5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

5 điều marketing không nên học theo từ chiến thắng của Trump

John A. Deighton, Giáo sư chuyên về quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard, nhận định chiến dịch bầu cử của Donald Trump không nên được coi là một mô hình marketing thành công.

Hướng về những giá trị thiếu lành mạnh

Giáo sư John A. Deighton nhận xét chiến dịch bầu cử của ông Trump không chỉ phi đạo đức mà còn thiếu khôn ngoan. Nó đánh vào các xung đột xấu xí và những giấc mơ ít tốt đẹp của “người tiêu dùng”. Trong khi đó, một nhãn hiệu lại hướng tới một hình ảnh đầy tự hào dù phải trải qua chặng đường gian truân.

Rõ ràng thái độ ghét phụ nữ, bài ngoại và khinh thị những người khuyết tật là các công cụ thu hút “khách hàng” của Trump. Tuy nhiên, chúng khó có thể là yếu tố giữ khách.

Những người tiêu dùng không thể chống lại những cám dỗ tội lỗi nhiều khi ngại thừa nhận lựa chọn của họ trong những cuộc thăm dò dư luận. Họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn sắp xảy ra.

Chiến dịch của Trump đánh vào những xung đột xấu xí và các ước mơ ít tốt đẹp. Ảnh: Getty.

Bán giấc mơ ngay cả khi bạn không có kế hoạch cung cấp

Nếu bạn hứa hẹn về công việc trong những nhà máy thép đã bị phá hủy, các mỏ than đã bị đóng cửa hay bảo hiểm y tế tốt hơn cùng mức thuế thấp, hãy nhớ bản chất của một thương hiệu là lời hứa, một lời hứa lớn.

Hãy gắn thương hiệu của bạn vào một giấc mơ song hãy chuẩn bị một kế hoạch kẻo những khách hàng vui vẻ hôm nay sẽ trở nên giận dữ vào ngày mai.

Chiến thắng bằng bất cứ giá nào

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó.

Quảng cáo tiêu cực càng sinh động, ấn tượng càng kéo dài. Các thương hiệu đều phụ thuộc vào sức khỏe của toàn bộ hệ thống thông qua giá trị được tạo thành và được duy trì.

Khinh miệt với người không phải khách hàng

Trump xa lánh những khách hàng thuộc vùng biên. Tỷ phú 70 tuổi quên rằng những người từ chối thương hiệu ngày hôm nay có thể trở thành khách hàng vào ngày mai.

Nếu học theo chiến dịch của Trump, thị trường sẽ bị chia rẽ một cách khốc liệt.

Những gì mà bạn cung cấp nằm trong một hệ sinh thái. Đừng đầu độc nó. Ảnh: politico.com

Nói dối

Mọi ứng viên chuyên nghiệp luôn thương lượng chút ít với hy vọng nhà tuyển dụng sẽ thuê họ. Trong tiếp thị, hy vọng tồn tại dưới dạng nói quá và phóng đại sự thật. Vấn đề là việc chuyển từ nói quá sang nói dối luôn tồn tại.

Nhiều người nghĩ rằng những lời nói phét lớn an toàn hơn những lời nói dối vặt vãnh. Adolf Hitler giải thích hiện tượng đó như sau: “Lời nói dối lớn luôn có một mức độ xác tín nhất định. Con người có xu hướng tin lời nói dối lớn hơn lời nói dối tầm phào, vì họ thường nói dối vặt vãnh trong những vấn đề nhỏ, nhưng sẽ cảm thấy hổ thẹn nếu đẩy sự dối trá lên mức cao”.

Việc Trump, một nhà tiếp thị, nói dối tới mức nào chỉ là vấn đề quan điểm, song những người muốn học hỏi đạo lý từ phong cách tiếp thị của ông không nên thực hiện nó thường xuyên.

Trong thời gian ngắn, những yếu tố mà tỷ phú sinh năm 1946 sử dụng trong cuộc bầu cử như nói dối, xúc phạm hay hăm dọa có vẻ hiệu quả. Song những điều này có thể gây hại đến thị trường.

Nguồn: BrandsVietNam

Tại sao một hình ảnh lại có giá trị hơn ngàn từ ngữ?

Tại sao một hình ảnh lại có giá trị hơn ngàn từ ngữ?

