều đó có nghĩa là một người dùng nhấn “like” trên fanpage của một doanh nghiệp không có nghĩa là họ sẽ nhìn thấy status mới của doanh nghiệp trên tường nhà họ.

GetApp đã khảo sát 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ về hiệu quả của Facebook trong việc thu hút lượng truy cập về trang web của họ, thì có đến một phần tư những người trả lời khẳng định là không hiệu quả, và chỉ có 10% coi Facebook là công cụ “rất hiệu quả.” Tỷ lệ tiếp cận hữu cơ của Facebook hiện chỉ ở mức khoảng 1%.

Trong năm 2017, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang tập trung coi Facebook như một công cụ marketing trả tiền, thay vì thu hút người dùng sang website của mình.

Ảnh: smeonline.biz.

13. Nhân viên đại diện cho doanh nghiệp trên mạng xã hội

Jake Messier, Chủ tịch kiêm COO, Tập đoàn Sáng tạo Mungo, @marcomfella

Năm 2017 sẽ đánh dấu việc các công ty sử dụng nhân viên như người đại diện cho công ty trên các nền tảng mạng xã hội. Đó là một công cụ rất hiệu quả mà lại miễn phí, với điều kiện phải triển khai đúng đắn. Các nhân viên, gia đình và bạn bè họ có thể là những người ủng hộ mạnh mẽ và hiệu quả cho thương hiệu hay sản phẩm.

Tất nhiên việc này không thể mang tính ép buộc. Chiến lược social media của một công ty phải đủ hấp dẫn để các nhân viên muốn chia sẻ bằng các tài khoản mạng xã hội của họ. Các công ty nên có nhiều phương án: Snapchat và Instagram cho các nhân viên ngoài 20 tuổi, còn Facebook và LinkedIn cho những nhân viên từ 30-35 tuổi trở lên.

14. Chatbot trở nên phổ biến

Bianca Illion, Quản lý PR, Brandwatch, @brandwatch

Một số nền tảng đang sử dụng các robot trợ giúp tích hợp nhằm hỗ trợ việc mua bán, đặt hàng và dịch vụ khách hàng. Khi khách hàng ngày càng quen với việc giao tiếp với robot, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ gia tăng, cho phép các thương hiệu tối ưu hóa trải nghiệm dịch vụ khách hàng của họ.

15. Kể chuyện thông qua nội dung video bền vững

Keven Tillman, Phó chủ tịch mảng Quan hệ / Nhà đồng sáng lập, Zipline, @theziplineapp

Sự chuyển dịch tiếp theo trong giới truyền thông xã hội sẽ là nhu cầu đối với các nội dung chất lượng cao và có tính bền vững, cụ thể là dưới dạng video. Ví dụ điển hình là những tính năng mới bổ sung của Snapchat và Instagram, trong đó người dùng có thể kể chuyện qua video.

Người dùng đã lên tiếng, và họ muốn tạo ra những video dài hơn để chia sẻ và lưu giữ theo cách nào đó, đối lập với những ứng dụng giống như Vine chỉ cho phép video ngắn vài giây. Zipline có thể sẽ là ứng dụng nổi lên trong năm 2017 vì nó không chỉ cho phép người dùng chụp hình và biên tập video đầy sáng tạo mà còn có thể chia sẻ với follower.

Ảnh: vidpresso.com.

16. Quyền riêng tư trở thành tâm điểm

Jeremy Pepper, cố vấn viên, Communimatic, @jspepper

Chúng ta sẽ chứng kiến sự hình thành của nhiều mạng riêng tư, do sự lo ngại của người dùng về bảo mật. Và điều này sẽ dẫn tới những vấn đề lớn cho các nhà tiếp thị trên mạng xã hội. Nếu người dùng bắt đầu rời bỏ các mạng xã hội lớn – Facebook, Instagram, Twitter, Snapchat – để tìm đến những mạng lưới mang tính cá nhân hơn, các nhãn hiệu sẽ phải làm gì để tiếp cận người tiêu dùng? Sẽ có một sự bùng nổ marketing di động nhằm cố gắng tiếp cận người dùng trên các nền tảng nhắn tin, cùng với đó là vô số thử nghiệm của những người chuyên nghiệp đang cố gắng tìm ra con đường phù hợp nhất.

17. Blog mang tính xã hội

Monica Georgieff, Trưởng bộ phận Marketing, Kanbanize, @kanbanizeinc

Người dùng đang tìm kiếm những nội dung mang suy nghĩ sâu sắc hơn thay vì những dòng chữ 140 ký tự hay vô số tin tức giả trên Facebook. Medium sẽ trở nên giống như LinkedIn Pulse để trở thành nền tảng kết nối những nhà chuyên môn trong cùng lĩnh vực hoặc các cá nhân có cùng quan điểm. Các trang blog cá nhân sẽ được đưa vào môi trường truyền thông xã hội, mà ở đó các nội dung thuộc một loạt vấn đề khác nhau sẽ được tích lũy và từ đó tạo ra các mạng lưới giá trị mới.

Nguồn: BrandsVietNam

Ba bài học từ “Ngày thứ Sáu đen tối”

Ba bài học từ “Ngày thứ Sáu đen tối”

Theo báo cáo mới đây từ Công ty Adobe, dịp mua sắm Black Friday (Ngày thứ Sáu đen tối) vào cuối tháng 11 vừa qua ở Mỹ đã mang về cho các nhà bán lẻ như Amazon, Walmart, Target, eBay… doanh số kỷ lục đạt 3,05 tỉ USD, tăng 11,3% so với dịp Black Friday năm 2015.

Ở nước ta, theo công bố của Bộ Công thương, trong dịp mua sắm Online Friday 2016 được tổ chức vào đầu tháng 12 vừa qua, mức doanh thu của hơn 3.000 đơn vị tham gia sự kiện là khoảng 644 tỉ đồng với trên 540.000 đơn hàng được thực hiện.

Đặt qua một bên sự phát triển của điện thoại thông minh, thương mại điện tử… những yếu tố mới đã giúp việc mua sắm ngày nay trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, thì sự thành công của Black Friday hay Online Friday, còn mang đến cho các doanh nghiệp những bài học giá trị trong việc xây dựng các chiến lược tiếp thị, bán hàng… trong bối cảnh các dịp lễ tết quan trọng ở nước ta đang tới gần.

Gắn thói quen của người dùng vào thương hiệu

Có khá nhiều giả thiết về nguồn gốc hình thành Black Friday. Theo đó, giả thiết đầu tiên cho rằng, Black Friday bắt nguồn từ các cửa hàng ở Mỹ, khi họ thường thu về lợi nhuận lớn sau ngày Lễ Tạ ơn do mọi người đổ xô đi mua sắm cho dịp lễ hội cuối năm.

