Liệu bạn có thoát được bẫy khuyến mãi giá?

Liệu bạn có thoát được bẫy khuyến mãi giá?

Tôi không tin vào sự thật là nhiều công ty đang mắc kẹt trong cái bẫy chương trình giảm giá, chắn chắn là một cái bẫy.

Nếu bạn là một thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh, nhìn chung bạn không có lựa chọn nào ngoài việc phải tham gia vào cuộc chiến giá cả, nhưng câu hỏi bạn cần phải đặt ra là: Bạn có thể giảm giá cỡ nào? Và nếu mọi chuyện đi quá xa so với dự tính, bạn làm sao để dừng lại?

Tôi đã đề cập đến đề tài này sau khi được một khách hàng hỏi rằng liệu họ có nên đầu tư quảng cáo cho một chương trình khuyến mãi đang chạy hay không? Theo lý thuyết, câu trả lời của tôi là không. Không chỉ là họ đang mất tiền vì chương trình khuyến mãi, mà bây giờ họ còn đang phải chi thêm ngân sách quảng bá cho chương trình đó sao? Chắc chắn họ sẽ bị lỗ.

Tuy nhiên, có một khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. Đó không chỉ là về người tiêu dùng trở nên quen với việc mua hàng khuyến mãi mà nhà bán lẻ cũng thế. Bạn phải tự hỏi rằng bao nhiêu phần trăm người dùng mua hàng khuyến mãi sẽ mua lại sản phẩm đó trong lần mua sau đó? Đối với đa số người tiêu dùng ở nhiều ngành hàng thì việc xây dựng thương hiệu sẽ có hiệu quả hơn so với chương trình giảm giá. Mặt khác, nếu giảm giá nhiều quá cũng khiến nhà bán lẻ chú ý và có ác cảm với thương hiệu.

Vào năm 1991, Procter & Gamble đã tham gia vào thời kỳ bùng nổ chương trình khuyến mãi giá bằng cách đưa ra chiến lược giá thấp mỗi ngày. Chiến lược này không chỉ tác động tới người tiêu dùng mà còn nhắm vào các đại lý, mục đích là làm giảm lượng hàng tồn kho hoặc sản phẩm khuyến mãi vốn đang quá tải, cắt chế độ chiết khấu thường được dùng để thuyết phục các đại lý dự trữ thêm hàng. Không cần phải nói, các đại lý không hào hứng chút nào và ngưng đặt hàng để bán cho xong lượng hàng tồn hiện tại. Và điều này khiến P&G phải cắt bớt ngân sách quảng cáo lại để bù cho lợi nhuận bị giảm.

Về trường hợp của Abercombie & Fitch, vấn đề khi cố gắng bước ra khỏi vòng xoáy của chương trình giảm giá là lợi nhuận sẽ tạm thời bị giảm trong một thời ngắn bởi vì giá cả là vấn đề nhạy cảm với người tiêu dùng khi họ so sánh với các sản phẩm khác. Nếu không có sự đồng thuận về lợi ích lâu dài cho nhãn hiệu thì tốt hơn là không làm chương trình khuyến mãi.

Vậy làm sao để tạo nên sự đồng thuận? Một điểm khởi đầu tốt sẽ là thực hiện vài cuộc nghiên cứu thị trường để xem bao nhiêu phần trăm người dùng trong ngành hàng đang tìm kiếm khuyến mãi / giảm giá, và bao nhiêu phần trăm người dùng thực sự quan tâm đến một thương hiệu cụ thể. Việc tăng doanh số trong ngắn hạn từ chương trình khuyến mãi thường là do người tiêu dùng không hề quan tâm đến thương hiệu, họ chỉ mua vì giá rẻ. Số còn lại là đối tượng người tiêu dùng sẽ không quan tâm đến giá cả và thường mua sản phẩm của thương hiệu cả khi không chạy chương trình khuyến mãi. Một khi bạn có được thông tin này, bạn có thể bắt đầu phân tích doanh số của bạn sẽ giảm bao nhiêu nếu bạn ngưng khuyến mãi so với lợi nhuận có được.

Bạn có nghĩ rằng những thương hiệu khác cũng đang cố gắng thoát khỏi vũng lầy mang tên khuyến mãi không? Họ sẽ thành công hay thất bại? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!

Nguồn: BrandsVietNam

Facebook chuẩn bị thử nghiệm quảng cáo trên TV

Facebook chuẩn bị thử nghiệm quảng cáo trên TV

Tuần tới, Facebook sẽ bắt đầu phân phối quảng cáo video trên các ứng dụng hoạt động với những thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (set-top box) như Apple TV và Roku.

Theo Recode, Facebook đang trở thành đế chế ở mảng quảng cáo trên nền tảng di động và máy tính để bàn nhưng vẫn chưa chạm tới được thị trường TV đầy tiềm năng. Và để bành trướng, hãng quyết định mở rộng mạng lưới quảng cáo video chạy trên các ứng dụng TV. Những hệ thống đầu tiên được Facebook thử nghiệm là Apple TV và Roku vào đầu tuần tới, nhưng chưa biết cụ thể độ dài các quảng cáo.

Chia sẻ với Recode, người phát ngôn của Facebook cho biết các quá trình thử nghiệm sắp tới sẽ giúp xác định “làm cách nào để phân phối các quảng cáo video tốt nhất qua hệ thống Audience Network để đến với những người xem nội dung trên các TV được kết nối”, bên cạnh đó là “mang đến những trải nghiệm quảng cáo thích hợp cho người dùng dù họ đang tắt hay mở Facebook”.

Hiện nay các video xem trên set-top box vẫn có quảng cáo nhưng trải nghiệm mới của Facebook hứa hẹn sẽ đem các quảng cáo tốt hơn đến khách hàng mục tiêu so với các ứng dụng trong quá khứ.

Quảng cáo Facebook sẽ sớm bùng phát trên TV? Ảnh: Reuters.

Những quảng cáo này sẽ không được hiển thị ưu tiên trên Apple TV, Roku hoặc trong các ứng dụng video như Netflix nữa mà thay vào đó, chúng sẽ chỉ xuất hiện trong các ứng dụng có sử dụng quảng cáo.

Quá trình thử nghiệm sẽ được giới hạn ở Mỹ, và thay vì hiển thị các chiến dịch quảng cáo thực sự, các video sẽ được sử dụng để quảng bá các tính năng mới của mạng xã hội Facebook như Facebook Live, hoặc các thông báo từ những đối tác phi lợi nhuận.

Thử nghiệm sẽ bao gồm việc sử dụng các địa chỉ IP và tài khoản Facebook đăng nhập vào set-top box hoặc đăng nhập trên các thiết bị khác với địa chỉ IP giống nhau. Thông qua việc sử dụng địa chỉ IP, Facebook có thể biết Apple TV được sử dụng bởi cùng một người – hoặc ít nhất là cùng một gia đình – và sử dụng dữ liệu đó để cung cấp quảng cáo phù hợp.

Khi hoàn thiện, Facebook sẽ bán các quảng cáo cho những hãng tiếp thị, tương tự như cách các quảng cáo đang xuất hiện trên các thiết bị di động và máy tính hiện nay. Tuy nhiên điều đầu tiên Facebook cần làm là thuyết phục các nhà sản xuất bộ giải mã truyền hình để dung hòa những ý tưởng quảng cáo trên thiết bị của họ vì họ cũng có những ý tưởng quảng cáo của riêng mình.

Nguồn: BrandsVietNam