All posts by phucnguyenhoang

Marketing 3.0: Đừng làm việc tốt một mình

Izen, cậu sinh viên hết năm thứ nhất ở ĐH Cornell, Mỹ, nhận được tin sét đánh là người ông của mình bị bệnh Alzheimer, đó là một thời khắc buồn trong cuộc đời cậu. Thay vì ngồi đó và buồn bã, cậu thấy rằng cuộc đời phải có lúc thăng lúc trầm, có lúc mình ở trên đỉnh thế giới, có lúc mình cũng ở đáy vực sâu. Cậu kết nỗi buồn vào một hạt thủy tinh, trong đó có một chút bùn lấy từ đáy biển Chết, nơi thấp nhất trên thế giới. Phía bên kia, cậu kết niềm vui vào một giọt nước lấy từ đỉnh Everest, mái nhà của thế giới. Các hạt còn lại trong suốt và không màu để người đeo có thể kể câu chuyện của mình trong đó. Vòng tay LOKAI ra đời như thế năm 2013. “Hãy khiêm tốn khi ở đỉnh cao trong cuộc đời và giữ hy vọng khi rơi vào vùng đen tối. Hãy giữ cân bằng trong cuộc sống của mình”, đó là những gì thương hiệu này nhắc nhở khách hàng mỗi khi truy cập vào web site của họ.

Câu chuyện của TOMS Shoe ở Argentina, nơi marketing không còn là story telling mà chuyển sang story doing, giúp ích cho đời, đã tạo cảm hứng rất nhiều cho Izen và anh đã hướng doanh nghiệp của mình tới những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Cho đi là nhận lại. Ở kỷ nguyên PR – Marketing 3.0 người tiêu dùng tin rằng đồng tiền bỏ ra không chỉ thoả mãn nhu cầu của mình mà còn góp phần cải tạo môi trường, gìn giữ thiên nhiên, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững.

Khi động đất xảy ra ở Nepal, cậu sinh viên ngày nào, giờ đã là một ông chủ, đã quyết định hiến tặng 100.000 usd để hỗ trợ các nạn nhân nơi đây. Một phần lợi nhuận của công ty, anh hiến tặng cho quỹ nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Năm 2015 anh cam kết, mỗi chiếc vòng bán ra, Lokai sẽ trích ra 1 usd tặng cho quỹ bảo vệ thiên nhiên World Wildlife Fund và mục tiêu anh đặt ra là gây quỹ được 250.000 usd. Năm 2016, anh kết hợp với tổ chức Charity sản xuất những chiếc vòng màu xanh ra trời và một loại bình đựng nước đặc biệt để trích từ lợi nhuận một khoản tiền đủ đào 100 cái giếng tại Ethiopia, giúp cho cuộc sống của 10.000 người dân (năm ngoái, hãng đã đào được 33 giếng).

Một chương trình đặc biệt tên là Walk with Yeshi. Người tương tác sẽ theo chân cô gái Ethiopia này trên suốt quãng đường 2 tiếng rưỡi hàng ngày đi lấy nước của cô. Có cả ảnh, video, sơ đồ di chuyển của cô. Khách hàng muốn nhìn tận mắt những nơi, những người họ muốn giúp khi mua hàng của hãng và chương trình chat trên Facebook Messenger cho phép làm điều ấy.

Xem video:

Nguồn: Adweek.

“Đừng bao giờ làm việc tốt một mình”, ở kỷ nguyên marketing với khuôn mặt nhân văn, hãy tạo điều kiện cho khách hàng làm việc thiện cùng với nhãn hàng. Xã hội cũng nhiệt tình hưởng ứng và chia sẻ để lan toả sự tử tế. Sự tương tác sẽ càng sâu sắc và bền vững, đảm bảo cho nhãn hàng một chỗ đứng lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng hiện đại.

Một số brand làm marketing nhân văn rất tuyệt:

Vòng tay LOKAI:

Giày TOMS shoe:

Lifebuoy help children to reach 5:

Coca-Cola hello happiness:

Davines Zero impact:

Accor Planet 21:

Nguồn: Accor Hotels.

The Bridge of life’ by Samsung Life Insurance:

Starhub, Third Eye:

thương mại công bằng, Fairtrade

https://www.youtube.com/watch?v=7K4G5-ydhS0

#Elite_PR_School

Sự khác biệt vùng miền ở thị trường Việt Nam

Hơn 1/3 dân số Việt Nam sinh sống ở miền Nam, đóng góp gần 50% tổng sản phẩm quốc nội. Đây cũng là khu vực có đóng góp nhiều nhất vào GDP cả nước. Trong khi đó, miền Bắc là khu vực có mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn cao nhất.

Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Thị trường Việt Nam không chỉ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn mà còn có rất nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Chúng tôi nhận thấy những sự khác biệt này thông qua phong cách sống, nền văn hóa và chân dung của mỗi hộ gia đình. Các doanh nghiệp nên chú trọng, dành thời gian để tìm hiểu và tận dụng những sự khác biệt này để tạo ra các chiến lược địa phương hóa giúp doanh nghiệp đến được với nhiều người tiêu dùng hơn trải dài khắp Việt Nam.”

Su-khac-biet-vung-mien-o-thi-truong-Viet-Nam-001

Nguồn: Brands Vienam

Giải mã khách hàng, gặt hái thành công

Giáo sư John Quelch, Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ), bậc thầy về Marketing, đã có buổi thuyết trình ấn tượng về kinh doanh tại Hội nghị thường niên “Việt Nam CEO Summit 2016”, diễn ra ở Hà Nội, trước đông đảo các CEO Việt Nam.

Thành công lớn nhờ thấu hiểu khách hàng

Bàn về khởi nghiệp kinh doanh, Giáo sư John Quelch lấy ví dụ điển hình về Tập đoàn máy tính Dell của Mỹ, do Michael Dell thành lập năm 1984. Từ một công ty non trẻ giờ Dell đã trở thành đế chế nổi tiếng, kiếm hàng tỷ USD mỗi năm.

Các DN đang gặt hái thành công trên thương trường đều có điểm chung duy nhất là đã tìm ra chìa khóa để “mở khóa” khách hàng.

Khi khởi nghiệp, Dell đơn giản chỉ là công ty bán máy tính theo yêu cầu của khách hàng. Vào đầu những năm 1980, máy tính là sản phẩm có giá trị lớn, phổ biến ở mức 3.000 USD/chiếc. Vì vậy, trên thị trường lúc bấy giờ chỉ tập trung quảng cáo và bán hàng tới các công ty cỡ vừa và lớn. Chính vì thế, Dell đã xác định hướng đi riêng là chú trọng vào đối tượng khách hàng cá nhân và các gia đình có nhu cầu lớn.

10085Customer_1469852986

Các DN đang gặt hái thành công trên thương trường đều có điểm chung duy nhất là đã tìm ra chìa khóa để “mở khóa” khách hàng.

Dell tìm hiểu và nhận thấy, nếu mua linh kiện rời về lắp ráp, một chiếc máy tính chỉ có giá thành khoảng 600 USD. Như vậy có thể bán giá thấp hơn giá thị trường nhiều và mở ra cơ hội làm giàu tuyệt vời. Sau khi tiến hành, thành công đến ngay tức thì, số lượng khách hàng cá nhân của Dell ngày càng tăng.

Cùng với đó, công ty còn đổi mới hình thức bán hàng. Máy tính đang được bán qua đại lý, Dell đổi sang bán trực tiếp qua điện thoại với mức giá thấp hơn 15%. Phương thức gọi điện sau này được biết đến như hình thức bán hàng trực tiếp đã tạo ra cuộc cách mạng trong kinh doanh, và là tiền đề của bán hàng trực tuyến qua mạng.