Trong khi giả thiết thứ hai lại miêu tả Black Friday xuất hiện từ những năm 1950, khi cảnh sát ở thành phố Philadelphia sử dụng cụm từ này để ám chỉ lượng người khổng lồ từ các địa phương tràn vào thành phố để mua sắm sau ngày Lễ Tạ ơn và tạo nên một cuộc hỗn loạn không thể kiểm soát.

Dù theo giả thiết nào thì cũng có chung một dữ kiện quan trọng của Black Friday, đó là việc ghi nhận sự lặp lại thói quen mua sắm ngay sau dịp Lễ Tạ ơn của người Mỹ.

Theo công ty truyền thông Bloom Ads, ở bất cứ đâu, người tiêu dùng đều có những thói quen lặp đi lặp lại. Vì thế, nếu thương hiệu muốn tạo ra những chiến lược phát triển hiệu quả, họ phải gắn được thói quen của người dùng vào chiến lược của mình, giống như tạo ra “tiếng trống báo hiệu tan giờ học”.

Cụ thể nhất cho sự thành công trong việc gắn thương hiệu vào thói quen của khách hàng, có thể kể đến việc tạo ra News Feed (bảng tin) của Facebook. Năm 2006, Facebook đưa News Feed vào thử nghiệm với mục tiêu tạo ra thói quen lướt Facebook (đọc thông tin trên News Feed) từ thói quen cập nhật tin tức hằng ngày của mọi người.

Sau đó, Facebook đã mất tới 4 năm (2006-2010) mới hoàn thành các tính năng của News Feed và chính thức được cấp bằng sáng chế US patent 7669123 về những khía cạnh độc quyền khác nhau trên News Feed.

Chỉ tính riêng năm 2016, Facebook thực hiện hàng loạt thay đổi thuật toán, từ việc hạn chế hiển thị tương tác với quảng cáo của bạn bè (tháng 4/2016), hạn chế tin tức quảng cáo (6/2016), đến hạn chế tin tức giả mạo (11/2016)… Tất cả đều nhằm mục tiêu tối ưu hóa News Feed, biến nơi này thành địa điểm cung cấp mọi thông tin cần thiết cho người dùng.

Nếu thương hiệu muốn tạo ra những chiến lược phát triển hiệu quả, họ phải gắn được thói quen của người dùng vào chiến lược của mình, giống như tạo ra “tiếng trống báo hiệu tan giờ học”.

Cũng trong một khảo sát gần đây của Công ty Pew Research Center trên 4.654 người trưởng thành ở Mỹ, thì 62% trong số này có thói quen thường xuyên cập nhật mọi thông tin hằng ngày qua Facebook.

Hai công cụ kích thích mua sắm phổ biến

Đặc điểm nổi bật thứ hai trong các dịp Black Friday là luôn có sự giảm giá (mức giảm giá từ 30 – 80%) và một mốc thời gian cụ thể cho sự giảm giá đó (Black Friday ở Mỹ năm nay chỉ diễn ra trong một ngày 25/11/2016).

Theo hai chuyên gia tâm lý học người Mỹ, James Mourey và Laura Brannon, “bất cứ thời điểm nào, chúng ta đều có sự chú ý nhất định khi nhìn thấy cơ hội tạo ra một thương vụ béo bở, một hợp đồng có lợi cho bản thân, hoặc một điều gì đó sắp hết hạn, như việc nhìn thấy giảm giá hay thời hạn khuyến mãi sắp kết thúc”.

Tuy nhiên, do hai công cụ này thường xuyên bị lạm dụng quá đà, nên đã tạo ra sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Ngày nay, việc giảm giá hay hạn chế cơ hội mua sắm chỉ có thể tạo ra sự chú ý đơn thuần cho khách hàng. Khi áp dụng hai công cụ này, doanh nghiệp cần phải làm nhiều thứ ấn tượng và cụ thể hơn, tạo ra động lực và sức hút, để từ đó tác động đến hành vi của khách hàng. Chẳng hạn, với những mặt hàng có giá trị không cao, có thể giúp khách hàng biết được giá trị thật của sản phẩm từ trước, thông qua nhiều cách khác nhau như dùng thử, tặng miễn phí…

Tâm lý đám đông và điểm bùng phát

Điểm đặc trưng thứ ba trong các dịp Black Friday, đó là sự “cuồng loạn” của đám đông. Là cảnh tượng hàng trăm người xếp hàng chờ đợi, rồi chen lấn, xô đẩy tại các cửa hàng truyền thống của Walmart, Target… hay hàng ngàn lượt truy cập mỗi giờ liên tục được các trang thương mại điện tử như Amazon, eBay… công bố.

Việc con người thường bị tác động bởi hành vi của cộng đồng, được lý giải bởi tâm lý đám đông, đã là một điều không quá xa lạ. Tuy nhiên, làm sao để thương hiệu tạo ra sự bùng nổ này, thì lại không dễ thực hiện.

Theo Malcolm Gladwell, tác giả quyển Điểm bùng phát, bất cứ một cơn sốt hay một đám đông hỗn loạn nào đều luôn bắt đầu từ một nhóm người cụ thể. Đây là nhóm người thiểu số, có cá tính, tiếng nói riêng và có sự kết dính cao với cộng đồng. Chính các tác động qua lại của nhóm người này với quần thể, sau một khoảng thời gian, sẽ tạo nên “cơn sốt”.

Và lại là Facebook, một lần nữa, đã áp dụng thành công phương pháp này để tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới. Ban đầu chỉ tập trung vào đối tượng sinh viên và học sinh, Mark Zuckerberg cùng đội ngũ của mình đã biến Facebook thành thứ không thể thiếu cho sinh viên, bắt đầu từ sinh viên ở Đại học Harvard, cho đến sinh viên các trường đại học khác tại khu vực Boston, nhóm Ivy League, Đại học Stanford… Để rồi sau đó, thông qua sự tác động của “nhóm người cụ thể” này với cộng đồng, mà cơn sốt Facebook bắt đầu bùng nổ thành một làn sóng lan tới tất cả những ai từ 13 tuổi trở lên trên toàn thế giới như ngày nay.

6 bước ra mắt thương hiệu mới thông qua PR

6 bước ra mắt thương hiệu mới thông qua PR

Trong quá khứ, hầu hết các thương hiệu đều bắt đầu với một chiến dịch quảng cáo hoành tráng. Trong môi trường các phương tiện truyền thông hiện nay, thì đó không phải là ý hay.

Quảng cáo hiện nay quá đắt đỏ và không được tin tưởng cho lắm, đặc biệt là khi được một thương hiệu mới sử dụng. Đó là lí do vì sao mà hầu hết các thương hiệu thành công hiện nay đều bắt đầu với các bài PR.