Những kĩ năng giao tiếp bằng hình ảnh gần như quan trọng bằng khả năng viết lách. Bất kì ai khi gặp phải những đoạn văn hay câu từ khó hiểu chỉ có thể giải thích được khúc mắc của bản thân nhờ câu “xem hình minh hoạ”.

Visuals, graphics và các biểu đồ chuyên môn hoá và miêu tả thông tin một cách hiệu quả. Kĩ năng visual communication đã trở nên rất quan trọng có thể so sánh ngang với khả năng writting.

Lấy ví dụ của tác giả Mike Parkinson, sự vô dụng của câu từ trở nên rõ ràng khi bạn cố gắng trả lời câu hỏi: “Hình tròn là gì?”

Sử dụng câu trên hoặc bất cứ câu định nghĩa nào khác sẽ gây nên sự khó hiểu cho người đọc và họ sẽ đòi hỏi sự giải thích cặn kẽ hơn. Phần tuyệt vời nhất chính là việc showing and telling. Theo tinh thần đó, hãy xem một vài ví dụ về sự hiệu quả của việc giao tiếp bằng hình ảnh.

1. Những khó khăn trong trong việc giao tiếp bằng từ ngữ

Điều gì khó diễn đạt bằng ngôn từ nhất? Đây là một câu hỏi đơn giản để định nghĩa sự hữu dụng của hình ảnh.

Các bậc phụ huynh rất quen thuộc với quyển truyện có tựa đề “ Astro Cat’s Frontiers in Space” và sẽ lấy đây là ví dụ cho hình ảnh hệ mặt trời sẽ như thế nào nếu trái đất có kích thước của một quả cà chua bi:

Chỉ sử dụng từ ngữ để miêu tả kích thước của các hành tinh khiếtrẻ gặp khó khăn trong việc hình dung. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi biết kích thước bề mặt của sao thổ là 6.1419×1010km2, không tưởng tượng được nó lớn như thế nào. Bằng việc sử dụng hình ảnh minh họa, ta hiểu được ngay lập tức độ lớn của trái đất so với các hành tinh khác một cách dễ hiểu hơn.

2. Sử dụng hình ảnh như là công cụ trong thuyết trình

Những người sử dụng tốt ngôn ngữ hình thể thường thiên về speaking hơn là writting. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh hữu ích hơn khi trình bày một cái gì đó thay vì làm một bài tiểu luận hoặc bài báo – điều này sẽ khuyến khích bạn học hỏi theo kinh nghiệm của những diễn giả đi trước.

Trên đây là 1 slide trình chiếu của YCombinator’s – Làm cách nào để thiết kế một cái boong tàu. Đừng ngạc nhiên với lời khuyên rằng hãy chăm chút cho các yếu tố truyền thông thị giác. Hình ảnh có thể được tạo thành từ các thông tin chọn lọc và các ý quan trọng; đừng tự dìm mình trong chính các ý tưởng của mình vì không diễn đạt được hết chúng.

3. Dùng hình ảnh để nhấn mạnh điểm nổi bật

Bản chất của hình ảnh là khiến cho mọi việc trở nên dễ tiếp thu hơn hơn, làm cho chúng thể hiện sự tương phản rõ ràng giữa hai sự vật, sự việc này và kia, trước và sau.

Thông thường nếu bạn muốn nổi bật hơn, bạn muốn rũ bỏ các cách thông thường vẫn hay làm và sử dụng một phương pháp marketing mới: để củng cố rằng quan điểm của bạn là sáng suốt, và khiến các ý kiến khác trở nên ngớ ngẩn. Đừng chần chờ gì nữa, các cặp hình ảnh so sánh thường được dùng để thuyết phục người khác.

4. Dùng hình ảnh để miêu tả quá trình và sự tiến triển

Hướng dẫn bóng đá là một ví dụ điển hình trong việc này: hình ảnh dễ dàng diễn đạt cách xắp xếp đội hình và các chiến thuật hơn là văn bản.

Khi bạn muốn diễn đạt ý định của mình hãy chọn một hình ảnh – thật dễ dàng để biểu đạt với mọi người bằng những mũi tên chỉ hướng: “bạn làm việc X, và nếu thành công, thì chuyển sang sử lý Z, nếu không thì bạn phải thực hiện theo cách W, hoặc có thể theo cách V,…”. Dùng chữ thì mọi thứ sẽ trở nên rối rắm.