Theo Giáo sư John Quelch, với dân số trẻ cùng tinh thần khởi nghiệp đang lên cao,Việt Nam trở thành môi trường tốt cho các công ty khởi nghiệp, và hiện là nước đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về start up. Chỉ riêng mảng công nghệ, mỗi năm, ước tính có khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp với nhiều điển hình thành công.

Nhiều người vẫn nhắc đến câu chuyện của trang Tiki.vn. Cách đây 5 năm khi mới thành lập, Tiki chỉ bán sách tiếng Anh. Sau đó, họ dần chuyển sang bán sách trong nhiều lĩnh vực khác. Giờ đây, Tiki đã trở thành DN phát triển nhiều mặt hàng từ văn phòng phẩm đến thời trang, công nghệ,…

Trong quá trình kinh doanh, Tiki phát hiện ra khách hàng nam thường đến nhà sách chỉ mua đúng loại họ cần rồi về, trong khi khách hàng nữ bao giờ cũng ở lại lâu hơn, tìm nhiều chủng loại và có thể mua cho cả người thân, bạn bè,… Từ đó, họ thay đổi chiến lược marketing, tiếp cận vào khách hàng nữ với các chương trình giảm giá, tặng quà,… Tiếp đến, Tiki cho ra đời chính sách giao hàng trong vòng 24 giờ, rất được khách hàng tin tưởng, nhất là với những người không có thời gian đi mua sách. Kể từ năm 2013, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động ra 64 tỉnh thành trên cả nước và vươn ra thế giới, hiện có mặt tại 17 quốc gia.

John Quelch

GS John Quelch: Phải đặt khách hàng lên đầu, trên cả các cổ đông.

Thành công của hai DN nêu trên, tuy ở 2 quốc gia khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau và quy mô cũng khác nhau, nhưng đều cho thấy sự nhạy bén với thị trường và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Đây luôn là những đòi hỏi quan trọng nhất với người làm kinh doanh nếu muốn thành công.

Coi khách hàng là tài sản số một

GS. John Quelch cho rằng, muốn thành công trước hết phải thấu hiểu khách hàng, để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng và tiềm tàng nhất. Đưa ra những sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao với giá cả hợp lý. Khi đã thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra chiến lược Marketing đầy sức mạnh.

Ngày nay, các thương hiệu lớn như StarBucks, Wal Mart, SouthWest Airline, Lexus… đã rất thành công trong việc biến sự thấu hiểu khách hàng thành những thế mạnh trong sản phẩm dịch vụ của mình. Có thương hiệu thì lựa chọn chiến lược “tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn”; nhưng có thương hiệu chỉ lựa chọn chiến lược “tốt hơn”, hay “tốt đủ dùng”; có thương hiệu định vị sản phẩm, dịch vụ ngang bằng đối thủ cạnh tranh nhưng giá rẻ hơn; cũng có thương hiệu định giá sản phẩm ngang bằng đối thủ nhưng thêm giá trị gia tăng…

Thấu hiểu khách hàng rất quan trọng, đó chính là chiếc “chìa khóa” mở ra thành công. Thấu hiểu khách hàng có thể xác định nhu cầu tiềm năng hoặc mới nổi, chỉ ra những vấn đề của khách hàng; mở rộng lựa chọn, kết hợp lợi ích về chức năng và cảm xúc… cho khách hàng.

Muốn thành công trước hết phải thấu hiểu khách hàng, để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng và tiềm tàng nhất. Khi đã thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra chiến lược marketing đầy sức mạnh.

Điều quan trọng nữa là phải tôn trọng khách hàng. Không bao giờ được nghĩ về bản thân tốt hơn khách hàng, phải coi khách hàng là tài sản số một, là nguồn tiền của mình. Giá trị thương hiệu của mình được xây dựng dựa trên niềm tin của khách hàng, phải đặt khách hàng lên đầu, trên cả các cổ đông – GS John Quelch nhấn mạnh.

StarBucks là điển hình của coi trọng khách hàng khi thương hiệu này đưa ra quan điểm rất ấn tượng trong kinh doanh. Đó là không nên mở 5.000 cửa hàng, mà chỉ nên mở 1 cửa hàng 5.000 lần. Điều này thể hiện sự chuẩn mực, tất cả như một và mục tiêu chính là làm hài lòng khách hàng, GS. John Quelch nói.

Nguồn: Brands Vietnam

Tầm quan trọng của emojis với thương hiệu tại Việt Nam

Decision Lab Với 80% người dùng điện thoại thông minh (smartphone) thường xuyên sử dụng biểu tượng cảm xúc (emojis) để giao tiếp, và emojis được trích dẫn như một ngôn ngữ phổ quát ở một số nước, thật không ngạc nhiên tập đoàn lớn trên thế giới cũng theo trào lưu này trong truyền thông thương hiệu và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ trong số này.

Theo chuỗi báo cáo “Genzilla” của Decision Lab tại thị trường Đông Nam Á, nhóm dân số trẻ, được gọi là nhóm thế hệ Z (13-21 tuổi), thích bày tỏ thái độ thông qua các hình ảnh động (stickers), ký tự cảm xúc (emoticons) và biểu tượng cảm xúc (emojis) hơn là ngôn ngữ truyền thống.

Rõ ràng để gắn kết với khách hàng mục tiêu, thương hiệu phải học cách sử dụng emojis. Không chỉ mang xúc tác, emojis còn thể hiện được sự hài hước, qua đó giúp nhân cách hóa thương hiệu mà không phải sử dụng lại thuật ngữ “cười thật lớn – laugh out loud (lol)”.

Khi chúng ta quá tải với việc đọc quá nhiều chữ trên mạng, thì việc sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu cho phép truyền tải được nhiều hơn – đặc biệt cho những mẩu tin ngắn trên Twitter – sẽ giúp tăng sự tương tác giữa người dùng và thương hiệu trong những nỗ lực truyền thông trực tuyến.

coca

Quả thực đã có những kết quả tuyệt vời, khi một số doanh nghiệp lớn bắt đầu áp dụng biểu tượng cảm xúc vào chiến dịch của mình từ năm 2014.

Có những thương hiệu thực sự đã gặt hái được những kết quả lớn sau khi bắt đầu áp dụng emojis, điển hình là Oreo Trung Quốc, với hơn 1,7 tỷ lượt hiển thị (impressions) và 4 triệu đô la doanh số bán.

Các thương hiệu, đặc biệt trong ngành hàng tiêu thụ nhanh (FMCG), với hy vọng đi đầu trong việc áp dụng emojis vào nhóm khách hàng mới này, có thể sẽ thất vọng khi nhìn vào chiến dịch gần đây của Coca-Cola. Công ty này đã sử dụng các ký tự cảm xúc để kết nối với người tiêu dùng và đạt được độ tương tác rất lớn.

Coca-Cola được nhắc tới rất nhiều ở các nước Đông Nam Á trong thời gian gần đây, với phản hồi tích cực cho chiến dịch ‘Chia sẻ Coca-Cola’ hồi năm ngoái.

Dù vậy để duy trì sự yêu thích cho thương hiệu ở Việt Nam, với sự cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc thị trường thế hệ Z, Coca-Cola đã phát động một chiến dịch dựa trên các ký tự cảm xúc, kết nối chặt chẽ với chiến dịch sử dụng emoji thương hiệu trên thân lon Coca-Cola ở trên.

Chỉ trong vòng vài tuần đầu phát sóng, đoạn quảng cáo trên đã thu hút hơn 1,7 triệu lượt xem trên YouTube.

Thue Quist Thomasen, Đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab nhận xét: “Sự thành công của Oreo Trung Quốc và Coca-Cola Việt Nam có sự giúp đỡ của emojis, một cách thức sáng tạo giúp thương hiệu kết nối với phân khúc thế hệ Z, đặc biệt trong nội dung video.