Thương hiệu như Google, Facebook, Snapchat và Twitter.

Tuy nhiên, khởi đầu một thương hiệu mới với phương pháp PR lại dấy lên nhiều nghi vấn. Nếu không có bất cứ quảng cáo nào, thì nhìn chung việc bắt đầu nên thay đổi như thế nào? Nếu không có một công ty quảng cáo nào tham gia vào, thì ai sẽ là người lên kế hoạch định vị thương hiệu?

Để kích thích bạn suy nghĩ về những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác nữa, sau đây là 6 bước có bản khởi đầu bằng PR:

1. Rò rỉ thông tin

Thông thường, một chương trình PR thường bắt đầu với một sự rò rỉ thông tin với các nhà báo và biên tập viên quan trọng. Các trang báo mạng thường là những mục tiêu ưa thích.

Khi Steve Jobs còn sống, ông ấy có 3 nguồn yêu thích để tuồn thông tin: Walt Mossberg của tờ The Wall Street Journal, David Pogue của tờ Thời báo New York và Ed Baig của USA Ngày nay. Thông tin về Iphone đã bị rò rĩ với truyền thông hàng tháng trước khi mà nó được giới thiệu ra thị trường và đã thu hút một lượng lớn các câu chuyện truyền thông.

Nhưng tại sao một công ty lại làm như vậy? Chẳng phải nó sẽ giúp các công ty đối thủ phát triển sản phẩm mới của riêng họ hay sao?

Tất nhiên sự thể sẽ như thế. Tuy nhiên, chẳng có thương hiệu lớn nào trở nên thành công trong một lĩnh vực nếu không có sự cạnh tranh. Điều tuyệt nhất đã xảy đến với Coca-Cola chính là Pepsi-Cola. Kì lạ hơn nữa, Coke đã từng kiện Pepsi vì vi phạm bản quyền. Họ muốn Pepsi-Cola phải gỡ bỏ chữ “cola” ra khỏi tên thương hiệu của nó. Họ muốn sở hữu hạng mục cola.

Chả phải là ý kiến hay. Càng nhiều có nhiều đối thủ trong một lĩnh vực, thì lĩnh vực đó sẽ càng lớn. Sự cạnh tranh tạo ra sự chú ý khổng lồ của khách hàng và sẽ tạo tiền đề cho rất nhiều hoạt động PR.

Quảng cáo thì lại khác. Một chương trình quảng cáo thì bắt đầu như cuộc tổng tấn công quang trọng. Nó thường được giữ như một bí mật hàng đầu cho đến ngày nó khởi động. Hãy lấy Google làm ví dụ. Hãng đã mở một cuộc họp báo vào ngày 4 tháng 10 để giới thiệu chiếc smartphone mới nhất của hãng, the Pixel.

Ngay ngày hôm sau, Thời báo New York đã cho đăng một bài ở trang 3 về chiếc điện thoại này. Trong cùng số báo đó là 8 trang kèm theo về Google, 2 trang báo để quảng cáo, cùng 1 trang quảng cáo rời.

Thật là một sự lãng phí. Sau khi đã đọc bài về smartphone trên Thời báo New York, chả ai thèm đọc tiếp 8 trang kèm theo khi nó chỉ có 113 chữ – thông tin được cung cấp cũng không nhiều nhặn gì cho cam. Hơn nữa, chúng còn quảng bá thêm 3 sản phẩm nữa của Google: Daydream View, Google Home và Google Wifi.

Sẽ tốt hơn nếu họ để bài PR về chạy thêm vài tháng nữa trước khi bắt đầu chương trình quảng cáo. Thay vào đó, các bài quảng cáo sẽ tập trung sự thành công của buổi ra mắt (Không có gì thành công như thành công).

2. Xây dựng từ từ

Một chương trình PR sẽ hé lộ từ từ như một bông hoa đang nở. Công ty phải giành đủ thời gian để tạo đà cho PR.

Đó là lý do mà PR thường bắt đầu trước khi chi tiết về sản phẩm hay dịch vụ mới được quyết định. Hãy nhớ rằng bạn không giới thiệu chi tiết về sản phẩm mới, mà là một ý tưởng mới. Nó thu hút sự chú ý của truyền thông hơn như vậy.

Quảng cáo thì lại khác. Một chương trình quảng cáo thường bắt đầu với một “Vụ Nổ Lớn”. Do người tiêu dùng thường hay bỏ qua thông điệp của quảng cáo, một quảng cáo mới phải thật táo báo để vượt ra khỏi lằn ranh “sự ồn ào”.

3. Hãy tập hợp các đồng minh lại

Tại sao phải đi một mình khi mà bạn có thể có được sự giúp đỡ để truyền tải thông điệp của bạn. Sự phát triển từ từ của một chương trình PR cho bạn đủ thời gian để tìm đồng minh phù hợp.

Hơn nữa, việc được biết đến rộng rãi thông thường sẽ thu hút được các đối tác. Iphone được rộng rãi biết đến trước khi được ra mắt, đã giúp Apple thu hút nhiều công ty sẵn lòng cung cấp các ứng dụng điện thoại cho họ. Trong trường hợp của các sản phẩm ăn uống, thì nó sẽ giúp tìm được các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của các thương hiệu mới trong lĩnh vực này.

Quảng cáo thì lại khác. Với một sự bắt đầu hoành tráng, thường thì sẽ không đủ thời gian để tìm kiếm đồng minh. Đồng thời, các đồng minh quảng cáo thường chia rẽ vì vấn đề ai phải trả cho phần nào.

4. Chỉnh sửa sản phẩm

Phản hồi của khách hàng là một yếu tố quang trọng của một chương trình PR. Với việc bắt đầu PR trước khi sự ra mắt chính thức của sản phẩm, thì các công ty đã có đủ thời gian để điều chỉnh sản phẩm hay giá bán của nó trước khi chính thức được bày bán.

Siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khác thích được tham dự vào sự phát triển của một thương hiệu. Thường thì họ sẽ đề nghị những vấn đề hay ho để bạn có thể hoàn thiện sản phẩm, bao bì, giá cả, và cả chương trình PR.

Quảng cáo thì lại khác. Một khi chiến dịch quảng cáo trọng điểm đã khởi động, thì công ty chả thể làm gì được nữa. Có rất ít phản hồi và không đủ thời gian để thay đổi sản phẩm hay dịch vụ trước khi giới thiệu nó tới khách hàng.