Kể cả khi diễn đạt một quá trình phát triển, như sự khác nhau giữa X → X2 → X3 hay X → Y → Z, thì hình ảnh có thể diễn đạt được nhiều hơn. Chúng ta đều hiểu rõ biểu đồ trong tài liệu “How Spotify Builds Products”, của nhà thiết kế Kirill Shikhanov, thể hiện quan điểm:

5. Kết hợp những ý tưởng hiện có

Sáng tạo là kết hợp các ý tưởng lại với nhau. Có hàng tá cách để bạn miêu tả điều mà bạn muốn nói – tất cả những gì bạn cần là tìm cách kết hợp chúng lại với nhau. Chẳng hạn như khi bạn đang nói vềmột ý chính, thì sẽ dễ dàng hơn cho mọi người hiểu bằng cách nêu ra các ví dụ tương ứng.

Samuel Hulick đã đưa ra các lợi ích đi cùng khi bán cho khách hàng của mình “một phiên bản tốt hơn của chính họ”. Ông tạo nên một biểu đồ miêu tả sự kết hợp giữa Mario và fire flower tạo nên phiên bản Mario “đã nâng cấp” – một ví dụ diển hình cho việc sản phẩm tạo thành thì tốt hơn so với tổng từng bộ phận cấu thành nó.

6. Hãy để mọi thứ rõ ràng

Hình ảnh có thể bổ sung cho các văn bản và các dữ liệu mà không cần phải phô trương. Trên đây là một số ví dụ lấy từ nghiên cứu mà chúng tôi tìm được về tác động của dịch vụ khách hàng kém chất lượng.

Có một sự thật đó là chia sẻ thông tin qua văn bản thì đơn giản hơn, nhưng chúng tôi e ngại rằng các thông tin đó quá thẳng thắn, và khiến khách hàng phản ứng – vai trò của hình ảnh giống như một câu bút đánh dấu. Làm nổi bật các thông tin là một vấn đề khá quan trọng khi bạn đang xem xét và chọn lọc lại các thông tin.

Có phải bạn đã mất vài giây để nhìn vào biểu đồ trên trước khi đọc đến phần này không ? Đó là điều chúng tôi muốn.

7. Giữ cho biểu đồ đơn giản và dễ hiểu

Bạn có thể không cần đọc hết cả một bài dài như thế này nhưng rất khuyến khích bạn đọc thử The WSJ Guide to Information Graphics.

Yêu cầu của các biểu đồ và đồ thị là là chúng phãi thật rõ ràng (và có trách nhiệm) bởi vì chúng cho thấy những thay đổi và những xu hướng, thường là theo thời gian. Các dữ liệu không có gì để nói; nhưng trước hết cần lưu ý rằng phải truyền tải đúng thông điệp, sau đó cần phải hiểu đúng về thông điệp mà bạn đang truyền tải.

Đây là cơ hội để tiết lộ một xíu gì đó sáng suốt, hay chỉ đơn giản là thực hiện nó một cách thông minh mà không cần phải cạnh tranh với The New York Times về chất lượng thực hiện của họ.

Đó cũng là một điều rất đáng khen khi bạn hoàn chỉnh một biểu đồ. Không cần thiết phải quá chăm chút vào các biểu đồ, chỉ cần đừng làm sơ sài hay sai sót là được. “Biểu đồ tròn tệ nhất thế giới” bây giờ sẽ kết thúc phần này:

Khoảnh khắc khi bạn nhận ra rằng đã có quá nhiều yếu tố 3D, quá màu mè, thì có cái gì đó đã trở nên không còn đúng nữa rồi.

Diễn đạt và miêu tả

Các nhà văn giỏi thường ép mình làm việc một cách chăm chỉ hơn là làm việc một cách thông minh, họ khá vất vả trong việc diễn đạt văn xuôi một mình. Đó là một điều ngộ nhận dễ hiểu, giống như khi bạn cầm chắc chắn một cây búa, mọi thứ đều bắt đâu làm đúng công việc của mình.

Tất cả chúng ta cần phải nhớ rằng thông điệp là điều duy nhất có thể đếm được, và viết chỉ là một công cụ sẵn có.

Nguồn: BrandsVietNam