Thế nhưng các thương hiệu cũng đừng quá vội vàng áp dụng, bởi những phương pháp truyền thông cổ điển vẫn còn rất hiệu quả.

Bắt kịp xu thế là việc nên làm, nhưng nếu bạn không có sự thấu hiểu sâu về khách hàng và biết rõ cách họ tương tác với sản phẩm, nỗ lực truyền thông của bạn sẽ không thực sự hiệu quả.”

Nguồn: Brands Vietnam

Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn

Ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản từ Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn.

Năm ngoái, Felix Baumgartner đã bay lên chín tầng mây khi chứng kiến 8 triệu người theo dõi trực tiếp chương trình của mình trên YouTube. Một số người gọi cú rơi tự do từ độ cao 128.000 foot do Red Bull thiết kế và tài trợ đó là một màn trình diễn quảng cáo. Nhưng chương trình đó còn hơn thế: Một vở kịch về tiếp thị nội dung đã thu hút đông đảo mọi người tham gia vào câu chuyện của Red Bull.

Tôi đã nói với thính giả toàn thế giới về nội dung và tiếp thị. Và khi tôi nói về nỗ lực qui mô và tốn kém này, tôi có thể đọc được sự hoài nghi trên khuôn mặt nhiều khán giả. Họ đang thắc mắc làm thế nào mà các doanh nghiệp nhỏ của họ có thể cạnh tranh được trên mặt trận tiếp thị với sự tinh tế của một công ty nhiều triệu đô la chỉ với nội dung và số năm kinh nghiệp ít ỏi của họ.

dimaco-3-bai-hoc-content-marketing

Đương nhiên là có vô số cách để cạnh tranh. Red Bull và các thương hiệu lớn (American Express, Coca-Cola, Google, Nike) có sườn nội dung mạnh có thể có các chương trình đầy tham vọng và ngân sách lớn để tiếp nhiên liệu cho họ, nhưng ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản đó.

1. Tuyển một nhà báo thương hiệu

Sai lầm lớn nhất về mặt tiếp thị nội dung mà tôi thấy ở các công ty nhỏ là họ không hiểu rõ về những nội dung mọi người có thể muốn đọc, xem, nghe và quan trọng nhất là chia sẻ. Trong một thế giới mà mọi người đều có khả năng phát hành thì chất lượng những gì bạn đưa ra là một vấn đề không hề nhỏ: Nó là tất cả.

Vậy hãy đánh cắp một chiến lược của những ông lớn: Các thương hiệu lớn thực hiện các chương trình nội dung của họ với cam kết dài hạn chứ không phải là chiến dịch một chốc một nhát. Chìa khóa ở đây là hãy tuyển những nhóm nhân viên tận tâm, là chuyên gia kể chuyện bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và âm thanh.

Một nhà báo viết về thương hiệu sẽ làm việc tại công ty, viết và sản xuất các đoạn băng hình, các bài viết trên blog, những tấm hình, cá hội thảo qua web, các biểu đồ, đồ thị, sách điện tử, podcasts và nhiều thứ khác nữa. Tất cả những thứ này có thể được dùng để lôi kéo mọi người tham gia. Bạn không phải tuyển một nhà báo thực sự. Bạn có thể tuyển (hoặc ký hợp đồng với) một chuyên gia về nội dung tận tâm với công việc này và đã từng có kinh nghiệm kể chuyện. Mục đích lớn hơn là: sáng tạo nội dung phải là một nghề riêng- không nên bắt người phụ trách truyền thông tiếp thị hay nhân viên mới thử việc thỉnh thoảng viết bài trên blog khi họ có thời gian.

Hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Lý do chính tôi là người thích tuyển các nhà báo đã qua đào tạo là họ luôn đặt nhu cầu của khán giả (khác với những khán giả trong công ty) lên trước. Bạn hãy xem tạp chí kỹ thuật số về thương hiệu xuất sắc Qualcomm Spark—hai phần ba nhân viên tạp chí này là phóng viên, nhà báo báo in hoặc báo tiếng.

Nghe có vẻ phi phi lý nhưng cách thức chú trọng tới khách hàng (chứ không phải là công ty) sẽ hiệu quả hơn đối với công ty bạn. Khả năng hiểu biết bẩm sinh của nhà báo về một đối tượng độc giả có nghĩa là mỗi khi họ ngồi đó để tạo ra nội dung, thì sẽ có một giọng nói nhỏ ở trong đầu luôn nhắc nhở họ về điều đó. Không ai phải đọc bài viết đó vì vậy bạn nên viết thật tốt. Kiểu sức ép như vậy chỉ có lợi cho thương hiệu của bạn.

2. Kể câu chuyện lớn hơn của bạn

Đây là một nghịch lý khác về tiếp thị nội dung: Câu chuyện của bạn không phải là về bạn mà là về những gì bạn làm cho những người khác. Google có thể là một công ty công nghệ, nhưng câu chuyện của nó không phải là về thuật toán tìm kiếm và hệ thống vận hành mà là về cách công ty này dùng công nghệ của mình để kết nối mọi người và làm giàu thêm cuộc sống của họ. Tương tự như vậy, chủ đề “Find Your Greatness” của Nike không phải là về những đôi giày hoặc phụ kiện mà là về việc tạo động lực và truyền cảm hứng của vận động viên cho tất cả chúng ta ngay cả khi chúng ta không phải là vận động viên.

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

Bạn cũng có thể xác định một câu chuyện lớn hơn cho mình: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ tồn tại thế nào trong thế giới này? Nó sẽ giúp ích cho mọi người ra sao? Giảm bớt gánh nặng cho họ? Làm dịu nỗi đau cho họ? Câu chuyện của họ sẽ luôn về những người sử dụng sản phẩm bạn bán ra chứ không phải là về sản phẩm. Nói cách khác, hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Hãy thường xuyên kể câu chuyện lớn hơn đó: Nó phải là xương sống thép cho mọi nội dung hoặc sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà bạn tạo ra. Hãy chắc chắn rằng những người đang thay mặt bạn tạo ra nội dung đang nhìn qua lăng kính câu chuyện của bạn, nói một cách ẩn dụ và đặt câu hỏi: “Liệu nội dung này có tràn ngập trong sứ mệnh lớn hơn của chúng ta không”?

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

3. Duy trì sự tham gia của cộng đồng

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Mùa hè năm ngoái, công ty Expedia đã khai trương một sáng kiến nội dung mang tên “Find Yours” để tìm kiếm những người tiêu dùng có câu chuyện về du lịch thu hút nhất. Câu chuyện được kể dưới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh họa cho các chuyến đi của mọi người, diễn tả cách mà việc đi du lịch đã làm biến đổi họ, trong đó có cả một đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarthy nói về việc anh đã thực hiện một hành trình đi rải tro cốt của người anh quá cố (“Find Your Goodbye”). Chương trình Find Yours là nỗ lực của ông lớn này trong việc chuyển từ việc thương mại hóa việc đặt vé du lịch trực tuyến sang một hình thức lớn hơn, có nhiều câu chuyện cá nhân về việc du lịch đã thay đổi mọi người như thế nào.

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Tương tự như vậy, Ben & Jerry’s cũng đã yêu cầu những người hâm mộ trên toàn thế giới chia sẻ những bức hình phấn khích nhất của họ trên Instagram bằng cách sử dụng chứ năng hashtag #CaptureEuphoria; những tấm hình được yêu thích nhất sẽ được sử dụng minh họa cho các đoạn quảng cáo của thương hiệu này. Chính sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào câu chuyện đã tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời. Nhà bán lẻ ModCloth cũng đã lôi kéo người hâm mộ bằng cách đề nghị họ đăng tải các trang phục củ họ mỗi ngày trên trang Style Gallery của công ty.