5. Điều chỉnh thông điệp

Phản hồi từ một chương trình PR thường sẽ tạo cơ hội cho công ty điều chỉnh thông điệp thương hiệu để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Truyền thông nhìn vào thông điệp PR của bạn với cương vị là một khách hàng. Sẽ thật nguy hiểm nếu bạn bỏ qua phản hồi này từ các kênh truyền thông.

David Ogilvy đã viết một trong trong những bài quảng cáo nổi tiếng nhất mọi thời đại: “Với vận tốc 60 dặm một giờ, âm thanh lớn nhất mà bạn nghe được từ chiếc Rolls-Royce mới cóng này là tiếng của chiếc đồng hồ điện tử”.

Nhưng ông ấy không viết tiêu đề của nó. Như đã giải thích trong đoạn đầu tiên của bài quảng cáo, nó được viết bởi Biên tập viên kĩ thuật của tạp chí “The Moter”.

Quảng cáo thì lại khác. Một khi đã bắt đầu, thì nó sẽ chẳng thể thay đổi được nữa. Nó quả thực khó khăn, đắt đỏ, và đáng xấu hổ khi cố gắng thay đổi chiến lược và thông điệp giữa chiến dịch quảng cáo.

6. Ra mắt thử nghiệm

Thời gian để PR sản phẩm mới nên kéo dài bao lâu? Nó dựa vào rất nhiều yếu tố. Đó là lý do vì sao mà chúng tôi gợi ý nên có kế hoạch ra mắt thử nghiệm.

Hãy lấy 3 mạng xã hội sau đây làm ví dụ. Friendster ra mắt trên toàn quốc vào năm 2002, Myspace vào năm 2003. Trong khi đó, Facebook ra mắt tại Harvard năm 2004. Facebook nhanh chóng có được 90% sinh viên đại học Harvard và tiếp tục với 8 trường đại học thuộc Ivy League. Và sau đó là tới các sinh viên cao học. Ba năm sau đó, Mark Zuckerberg thông báo rằng Facebook là dành cho tất cả mọi người. Tiêu đề trong số báo ngày 25/5/2007 của Thời báo New York: “Facebook khồng chỉ còn ở trong khuôn viên Đại học”. Năm 2009, Friendster được bán với giá 26 triệu đô-la Mỹ. Năm 2011, Myspace được bán với giá 35 triệu đô-la Mỹ. Và ngày hôm nay, Facebook trị giá 370 triệu đô-la trên thị trường chứng khoán.

Vậy thì, ai có chiến lược marketing tốt hơn?

Quảng cáo thì khác. Một chương trình quảng cáo thì thường gắn liền với tính khả dụng của sản phẩm. Quảng cáo bắt đầu chạy khi sản phẩm đã sẵn sàng để bày bán.

PR vs Quảng cáo

Cách thức mà một thương hiệu bắt đầu với hình thức PR đối nghịch hoàn toàn với cách mà một thương hiệu khởi động với hình thức quảng cáo, về mọi mặt. Và do có rất nhiều công ty thích sử dụng quảng cáo để ra mắt một thương hiệu mới hơn, có lẽ sẽ chẳng có quá nhiều công ty làm theo sáu bước trên. Tuy nhiên, hãy hy vọng là một số ít sẽ sẵn sàng thử.

Nguồn: BrandsVietNam

Bài học thương hiệu qua chiến thắng của Trump

Các bạn đều đã biết rằng Donald Trump đã chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ một cách bất ngờ. Giới truyền thông và các cuộc thăm dò đã một lần nữa không xác nhận đúng cảm xúc thật sự của cuộc bầu cử Mỹ.

Nếu như chúng ta có thể học được gì từ kết quả đầy kinh ngạc này thì đó chính là độ nhận biết và điểm khác biệt trong chính trị cũng quan trọng giống như khi làm thương hiệu vậy.

Tôi cho rằng giới truyền thông đã không nắm bắt được sự giận dữ của phần lớn cử tri Mỹ, chính là cảm giác bị bỏ rơi trong những kế hoạch phục hồi kinh tế, cảm giác bị phản bội bởi những hiệp ước thương mại mà họ xem đó là những mối đe doạ cho công việc của mình, và thấy mình không được tôn trọng bởi chính quyền Washington, Phố Wall và hệ thống truyền thông chính thống.

Chiến thắng của ông Trump là một ví dụ nổi bật về khả năng thống trị truyền thông xã hội lẫn truyền thông truyền thống. Cũng như nhiều thương hiệu biểu tượng đã tạo nên sức mạnh của mình từ những mâu thuẫn sâu sắc tồn tại trong nền văn hóa, ông Trump cũng đã làm như vậy. Vào tháng 7/2016, Kantar Millward Brown đã đánh giá vị trí hai ứng cử viên Tổng thống và thấy rằng mối quan tâm lớn trong những người ủng hộ ông Trump là mối đe doạ từ những người nhập cư ảnh hưởng tới giá trị văn hóa Mỹ cũng như quy mô của chính phủ.

Buổi tranh luận trực tiếp giữa ông Trump và bà Clinton, là một trường hợp đối đầu của một người không có nền tảng chính trị và người có nền tảng chính trị từ trước. Sự nổi bật không còn là một lợi thế bởi vì bà Clinton được xem là chiếm ưu thế còn ông Trump lại xuất hiện với sự khác biệt. Khi các ứng cử viên như Cruz và Sander bị loại khỏi cuộc bầu cử, ông Trump trở thành một sự lựa chọn chống lại định kiến trước đó. Và trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, ý kiến cho rằng ông Trump sẽ làm giới hạn vai trò của chính phủ bỗng tăng gấp đôi. Người dân tìm kiếm lối thoát cho sự thất vọng của họ đối với chính phủ bằng cách bầu chọn cho một người ‘bên ngoài’.

Tuy nhiên, ngoài những vấn đề về sự chia rẽ văn hoá, thì ông Trump chiến thắng vì 3 lí do sau:

1. Ông Trump biết rõ đối tượng của mình, ông ấy biết người ủng hộ của mình quan tâm điều gì và thuyết trình về điều họ muốn, khai thác sự căng thẳng trong văn hóa và làm rõ thông điệp của mình để thu hút niềm tin cá nhân và quan điểm chính trị của công chúng.

2. Ông ấy làm điều đó trở nên đơn giản vì ông ấy biết rằng ấn tượng đó sẽ trở thành phiếu bầu và dựa vào đó vẽ nên hình ảnh của mình là một ứng cử viên chống lại thể chế, và truyền quan niệm cho rằng ông ấy có thể thay đổi chúng một cách hiệu quả và giới hạn vai trò của chính phủ.

3. Ông Trump hành động như một người chiến thắng. Dựa theo nghiên cứu của Kantar Millward Brown, hình ảnh ông Trump theo trực giác gắn liền với sự tự tin, vì những phát ngôn trực diện của ông trước công chúng. Khi mọi người phản ứng với đề tài này, họ nhận ra rằng bà Clinton cũng rất tự tin, nhưng về trực quan, ông Trump rõ ràng đã chiến thắng. Cần chú ý rằng, cả hai ứng cử viên đều không phải là người được được yêu mến hay được tin tưởng nhiều, vì thế sự liên kết trực quan này rõ ràng là một phần quan trọng giúp ông Trump giành chiến thắng.

Tất nhiên, tất cả đều là những nhận thức muộn màng. Tôi không mong thức dậy trong một thực tế khác. Chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra và cũng đều có những bài học cho tất cả mọi chuyện. Nhưng bạn nghĩ thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam

Kinh doanh quan trọng là khác biệt

Trong một thế giới đang ngày càng quá tải về thông tin, để được khách hàng nghe thấy bạn cần phải khác biệt.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả – anh Nguyễn Anh Tuấn, VBiz Promo Principal, Australian Accredited Business Advisor (Cố vấn Kinh doanh được chứng nhận của Úc, Tư vấn chính của VBiz Promo tại Sydney, Úc).

“Different or Die”/Khác biệt hay chết, nhưng doanh nghiệp, đặc biệt là vừa và nhỏ, loay hoay mãi vẫn không biết làm gì để khác biệt. Bị “cái khó bó cái khôn”, họ cảm thấy không có tiền thì không thể khác biệt. Nhưng có đúng là để có thể tạo sự khác biệt thì nhất định cứ phải cần “lắm tiền trường vốn”?

Tôi đồng ý là đối với doanh nghiệp nhỏ, kể cả đã hoạt động lâu năm thì vẫn có trùng trùng lớp lớp khó khăn bủa vây trong ngoài, bốn phía. “Nội bất ổn, ngoại bất định”, trong khi tiền thì luôn ở tình trạng “giật gấu vá vai”, đối thủ lại đông như quân Nguyên với thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, tàn khốc.

Vậy quân ta phải làm sao?

Ngừng bắt chước và hãy bắt đầu “tri kỷ”

Việc đầu tiên, theo tôi, doanh nghiệp nhỏ cần phải làm ngay là “ngừng bắt chước”.

“Bắt chước, làm theo” trong một thế giới đã quá tải về thông tin có thể giúp “ăn xổi ở thì” nhưng tuyệt đối không phải là cách để phát triển bền vững, nếu không muốn nói đây chính là mầm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại.

Dừng bắt chước là điều kiện tiên quyết để trí sáng tạo của bạn được tháo xích, từ đó mầm giá trị mới có dịp được phát lộ và phát triển. Đừng thấy người ta mở hàng cà phê đông khách cũng đua theo mở ngay bên cạnh để rồi hàng ngày ngồi phe phẩy quạt ruồi, mặt thất thần, thờ thẫn trông sang.

Dừng bắt chước là điều kiện tiên quyết để trí sáng tạo của bạn được tháo xích, từ đó mầm giá trị mới có dịp được phát lộ và phát triển.

dimaco-211216

Thực tiễn cho thấy không hiếm doanh nhân, doanh nghiệp quá sa đà vào việc đi tìm kiếm giải pháp khác biệt hóa ở các lớp học, ở các “chân sư” bên ngoài mà quên mất mình là ai, đang bán cái gì.

Hãy đánh giá lại doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Xem doanh nghiệp của bạn đang tạo ra giá trị gì cho xã hội (sứ mệnh, mission), muốn trở thành ai trong xã hội (tầm nhìn, vision), và để trở thành ai đó thì đã vạch đường đi như thế nào (chiến lược, strategy).

Chưa hiểu rõ về mình, về sản phẩm của mình thì đừng nói đến khác biệt.

Sự biết rõ mình đang có gì (resources), đang làm gì (value), làm cho ai (customer), và cần phải đưa ‘value’ này đến với ‘customer’ như thế nào (marketing, distribution) chính là yếu tố tiên quyết để có thể tìm ra cơ hội khác biệt hóa – điều bắt buộc nếu muốn được khách hàng nghe thấy trong thời đại ngày nay – mở mắt ra là ngộp thở với thông tin mới.

Trong trường hợp của doanh nghiệp nhỏ thì mô hình phân tích SWOT chính là công cụ đơn giản nhưng cực kỳ mạnh để tự đánh giá (trong khi đó, các mô hình như “five forces”/5 lực lượng của M. Porter phù hợp hơn với doanh nghiệp lớn và đặc biệt là các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nước ngoài).

Phân tích SWOT nếu chỉ dừng ở việc liệt kê được các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội, thách thức thì chưa đủ, mà cần phải xây dựng được các chiến lược, kế hoạch hành động để hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh, triệt để khai thác hết các cơ hội và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đang có.

“Tri bỉ” là việc cần làm thứ hai có để có thể khác biệt hóa

Bạn cần biết rõ khách hàng của bạn là ai, họ có vấn đề gì, họ đang cần gì và tại sao lâu nay họ lại lắng nghe đối thủ của bạn. Bạn cũng cần biết đối thủ của bạn đang làm gì và làm như thế nào.

Trong cuốn sách kinh điển “Positioning: The battle of your mind”, các bậc thầy về định vị Al Ries và Jack Trout nói: Trước khi nói về “Marketing Mix” (Price, Product, Promotion, Place), hãy làm “research” (R)/nghiên cứu. Điều tra, khảo sát thị trường, phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh sẽ cho bạn những “insights” cần thiết để có thể trở nên khác biệt, để “được nghe thấy”.

Hãy luôn ghi nhớ rằng, khách hàng không quan tâm đến sản phẩm tuyệt vời của bạn. Họ chỉ quan tâm đến vấn đề đang mắc. Khách hàng ghét nghe quảng cáo, và chỉ thích nghe những gì họ đang nghĩ trong đầu.

Khách hàng đang khát nước thì mối quan tâm đang choán toàn bộ suy nghĩ của họ là làm sao để hết khát. Bia, cà phê, trà hay bất kỳ thứ gì. Và nhiệm vụ của bạn, người tạo ra giá trị là phải giúp họ thỏa mãn cơn khát một cách đúng lúc lúc, tiện nghi nhất, và rẻ nhất có thể. Và hãy làm điều này nhanh hơn, thân thiện hơn, nhiệt tình hơn các đối thủ cạnh tranh.

Bán nước chè xanh thì tạo sự khác biệt như thế nào?

Ngày còn nhỏ anh em chúng tôi có nghề bán nước chè xanh dạo ở chợ. Lúc bán nước chè xanh ở chợ làng, anh em tôi chẳng ai dạy đã biết khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ bằng những việc đơn giản như thay bát sắt Trung Quốc “cóc gặm” (tróc men) bằng bát sứ Hải Dương để nước nhìn xanh hơn, ngon miệng hơn.