Một ví dụ yêu thích nữa của tôi là: công ty luật Levenfeld Pearlstein tại bang Illinois đã rất độc đáo khi lôi kéo các nhân viên tham gia vào câu chuyện lớn hơn- phân biệt công ty giống như một con người và là một thương hiệu dễ tiếp cận trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt. Thông qua nghiên cứu từ sự phân tích trang web, công ty này đã nhận thấy trang luật của công ty là một trong những trang được ghé thăm nhiều nhất trên trang web của công ty. Vì vậy, công ty đã quyết định tăng thêm sự nổi bật, tạo ra một loạt đoạn băng hình phỏng vấn trong đó các luật sư sẽ trả lời các câu hỏi bất thường kiểu như: Bạn đã từng muốn làm nghề gì khi còn nhỏ? Nếu bạn có thời gian đi du lịch, bạn sẽ đi đâu? Vật đáng giá nhất của bạn là gì? Thông điệp ở đây là: Bạn không tìm thấy cái giá áo ở đây, bạn sẽ tìm thấy những người thật và họ thông minh, coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp.

Nếu các công ty mới hoặc các thương hiệu nhỏ hơn đi tiếp với một ý tưởng bao quát từ các thương hiệu lớn, thì đó sẽ là:

Các nhà tiếp thị giỏi nhất không coi nội dung của họ không phải là một nhiệm vụ hoặc một chiến thuật hay là một kênh- không phải là một cách để thu thập lượng người xem hay Thích- mà là một cơ hội chiến lược để gắn kết độc giả với một cách làm mới, hào hứng để đem lại những kết quả thú vị và mới mẻ.

Ứng dụng công nghệ vào quảng cáo: APAC đi đầu

Báo cáo Adtech 40 của R3 đã chọn ra 40 ứng dụng công nghệ vào quảng cáo (AdTech: Advertising Technology) xuất sắc nhất trên thế giới, trong đó có đến 12 trường hợp (chiếm khoảng 30%) đến từ Châu Á.

R3 nghiên cứu các xu hướng quảng cáo và ứng dụng công nghệ trong quảng cáo nhằm xác định những trường hợp tốt nhất, và các trường hợp này được đánh giá dựa trên 4 yếu tố: thành công của Thương hiệu – Công nghệ – được Công nhận, và quan trọng nhất là Kết quả. Khu vực APAC có các đại diện bao gồm Coca-Cola, Chevrolet, Uniqlo và MasterCard.

Thông qua quy trình, R3 xác định được 5 phát hiện chính của xu hướng ứng dụng công nghệ vào quảng cáo ở khu vực APAC.

1. Công nghệ thúc đẩy quá trình tích hợp ở APAC

Sự phát triển của công nghệ là nhân tố lớn trong việc thay đổi mối quan hệ giữa khách hàng với agency và đây cũng là bước tiến đáng kể đối với việc tích hợp. Khách hàng đòi hỏi những agency am hiểu về digital, và agency không chỉ phải cải thiện những điểm yếu về digital của mình mà còn phải phối hợp chặt chẽ với các agency cũng như nhà cung cấp khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng. Trong Adtech 40, chúng ta thấy được các ví dụ điển hình của sự tích hợp giữa khách hàng và agency, agency và tech vendor, agency và agency từ các ví dụ ở APAC. Ví dụ xuất sắc có thể kể đến là MasterCard’s Digital and eCommerce Engine, sáng kiến mang tính toàn cầu, có thể nói là sự kết hợp giữa nhiều agency và tech vendors, đã làm tăng 16% GDV (Gross Dollar Volume) trên khắp các thị trường.

2. Adtech giúp môi trường quảng cáo đặc thù ở Trung Quốc đa dạng hơn

Bất kì ai đã làm việc tại Trung Quốc hoặc có đối tác từ quốc gia này đều có thể nói cho bạn biết, hầu hết những ứng dụng công nghệ từ phương Tây hay thậm chí từ những quốc gia khác trong khu vực APAC, đều không tồn tại ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường kĩ thuật số của Trung Quốc có những bước tiến riêng của nó và không hề đi sau các nước khác. Một số platform duy nhất chỉ có tại Trung Quốc, WeChat có thể được kể đến như ví dụ điển hình, góp phần thúc đẩy các thương hiệu ứng dụng công nghệ vào quảng cáo. Trung Quốc có gần 700 triệu người sử dụng mạng xã hội, và những thương hiệu như Coca-Cola đang sử dụng điều này như một lợi thế của họ. Coca-Cola’s “Lyric Coke” tận dụng lợi thế từ công nghệ WeChat’s QR code và thói quen dùng mạng xã hội của giới trẻ Trung Quốc, kết quả gia tăng doanh số bán trong hè lên 10% so với năm trước.

Thông tin chiến dịch “Coca- Cola – Lyric Coke”:

  • Khách hàng: Coca-Cola
  • Agencies: Isobar China, Posterscope, Starcom
  • Thị trường : Trung Quốc
  • Thời gian: 05/2014 – 08 /2014
Isobar-China-Introducing-Lyric-Coke

Phiên bản đặc biệt “ Lyric Coke” của Coca- Cola tận dụng sự hấp dẫn của việc chia sẻ những giai điệu yêu thích và biểu tượng cảm xúc ẩn đằng sau lời bài hát.

Ý tưởng:

Lời nhạc của 60 bài hát nổi tiếng của Trung Quốc được in trên lon Coke. Mỗi đoạn lời bài hát được chọn diễn tả một khoảnh khắc cảm xúc đáng nhớ nhất trong bài hát. Bằng cách scan mã QR trên vỏ chai, người tiêu dùng có thể truy cập để nghe một đoạn ngắn bài hát, hoặc là “musicon”- biểu tượng cảm xúc chuyển động với âm thanh- dễ dàng được chia sẻ trên truyền thông xã hội. Những chai nước ngọt có lời bài hát phiên bản đặc biệt được xuất hiện trên khắp các điểm tiếp xúc khách hàng: trên TV, OOH, trong PR và cả những sự kiện.

Quy trình:

Isobar đóng vai trò như agency chủ quản (lead agency) lựa chọn lời bài hát, thiết kế bao bì tương tác và trải nghiệm digital/ mobile. Isobar đồng thời lên kế hoạch liên quan đến truyền thông kĩ thuật số. Starcom quản lý planning và buying trên TV, Postercope phát triển chiến lược, buying và cả việc truyền tải nội dung cho kênh OOH.

Kết quả:

Doanh số bán hàng của Coca-Cola tăng 6% so với mức trung bình ngành 1,2%. Các cuộc trò chuyện xã hội trên toàn chiến dịch mang đến hơn 3 tỷ lượt hiển thị (Impression).

3. Các thương hiệu xe ô tô giữ vị trí dẫn đầu

Ngành công nghiệp ô tô đang dẫn đầu về công nghệ, và hơn nửa số trường hợp được chọn về xe ô tô trong Adtech 40 nằm ngoài khu vực APAC, trong khi một nửa khác là những sáng kiến toàn cầu bao phủ thị trường APAC. Không hề nghi ngờ gì khi nói Trung Quốc là thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới, và Châu Á chính là ngôi nhà cho thế hệ dân số trẻ đang tăng trưởng, những người trẻ hiểu biết về công nghệ đang tìm mua xe lần đầu tiên. Với khoản ngân sách khổng lồ, các thương hiệu xe ô tô phải không ngừng nâng cấp và tích hợp công nghệ mới nhất vào những phương tiện truyền thông, các phương thức marketing cũng sẽ trở nên phù hợp. Chẳng hạn như, tại Australia, Chevrolet phát minh một cuộc thi lái thử với công nghệ thực tế ảo nhằm giới thiệu các tính năng của sản phẩm ở buổi triển lãm xe, trong khi ở Trung Quốc thì Mini hợp tác với Uber trong một chiến dịch đã làm tăng doanh số bán hàng lên 5% trong quý 1/ 2015.