Anh em tôi đã tạo khác biệt về hình ảnh sản phẩm, bắt đầu từ khác biệt về bao bì, đóng gói. Anh em tôi còn biết bán chè xanh kèm mật mía, tức là dùng một sản phẩm bổ sung để gia tăng giá trị, tạo sự khác biệt cho sản phẩm chính.

Anh em tôi còn quan sát và phát hiện, các bà bán cá Diễn Châu ăn rất mặn, và lúc các bà ấy ăn trưa xong chính là lúc dễ bán hàng nhất – mỗi bà có thể uống một lần vài ba bát chè xanh là bình thường. Nghĩa là kinh nghiệm đã dạy anh em tôi biết nghiên cứu hành vi mua sắm của khách, biết họ cần gì và cần lúc nào nhất để tung sản phẩm ra bán đúng lúc, tận thu cái gọi là “độ thỏa dụng tối đa” (maximised utility). Tương tự bia lúc khát, chè xanh uống đói thì cồn cào gan ruột nhưng nếu mới ăn mặn xong mà được một bát thì đã khát không còn gì bằng.

Tóm lại, trong một thế giới đang ngày càng quá tải về thông tin, để được khách hàng nghe thấy bạn cần phải khác biệt. Hãy bắt đầu hành trình khác biệt hóa bằng việc hiểu rõ chính mình, hiểu về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là hiểu về khách hàng.

Hãy nói với khách những điều họ đang muốn nghe, hãy bắt đầu kể câu chuyện của bạn bằng việc tiếp tục mạch suy nghĩ đang có trong đầu họ, cũng như tôi đã biết mở miệng rao “Ai chè chát không?” đúng khi các bà hàng cá bắt đầu nghĩ đến bát nước chè xanh thơm lừng để thỏa cơn khát vì ăn mặn.

Nguồn: BrandsVietNam

52 triệu 6 tiếng 1 ngày trên internet

Trong vài năm trở lại đây, có thể thấy xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của người tiêu dùng từ “public screen” (màn hình hiển thị nơi công cộng) sang “private screen” (thiết bị cá nhân).

Điều này có thể nhìn thấy rõ qua số người dùng internet tăng từ 35 triệu năm 2012 lên 52 triệu năm 2016 (theo TTXVN) và thời gian dùng internet trung bình là 5-6 tiếng, gấp đôi truyền hình, và gấp 3.5 lần báo giấy.

Vậy tại sao doanh nghiệp vẫn đầu tư hàng tỷ đồng vào quảng cáo OOH khi khách hàng của họ đã chuyển dịch sang internet? Đó là còn chưa kể đến những ưu điểm vượt trội của của quảng cáo trên các thiết bị cá nhân.

1. Độ phủ và khả năng nhắm trúng đối tượng

Các doanh nghiệp vẫn tin rằng độ phủ (số người nhìn thấy quảng cáo) của OOH là rất cao vì được đặt ở vị trí có lưu lượng giao thông cao. Tuy nhiên, nếu hình ảnh đó bị lẫn với hàng chục biển quảng cáo khác, không xuất hiện tới đúng khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm thì thật là lãng phí.

Sao vẫn còn dùng quảng cáo ngoài trời (OOH) khi 52 triệu khách hàng đang dành 6 tiếng 1 ngày trên internet?

Với quảng cáo trên thiết bị cá nhân, doanh nghiệp chủ động xác định ai sẽ nhìn thấy quảng cáo. Làm được điều này là vì các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo (như Admicro – hiện đang chiếm 40% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam) có kho dữ liệu hành vi người dùng khổng lồ liên tục được cập nhật. Ngoài ra, công nghệ targeting nhắm chính xác quảng cáo tới khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn.

Ví dụ như 1 doanh nghiệp ngành sơn xác định khách hàng mục tiêu là nam giới mới lập gia đình, khoảng 25-40 tuổi và đang có nhu cầu xây sửa nhà. Thay vì chọn đặt biển quảng cáo tại ngã tư có khoảng 5,000 người lưu thông mỗi ngày, doanh nghiệp này có thể chọn 5,000 người đúng với khách hàng mục tiêu để tiếp cận đến trên môi trường internet.

2. Nội dung và hình ảnh hiển thị

Do chi phí thay thế cao và thi công phức tạp, y to, rõ ràng nhưnghàng mục tiêu để tiếp cận đến trên môi trường internet. mỗi ngày, đặt tại ngã tư có biển quảng cáo khác dichình ảnh trên quảng cáo OOH hầu như không thay đổi và khó hỗ trợ những hình thức sáng tạo. Ngược lại, hiển thị chính là lợi thế lớn của quảng cáo online: đa dạng về kích cỡ và hiệu ứng, tích hợp chơi game, xoay để khám phá hình ảnh 3D… Môi trường số còn hỗ trợ tương tác với khách hàng qua: trả lời thắc mắc, tư vấn trực tuyến hay thu thập thông tin…

Quảng cáo trên digital mang lại những trải nghiệm đa dạng.

Một lợi ích lớn hơn là khả năng chọn lọc hiển thị thông điệp theo người dùng. VD doanh nghiệp sơn đề cập ở trên có thể chia 5,000 khách hàng tiềm năng thành các nhóm khác nhau và có những thông điệp quảng cáo phù hợp, giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách và tăng hiệu quả quảng cáo.

3. Khả năng tái tiếp cận

Với những sản phẩm sử dụng lâu dài như vật liệu xây dựng, khách hàng cần nhiều thời gian để cân nhắc. Nếu không nhắc lại kịp thời, rất có thể khách hàng của bạn sẽ mua sản phẩm từ đối thủ.

Các quảng cáo OOH có vẻ đang tái tiếp cận 1 cách “thừa thãi” tới tất cả mọi người. Ngay cả với những người quan tâm, OOH cũng không thể đưa thêm thông tin để tăng tính thuyết phục. Để khắc phục điều này, quảng cáo trên Internet có tính năng tái tiếp cận tới những người đã thể hiện sự chú ý. Từ đó cho phép lọc đúng đối tượng tiềm năng để thuyết phục họ mua hàng bằng những thông điệp phù hợp.

4. Khả năng đo kiểm theo thời gian thực

Khái niệm thời gian thực đã được chú ý từ lâu nhưng chỉ có internet mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp làm quảng cáo “theo thời gian thực”. Đây là những hoạt động quảng cáo diễn ra vào đúng thời điểm khách hàng vào truy cập vào internet, hệ thống dữ liệu của Admicro sẽ xác định xem đây có phải khách hàng tiềm năng để hiển thị quảng cáo. Tương tự, khái niệm đo kiểm theo thời gian thực cho phép xuất số liệu báo cáo vào thời điểm quảng cáo hiển thị. Với công nghệ của Admicro, thời gian xuất được số liệu báo cáo là 80 milliseconds.