Thông tin chiến dịch “Chevrolet – Codriver”:

  • Khách hàng: General Motors International
  • Thị trường: Australia
  • Thời gian: 04/ 2015 – Đến nay
  • Agencies/Vendors – Isobar Australia
  • Tech Word Cloud – Virtual reality, 3D game engine, virtual test-drive, interactivity, lead generation
Chevrolet vận dụng công nghệ thực tế ảo để mang đến cho du khách trải nghiệm lái thử mang tính tương tác và tạo ra tiếng vang trong dư luận xã hội.

Chevrolet vận dụng công nghệ thực tế ảo để mang đến cho du khách trải nghiệm lái thử mang tính tương tác và tạo ra tiếng vang trong dư luận xã hội.

Ý tưởng:

Ý tưởng đằng sau “CoDriver” là tạo ra trải nghiệm lái xe thực tế ảo đầu tiên trên thế giới, cho phép mọi người có cảm giác như họ đã thực sự lái xe Chevy Colorado. Mặc cho buổi triển lãm xe được tổ chức ở Bangkok, thế nhưng người dùng lại có cảm giác như họ đang lái xe đến những ngọn núi của New Zealand nhờ vào thiết bị thực tế ảo trên.

Quy trình:

Dự án CoDriver được lên ý tưởng và thiết kế bởi Isobar Úc. Isobar làm đạo diễn, quay phim, biên tập, thực hiện các cảnh quay 360 video và phát triển tất cả các công nghệ theo cách in-house trong khoảng thời gian hai tháng. Chevrolet thiết kế phương tiện mới này ngay từ đầu, xây dựng các phần cứng và phần mềm tùy chỉnh để đảm bảo trải nghiệm không bị gián đoạn và nhất quán. Người dùngcó thể chia sẻ trải nghiệm của họ trên phương tiện truyền thông xã hội với bạn bè. Toàn bộ trải nghiệm thực tế ảo được quay bằng video 360 chất lượng 4k và tích hợp vào một công cụ trò chơi 3D, sau đó thể hiện cho người dùng Chevrolet Colorado để tạo cảm giác chân thật. Hãng cũng sử dụng một hệ thống rung và âm thanh vòm trong xe hơi để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Kết quả:

Nhờ vào chiến dịch CoDriver VR, chương trình kích hoạt của Chevrolet giành giải “Best Stand” tại Bangkok International Motor Show và là gian hàng hấp dẫn nhất. Các phản ứng tích cực sau đó thúc đẩy GM biến CoDriver thành một sản phẩm mang tầm khu vực. Kết quả là, 2 trải nghiệm VR, mang tên Great Ocean Road và Dubai, đã được thực hiện cho chương trình kích hoạt tại các triển lãm khác trên toàn cầu.

4. Người tiêu dùng ở khu vực APAC cần sự tương tác

Các ví dụ trong AdTech 40 được chia làm 4 phạm trù – Engagement, Acquisition, Targeting, Performance- và 50% của trường hợp đạt giải ở APAC tận dụng công nghệ để gia tăng tương tác với người tiêu dùng. Cảm xúc kết nối với một thương hiệu là rất quan trọng với người tiêu dùng ở APAC, vì họ thường tìm kiếm trải nghiệm tương tác và nhìn chung rất thích tương tác với thương hiệu ưa thích của họ thông qua mạng xã hội hoặc tham dự các sự kiện ngoài trời. Để tạo ra loại trải nghiệm này thì không nhất thiết cần đến khoản đầu tư lớn ban đầu như việc vận hành doanh nghiệp và ROI. Uniqlo ở Australia đã tạo ra một tương tác nhằm tăng doanh số bán áo của họ bằng cách sử dụng máy quét sóng não để biết được chiếc áo nào là phù hợp với tâm trạng khách hàng, chiến dịch này đã tạo ra 20 triệu impression về PR, 2 triệu lượt hiển thị (Impression) trên mạng xã hội, và hơn 35,000 lượt tương tác (Engagement).

Thông tin chiến dịch “UNIQLO – uMood”:

  • Khách hàng: UNIQLO
  • Thị trường: Australia
  • Thời gian: 10/2015
  • Agencies/Vendors – Isobar Australia, Dentsu ScienceJam
  • Tech Word Cloud – neuroscience, social media, brainwave scanning, in-store experience, personalization
UNIQLO tích hợp khoa học thần kinh với những trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để cung cấp cho khách hàng một loạt các sản phẩm với mẫu mã phù hợp tâm trạng hiện tại của họ.

UNIQLO tích hợp khoa học thần kinh với những trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để cung cấp cho khách hàng một loạt các sản phẩm với mẫu mã phù hợp tâm trạng hiện tại của họ.

Ý tưởng:

uMood tập trung vào việc giúp khách hàng lựa chọn một chiếc áo thun hoàn toàn phù hợp tâm trạng của họ. Khách hàng được trang bị tai nghe để đọc sóng não của họ trong khi họ xem một loạt các video. Dựa trên phản ứng thần kinh của họ cho mỗi video, một thuật toán được xây dựng tùy chỉnh để xác định tâm trạng hiện tại của họ và đề nghị một lựa chọn áo thun phù hợp. Bằng các phương tiện kĩ thuật số khác nhau như bài kiểm tra trực tuyến, Instagram, nội dung trên mạng xã hội, blogger tiếp cận cộng đồng và OOH đã hỗ trợ việc thay đổi trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng.

Quy trình:

Chiến dịch uMood được dẫn dắt và thực hiện bởi Isobar, công nghệ khoa học thần kinh phát triển ở Nhật bởi Denstu ScienceJam. Sử dụng công nghệ theo cách này không chỉ độc đáo trên cơ sở khoa học mà lại còn rất hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Các công nghệ cốt lõi cho chiến dịch này là máy quét sóng não cùng với giao diện lập trình ứng dụng API (Application Programming Interface) để đọc trạng thái thần kinh của mỗi người tham gia. Tâm trạng và cảm xúc tạo ra bởi các tác nhân như video kích thích được dẫn tới một cơ sở dữ liệu của áo thun tương ứng với tâm trạng cụ thể.

Kết quả:

uMood tạo ra hơn 20 triệu lượt PR và chiếm hơn 500.000 $ trong phương tiện truyền thông kiếm được (Earned media). Hơn 100 bài báo đã đề cập đến nội dung của chiến dịch ngay sau khi nó được khởi động. Có khoảng 9918 lượt người dùng thực hiện bài kiểm tra trực tuyến và đã tạo tiếng vang lớn trên phương tiện truyền thông xã hội, với hơn 2 triệu lượt hiển thị (Impression) và 35.728 lượt tương tác(Engagement).

5. Thị trường công nghệ mobile đi đầu (mobile-first)

2016 được xem là “năm của điện thoại di động”, từ việc bùng nổ tỉ lệ thâm nhập của điện thoại thông minh và người dùng mạng xã hội, APAC đang dẫn đầu trong việc trở thành thị trường đầu tiên của di động một cách đúng nghĩa. Các thương hiệu tại khu vực APAC đang sử dụng mạng xã hội như một không gian cải tiến và dẫn đầu trong các lĩnh vực như m-commerce và nội dung tạo ra bởi người dùng, bằng chứng cho thấy rằng mọi trường hợp đạt giải đều có một số yếu tố di động trong đó, ngoại trừ một trường hợp tại APAC. Cho dù là chiến dịch Budweiser’s Megahit WeChat ở Trung Quốc hay ứng dụng di động Network Seven’s “The Big Adventure” ở Australia, các thương hiệu đều đang tận dụng cơn nghiện điện thoại di động của người tiêu dùng và cả khuynh hướng đa màn hình. Thương hiệu yogurt của Trung Quốc, Yili Meiyitian, tích hợp chiến dịch di động vào trong cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách cài đặt công nghệ theo dõi sức khỏe trên xe bus ở Bắc Kinh và gửi dữ liệu kiểm tra sức khỏe về điện thoại cá nhân. Chiến dịch giúp cho thương hiệu Yili vượt qua những đối thủ cả về sự cải tiến và trách nhiệm xã hội, đồng thời thu về hơn 3 triệu share trên WeChat.