Khả năng này cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động quảng cáo như thay đổi những hình ảnh/ thông điệp không hiệu quả, dừng quảng cáo ngay khi bán hết hàng, thay đổi đối tượng khách hàng phù hợp hơn ……

Với sự phát triển của công nghệ quảng cáo và xu hướng số hóa, cuộc chiến truyền thông trở lên vô cùng khốc liệ. Nếu không nhanh chân, có thể các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ chiếm lĩnh khách hàng môi trường số vào 1 ngày gần đây.

Truyền thông năm 2017: Giới trẻ chẳng ai buồn xem TV

Truyền thông năm 2017: Giới trẻ chẳng ai buồn xem TV

Người xem cần sự đa dạng, toàn cầu và trải nghiệm xã hội nhiều hơn.

Truyền thông năm 2017: Giới trẻ chẳng ai buồn xem TV, mọi người đang xem video online nhiều hơn bao giờ hết

Tôi nhớ lại cách đây không lâu lắm khi tôi đang ở trong phòng khách sạn với lũ trẻ, tập dượt lại bài trình bày về marketing với các chuyên gia của công ty. Bài diễn thuyết đi vào quan điểm của tôi về vai trò của việc thay đổi cách hoạt động của các kênh truyền hình cũ với sự phát triển của các kênh truyền thông tương tác hiện tại. Với tôi, truyền hình vẫn giữ quan trọng trong thế giới chúng tôi từng sinh ra và lớn lên. Nhưng ngày nay vị trí đó đã được nhường lại cho các kênh truyền thông trực tuyến. Để kết thúc bài trình bày, tôi hỏi suy nghĩ của mấy đứa trẻ về việc này.

“Con cũng không rõ mẹ ạ,” con trai tôi nói. “Con không xem TV”.

CEO YouTube Susan Wojcicki
CEO YouTube Susan Wojcicki

Sẽ là không dễ dàng để nhiều người có thể chấp nhận thực tế rằng thế hệ trẻ ngày nay đã không còn gắn bó với TV như chúng ta đã từng. 5 năm trở lại đây theo số liệu của Nielsen, khối lượng thời gian xem truyền hình của nhóm 25 tuổi đến 34 tuổi đã giảm khoảng 25,6%. Với nhóm trẻ hơn, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn – ở mức 37,9%. Đó cũng là lý do vì sao 834.000 người Mỹ đã huỷ dịch vụ truyền hình cáp của họ trong quý II năm 2016 vừa qua, một con số không hề vui vẻ cho ngành truyền hình.

Người ta đang xem video nhiều hơn bao giờ hết, với hơn 6 tiếng/ngày trong năm 2016 so với 5 tiếng/ngày tại thời điểm 2011, theo số liệu của Activate – công ty tư vấn về truyền thông. Thực tế, xem video là cách thức phổ biến nhất người Mỹ sử dụng trong thời gian rảnh của mình, hoạt động chỉ xếp sau thời gian dành cho làm việc và ngủ.

Những xu thế song song giữa việc người ta đang xem video trực tuyến nhiều hơn và xem TV ít hơn này chỉ ra cho tôi 2 điều:

Đầu tiên, người xem rõ ràng muốn được tiếp cận các nội dung đa dạng hơn.

Mô thức kinh doanh của truyền hình truyền thống được xây dựng dựa trên nguyên lý không mới: sự khan hiếm – chỉ hạn chế nội dung phát sóng trên một số kênh nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định và tại một số khu vực địa lý cụ thể. Nhưng nếu nội dung trở nên quá khó khăn để tiếp cận, nội dung đó hoàn toàn có thể bị bỏ lỡ hoặc lãng quên. Giờ đây, đưa cho người xem cách thức dễ dàng hơn để tiếp cận nội dung – dựa trên đúng nhu cầu của họ, có thể xem trên bất kỳ thiết bị nào, với ít hạn chế nhất có thể, trở thành tôn chỉ quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, ai cũng muốn được chủ động lựa chọn nội dung mình muốn xem: thể loại nội dung nào, độ dài nào, định dạng nào, tác giả nào, khu vực nào.

Điều này một lần nữa được khẳng định khi tạp chí Variety thực hiện một điều tra vào 2015 khi hỏi giới trẻ Mỹ: ai là người họ quan tâm nhất. Kết quả bất ngờ khi 8/10 người được quan tâm nhiều nhất không phải là ngôi sao điện ảnh hay nhạc sĩ mà là các “hot YouTuber”. Khảo sát tương tự cũng cho ra kết quả không khác tại Anh, Brazil và Phần Lan.

YouTube đang hỗ trợ chính những ngôi sao này xây dựng một nền kinh tế mới, nơi mỗi chủ tài khoản YouTube cũng hoạt động không khác gì một nhà điều hành kênh truyền hình của mình. Không phải xin phép, họ xây dựng nội dung và chia sẻ trực tiếp với tất cả các khán giả. Và hơn cả xuất hiện, YouTube trở thành nơi để các chủ tài khoản sản xuất, đạo diễn, biên tập và quảng cáo các video đa dạng của họ. Mặc dù một số người xuất phát từ việc quay clip trong phòng ngủ, nhiều người đã phát triển sự nghiệp của mình đa dạng hơn rất nhiều bằng việc viết sách, kinh doanh các thương hiệu nhượng quyền hay đi du lịch. Và đây sẽ là xu thế mới của các công ty truyền thông trong tương lai!

Không có trên TV

Và các kênh truyền thông trực tuyến sẽ tiếp tục là nơi sản xuất ra các nội dung bạn không bao giờ tìm thấy trên TV.

Một chương trình về yoga trên TV tại Mỹ có thể không thu hút đủ người xem, nhưng một kênh trực tuyến hoàn toàn có thể làm được điều đó bằng việc thu hút hàng triệu tín đồ yoga qua online. Các video trực tuyến được xây dựng dựa trên nhu cầu thực sự của người xem, trong đó các video dạng “làm thế nào” hoặc các video mang tính chất giáo dục là những thể loại được theo dõi nhiều nhất trên YouTube.

Khi con trai tôi cần tìm kiếm lời giải cho một bài kiểm tra về Lượng giác, nó không thể mòn mỏi chờ đến bao giờ TV sản xuất một chương trình như vậy (hoặc có thể không bao giờ), nhưng nó hoàn toàn có thể click chuột và tìm câu trả lời qua các video về Toán học trực tuyến.