Greg Paull, lãnh đạo của R3

Khi nói đến tích hợp công nghệ và kĩ thuật số vào các chiến dịch quảng cáo để nâng cao kết quả kinh doanh thì chắc chắn không thể bỏ qua thị trường APAC.“Rõ ràng là marketer và agency trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có hệ thống riêng biệt và cơ hội để dẫn đầu thế giới”, trích lời Greg Paull, lãnh đạo R3.“Chúng tôi trông chờ để thấy nhiều và nhiều hơn nữa.”

Nguồn: R3 Việt Nam

Pokémon GO tăng hiệu quả Marketing địa phương

Pokémon GO đã “xâm chiếm” thế giới một cách nhanh chóng. Trò chơi tương tác ảo nổi tiếng dành cho smartphone này đã vượt qua mức 15 triệu download chỉ trong vòng vài ngày, và – dựa theo một vài sự ước lượng – nó đã nổi tiếng hơn cả Instargram, Twitter, và Tinder.

Người làm Marketing, theo lẽ tự nhiên, sẽ muốn xâm nhập vào trò chơi này, và một vài doanh nghiệp địa phương, những người có trụ sở làm việc được làm nổi bật trên bản đồ của trò chơi bởi các bảng hiệu chào mừng các người chơi Pokémon GO, đã đạt được những lợi ích nhất định.

Điều đó thì thật tuyệt, nhưng làm sao bạn – một người bán lẻ ở địa phương hay làm kinh doanh ở địa phương khác, tham gia vào hoạt động này?

Bước 1: Tải về trò chơi và thăm dò bản đồ của nó

Việc trụ sở kinh doanh của bạn xuất hiện trên bản đồ bởi Niantic (nhà phát triển của Pokémon GO) là hoàn toàn có thể. Nơi làm việc của bạn sẽ là nơi mà những sinh vật ảo tụ tập – nếu như vậy thì tất cả điều bạn cần làm là tạo ra một bảng hiệu và suy nghĩ đến những dịch vụ để phục vụ cho những người chơi Pokémon.

Một dịch vụ mà bạn có thể tạo ra cho những người chơi mà hầu như không tốn một đồng nào đó chính là trạm sạc pin, bởi Pokémon GO sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên này.

Bước 2: Mua và tạo ra những “mồi câu”

Pokémon GO có hệ thống tiền tệ của riêng nó, nhưng bạn sẽ phải trả tiền thật ngoài đời để chuyển đổi thành tiền ảo. Giá tiền hiện tại của một Lure Module (thiết bị thu hút Pokémon) là 100 “Pokécoins” với 8 gói có mức giá là 680 Pokécoin. Mỗi Lure Module có hiệu lực 30 phút.

Với mức chuyển đổi hiện tại, bạn có thể mua 100 Pokécoins với 0.99 đô-la, nhưng nó sẽ giảm giá thành 14500 Pokécoins với mức giá 99 đô-la. Sự đầu tư này sẽ cho bạn khả năng thu hút quái vật trong vòng 72.5 giờ (sử dụng combo 8 gói Lure Module).

72.5 giờ tương đương với hơn 3 ngày một tí, nhưng trừ trường hợp bạn chạy vòng vòng ở công viên suốt 24 tiếng thì số tiền bạn bỏ ra sẽ có tác dụng lâu hơn nhiều. Nhiều cửa hàng bán lẻ chỉ mở cửa trong vòng 8 giờ trong ngày, nên số tiền 99 đô-la bỏ ra sẽ cho bạn khả năng thu hút quái vật trong khoảng 9 ngày, tất nhiên là bạn có thể tắt chức năng này vào ngày Chủ Nhật hoặc những ngày khác mà bạn không mở cửa.

Tiếp theo là gì?

Căn cứ vào sự yêu thích đặc biệt của công chúng dành cho Pokémon GO cũng như những thành công ban đầu của những doanh nghiệp may mắn có trụ sở nằm ở vị trí thuận lợi cho việc tương tác ảo của trò chơi, và sự khao khát của những thương hiệu quốc nội muốn lôi kéo công chúng ghé thăm địa điểm của họ thì bước tiếp theo sẽ là Nintendo và Niantic tạo ra một nền tảng quảng cáo bằng cách cho doanh nghiệp có thể tạo ra những địa điểm trả phí trong game.

Thật ra, nền tảng này không nên chỉ giới hạn trong Pokémon GO mà còn có thể áp dụng ở những tựa game tương tác ảo khác với công nghệ của Niantic.

Với việc Niantic khởi đầu là một startup được Google tài trợ, việc một nền tảng tự hoạt động tương tự như cách hoạt động của Google’s Adwords là hoàn toàn có thể, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ các loại quảng cáo CPV (Cost Per Visit) sẽ trả tiền như thế nào. Các hình thức đấu thầu hoạt động rất tốt trong việc quảng cáo trên bộ máy tìm kiếm, nhưng chúng có lẽ sẽ không đem lại hiệu quả cao đối với các địa điểm tương tác ảo trả phí. Ví dụ, cứ cho rằng một người bán hàng sẵn lòng trả tiền cho người chủ (ở đây là Niantic) mỗi tháng để sở hữu một khoản không gian (của chính mình) – thì tại sao người đó còn phải đấu thầu với một bên thứ 3 để có quyền tạo ra một Pokémon gym ảo ngay trên cái nơi mà anh ta đã trả tiền rồi?

Những vấn đề như thế này chưa bao giờ xuất hiện trong việc quảng cáo trước đây, nhưng chúng sẽ trở nên phổ biến bởi sự phát triển của những tựa game tương tác ảo.

Còn trong thời điểm hiện tại, nếu bạn có hứng thú với những tiềm năng của Pokémon GO trong việc tăng lượng traffic cho bản thân, hãy tải game về, mua Pokécoins, và bắt đầu “thả thính” để thu hút quái vật. Nhưng hãy nhớ rằng, không giống như các nền tảng quảng cáo lâu đời khác, Pokémon GO không có một giao diện ứng dụng, khả năng phân tích số liệu nội bộ, và các công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị bỏ ra và thu về.

Chắc chắn rằng những công cụ này sẽ ra đời sớm thôi, nhưng bây giờ, bạn sẽ phải tự giải quyết các vấn đề trong việc xuất bản những thông tin như lợi tức đầu tư, tỉ lệ chuyển đổi, và các thông số quan trọng khác.

Theo: Mai HoàngViệt / socialmediatoday.com
Nguồn: Brands Vietnam, Digitalk

3 cách đơn giản đẩy mạnh tương tác mạng xã hội

Chương trình khách hàng thân thiết là một phương pháp tuyệt vời để “nuôi dưỡng”, chăm sóc những khách hàng trong hiện tại và giúp làm tăng thêm doanh thu, thế nhưng nếu chương trình này thiếu đi một điểm nhấn, số thành viên và lượng tương tác có thể sẽ bị suy giảm. Đây chính là điểm để mạng xã hội trở thành một nền tảng hoàn hảo cho vấn đề trên.

Hãy nghĩ về mối quan hệ giữa chương trình khách hàng thân thiết và mạng xã hội như một con đường hai chiều – nó thực sự sẽ là một sai lầm lớn khi tách hai phương tiện trên thành hai phần riêng biệt, vì trong thực tế luôn luôn có chỗ cho cả hai cùng phát triển.

Một chương trình khách hàng thân thiết có thể đem sự nhận biết của người dùng đến với những kênh truyền thông xã hội của bạn, cũng như giúp bạn tạo nên số lượng người ủng hộ bằng cách cung cấp điểm số cho những hồ sơ mạng xã hội đang theo dõi bạn. Tương tự như vậy, mạng xã hội có thể dùng để gây cảm giác tò mò, khiến mọi người phải vào trang chủ của bạn và tìm hiểu chương trình khách hàng thân thiết, sau đó đăng ký để nhận thêm nhiều ưu đãi đặc biệt cũng như gắn bó với bạn hơn.

Sau đây là 3 điều mà bạn có thể làm để tạo nên mối quan hệ “cộng sinh” giữa chương trình của bạn và mạng xã hội, cũng như tối đa hóa hiệu quả của chương trình khách hàng thân thiết:

1. Truyền thông mạnh mẽ cho chương trình quà tặng thưởng của bạn

Điều trước tiên mà bạn cần làm trên mạng xã hội chính là khiến cho cả khách hàng mới lẫn cũ đều biết đến chương trình của bạn.

Mỗi lần bạn giới thiệu về một quà tặng hay tính năng mới, hoặc bất cứ thông tin gì liên quan đến chương trình khách hàng thân thiết, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thông báo thật rộng rãi trên mạng xã hội.

Thủ thuật nâng cao: Nếu chương trình tặng thưởng của bạn đã có rất nhiều khách hàng thân thiết rồi, hãy xem xét đến việc tạo ra một tài khoản mạng xã hội dùng để cập nhật những tin tức và dịch vụ chăm sóc chỉ dành riêng cho khách hàng thân thiết, tương tự như những gì mà Xbox Live và Starbucks đã làm. (Đây còn một phương pháp rất thú vị để chia sẻ những nội dung do người dùng đóng góp liên quan đến chương trình tặng thưởng. Lý do là vì mọi người thường rất thích chia sẻ quà tặng thưởng của mình lên mạng xã hội).

Đội ngũ của Starbucks thể hiện khả năng của họ khi cho mọi người biết rằng họ có thể nhận được gấp đôi số lượng sao trong cả tuần. Điều tốt nhất ở đây là gì? Quà tặng của Starbucks có Twitter riêng biệt để có thể xử lý điều này! Nguồn: twitter.com/starbucksgold.

2. Cho khách hàng thấy lý do mà họ nên tham gia

Một tính năng quan trọng khác đang ngày càng làm tăng mức độ phổ biến của mạng xã hội chính là Video. Dĩ nhiên, Video đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên chế độ Video phát trực tiếp thì khá mới mẻ và các thương hiệu hiện đang tận dụng Facebook Live và Periscope để thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm và thương hiệu của mình.

Việc mời những vị khách mời đặc biệt hoặc chia sẻ Video về một sản phẩm mới tung ra thị trường là ý tưởng rất tuyệt vời, điều này giúp thu hút đông đảo số lượng người theo dõi cũng như đảm bảo việc lan truyền những thông tin (và lợi ích) liên quan đến chủ đề mà bạn đã bao gồm trong chương trình khách hàng thân thiết và các thành viên của nó. Điều đặc biệt nhất về Video phát trực tiếp chính là các Video này có thể lưu và xem lại sau đó, nhưng trong lúc Video đang được phát trực tiếp, nó gửi thông báo tới tất cả những người đang sử dụng mạng xã hội. Điều đó có một sức mạnh tuyệt vời để thu hút nhiều ánh nhìn tò mò của mọi người hơn là các video được tải lên theo cách truyền thống.

Thủ thuật nâng cao: Hãy sử dụng Video phát trực tiếp để quảng bá cho những phần quà tặng thưởng là chuyến đi trải nghiệm – nếu bạn đang tặng thưởng những phần quà ví dụ như một tour tham quan sau hậu trường, đi spa, hoặc một chuyến du lịch độc quyền, hãy chắc chắn rằng mình sẽ thông báo với mọi người thông qua Video phát trực tiếp.

3. Tạo ra những mẫu quảng cáo tuyệt hơn

Có một điều mà chúng tôi đã được nghe rất nhiều lần trong vài năm qua, đó là khách hàng muốn trải nghiệm cá nhân nhiều hơn nữa. Đã quá đủ với những dịch vụ và quảng cáo chung chung cho tất cả theo dạng “one-size-fits-all” rồi.

Một chương trình khách hàng thân thiết nên là duy nhất bởi các thành viên thường sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân (như sở thích,…) trong quá trình đăng ký.

Một chương trình khách hàng thân thiết tốt sẽ tiến từng bước xa hơn và thậm chí khi đó bạn chỉ cần đổi một phần thưởng nhỏ để có thể lấy được thêm nhiều thông tin rất giá trị, những thông tin này giúp bạn điều chỉnh mục tiêu của mình chính xác hơn, xa hơn. Hãy dùng nó cho lợi ích của bạn (cũng như khách hàng bạn) và cho ra những loại quà tặng khác nhau dựa trên các thông tin này.

Có thể bạn đã và đang sử dụng các mẫu quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng rồi, nhưng cũng hãy thử khuyến khích khách hàng hiện tại đăng ký chương trình khách hàng thân thiết thông qua quảng cáo (có ai lại không muốn những ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho thành viên chứ?) Và dĩ nhiên, nếu bạn đang tổ chức một cuộc thi trúng thưởng với những phần quà hấp dẫn, hãy tạo các mẫu quảng cáo cho những điều này, để nhắm đến những khách hàng hiện tại và tương lai của mình.

Thủ thuật nâng cao: Hãy lấy thông tin chi tiết từ danh sánh thành viên chương trình khách hàng thân thiết và đưa vào phần mềm chạy quảng cáo Facebook hoặc phần mềm Facebook Lookalike Audiences đến các thành viên hiện tại của bạn, điều này có thể giúp bạn có thêm khách hàng mới đấy. Một chương trình khách hàng thân thiết tuyệt vời như Antavo sẽ giúp bạn thực hiện điều này rất dễ dàng.

Một chương trình khách hàng tuyệt vời giúp bạn tạo ra những phân khúc khách hàng dựa trên trường dữ liệu, nên bạn có thể tối ưu hóa mục tiêu quảng cáo với thông tin đó.

Thêm một thủ thuật có ích: Hãy biến nền tảng mạng xã hội thành nơi các khách hàng thân thiết trở thành người giới thiệu giúp cho bạn.

Còn gì tuyệt vời hơn khi khách hàng có thể giới thiệu giúp cho bạn và họ được nhận quà tặng chỉ từ việc chia sẻ một trang sản phẩm của bạn lên Facebook? Sau đó khi bạn bè của họ nhấp chuột vào và mua sản phẩm, họ sẽ nhận được nhiều phần thưởng hấp dẫn từ bạn, như một điều xứng đáng cho những nỗ lực chia sẻ bài viết của họ.

Một chương trình khách hàng thân thiết sôi nổi khiến điều này trở nên khả thi và chắc chắn bạn sẽ ủng hộ cũng như khuyến khích nó, vì sự giới thiệu của khách hàng là một loại sức mạnh vô cùng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng từ những khách hàng mới. Trong thực tế, tỷ lệ tiếp tục duy trì mua hàng từ việc người giới thiệu cao hơn những khách hàng có được từ quảng cáo đến 37%.

Hãy liên kết mạng xã hội và chương trình khách hàng thân thiết với hệ thống giới thiệu hoạt động dựa trên việc chia sẻ trang chủ và trang sản phẩm trên mạng xã hội.