Thực tế video trực tuyến là kênh giúp hàng triệu người học những điều mới mỗi ngày: các chủ đề mới, cách sửa chữa các thiết bị gia dụng hay đơn giản là những kỹ năng mới. Huy chương Bạc ném lao trong Olympic 2016 vừa qua là một vận động viên người Kenya – Julius Yego, người đã tự dạy mình ném lao bằng việc xem các video trên YouTube.

Thông điệp người tiêu dùng truyền đi đã quá rõ: Họ cần sự đa dạng, toàn cầu và trải nghiệm xã hội nhiều hơn.

Thông điệp này cần được các nhà sản xuất nhìn nhận nghiêm túc để có thể tiếp cận các khán giả trẻ trong 2017 và xa hơn. Đơn cử, nếu bạn là một chính trị gia và muốn thông điệp của mình lan toả tới lớp trẻ, bạn phải thành thục các sử dụng truyền thông số. Có lẽ đó cũng là lý do gì sao buổi phỏng vấn đầu tiên của Tổng thống Barack Obama sau bài diễn văn cuối cùng của mình không được thực hiện trên CNN mà lại được thực hiện với 3 Youtuber: Destin Sandlin, SwooZie và Ingrid Nilsen.

Đây – là thời điểm của những thay đổi lớn, nhưng cũng là thời điểm cho những cơ hội lớn trong lĩnh vực truyền thông. Bằng cách tối ưu hoá các nền tảng công nghệ để đưa cho người xem những gì họ thật sự tìm kiếm, chúng ta có thể tăng cường thêm nhiều tiếng nói và chắc chắn sẽ tiếp cận được khán giả ở khắp nơi trên thế giới.

Theo Trí Thức Trẻ

Người Việt mua ‘cao cấp của cao cấp'

Người Việt mua ‘cao cấp của cao cấp’

Tại Việt Nam, iPhone 7 Plus có tỷ lệ người mua gần gấp đôi so với iPhone 7. Trong khi đó, tỷ lệ này của Galaxy S7 edge và S7 lên đến 80/20.

Theo thống kê của USA Today, tỷ lệ người mua iPhone 7/7 Plus tại Mỹ trong giai đoạn đầu máy lên kệ là 55/45.

Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ lệ này hoàn toàn ngược lại. Đại diện nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam cho biết tỷ lệ iPhone 7/7Plus chính hãng bán ra là 35/65 (tính đến đầu tháng 12/2016), đồng nghĩa nhu cầu sắm iPhone 7 Plus cao hơn gần gấp đôi so với iPhone 7.

Tương tự là trường hợp của Samsung Galaxy S7 và S7 edge. Tỷ lệ chiếc S7 edge màn hình cong bán tại Việt Nam thậm chí đạt mức 80/20 so với S7, theo nhiều đại lý trong nước.

Nếu gọi những smartphone như iPhone 7, Samsung Galaxy S7 là di động cao cấp thì bản iPhone 7 Plus và S7 edge xứng đáng là model “cao cấp của cao cấp”. Tại Việt Nam, cả 2 phiên bản này đều có doanh số tốt hơn so với bản tiêu chuẩn.

Người dùng trong nước có xu hướng chọn các bản cao cấp thay vì bản tiêu chuẩn nếu hãng công bố 2 model khác nhau. Ảnh: Pocket Now.

iPhone 7 Plus hiện có giá bán lên đến 22,3 triệu đồng cho bản 32 GB, tối đa 28 triệu đồng cho bản 256 GB. Galaxy S7 edge, dù vừa giảm mạnh cũng có giá lên đến 17 triệu đồng.

Việc người dùng Việt Nam thích mua các phiên bản cao cấp nhất của những chiếc di động đầu bảng không phải hiện tượng mới. Trước đây, Sony từng nếm trải sâu sắc tình trạng này khi 2 model ra mắt cùng thời điểm là Xperia Z và ZL có số phận hoàn toàn trái ngược tại Việt Nam.

Xperia Z khi đó (năm 2013) nằm trong nhóm các smartphone bán tốt nhất trên thị trường nhờ sở hữu thiết kế cao cấp với vỏ kính, trong khi mẫu ZL sử dụng vỏ nhựa gần như mất hút trên thị trường

Giữa năm nay, LG từng chịu chỉ trích nặng nề khi manh nha ý định đưa về Việt Nam phiên bản LG G5 dùng chip Snapdragon 652 kèm RAM 3 GB thay vì bản RAM 4 GB, chip Snapdragon 820 cao cấp nhất.

Smartphone này sau đó không được đưa về nước bán chính hãng do hãng đang tái cơ cấu mảng di động. Tuy nhiên, phản ứng của người dùng cho thấy họ luôn yêu thích những phiên bản di động cao cấp nhất.

Dễ hiểu khi đây là tâm lý thường thấy của người dùng Việt Nam: khi bỏ một số tiền lớn, người dùng Việt có xu hướng chọn sản phẩm tốt nhất, dù chi phí cao hơn. Chẳng hạn, sắm xe máy họ sẽ bỏ thêm vài triệu để mua xe ga thay vì xe số.

Người dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn cho một sản phẩm được xem là cao cấp nhất vì chúng thực sự tạo ra khác biệt.

Tuy nhiên, dưới góc độ của người bán hàng, giới kinh doanh cho rằng điều này đúng nhưng chưa đủ.

“Đa phần người dùng đến mua iPhone 7 Plus đều nói họ chọn sản phẩm này thay vì iPhone 7 vì nó có màn hình lớn, pin khỏe hơn và camera thú vị. Tương tự là trường hợp của Galaxy S7 edge với màn hình cong đặc trưng”, Lạc Huy – đại diện hệ thống CellphoneS – cho hay.

Theo anh này, người dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn cho một sản phẩm được xem là cao cấp nhất vì chúng thực sự tạo ra khác biệt.

Đồng quan điểm, Trung Trí – đại diện ClickBuy – nhận định: “Đã qua rồi cái thời người dùng mua sắm theo trào lưu. Họ cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo nhiều chiều trước khi quyết định mua một sản phẩm. Do đó, khi một người quyết định mua iPhone 7 Plus hoặc S7 edge, chắc chắn họ thấy được những lợi ích lớn lao hơn, trải nghiệm đẳng cấp hơn, xứng đáng với số tiền bỏ ra”.

Các đơn vị kinh doanh đều thừa nhận trong những năm gần đây người dùng trong nước trở nên sành sỏi hơn nhiều so với trước kia. “Nhiều cửa hàng dù là nhỏ, hiện cũng phải đầu tư cho nhân viên đi học môn hành vi khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ”, anh Trí nhấn mạnh.

Nguồn: BrandsVietNam