Tổng kết

Hiện nay mạng xã hội đã trở thành một phần rất quan trọng của Marketing, Sales, Dịch vụ chăm sóc khách hàng, PR,… vậy nên tại sao chúng ta lại không tận dụng điều đó. Việc áp dụng các chiến lược về mạng xã hội và chương trình khách hàng thân thiết song song với nhau là một cách rất tự nhiên để phát triển cả hai loại nền tảng này, cho cả việc kinh doanh lẫn việc tăng cường mối quan hệ với khách hàng mà cùng lúc đó lại còn giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho bạn.

Theo: Jessica Mizerak / SocialMedia (Biên dịch: Tâm Nguyễn)
Nguồn: Brands Vietnam; Digitalk

cau-chuyen-dinh-vi-dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet

Câu chuyện định vị – Điều gì làm nên sự khác biệt

KHÁC BIỆT HAY LÀ CHẾT – KHÔNG PHẢI LÀ KHẨU HIỆU

Samsung tận dụng mọi thứ họ có, nhưng điều đó không bền vững vì không có gì đặc biệt về điện thoại của họ. Samsung bị nghiền nát ở phân khúc cao bởi Apple và phân khúc thấp với Xiaomi tại Trung Quốc.

Vậy còn thương mại điện tử? Không có sự khác biệt khi mua một quyển sách hay mua một sản phẩm điện gia dụng ở Tiki, Lazada hay Adayroi.

cau-chuyen-dinh-vi-dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet

Điều gì làm nên sự khác biệt?

Team US, đội ngũ đã mang lại vinh quang cho Samsung bằng chiến lược marketing của mình, bị phạt thay vì được vinh danh có thể là một yếu tố suy giảm sức mạnh Samsung trong các chiến lược marketing sau này.

Tuy nhiên, màn hình to của Samsung không phải là một lợi thế cạnh tranh bền vững. Ben Thompson, tác giả của Stratechery blog nhận xét: “Tôi nghĩ thật là nguy hiểm khi bạn không hiểu vì sao mình chiến thắng. Một trong những lý do Samsung thành công là họ đã thay đổi theo một cách mà Nokia và các bên khác không làm. Họ tận dụng mọi thứ họ có, nhưng điều đó không bền vững vì không có gì đặc biệt về điện thoại của họ. Samsung bị nghiền nát ở phân khúc cao bởi Apple và phân khúc thấp với Xiaomi tại Trung Quốc. Cuối cùng, khi không có sự khác biệt, họ sẽ phải cạnh tranh về giá.”

Đối thủ của Samsung, Xiaomi sản xuất các di động chất lượng cao tương đương với mẫu xịn nhất của Samsung nhưng bán với giá bằng một nửa. Thị phần của Samsung hao hụt dần.

CÂU CHUYỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tôi có nhiều thời gian làm việc trong ngành thương mại điện tử, quan sát thị trường cho thấy việc xác định lợi thế cạnh tranh, chọn lựa điểm khác biệt và định vị thương hiệu có nhiều điểm chưa thực sự tốt. Với hơn 90% đơn hàng là COD, mua sắm trực tuyến thuần túy là trải nghiệm về thông tin (information experience), hay có thể nói là user experience.

Trong bài viết đo lường hiệu quả, chiến lược marketing của một công ty thương mại điện tử có khi chỉ cần vài gạch đầu dòng:

  • Giai đoạn 1: Gia tăng số lượng khách hàng, tập trung vào Customer acquisition cost (CAC)- hãy tăng nhanh nhất số lượng khách hàng
  • Giai đoạn 2: Gia tăng tần xuất mua hàng và giá trị mỗi lần mua hàng
  • Giai đoạn 3: Tối ưu về lợi nhuận

Ở giai đoạn 1, cần phải gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu của bạn. Bạn muốn khách hàng biết về thương hiệu như thế nào? Thương hiệu của bạn đang là đại diện của điều gì? Bạn có gì khác biệt? Lý do một khách hàng nên mua ở website của bạn thay vì website khác là gì? Câu trả lời thường là “Tôi bán rẻ hơn”.

CÂU CHUYỆN SAMSUNG GALAXY

Samsung rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất trong vòng 30 năm đã cho thấy mức độ khác biệt, định vị sản phẩm ảnh hưởng lớn đến mức nào.

Câu chuyện bắt đầu từ 2008, Samsung cùng với nhiều bên khác phụ thuộc vào nhà mạng để bán điện thoại thông minh. Tại Mỹ, hầu như không có nhiều khác biệt giữa các thương hiệu vì tùy thuộc vào nhà mạng, khách hàng chọn iPhone, BB hoặc bất cứ nhãn hiệu nào từ nhà mạng cùng với hợp đồng 2 năm.

Năm 2009, Samsung quyết định phát triển dòng siêu phẩm được thiết kế để chạy Android, theo một nguồn tin thân cận với kế hoạch phát triển Samsung tại thời điểm đó. Samsung có công nghệ mới về màn hình được gọi là Super AMOLED. Là nhà cung cấp vi xử lý và màn hình cho nhiều nhà sản xuất điện thoại, họ cũng muốn ghi dấu với công nghệ mới của mình. Samsung quyết định sản xuất smartphone cao cấp để cạnh tranh với iPhone nhưng chưa có hướng để đưa ra thị trường. Samsung được liên tưởng với các dòng máy rẻ tiền và TV. Họ đã làm các nghiên cứu thị trường và nhận ra còn xa Samsung mới có liên quan tới smartphone trong tâm trí khách hàng. Họ cần phải thay đổi.

cau-chuyen-dinh-vi-dieu-gi-lam-nen-su-khac-biet-02

Điều gì làm nên sự khác biệt?

Samsung tạo ra một nhãn hiệu con cho dòng Android này, giống như Lexus với Toyota. Họ chọn Galaxy.

Cùng với các hoạt động hiệu quả về marketing và bán hàng, chiến thắng của Galaxy dựa trên một lợi thế cạnh tranh (USP) dễ thấy:  màn hình to hơn so với iPhone – điều mà Apple không làm được cho tới khi iPhone 6 ra đời. Vào thời điểm đỉnh cao của Samsung, cổ phiếu của Apple giảm xuống 380$, khoảng cách quá xa so với 705$ ở thời điểm cao trào trước đó.

Điều này cũng dễ hiểu khi hầu hết sản phẩm, dịch vụ trên các website thương mại điện tử đều là hàng hóa. Không có sự khác biệt khi mua một quyển sách hay mua một sản phẩm điện gia dụng ở Tiki, Lazada hay Adayroi. Hầu hết các thương hiệu tham gia thị trường đều muốn khác biệt hóa bằng chất lượng dịch vụ như thời gian giao hàng, chăm sóc khách sau khi mua, sản phẩm có sẵn, cam kết chất lượng sản phẩm, không bị hàng nhái, hàng giả.

Tin buồn là hầu hết các công ty TMDT đều chung thông điệp nên đây là điểm cộng hơn là một lợi thế cạnh tranh.

Và không có gì khó hiểu, cũng như Samsung, việc cạnh tranh về giá đã và đang diễn ra.

Nguồn: Blog Cham Xanh

nen-tang-di-dong-phat-trien-thuc-day-thuong-mai-dien-tu

Nền tảng di động thúc đẩy thương mại điện tử

Lượng người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm và mua hàng qua mạng tăng cao, tạo điều kiện cho thương mại di động tăng trưởng.

Tại sự chuỗi kiện Mobile Day 2016 diễn ra tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội từ ngày 18/6 tới 2/7, ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho rằng thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển tất yếu của thương mại điện tử. Continue reading “Nền tảng di động thúc đẩy thương mại điện tử” »